Stt tài liệu



tải về 0.62 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.62 Mb.
#4247
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.2. Kiểm soát, thanh toán

Việc kiểm soát chi các khoản chi từ Quỹ bảo trì đường bộ được giao cho bộ phận Kiểm soát chi của KBNN thực hiện kiểm soát.



1.2.1 Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên

a. Hồ sơ đơn vị gửi KBNN

- Đối với các khoản chi hoạt động của Quỹ, Khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông,..

Đơn vị gửi KBNN hồ sơ chứng từ theo quy định tại điều 7, Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

- Đối với các khoản chi sửa chữa đường bộ có tính chất thường xuyên

(1) Hồ sơ gửi lần đầu, bao gồm hồ sơ gửi một lần hoặc hồ sơ bổ sung, sửa đổi (nếu có):

+ Danh mục, kế hoạch chi được cấp có thẩm quyền giao;

+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn đặt hàng, giao kế hoạch, của cấp có thẩm quyền;

+ Hợp đồng thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường bộ;

(2) Hồ sơ tạm ứng:

+ Giấy rút dự toán ngân sách: Mẫu số C2-02/NS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính.

+ Ủy nhiệm chi: Mẫu số C4-02/KB ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

(3) Hồ sơ Thanh toán:

+ Giấy rút dự toán ngân sách: Mẫu số C2-02/NS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính.

+ Ủy nhiệm chi: Mẫu số C4-02/KB ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

+ Biên bản nghiệm thu sản phẩm và bản thanh toán kinh phí sản phẩm quản lý, bảo trì công trình đường bộ hoàn thành;

b. Kiểm soát, thanh toán

Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra việc tạm ứng các khoản chi từ Quỹ trước khi tạm ứng, thanh toán theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý kinh phí theo quy tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) đồng thời, đảm bảo các khoản chi có đủ điều kiện theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 6 Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Liên Bộ Tài chính - Giao thông Vận tải.



1.2.2. Đối với các khoản chi có tính chất đầu tư XDCB:

a. Hồ sơ chứng từ đơn vị gửi KBNN

(1) Hồ sơ gửi lần đầu, bao gồm hồ sơ gửi một lần hoặc hồ sơ bổ sung, sửa đổi (nếu có):

+ Danh mục, kế hoạch chi được cấp có thẩm quyền giao;

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (trừ các điều khoản tham chiếu, các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác); Đối với hợp đồng liên danh các nhà thầu chủ đầu tư phải gửi đến KBNN thoả thuận liên danh.

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán).

+ Các hồ sơ khác theo quy định tại Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước đối với từng loại công việc và các quy định bổ sung (nếu có).

(2) Hồ sơ tạm ứng:

- Giấy rút vốn đầu tư: Mẫu C3-01/NS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng, kể cả trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công).

- Các hồ sơ khác theo quy định tại Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính đối với từng loại công việc và các quy định bổ sung (nếu có);

(3) Hồ sơ thanh toán:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;

- Giấy rút vốn đầu tư: Mẫu C3-01/NS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư: Mẫu C3-02/NS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Các hồ sơ chứng từ khác quy định tại tại Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính đối với từng loại công việc;

b. Kiểm soát, thanh toán: Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra việc tạm ứng các khoản chi từ Quỹ trước khi tạm ứng, thanh toán theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý kinh phí theo quy tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) đồng thời đảm bảo các khoản chi có đủ điều kiện theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 6 Thông tư liên tịch 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Liên Bộ Tài chính - Giao thông Vận tải.

1.3. Tổ chức thực hiện

Phân công nhiệm vụ kiểm soát chi: Phòng Kiểm soát chi NSNN chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với vốn thuộc Quỹ sửa chữa bảo trì đường bộ (bao gồm các khoản chi có tính chất thường xuyên và các khoản chi có tính chất đầu tư XDCB), việc luân chuyển chứng từ thực hiện theo quy định hiện hành.



2. Triển khai thực hiện kiểm soát các khoản chi đặc thù của Quốc hội theo công văn 475/KBNN-KSC ngày 19/03/2013 của KBNN:

Ngày 20/9/2012, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13 về một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Quốc hội.

Đây là văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Quốc hội, là căn cứ để KBNN thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Để triển khai thực hiện Nghị quyết của UBTVQH, KBNN hướng dẫn thêm một số nội dung về kiểm soát chi như sau:

2.1. Về nguyên tắc, việc kiểm soát các khoản chi của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan trực thuộc UBTVQH, các Đoàn đại biểu quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

Đối với các nội dung chi hoạt động có tính chất đặc thù của Quốc hội (bao gồm hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước) KBNN kiểm soát trên cơ sở bảng kê chứng từ thanh toán đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng) hoặc danh sách chi tiền có xác nhận của thủ trưởng đơn vị (Đối với hoạt động chi tiêu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội).



2.2. Quy định cụ thể về hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi:

Khi có nhu cầu chi, ngoài hồ sơ phải gửi KBNN một lần theo quy định (dự toán chi ngân sách nhà nước), tuỳ theo nội dung, tính chất từng khoản chi, đơn vị gửi KBNN các hồ sơ, chứng từ sau:

2.2.1. Đối với các nội dung chi: chi cho công tác thẩm tra, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, công tác thẩm tra khác; chi lấy ý kiến tham gia các dự án luật; chi công tác giám sát của của UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội hồ sơ kiểm soát chi là bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

2.2.2. Đối với nội dung chi lấy ý kiến tham gia các dự án luật; chi công tác giám sát, khảo sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các Ban và các Đoàn đại biểu Quốc hội, hồ sơ kiểm soát chi cụ thể như sau:

- Chi lấy ý kiến tham gia các dự án Luật:

+ Danh sách cá nhân, tổ chức tham gia ý kiến và xác nhận kết quả nghiên cứu của cơ quan giao công việc lấy ý kiến.

+ Bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

- Chi công tác giám sát, khảo sát:

+ Quyết định giám sát, khảo sát hoặc kế hoạch giám sát, khảo sát được phê duyệt;

+ Bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

2.2.3. Chi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, chi tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:

- Bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

2.2.4. Chi phục vụ hoạt động đối ngoại

- Chi xây dựng văn bản phục vụ đoàn ra của lãnh đạo Quốc hội; đoàn vào là khách mời của lãnh đạo Quốc hội, tiếp khách quốc tế của lãnh đạo Quốc hội, hội nghị quốc tế cấp Chủ nhiệm Ủy ban trở lên: hồ sơ kiểm soát chi là bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

- Chi tặng quà đối với các đoàn đi công tác nước ngoài: Bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

- Chi hỗ trợ tiền tiêu vặt cho đoàn vào của những nước có quan hệ đặc biệt; chế độ bồi dưỡng lực lượng tham gia phục vụ hoạt động đối ngoại của Quốc hội từ cấp Chủ nhiệm Ủy ban trở lên: hồ sơ kiểm soát chi là bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị kèm dự toán được duyệt.

2.2.5. Chi cho công tác xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ, hàng năm; chi xây dựng báo cáo trình Đảng Đoàn Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội

- Đối với nội dung chi: chi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ, hàng năm; chi xây dựng báo cáo, tờ trình của Đảng đoàn Quốc hội; báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo định kỳ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hồ sơ kiểm soát chi là bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

2.2.6. Chi công tác phí, hội nghị: Bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

2.2.7. Chi hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội:

- Đối với các nội dung khoán (trang phục, tài liệu, khám sức khỏe định kỳ, nghỉ dưỡng hàng năm): Danh sách đại biểu Quốc hội nhận tiền khoán đối với Đoàn Đại biểu Quốc hội.

- Chi hỗ trợ nghiên cứu tham gia ý kiến dự án luật: bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

- Chi mời chuyên gia: hợp đồng, thanh lý hợp đồng

2.2.8. Chi hỗ trợ đối với cán bộ, công chức và người lao động phục vụ hoạt động Quốc hội

- Chi hỗ trợ kinh phí xây dựng luật đối với dự án luật ban hành mới, dự án luật thay thế; đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

- Chi may lễ phục, trang phục: Bảng kê chứng từ thanh toán đối với cơ quan của Quốc Hội, Văn phòng Quốc hội; Danh sách cán bộ phục vụ Quốc hội nhận tiền khoán .

2.2.9. Chi khác phục vụ hoạt động Quốc hội:

- Chi đối với chuyên gia để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội: hợp đồng, thanh lý hợp đồng.

- Đối với nội dung chi xin ý kiến bằng văn bản các cá nhân liên quan đối với các văn bản có nội dung phức tạp; Chi công tác tổng kết nhiệm kỳ; chi xây dựng nội dung thông tin tuyên truyền hoạt động Quốc hội; chi phục vụ hoạt động Quốc hội khác: hồ sơ kiểm soát chi là Bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

- Chi tặng quà đối tượng chính sách: hồ sơ kiểm soát chi là bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị kèm theo danh sách tặng quà đối tượng chính sách do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hội, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBTVQH, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội duyệt.

- Chi tặng quà lưu niệm kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội, thăm hỏi, trợ cấp: Bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

Đối với trường hợp cán bộ, công chức Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội bị bệnh hiểm nghèo, khó khăn do thiên tai, tai nạn, hoả hoạn…có mức trợ cấp riêng phải có phê duyệt của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Uỷ ban, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội kèm theo bảng kê chứng từ thanh toán có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị./.

cdêcd
Chuyên đề 4
MỘT SỐ NỘI DUNG LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC

KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ NĂM 2013

A. Căn cứ để thực hiện việc kiểm soát chi NSNN năm 2013

I. Các văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoản XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003).

2. Luật Đấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005).

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (số 38/2009/QH12).

4. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

5. Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chỉnh phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

6. Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chon nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

7. Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

8. Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

9. Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

10. Các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011; Thông tư 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2010; Thông tư 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011, Thông tư 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 . . .

II. Các văn bản điều hành kế hoạch năm 2013

1. Nghị quyết số 01/NQ ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;

2. Thông tư số 222/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính về việc Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;

3. Các công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính:

+ Công văn số 11647/BTC-ĐT ngày 30/8/2012 về việc hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012;

+ Công văn số 17565/BTC-ĐT ngày 19/12/2012 về việc thời gian thực hiện và thanh toán vốn các dự án lâm sinh thuộc kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

+ Công văn số 18291/BTC-ĐT ngày 28/12/2012 về việc thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2012 và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012;

+ Công văn số 486/BTC-ĐT ngày 10/01/2013 về việc thời hạn thực hiện thanh toán các nguồn vốn bổ sung trong năm 2012.

4. Công văn hướng dẫn của KBNN

+ Công văn số 195/KBNN-KSC ngày 31/01/2013 của Kho bạc Nhà nước về việc một số lưu ý trong công tác kiểm soát chi NSNN kế hoạch năm 2012 kéo dài và kế hoạch năm 2013.

+ Công văn số 666 /KBNN-KSC ngày 12/04/2013 của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSTW theo niên độ ngân sách năm 2012.

B. Một số lưu ý trong công tác kiểm soát chi đầu tư năm 2013

1. Về công tác kiểm soát chi NSNN năm 2012

Năm 2012 là năm đầu tiên triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tư theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ nên công tác triển khai, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư chậm hơn so với các năm trước (mỗi nguồn vốn được giao tại một thời điểm khác nhau, vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện giao 5 đợt); Để đảm bảo thời gian thực hiện tốt kế hoạch vốn đầu tư năm 2012 nhà nước giao, Chính phủ đã cho phép thời gian thực hiện và thanh toán của mỗi nguồn vốn được thực hiện theo một thời điểm khác nhau, cụ thể:

1.1 Đối với vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia kế hoạch năm 2012 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 17024/BTC-ĐT ngày 6/12/2012 của Bộ tài chính. Thời gian thực hiện và thanh toán đến hết ngày 31/3/2013.

1.2 Đối với các dự án được giao vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2012; Vốn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011; Vốn ứng trước (bao gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ) kế hoạch năm sau của năm 2012 được thực hiện và thanh toán đến hết ngày 30/6/2013.

1.3 Về thời gian thực hiện và thanh toán đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thuộc kế hoạch năm 2012, được quy định cụ thể như sau:

- Đối với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được giao tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 03/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và năm 2012 được thực hiện và thanh toán đến hết ngày 03/4/2013.

- Đối với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được giao tại Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 24/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và năm 2012 được thực hiện và thanh toán đến hết ngày 24/05/2013.

- Đối với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được giao tại Quyết định số 699/QĐ-TTg ngày 09/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và năm 2012 được thực hiện và thanh toán đến hết ngày 09/06/2013.

- Đối với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được giao tại Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và năm 2012 được thực hiện và thanh toán đến hết ngày 15/10/2013.

- Đối với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được giao tại Quyết định số 1903/QĐ-TTg ngày 20/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và năm 2012 được thực hiện và thanh toán đến hết ngày 20/12/2013.



2. Công tác kiểm soát chi đầu tư kế hoạch 2013

2.1. Hồ sơ thanh toán đối với các dự án khởi công mới sử dụng vốn ngân sách trung ương và vốn trái phiếu Chính phủ:

Thực hiện theo quy định hiện hành và Công văn số 11647/BTC-ĐT ngày 30/08/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012, trong đó lưu ý:

- Ngoài các tài liệu theo quy định phải đính kèm ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

- Các dự án khởi công mới chỉ được thanh toán vốn khi có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 25 tháng 10 năm trước năm kế hoạch và quyết định phê duyệt tổng dự toán hoặc dự toán. Hồ sơ thanh toán, ngoài các tài liệu theo quy định, phải kèm theo quyết định phê duyệt tổng dự toán hoặc dự toán của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với các dự án thuộc chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, chương trình hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chương trình hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long; chương trình dự án tái định cư thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La, chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung, Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia có tổng mức đầu tư một dự án dưới 15 tỷ đồng nhưng tổng mức vốn của các dự án này không vượt quá tổng mức đầu tư của từng chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: (hồ sơ thẩm định vốn là hồ sơ của các cơ quan chức năng địa phương); đồng thời các chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Kho bạc Nhà nước ý kiến thẩm định nguồn vốn của cấp có thẩm quyền để làm căn cứ thanh toán cho các chương trình, dự án.

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn trái phiếu Chính phủ phải có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Trường hợp có sự khác nhau hoặc không thống nhất về nội dung giữa ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện giải ngân theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đồng thời, Kho bạc Nhà nước các tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo ngay về Kho bạc Nhà nước để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính.



2.2. Về Kiểm soát Hợp đồng kinh tế

- Theo quy định tại điều 29 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng :” Tiền bảo hành công trình xây dựng, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thoả thuận. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và chủ đầu tư có thể thỏa thuận việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương”.

- Theo quy định tại điều 34 Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng :” Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; mức tiền bảo hành và việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng”.

2.3. Mẫu chứng từ thanh toán

- Giấy rút vốn đầu tư : mẫu số C3-01/NS ban hành kèm theo Quyết định số 759 /QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

- Uỷ nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện tử

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư



2.4. Về mức vốn tạm ứng:

- Việc tạm ứng theo hợp đồng giữa chủ đầu tư cho nhà thầu được thực hiện theo quy định hiện hành; tổng mức vốn tạm ứng của các hợp đồng thực hiện trong năm tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xác định mức tạm ứng cho từng hợp đồng cụ thể, đảm bảo mức tạm ứng của cả dự án theo quy định nêu trên.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc tạm ứng vốn tối đa bằng 30% kế hoạch được giao trong năm. Đối với từng trường hợp cụ thể có tính đặc thù, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị của Bộ chủ quản nhưng không vượt kế hoạch năm của dự án.

- Việc tạm ứng cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tạm ứng đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.



2.5. Về đôn đốc thu hồi tạm ứng vốn đầu tư

- Thực hiện quy định tại điểm 3, Điều 10 Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước :” Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Kho bạc nhà nước thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước”.

Yêu cầu đồng chí Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo công tác rà soát số dự tạm ứng quá thời hạn nêu trên, chủ động làm việc và có văn bản gửi chủ đầu tư nhằm đôn đốc thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB.

- Đối với tạm ứng vốn giải phóng mặt bằng:

+ Trường hợp sau khi đã tạm ứng nhưng vì lý do bất khả kháng chưa chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư phải gửi tiền ở KBNN.

+ Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Kho bạc nhà nước thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước (Thực hiện quy định tại điểm 3, Điều 10 Thông tư số 86/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính).

- Về thời hạn bảo lãnh tạm ứng: Một số hợp đồng kinh tế ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu có điều khoản quy định thời hạn bảo lãnh tạm ứng nhưng đến nay, bảo lãnh tạm ứng đã hết thời hạn, vì vậy KBNN đề nghị chủ đầu tư gửi bổ sung bảo lãnh tạm ứng mới thay thế bảo lãnh tạm ứng đã hết thời hạn.



tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương