Stt tài liệu


Về phạm vi, đối tượng của Thông tư



tải về 0.62 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.62 Mb.
#4247
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1. Về phạm vi, đối tượng của Thông tư:

1.1. Vướng mắc: lĩnh vực quản lý ngân sách xã, an ninh, quốc phòng... các khoản chi có tính chất đặc thù có hướng dẫn riêng có thực hiện kiểm soát theo theo Thông tư này không?

1.2. Trả lời:

- Theo quy định tại điều 1 Thông tư thì : Thông tư này quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trừ các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư; chi đặc biệt về an ninh, quốc phòng; chi cho hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; chi của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; các khoản chi ngân sách có tính đặc thù khác có cơ chế hướng dẫn riêng. Như vậy, về nguyên tắc các khoản chi thuộc các lĩnh vực đặc thù thì vẫn thực hiện các nội dung đặc thù theo hướng dẫn riêng, cụ thể:

- Đối với NS xã KBNN vẫn phải kiểm soát chi bằng lệnh chi tiền của NS xã theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách xã;

- Đối với lĩnh vực quốc phòng- an ninh, chi cho các cơ quan của của đảng cộng sản Việt Nam thì các khoản chi có độ mật cao KBNN không kiểm soát; thực hiện việc tạm cấp, ứng trước dự toán ngân sách năm sau theo quy định tại Thông tư Liên tịch số: 54/2004/TTLT/BTC-BCA của Liên Bộ Tài chính- Công An về quản lý chi ngân sách nhà nước trong linh vực an ninh; Thông tư Liên tịch số: 23/2004/TTLT/BTC-BQP của Liên Bộ Tài chính- Quốc Phòng về quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng…,

- Chi khoa học công nghệ:

- Vốn sửa chữa thường xuyên đường bộ:

- Chi các dự án hỗ trợ trực tiếp vào NSNN: theo cơ chế riêng của từng dự án.

Tuy nhiên, khi thực hiện các văn bản hướng dẫn riêng, đặc thù cần lưu ý trong các văn bản hướng dẫn riêng, đặc thù có những nội dung kiểm soát quy định dẫn chiếu thực hiện theo Thông tư số 79/2003/TT-BTC thì thực hiện theo Thông tư này. Trường hợp các văn bản hướng dẫn riêng không quy định về kiểm soát chi đặc thù tại KBNN thì được áp dụng theo Thông tư này.



2. Về hồ sơ mua sắm:

2.1. Vướng mắc: Thông tư quy định hồ sơ thanh toán đối với các khoản chi không có hợp đồng là bảng kê chứng từ thanh toán; đối với các khoản chi có hợp đồng là hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn. Vậy, với mức quy định giá trị bao nhiêu thì KBNN yêu cầu đơn vị cung cấp hợp đồng và với mức giá trị bao nhiêu thì đơn vị sử dụng NSNN không phải làm hợp đồng?

2.2. Trả lời: Hiện nay, không có quy định nào quy định giá trị bao nhiêu thì đơn vị sử dụng NSNN phải ký hợp đồng với nhà cung cấp và với mức giá trị bao nhiêu thì đơn vị sử dụng NSNN không phải làm hợp đồng. Tuy nhiên, tại Thông tư 68/2012/TT-BTC quy định:

+ Theo quy định tại khoản 3 điều 32 Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước thì:



+ Trường hợp gói thầu có giá gói thầu dưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm cho phù hợp, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải đảm bảo chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, tại Thông tư này đã giao Thủ trưởng đơn vị quyết định mua sắm và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với các khoản mua sắm có giá trị dưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng). Nếu có điều kiện thì thực hiện như đối với gói thầu từ 20 triệu đến không quá 100 triệu; như vậy, đối với trường hợp này đơn vị có thể không ký hợp đồng hoặc có ký hợp đồng với nhà cung cấp.

+ Đối với gói thầu từ 20.000.000 đồng đến không quá 100 triệu đồng: đơn vị lấy báo giá ít nhất của 3 nhà thầu khác nhau và phải lựa chọn nhà cung cấp vì vậy đối với trường hợp này đơn vị phải ký hợp đồng với nhà cung cấp.

+ Đối với gói thầu từ 100 triệu trở lên phải đấu thầu rộng rãi vì vậy đơn vị cũng phải ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.

Như vậy, theo các quy định trên thì đối với các khoản mua sắm từ 20 triệu trở lên đơn vị phải lựa chọn nhà cung cấp và phải ký hợp đồng với nhà cung cấp.



3. Vướng mắc liên quan đến các loại mua sắm trong chi thường xuyên:

3.1. Vướng mắc: Thông tư quy định chi mua sắm tài sản, mua sắm tài sản vô hình, mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn, mua văn phòng phẩm có gì khác nhau không? Có được áp dụng quy định hồ sơ chứng từ như mua sắm đối với khoản dưới 20 triệu không?

3.2. Trả lời: Các khoản mua sắm trong thông tư (mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn, mua sắm văn phòng phẩm, mua sắm tài sản..,) được sắp xếp phân loại theo quy định của hệ thống mục lục NSNN theo Quyết định số 33 ..; tuy nhiên về bản chất và thủ tục mua sắm đều là mua sắm trong chi thường xuyên, và được định nghĩa về “”mua sắm tài sản trong chi thường xuyên”” tại Thông tư 68/2012/TT-BTC như sau: mua sắm tài sản gồm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quyết định 170/2006/QDD-TTg; vật tư công cụ, dụng cụ bảo đảm thường xuyên; máy móc trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, may sắm trang phục ngành, phương tiện vận chuyển đi lại, dịch vụ bảo trì, sửa chữa máy móc phương tiện vận chuyển, thuê trụ sở , tài sản khác, bản quyền sở hữu công nghiệp …; như vậy, quy định về mua sắm tài sản quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC đã bao trùm tất cả các khoản mua sắm được quy trong Thông tư; tất các các khoản mua sắm thuộc nội dung chi mua sắm văn phòng phẩm, chi nghiệp vụ chuyên môn,… nếu đủ điều kiện đều được áp dụng quy định hồ sơ chứng từ đối với các khoản mua sắm dưới 20 triệu đồng.

4. Về mức tạm ứng:

4.1. Vướng mắc: Thông tư bổ sung quy định tạm ứng đối với các khoản chi của các đơn vị sử dụng NSNN theo hướng: đối với đối những khoản chi có hợp đồng, mức tạm ứng theo hợp đồng để phù hợp với quy định về trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách và các quy định về hợp đồng; Đối với những khoản chi không có hợp đồng thì theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách. Mức tạm ứng tối đa không vượt quá 30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm (tương tự mức tạm ứng trong chi ĐTXDCB) và không vượt dự toán năm (đối với những khoản chi có hợp đồng); theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách, phù hợp với tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao (đối với những khoản chi không có hợp đồng). Các đơn vị phản ảnh dự toán ngân sách nhà nước hiện nay giao cho đơn vị sử dụng NSNN theo loại, khoản nên không xác định được mức tạm ứng của khoản mua sắm,…

4.2. Trả lời: Hiện nay dự toán NSNN giao cho đơn vị sử dụng NSNN giao theo Loại, khoản; Tuy nhiên, đối với các khoản mua sắm lớn như mua ôtô, thiết bị đều được giao riêng; đối với khoản chi phải lựa chọn nhà thầu thì đơn vị đều có dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho từng khoản mua sắm để lưa chọn nhà thầu. Do vậy, Thông tư quy định: Mức tạm ứng tối đa không vượt quá 30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó và không vượt dự toán năm (dự toán quy định ở đây là dự toán của khoản mua sắm, không phải dự toán chung của đơn vị sử dụng NSNN).

Theo quy định trên tỷ lệ tạm ứng được xác định trên dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho đơn vị để lựa chọn nhà cung cấp (lựa chọn nhà thầu thông qua thủ tục chọn 3 báo giá; chỉ định thầu, đấu thầu, chào hàng cạnh tranh).

Đối với một số khoản mua sắm có đặc thù riêng như: mua sắm thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng; các khoản tạm ứng đặc thù khác về công tác phí nước ngoài, tạm ứng chi sửa chữa đường bộ, tạm ứng chi nghiên cứu khoa học thực hiện theo hướng dẫn riêng tại các văn bản hướng dẫn đặc thù. Trường hợp các văn bản đặc thù không hướng dẫn mức tạm ứng riêng thì thực hiện theo Thông tư này.

- Về thẩm quyền phê duyệt cho từng khoản mua sắm trong chi thường xuyên để lựa chọn nhà thầu quy định tại điều 5 Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu, mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân.



5. Về hồ sơ tạm ứng:

5.1. Vướng mắc: đối với các khoản tạm ứng bằng chuyển khoản quy định đơn vị phải gửi bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi không có hợp đồng gặp vướng mắc vì khi tạm ứng đơn vị chưa có chứng từ thanh toán nên không lập được bảng kê chứng từ thanh toán.

5.2. Trả lời: khi tạm ứng đối với trường hợp không có hợp đồng đơn vị lập giấy rút dự toán NSNN (tạm ứng) trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng. Trường hợp nội dung tạm ứng quá nhiều không kê hết trên giấy rút dự toán thì đơn vị lập bảng kê nội dung tạm ứng đính kèm giấy rút dự toán NSNN để KBNN kiểm soát và theo dõi tạm ứng (do lỗi trình bày Thông tư nêu bảng kê nội dung tạm ứng thành bảng kê chứng từ thanh toán).

6. Đóng dấu lên chứng từ thanh toán:

6.1. Vướng mắc: hồ sơ chứng từ sau khi kiểm soát, KBNN có đóng dấu lên chứng từ đã thanh toán không? Nếu có thì đóng lên loại hồ sơ nào?

6.2. Trả lời: Thông tư đã bỏ việc đóng dấu lên chứng từ đã thanh toán và quy định đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp hợp lệ trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.

7. Về kiểm soát chi tài khoản tiền gửi:

7.1. Vướng mắc: việc kiểm soát chi tài khoản tiền gửi có nguồn gốc ngân sách theo Thông tư 161/2012/TT-BTC gặp vướng mắc đối với điều kiện “có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt”; việc tạm ứng , thanh toán tạm ứng trên tài khoản tiền gửi cũng rất khó thực hiện; có cần lưu giữ chứng từ khi thực hiện kiểm soát chi trên tài khoản tiền gửi không?

7.2. Trả lời: khi thực hiện kiểm soát chi tài khoản tiền gửi cần phân biệt tài khoản tiền gửi có nguồn gốc ngân sách (phải thực hiện kiểm soát chi như tài khoản dự toán) và tài khoản tiền gửi khác KBNN không thực hiện kiểm soát chi. Đối với tài khoản tiền gửi có nguồn gốc ngân sách, KBNN phải thực hiện kiểm soát như đối với tài khoản dự toán đảm bảo các điều kiện chi theo quy định của Luật NSNN, Thông tư 161/2012/TT-BTC, cụ thể:

+ Phải có dự toán hoặc kế hoạch vốn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Đúng tiêu chuẩn chế độ, định mức quy định;

+ Đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người có thẩm quyền quyết định chi

+ Có đủ hồ sơ chứng từ theo quy định;

+ Việc lưu giữ chứng từ kiểm soát chi thực hiện tương tự như đối với việc kiểm soát chi từ tài khoản dự toán.

Tuy nhiên, hiện nay do chương trình kế toán cũng như chương trình TABMIS hiện nay chưa theo dõi được số tạm ứng và thanh toán tạm ứng trên tài khoản tiền gửi; do vậy, để đảm bảo theo dõi được các khoản chi đã đủ hồ sơ thanh toán và các khoản tạm ứng c̣n phải thu hối, đề nghị cán bộ trực tiếp kiểm soát chi tài khoản tiền gửi mở số để theo dõi chi tiết từng khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị trên tài khoản tiền gửi.

+ Một số loại tài khoản tiền gửi và cơ chế kiểm soát:

(1)Tài khoản tiền gửi của các đơn vị an ninh quốc phòng: thực hiênh kiểm soát chi theo quy định tại Thôgn tư Liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP; Thông tư 54/2004/TTLT-BTC-BCA.

(2) Tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp: thực hiện kiểm soát theo Nghị định 43/2006/NDD-CP; Thông tư 81/2006/TT-BTC; thực hiện kiểm soát theo dự toán thu, chi của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các hồ sơ chứng từ liên quan đến từng khoản chi theo quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC; chấp hành đúng quy chế chi tiêu nội bộ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

(3) Tài khoản tiền gửi phí lệ phí để lại cho đơn vị sử dụng: kiểm soát theo các Thông tư quy định về phí, lệ phí (Thông tư số 63/2002/TT-BTC; Thông tư số 45/2006/TT-BTC).

(4) Tiền gửi có mục tích có nội dung chi đầu tư : thực hiên kiểm soát theo quy định hiện hành đối với chi đầu tư (tiền gửi của các dự án sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; tiền gửi của các tổ chức làm nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng..,).



8. Về bảng kê chứng từ:

8.1. Vướng mắc: việc áp dụng bảng kê cho ngân sách xã vướng mắc đối với trường hợp thanh toán một lần nhiều chương nếu lập bảng kê theo Thông tư gặp vướng mắc…

8.2. Trả lời: Xã có đặc thù có thể thanh toán một lần nhiều chương, do vậy đề nghị thực hiện theo Thông tư 60/2003/TT-BTC, cụ thể: trên Lệnh chi ngân sách xã phải ghi cụ thể, đầy đủ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước, kèm theo Bảng kê chứng từ chi (theo mẫu phụ lục số 15 kèm theo Thông tư 60/2003/TT-BTC. Trường hợp thanh toán một lần có nhiều chương, thì lập thêm Bảng kê chi, chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước (theo mẫu phụ lục số 16 kèm theo Thông tư 60/2003/TT-BTC), trên Bảng kê ghi rõ số hiệu, ngày tháng của Lệnh chi ngân sách xã, đồng thời trên Lệnh chi ngân sách xã phải ghi rõ số hiệu của Bảng kê, tổng số tiền.

- Đề nghị hướng dẫn cách ghi chép cột số hóa đơn và chứng từ số trên bảng kê chứng từ thanh toán:

+ Hai cột số hóa đơn và chứng từ số ngày có thể sử dụng không đồng thời; trường hợp chứng từ là hóa đơn thì ghi vào cột số hóa đơn; trường hợp chứng từ là chứng từ do đơn vị lập thì ghi số, ngày chứng từ do đơn vị lập…,

+ Cuối bảng kê có thể thêm dòng tổng cộng số tiền bằng số để tiện cho việc theo dõi và thanh toán.



9. Về lưu giữ chứng từ tại KBNN:

9.1. Vướng mắc: Trong quý trình kiểm soát chi đối với một số khoản chi có tính chất đặc thù mua xe ôtô, đi công tác nước ngoài phải có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép mua; đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thì phải gửi KBNN quy chế chi tiêu nội bộ để kiểm soát chi .., KBNN có phải lưu giữ các quyết định này không?

9.2. Trả lời: Theo quy định về phạm vi hướng dẫn của Thông tư nêu tại điểm 1 công văn này thì đối với các khoản chi đặc thù có hướng dẫn riêng thì thực hiện theo các quy định đặc thù; vì vậy, việc lưu giữ chứng từ đối với các khoản chi trên thực hiện như sau:

+ Đối với các khoản chi mua sắm ôtô ngoài việc lưu hồ sơ quy định về mua sắm tại Thông tư này, đơn vị phải lưu quyết định cho phép mua xe của cấp có thẩm quyền; trường hợp mua xe chuyên dùng của các đơn vị TW còn phải có thêm ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính; mua xe chuyên dùng của địa phương phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định tại khoản 6 điều 1 Quyết định số 61/2010/QĐ- TTg ngày 30/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tự chủ theo Quyết định 130/2005/NĐ-CP phải lưu quy chế chi tiêu nội do đơn vị gửi để kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư 81/2006/TT-BTC và Thông tư 18/2006/TT-BTC.

Việc lưu trữ đối với các khoản chi đặc thù khác có hướng dẫn riêng được thực hiện theo nguyên tắc trên.



III. Một số nội dung mới trong kiểm soát chi thường xuyên năm 2013:

1. Kiểm soát chi đối với vốn sự nghiệp đường bộ (quản lý qua Quỹ Bảo trì đường bộ):

Thực hiện Thông tư Liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Liên Bộ Tài chính – Giao thông Vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:



1.1. Mở và sử dụng tài khoản:

- Quỹ trung ương mở tài khoản tiền gửi quỹ 3761 tại Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch) để tập trung các nguồn thu của Quỹ (bao gồm cả phần thu phí đường bộ thuộc quỹ trung ương và phần NSTW cấp bổ sung) và thực hiện chuyển kinh phí cho các Khu quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải.

- Các Khu quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), Văn phòng quỹ trung ương mở tài khoản tiền gửi có mục đích 3741 tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận nguồn kinh phí và thực chi từ Quỹ trung ương.

- Quỹ địa phương mở tài khoản tiền gửi quỹ 3761 tại Kho bạc Nhà nước địa phương để phản ánh các nguồn thu của Quỹ (bao gồm cả phần thu phí đường bộ thuộc quỹ địa phương và phần NSĐP cấp bổ sung) và thực hiện chuyển kinh phí cho các Khu quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải.

- Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý Quỹ địa phương mở tài khoản tiền gửi có mục đích 3741 tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận nguồn kinh phí và thực hiện chi từ Quỹ địa phương.

- Các đơn vị sử dụng ngân sách, Ban quản lý dự án trực tiếp chi tiêu mở tài khoản 3741

- Việc mở và sử dụng tài khoản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2011/TT-BTC ngày 01/8/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mở tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng TABMIS.

- Các đơn vị được giao quản lý Quỹ bảo trì đường bộ sử dụng mã QHNS tổng hợp, các đơn vị trực tiếp chi tiêu Quỹ bảo trì đường bộ sử dụng mã QHNS chi tiết.

- Tài khoản 3761 và 3741 của Quỹ trung ương, TK 3741 của các đơn vị sử dụng ngân sách và các Ban quản lý dự án hưởng kinh phí từ Quỹ trung ương được kết hợp với các phân đoạn mã sau:

+ Mã quỹ 01

+ Mã đơn vị QHNS

+ Mã CTMT và hạch toán chi tiết 91057 (Quỹ bảo trì đường bộ trung ương).

- Tài khoản 3761, 3741 của Quỹ địa phương, TK 3741 của các đơn vị sử dụng ngân sách và các Ban quản lý dự án hưởng kinh phí từ Quỹ địa phương được được kết hợp với các phân đoạn mã sau:

+ Mã quỹ 01

+ Mã đơn vị QHNS

+ Mã CTMT và hạch toán chi tiết 91058 (Quỹ bảo trì đường bộ địa phương).



1.2. Phương pháp hạch toán kế toán:

1.2.1. Đối với Quỹ trung ương

a. Tại Sở Giao dịch KBNN

- Nhận số phí sử dụng đường bộ thuộc phạm vi nộp vào Quỹ trung ương từ các đơn vị tổ chức thu phí:

Căn cứ Giấy báo Có của Ngân hàng (Kho bạc Nhà nước), kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3866, 1132, 1133, 1134,…

Có TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

- Chuyển số bổ sung từ NSTW về Quỹ bảo trì đường bộ trung ương:

Căn cứ Lệnh chi tiền của Bộ Tài chính cấp kinh phí vào tài khoản Quỹ bảo trì đường bộ trung ương, Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán vào tài khoản tiền gửi của Quỹ (GL):

+ Trường hợp chi trong năm ngân sách

Nợ TK 8992 – Chi ngân sách khác bằng lệnh chi tiền

Có TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

+ Trường hợp chi trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách

Tại kỳ 13 năm trước (ngày hạch toán 31/12)

Nợ TK 8992 – Chi ngân sách khác bằng lệnh chi tiền

Có TK 3399 – Phải trả trung gian khác

Tại kỳ hiện thời

Nợ TK 3399 – Phải trả trung gian khác

Có TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

- Chuyển số kinh phí cho Quỹ địa phương (Phần quỹ địa phương được hưởng):

Căn cứ Ủy nhiệm chi do Chủ tài khoản của Quỹ trung ương đề nghị chuyển kinh phí cho Quỹ địa phương, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

Có TK 3863 – Liên kho bạc đi ngoại tỉnh LCC

- Chuyển số kinh phí cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Quỹ bảo trì đường bộ trung ương:

Hàng quý, căn cứ Ủy nhiệm chi do Chủ tài khoản của Quỹ trung ương đề nghị chuyển kinh phí cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Quỹ bảo trì đường bộ trung ương, kế toán ghi (trên phân hệ Quản lý sổ cái GL):

Nợ TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

Có TK 3863 – Liên kho bạc đi ngoại tỉnh LCC



b. Tại Kho bạc Nhà nước nơi các khu quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải (đối với quốc lộ được ủy quyền quản lý), Văn phòng quỹ trung ương mở tài khoản Quỹ bảo trì đường bộ trung ương

- Các khu quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải (đơn vị quản lý Quỹ) nhận kinh phí từ Quỹ trung ương

Căn cứ vào Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi, kế toán ghi (Trên phân hệ Quản lý sổ cái GL):

Nợ TK 3866 – Liên khi bạc đến ngoại tỉnh LCC

Có TK 3741 – Tiền gửi của các Quỹ

- Chuyển kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách và các Ban quản lý dự án trực tiếp thực hiện chi tiêu

Căn cứ Ủy nhiệm chi của đơn vị quản lý Quỹ, kế toán ghi (GL)

Nợ TK 3741 (TK của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Quỹ)

Có TK 3853, 3863, 3741 (TK 3741 của đơn vị trực tiếp chi tiêu Quỹ)

c. Tại Kho bạc Nhà nước nơi các đơn vị sử dụng ngân sách và các Ban quản lý dự án trực tiếp thực hiện chi tiêu mở tài khoản

- Căn cứ vào Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi hoặc Ủy nhiệm chi, kế toán ghi (Trên phân hệ Quản lý sổ cái GL):

Nợ TK 3856, 3866, 3741 (TK 3741 của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Quỹ)

Có TK 3741 – Tiền gửi của các Quỹ (TK 3741 của các đơn vị trực tiếp chi tiêu)

- Căn cứ vào Ủy nhiệm chi đề nghị trích tài khoản thanh toán các khoản chi từ Quỹ, kế toán ghi:

+ Trường hợp chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng mở tài khoản trong hệ thống KBNN (GL):

Nợ TK 3741 – Tiền gửi có mục đích

Có TK 37XX, 3853, 3863

+ Trường hợp chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng (AP):

Nợ TK 3741 – Tiền gửi có mục đích

Có TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Đồng thời áp thanh toán

Nợ TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Có TK 1133, 1134, 3853, 3863, 3921,….



1.2.2. Đối với Quỹ địa phương

a. Tại Kho bạc Nhà nước địa phương nơi mở tài khoản Quỹ bảo trì đường bộ địa phương

- Nhận số phí sử dụng đường bộ thuộc phạm vi nộp vào Quỹ địa phương từ các đơn vị tổ chức thu phí:

Căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng (Kho bạc Nhà nước), kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3856, 1132, 1133, 1134,…

Có TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

- Chuyển số bổ sung từ NSĐP về Quỹ bảo trì đường bộ địa phương:

Căn cứ Lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính đồng cấp cấp kinh phí vào tài khoản Quỹ bảo trì đường bộ địa phương, Kho bạc Nhà nước địa phương thực hiện thanh toán vào tài khoản tiền gửi của Quỹ (Trên phân hệ Quản lý sổ cái GL):

+ Trường hợp chi trong năm ngân sách

Nợ TK 8992 – Chi ngân sách khác bằng lệnh chi tiền

Có TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

+ Trường hợp chi trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách

Tại kỳ 13 năm trước (ngày hạch toán 31/12)

Nợ TK 8992 – Chi ngân sách khác bằng lệnh chi tiền

Có TK 3399 – Phải trả trung gian khác

Tại kỳ hiện thời

Nợ TK 3399 – Phải trả trung gian khác

Có TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

- Nhận số kinh phí chuyển từ Quỹ trung ương cho Quỹ địa phương (Phần quỹ địa phương được hưởng):

Căn cứ Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi, kế toán ghi (trên phân hệ Quản lý sổ cái GL):

Nợ TK 3866 – Liên kho bạc đến ngoại tỉnh LCC

Có TK 3761

- Hàng quý, căn cứ Ủy nhiệm chi do Chủ tài khoản của Quỹ địa phương đề nghị chuyển kinh phí cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Quỹ bảo trì đường bộ địa phương, kế toán ghi (Trên phân hệ Quản lý sổ cái GL):

Nợ TK 3761 – Tiền gửi của các Quỹ

Có TK 3741, 3853 – Liên kho bạc đi nội tỉnh LCC



b. Tại Kho bạc Nhà nước nơi các cơ quan, đơn vị được giao quản lý Quỹ địa phương mở tài khoản

Căn cứ Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi hoặc Ủy nhiệm chi, kế toán ghi (Trên phân hệ Quản lý sổ cái GL):

Nợ TK 3856, 3761

Có TK 3741 – Tiền gửi có mục đích (đơn vị được giao quản lý Quỹ địa phương)



c. Tại Kho bạc Nhà nước nơi các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện chi tiêu mở tài khoản

- Căn cứ Lệnh chuyển Có kiêm chứng từ phục hồi hoặc Ủy nhiệm chi, kế toán ghi (Trên phân hệ Quản lý sổ cái GL):

Nợ TK 3741, 3856 (đơn vị giao quản lý)

Có TK 3741 – Tiền gửi có mục đích (đơn vị chi tiêu)

- Căn cứ vào Ủy nhiệm chi đề nghị trích tài khoản thanh toán các khoản chi từ Quỹ, kế toán ghi:

+ Trường hợp chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng mở tài khoản trong hệ thống KBNN (GL):

Nợ TK 3741 – Tiền gửi có mục đích(đơn vị chi tiêu)

Có TK 37XX, 3853, 3863

+ Trường hợp chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng (AP):

Nợ TK 3741 – Tiền gửi có mục đích (đơn vị chi tiêu)

Có TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Đồng thời áp thanh toán

Nợ TK 3392 – Phải trả trung gian AP

Có TK 1133, 1134, 3853, 3863, 3921,….




tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương