Sửa đổi Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/ 4/ 2004



tải về 377.88 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích377.88 Kb.
#26452
1   2   3   4   5   6
CHƯƠNG II

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM




Điều 3

Những nghĩa vụ chung




  1. 1. Những người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các điều khoản có liên quan của các Phụ lục II và III.




  1. 2. Những người hoạt động kinmh doanh thực phẩm không được dùng bất cứ chất gì khác ngoài nước uống được - hoặc, khi Qui định (EC) số 852/2004 hoặc Qui định này cho phép sử dụng, nước sạch để loại bỏ sự nhiễm bẩn trên bề mặt các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, trừ khi sử dụng các chất đã được cho phép theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2). Những người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ theo bất kỳ điều kiện sử dụng nào đã được thông qua dưới dạng thủ tục tương tự. Việc sử dụng một chất đã được phê duyệt không ảnh hưởng tới trách nhiệm tuân thủ theo những yêu cầu của Qui định này của người hoạt động kinh doanh thực phẩm.




Điều 4

Đăng ký và công nhận cho các doanh nghiệp




1. Những người hoạt động kinh doanh thực phẩm được phép đưa những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật đã chế biến ra thị trường trong Cộng đồng Châu Âu chỉ khi các sản phẩm này đã được chế biến trong các doanh nghiệp:




a) đáp ứng các yêu cầu có liên quan trong Qui định (EC) số 852/2004, những qui định ở các Phụ lục II và III của Qui định này và những yêu cầu khác có liên quan của luật thực phẩm; và




b) đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoặc chấp thuận theo yêu cầu của đoạn 2.




2. Không tổn hại tới Điều 6(3) của Qui định (EC) số 852/2004, các doanh nghiệp xử lý những sản phẩm có nguồn gốc từ động này theo như Phụ lục III của Qui định này yêu cầu, sẽ không được hoạt động khi chưa có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo đoạn 3 của Điều này, ngoại trừ các doanh nghiệp chỉ tiến hành các hoạt động:




  1. sơ chế;

  2. vận chuyển;

  3. bảo quản các sản phẩm không đòi hỏi những điều kiện về kiểm soát nhiệt độ; hoặc

  4. các hoạt động bán lẻ khác với các hoạt động mà Qui định này áp dụng tại Điều 1(5)(b).




3. Một doanh nghiệp đệ trình để phê duyệt theo đoạn 2 sẽ không được họat động trừ khi cơ quan có thẩm quyền cho phép, theo Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về các qui tắc cụ thể để tổ chức kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người (1):




  1. cho phép doanh nghiệp được hoạt động sau khi đến kiểm tra tại chỗ; hoặc

  2. công nhận có điều kiện cho doanh nghiệp.




___________

(1) Xem trang 83 của Công báo chính thức.


4. Những người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền theo Qui định (EC) số 854/2004. Cụ thể là những người hoạt động kinh doanh thực phẩm đảm bảo rằng doanh nghiệp phải ngưng hoạt động nếu cơ quan có thẩm quyền thu hồi việc công nhận hoặc trong trường hợp công nhận có điều kiện thì không được kéo dài hoạt động hoặc không được công nhận đầy đủ.




5. Điều này sẽ không ngăn chặn doanh nghiệp đưa thực phẩm ra thị trường giữa thời điểm áp dụng Qui định này và lần thanh tra đầu tiên của cơ quan có thẩm quyền, nếu như doanh nghiệp:

  1. chịu sự công nhận theo đoạn 2 và đã đưa những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật ra thị trường theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu ngay trước khi áp dụng Qui định này; hoặc

  2. là dạng doanh nghiệp không cần công nhận trước khi áp dụng Qui định này.




Điều 5

Mã vệ sinh và mã nhận diện




1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không được đưa ra thị trường một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được sản xuất ở một doanh nghiệp có vấn đề về công nhận theo Điều 4(2) trừ khi doanh nghiệp đó có:




(a) mã vệ sinh áp dụng theo Qui định (EC) số 854/2004; hoặc

(b) khi Qui định đó không đưa ra việc áp dụng mã vệ sinh, mã nhận diện theo Phụ lục II, Phần 1 của Qui định này.






2. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể sử dụng mã nhận diện cho một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật chỉ khi sản phẩm đó được sản xuất trong các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của Điều 4 theo Qui định này.




3. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không được tháo bỏ mã vệ sinh đã áp dụng theo Qui định (EC) số 854/2004 cho thịt trừ khi thịt này được cắt hoặc chế biến hoặc được làm theo một cách khác.




Điều 6

Các sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập từ bên ngoài Cộng đồng Châu Âu




1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật từ các nước thứ ba phải đảm bảo rằng việc nhập khẩu của họ được thực hiện chỉ khi:




(a) nước thứ ba có hàng xuất khẩu phải có tên trong danh sách các nuớc thứ ba được phép theo theo Điều 11 của Qui định (EC) số 852/2004;

(b) (i) doanh nghiệp có hàng xuất khẩu và doanh nghiệp có sản phẩm hoặc sơ chế sản phẩm này phải có tên trong danh sách các doanh nghiệp có hàng được phép xuất khẩu theo Điều 12 của Qui định (EC) số 854/2004.

(ii) đối với thịt tươi, thịt nghiền, thịt đã qua sơ chế, các sản phẩm từ thịt và MSM, sản phẩm được chế biến từ thịt trong các lò mổ và các cơ sở cắt sẻ thịt có tên trong các danh sách được công bố và cập nhật theo Điều 12 của Qui định (EC) số 854/2004 hoặc trong các doanh nghiệp đã được Cộng đồng Châu Âu phê duyệt; và

(iii) đối với nhuyễn thễ hai mảnh vỏ sống, động vật da gai, động vật có túi bao và động vật chân bụng ở biển, khu vực nuôi có tên trong danh sách lập ra theo Điều 13 của Qui định này;






(c) sản phẩm phải thỏa mãn:

(i) các yêu cầu của Qui định này, bao gồm các yêu cầu của Điều 5 về mã vệ sinh và mã nhận diện;

(ii) các yêu cầu của Qui định (EC) số 852/2004; và

(iii) bất kỳ điều kiện nhập khẩu nào theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu về các kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật; và






(d) phải thoả mãn những yêu cầu tại Điều 14 của Qui định (EC) số 854/2004 liên quan đến các chứng thư và hồ sơ, khi áp dụng;




2. Khi vi phạm đoạn 1, việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản cũng có thể được thực hiện theo các điều khoản đặc biệt đã nêu trong Điều 15 của Qui định (EC) số 854/2004.




3. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải đảm bảo rằng:

(a) các sản phẩm được sản xuất ra luôn sẵn sàng để kiểm soát nhập khẩu theo Chỉ thị 97/78/EC (1);

(b) việc nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu của Chỉ thị 2002/99/EC (2); và

(c) những hoạt động kiểm soát nhập khẩu được tiến hành ngay cả sau khi đã nhập khẩu xong theo các yêu cầu của Phụ lục III.






4. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi nhập khẩu thực phẩm có chứa cả các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc từ động vật phải đảm bảo rằng các sản phẩm chế biến có nguồn từ động vật phải thoả mãn các yêu cầu của các đoạn từ 1 đến 3. Họ phải chứng minh rằng họ đã làm được như vậy (ví dụ, thông qua việc hồ sơ hoá hoặc chứng nhận thích hợp, mà việc chứng nhận không có trong mẫu cụ thể tại Đoạn 1(d)).










CHƯƠNG III
THƯƠNG MẠI





Điều 7
Hồ sơ




1. Khi yêu cầu thực hiện theo Phụ lục II hoặc III, các nhà hoạt dộng kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng chứng thư hoặc các hồ sơ khác luôn đi kèm theo các lô hàng sản phẩm có nguồn gốc từ động vật;




2. Phù hợp với thủ tục đã nêu tại Điều 12(2);
(a) các hồ sơ mẫu sẽ được thiết lập; và

(b) có thể cung cấp điều khoản sử dụng các hồ sơ điện tử.






Điều 8

Những cam kết đặc biệt




1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi đưa sản phẩm có nguồn gốc động vật vào thị trường Thụy Điển hoặc Phần Lan phải tuân theo các qui tắc nêu ra trong đoạn 2 về salmonella:




_________________

  1. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 97/78/EC ngày 18/12/1997 về các nguyên tắc để tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm vào Cộng đồng Châu Âu từ các nước thứ ba (OJ L 24, 10.1.1998, trang 9). Chỉ thị đã sửa đổi bởi Đạo luật về Bổ sung năm 2003.

  2. Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 2002/99/EC ngày 16/12/2002 về các qui tắc sức khoẻ động vật trong quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và giới thiệu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người (OJ L 18, 23.1.2003, trang 11).

(a) thịt bò và thịt lợn bao gồm thịt đã thái nhỏ, ngọai trừ thịt đã qua chế biến và MSM (thịt cắt bằng máy);

(b) thịt gia cầm của các loài sau: chim nuôi, gà tây, gà nhật, vịt và ngỗng, kể cả thịt đã thái nhỏ nhưng ngoại trừ thịt đã qua chế biến và MSM; và

(c) trứng.







2. (a) Đối với trường hợp thịt bò, lợn và thịt gia cầm, phải lấy mẫu của các lô hàng này tại doanh nghiệp gửi hàng đi và có kết quả âm tính khi kiểm tra vi sinh vật theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu.

(b) Đối với trứng, các trung tâm đóng gói phải cam kết rằng trứng được lấy từ các đàn gia cầm có kết quả âm tính khi kiểm tra vi sinh vật theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu.

(c) Đối với trường hợp thịt bò và thịt lợn, việc xét nghiệm như đã nêu ở tiểu đoạn (a) không cần thiết phải thực hiện với các lô hàng để cung cấp cho doanh nghiệp với các mục đích thanh trùng pasteur, tiệt trùng hoặc xử lý có hiệu quả tương tự. Đối với trứng, không cần phải tiến hành xét nghiệm như đã nêu trong tiểu đoạn (b) cho các lô hàng có mục đích sản xuất ra các sản phẩm chế biến trải qua một quá trình đảm bảo loại bỏ được salmonella.

(d) Không cần phải tiến hành các xét nghiệm nêu ra ở các tiểu đoạn (a) và (b) với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ một doanh nghiệp có chương trình kiểm sóat đã được công nhận đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2), tương tự như thủ tục được phê duyệt cho Thụy Điển và Phần Lan.






(e) Trong trường hợp thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm, hồ sơ thương mại hoặc chứng thư phù hợp với mẫu do hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu qui định đi kèm theo thực phẩm và ấn định rằng:

(i) đã thực hiện kiểm tra như đã nêu tại đoạn (a) với kết quả âm tính; hoặc

(ii) thịt sản xuất ra cho một trong các mục đich đã nêu tại tiểu đoạn (c); hoặc

(iii) thịt có nguồn từ doanh nghiệp đã nêu ra tại tiểu đoạn (d).

(f) Đối với trứng, phải có một chứng thư đi kèm theo lô hàng ấn định rằng đã tiến hành các xét nghiệm với trứng như đã nêu tại tiểu đoạn (b) với kết quả âm tính, hoặc trứng gửi đi để sử dụng theo cách đã nêu tại tiểu đoạn (c).





3. Theo thủ tục đã nêu ra tại Điều 12(2):

(a) những yêu cầu của các đoạn 1 và 2 có thể được cập nhật để xem xét cụ thể là các thay đổi theo các chương trình kiểm soát của các Quốc gia Thành viên hoặc sự thông qua các tiêu chí vi sinh vật theo Qui định (EC) số 852/2004; và






(b) những qui tắc có trong đoạn 2 mà bất kỳ thực phẩm nào đã nêu tại đoạn 1 có thể được mở rộng đến toàn bộ hoặc một phần của bất kỳ Quốc gia Thành viên nào hoặc bất kỳ vùng nào của Một Quốc gia Thành viên đã có chương trình kiểm soát tương đương với chương trình đã được thông qua cho Thuỵ Điển và Phần Lan về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật liên quan.





4. Với các mục đích của Điều này, ‘chương trình kiểm soát’ có nghĩa là một chương trình kiểm soát đã được phê duyệt theo Qui định (EC) số 2160/2003.



CHƯƠNG IV



CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG





Điều 9

Các biện pháp thực hiện và các biện pháp chuyển đổi





Các biện pháp thực hiện và các sắp xếp chuyển đổi có thể được quy định theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2).




Điều 10

Bổ sung và sửa đổi các Phụ lục II và III





1. Các Phụ lục II và III có thể được sửa đổi hoặc cập nhật theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2), có tính đến:




(a) việc xây dựng các hướng dẫn thực hành tốt;

(b) kinh nghiệm thu được từ việc thực hiện các hệ thống dựa trên HACCP theo Điều 5 của Qui định (EC) số 852/2004;

(c) những phát triển của kỹ thuật và thực tiễn thu được trong quá trình thực hiện và những mong muốn của người tiêu dùng về thành phần thực phẩm;

(d) tư vấn khoa học, nhất là những đánh giá mới về rủi ro;

(e) các chỉ tiêu vi sinh vật và nhiệt độ đối với thực phẩm;

(f) những thay đổi trong cách thức tiêu dùng.







2. Những điều miễn giảm tại các Phụ lục II và III có thể đảm bảo tuân thủ theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2), cho thấy chúng không gây ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của Qui định này.





3. Không làm hại đến việc đạt được các mục tiêu của Qui định này, các Quốc gia Thành Viên có thể thông qua các biện pháp quốc gia, theo các đoạn từ 4 đến 8, chấp nhận các yêu cầu đã qui định tại Phụ lục III;





4. (a) Các biện pháp quốc gia đã nêu tại đoạn 3 cần phải đạt được mục tiêu:




(i) có thể tiếp tục sử dụng các phương pháp truyền thống tại bất kỳ công đoạn nào của sản xuất, chế biến hoặc phân phối thực phẩm; hoặc

(ii) xem xét những cần thiết của các doanh nghiệp thực phẩm ở những vùng gặp những trở ngại đặc biệt về địa lý.






(b) trong các trường hợp khác, chúng chỉ áp dụng vào việc xây dựng, thiết kế mặt bằng và trang thiết bị cho các doanh nghiệp.





5. Bất kỳ mong muốn của Quốc gia Thành Viên nào nhằm thông qua các biện pháp của quốc gia như đã nêu tại đoạn 3 đều phải thông báo đến Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành Viên khác. Mỗi bản thông báo phải:




(a) cung cấp mô tả chi tiết những yêu cầu mà Quốc gia Thành Viên đó cần để được thông qua và thực chất của việc thông qua;

(b) mô tả thực phẩm và các doanh nghiệp có liên quan;

(c) giải thích những lý do để thông qua, bao gồm việc cung cấp một bản tóm tắt phân tích mối nguy và các biện pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo rằng việc thông qua không làm tổn hại đến các mục tiêu của Qui định này; và

(d) đưa ra những thông tin liên quan khác.







6. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo như đã nêu tại đoạn 5, các Quốc gia Thành viên khác phải có ý kiến bằng văn bản gửi đến Ủy ban Châu Âu. Trong trường hợp chấp nhận như đoạn 4(b), thời hạn này có thể kéo dài thành 4 tháng, theo yêu cầu của bất kỳ Quốc gia Thành Viên nào. Ủy ban Châu Âu khi nhận được các ý kiến góp ý từ một hoặc nhiều Quốc gia Thành Viên, có thể xin tư vấn các Quốc gia Thành viên như đã nêu tại Điều 12(1). Theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2) Uỷ ban Châu Âu có thể dự kiến các biện pháp để tiến hành, nếu cần thiết phải theo những sửa đổi bổ sung phù hợp. Ủy ban Châu Âu có thể đề xuất các giải pháp pháp chung theo đoạn 1 hoặc 2 của Điều này.





7. Một Quốc gia Thành Viên chỉ có thể chấp nhận các biện pháp quốc gia thích ứng với những yêu cầu của Phụ lục III chỉ khi:




(a) phù hợp với quyết định đã được thông qua theo đoạn 6;

(b) nếu sau 1 tháng kể từ ngày hết hạn đã nêu tại đoạn 6, mà Ủy ban Châu Âu không thông báo đến các Quốc gia Thành Viên là đã nhận được những góp ý bằng văn bản hoặc đề nghị thông qua một quyết định theo đoạn 6; hoặc

(c) theo đoạn 8.





8. Một Quốc gia Thành Viên tự họ có thể duy trì hoặc thiết lập các qui tắc của quốc gia mình theo quyền chủ động và liên quan đến các điều khoản chung của Hiệp ước:




(a) không cho phép hoặc hạn chế việc đưa ra thị trường thuộc lãnh thổ của mình các sản phẩm sữa tươi và kem nguyên liệu dùng làm thực phẩm trực tiếp cho người; hoặc

(b) với sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, được phép sử dụng sữa tươi không đạt các chỉ tiêu qui định tại Phụ lục III, Mục IX, về đếm trên đĩa và đếm tế bào sống trong sản xuất phomát ở giai đoạn già hoặc chín ít nhất là 60 ngày, và các sản phẩm sữa thu được từ việc sản xuất phomát này, cho thấy điều này không làm tổn hại đến những mục tiêu cần đạt của Qui định này.






Điều 11

Các quyết định cụ thể




Không gây tổn hại đến Điều 9 và Điều 10(1), có thể đề ra các biện pháp thực hiện hoặc các thay đổi bổ sung cho Phụ lục II hoặc III đã thông qua, theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2):




1. đề ra những qui tắc để vận chuyển thịt khi chúng còn ấm;




2. đối với MSM, chỉ rõ hàm lượng canxi bao nhiêu là không cao hơn đáng kể so với thịt đã thái nhỏ;




3. đề ra các biện pháp xử lý khác cho các doanh nghiệp chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở các vùng sản xuất B hoặc C có thể áp dụng mà không đưa vào để làm sạch hoặc nuôi lưu;




4. xác định các phương pháp thử đã được công nhận về độc tố sinh học biển ;




5. hợp tác với Phòng Thí nghiệm tham vấn có liên quan của Cộng đồng Châu Âu để đề ra các tiêu chuẩn vệ sinh bổ sung cho nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, bao gồm:




(a) các giá trị giới hạn và các phương pháp phân tích các độc tố sinh học biển khác;

(b) các thủ tục thử nghiệm virus và các tiêu chuẩn về virus; và

(c) các kế hoạch và các phương pháp lấy mẫu và mức dao động phân tích được áp dụng cho việc kiểm tra tuân thủ theo với các tiêu chuẩn vệ sinh.





6. đề ra các tiêu chuẩn vệ sinh hoặc các cách kiểm tra khi có chứng cứ khoa học cho thấy cần phải bảo vệ sức khỏe cộng đồng;




7. mở rộng Phụ lục III, Mục VII, Chương IX, với những nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống khác với pectinidae;




8. xác định các chỉ tiêu để biết khi nào các số liệu về dịch tễ học cho biết không có mối nguy về sức khỏe trong môi trường thủy sản như sự có mặt của ký sinh trùng và để xác định xem khi nào cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không cần phải đông lạnh các sản phẩm thuỷ sản theo Phụ lục III, Mục VIII, Chương III, Phần D.




9. đề ra các chỉ tiêu về độ tươi và giới hạn liên quan đến histamine và đạm tổng số dễ bay hơi cho các sản phẩm thủy sản;




10.cho phép sử dụng để sản xuất một số sản phẩm sữa từ sữa nguyên liệu không đạt những chỉ tiêu đã đề ra tại Phụ lục III, Mục IX, khi xét đến kết quả đếm trên đĩa và đếm tế bào sống;




11. không gây phương hại cho Chỉ thị 96/23/EC (1), ấn định một giá trị tố đa cho phép về tổng dư lượng hỗn hợp các chất kháng sinh trong sữa nguyên liệu; và




12. để phê duyệt các quá trình tương đương trong sản xuất gelatine hoặc collagen.




Điều 12



tải về 377.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương