Sửa đổi Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/ 4/ 2004



tải về 377.88 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích377.88 Kb.
#26452
  1   2   3   4   5   6



Sửa đổi Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/ 4/ 2004

về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

(Công báo chính thức của Liên minh Châu Âu L 139 ngày 30/4/2004)


Qui định (EC) số 853/2004 sẽ được đọc như sau:
QUI ĐỊNH (EC) SỐ 853/2004 CỦA NGHỊ VIỆN VÀ HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU
ngày 29 tháng 4 năm 2004

về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật





Căn cứ Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu, và cụ thể là Điều 152 (4)(b),

Căn cứ kiến nghị của Uỷ ban Châu Âu (1)

Căn cứ ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu (2),

Căn cứ vào tư vấn của Ủy ban vùng,

Hành động theo thủ tục đã qui định tại Điều 152 của Hiệp ước (3),

Trong đó:






(1) Qui định (EC) số 852/2004 (4) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đề ra những qui tắc chung về vệ sinh thực phẩm đối với người hoạt động trong lĩnh thực phẩm.




(2) Một số lọai thực phẩm có thể có những mối nguy cụ thể đối với sức khỏe con người, cần thiết để lập ra những qui tắc vệ sinh cụ thể. Đây là trường hợp đặc biệt đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, trong đó các mối nguy về vi sinh vật và hóa học đã được báo cáo thường xuyên.




(3) Trong các chính sách chung về nông nghiệp, nhiều chỉ thị đã được thông qua để thiết lập những qui tắc cụ thể về vệ sinh đối với sản xuất và đưa các sản phẩm ra thị trường tiêu thụ được đề cập trong phụ lục 1 của Hiệp ước này. Các qui tắc về vệ sinh này sẽ làm giảm rào cản thương mại cho các sản phẩm được quan tâm, việc phân phối chúng rộng rãi trên thị trường nội địa đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng mức độ cao.




(4) Với sự quan tậm về sức khỏe của cộng đồng, các qui tắc này có các nguyên tắc chung, đặc biệt là mối liên quan giữa các nhà sản xuất và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, các yêu cầu về kết cấu, vận hành và vệ sinh cho các doanh nghiệp, các thủ tục công nhận doanh nghiệp, các yêu cầu bảo quản, vận chuyển và các mã vệ sinh.




(5) Những nguyên tắc này thiết lập một cách cơ bản nhất về điều kiện vệ sinh trong sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cho phép đơn giản hóa các chỉ thị hiện hành.




(6) Điều mong muốn để đạt được việc đơn giản hoá hơn nữa là bằng cách áp dụng những qui tắc tương tự ở bất cứ nơi nào phù hợp cho tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật .

___________________



  1. OJ C 365 E, 19.12.2000, trang 58.

  2. OJ C 155, 29.5.2001, trang 39.

  3. Quan điểm của Nghị viện Châu Âu ngày 15/5/2002 (OJ C 180E, 31.7.2003, trang 288), Quan điểm của Hội đồng Châu Âu ngày 27/10/2003 (OJ C 48E, 24.2.2004, trang 23), Quan điểm của Nghị viện Châu Âu ngày 30/3/2004 (chưa công bố trên Công báo) và Quyết định của Hội đồng Châu Âu ngày 16/4/2004)

  4. Xem trang 3 của Công báo này.




(7) Yêu cầu trong Qui định (EC) 852/2004, theo đó các nhà sản xuất chế biến thực phẩm, ở bất kỳ công đoạn nào của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm sau khi qua sơ chế và các hoạt động có liên quan phải áp dụng, việc thực hiện và duy trì các thủ tục dựa trên những nguyên tắc về phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) cũng cho phép đơn giản hoá.




(8) Xâu chuỗi lại với nhau, các yếu tố này minh chứng cho sự cần thiết để viết lại những qui tắc riêng về vệ sinh đã có trong các chỉ thị hiện hành.




(9) Các mục đích chính của việc viết lại là để đảm bảo việc bảo vệ người tiêu dùng ở mức độ cao liên quan tới an toàn thực phẩm, đặc biệt là làm cho những người hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm trong Cộng đồng Châu Âu phải tuân thủ những qui tắc giống nhau, và để đảm bảo thực hiện trách nhiệm phù hợp với các sản phẩm có nguồn gốc động vật trong thị trường nội địa, nhờ thế góp phần để đạt được các mục tiêu của chính sách chung về nông nghiệp.




  1. (10) Điều cấn thiết là duy trì và, khi có yêu cầu đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng, thắt chặt những qui tắc chi tiết về vệ sinh đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.




(11) Các qui tắc của Cộng đồng Châu Âu không nhất thiết phải áp dụng đối với sơ chế để sử dụng nội địa hoặc để chế biến nội địa, xử lý hoặc bảo quản cho việc tiêu thụ nội địa. Hơn nửa, đối với những lượng nhỏ các sản phẩm sơ chế hoặc một vài loại thịt được người sản xuất chế biến thực phẩm cung cấp trực tiếp đến người tiêu thụ cuối cùng hoặc đến một cơ sở bán lẻ ở địa phương, thì việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng luật của quốc gia là phù hợp, do mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất và người tiêu thụ.




(12) Các yêu cầu của Qui định (EC) 852/2004 nói chung là đủ để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp có các hoạt động bán lẻ như bán hoặc phân phối trực tiếp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật tới người tiêu dùng cuối cùng. Qui định này áp dụng chung cho các hoạt động bán buôn (đó là, khi một doanh nghiệp bán lẻ tiến hành các hoạt động cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật tới một doanh nghiệp khác). Tuy nhiên, ngoại trừ những yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ đã nêu ra trong Qui định, những yêu cầu của Qui định 852/2004 đáp ứng cho các hoạt động bán buôn chỉ trong phạm vi bảo quản và vận chuyển.




(13) Các Quốc gia Thành viên nên thận trọng trong việc mở rộng hoặc giới hạn áp dụng các yêu cầu về hoạt động bán lẻ trong Qui định này bằng luật của quốc gia. Tuy nhiên, họ có thể giới hạn áp dụng nếu họ thấy rằng các yêu cầu của Qui định 852/2004 là đủ để đạt được các mục tiêu về vệ sinh thực phẩm và khi việc cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật từ một doanh nghiệp bán lẻ này tới một doanh nghiệp khác là hoạt động hạn chế, chỉ xảy ra ở địa phương và có giới hạn. Hơn nữa việc cung cấp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; các doanh nghiệp được cung cấp nên đặt ở vùng lân cận kế bên; và việc cung cấp chỉ liên quan đến một vài loại sản phẩm hoặc một vài doanh nghiệp.




(14) Theo điều 10 của Hiệp ước, các Quốc gia Thành viên tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để đảm bảo những nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc được đề ra trong Qui định này.




(15) Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm. Hơn nữa để tuân thủ với những qui tắc chung của Qui định (EC) số 178/2002 (1), đối với những cơ sở công nhận phù hợp với quy định này, các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm với các doanh nghiệp có liên quan đảm bảo rằng tất cả sản phẩm có nguồn gốc từ động vật khi đưa ra thị trường phải có mã vệ sinh hoặc mã nhận diện.

(1) Qui định (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 28/1/2002 về những nguyên tắc và yêu cầu chung của luật thực phẩm, thành lập Cơ quan có Thẩm quyền về An toàn Thực phẩm Châu Âu và ề ra các thủ tục về an toàn thực phẩm (OJ L 31, 1.2.2002, trang 1). Qui định đã được chỉnh sửa bới Qui định (EC) số 1642/2003 (OJ L 245, 29.9.2003, trang 4).






(16) Thực phẩm nhập khẩu vào Cộng đồng Châu Âu phải tuân thủ theo những yêu cầu chung đã nêu ra trong Qui định (EC) số 178/2002 EC hoặc phù hợp với những qui tắc tương đương với các qui tắc của Cộng đồng Châu Âu. Qui định này xác định những yêu cầu vệ sinh đặc biệt đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu vào Cộng đồng Châu Âu.




(17) Việc thông qua Qui định này không làm giảm mức độ bảo vệ đã được đưa ra bởi các cam kết đồng ý cho Phần Lan và Thuỵ Điển về sự tham gia của họ vào Cộng đồng Châu Âu và đã được khẳng định bằng các Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 94/968/EC (1) , 95/50/EC (2), 95/160/EC (3), 95/161/E (4) và 95/168/EC (5) và các Quyết định của Hội đồng Châu Âu 95/409/EC (6), 95/410/EC (7) và 95/411/EC (8). Trong giai đoạn chuyển tiếp, cần thiết lập một thủ tục để thừa nhận mức độ tương đương với những qui định đã được phê duyệt cho Phần Lan và Thụy Điển nhằm đảm bảo cho bất kỳ Quốc gia Thành viên nào đã phê duyệt chương trình kiểm soát quốc gia về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Qui định (EC) số 2160/2003 ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Nghi viện và Hội Đồng Châu Âu về kiểm soát salmonella và các yếu tố gây bệnh động vật qua đường thực phẩm (9) đưa ra một thủ tục tương tự đối với động vật còn sống và trứng đang ấp nở.




(18) Các yêu cầu về cấu trúc và vệ sinh được nêu trong Qui định này là thích hợp để áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả các cơ sở kinh doanh nhỏ và cơ sở giết mổ lưu động.




(19) Tính linh hoạt là phù hợp để có thể tiếp tục sử dụng các phương pháp truyền thống ở bất cứ công đoạn nào của quá trình sản xuất, chế biến hoặc phân phối thực phẩm và liên quan đến các yêu cầu về cấu trúc đối với các doanh nghiệp. Tính linh hoạt thật sự là quan trọng cho những vùng có hoàn cảnh địa lý đặc biệt bao gồm vùng ở xa nhất đã nêu tại Điều 299 (2) của Hiệp ước. Tuy nhiên tính linh hoạt này không được làm tổn hại các mục tiêu vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, khi các thực phẩm sản xuất phù hợp với các qui tắc vệ sinh sẽ được tự do lưu thông trong Cộng đồng Châu Âu thì thủ tục cho phép các Quốc gia Thành viên có được sự linh hoạt một cách hoàn toàn minh bạch. Khi cần giải quyết các bất đồng, điều này sẽ dùng để thảo luận trong Uỷ ban Thường trực về Chuỗi sản xuất Thực phẩm và Sức khỏe Động vật thành lập theo Qui định (EC) số 178/2002 và để Uỷ ban Châu Âu điều phối quá trình, tiến hành các biện pháp thích hợp.




  1. (20) Định nghĩa về thịt tách cơ học (MSM) là một thuật ngữ chung bao gồm tất cả các phương pháp tách cơ học. Những tiến bộ nhanh chóng về kỹ thuật ở lĩnh vực này làm cho định nghĩa linh động là phù hợp. Tuy nhiên, những yêu cầu về kỹ thuật đối với MSM thì khác nhau, tùy thuộc vào cách thức đánh giá nguy cơ của sản phẩm được tạo ra từ những phương pháp khác nhau.




(21) Có những tương tác giữa những người họat động kinh doanh thực phẩm, bao gồm ngành thức ăn cho động vật ,và những quan hệ giữa sức khỏe động vật, an sinh động vật và những quan tâm về sức khỏe cộng cộng ở tất cả các giai đọan sản xuất, chế biến và phân phối. Điều này cần đến thông tin giữa người đối tác khác nhau trong chuỗi sản xuất thực phẩm từ khâu sơ chế tới đến bán lẻ.




_________________

  1. OJ L 371, 31.12.1994, trang 36.

  2. OJ L 53, 9.3.1995, trang 31.

  3. OJ L 105, 9.5.1995, trang 40.

  4. OJ L 105, 9.5.1995, trang 44

  5. OJ L 109, 16.5.1995, trang 44.

  6. OJ L 243, 11.10.1995, trang 21.

  7. OJ L 243, 11.10.1995, trang 25.

  8. OJ L 243, 11.10.1995, trang 29.

  9. OJ L 325, 12.12.2003, trang 1.

(22) Để đảm bảo kiểm tra thích hợp thú hoang dã săn bắn được đưa ra bán trong Cộng đồng Châu Âu, các phần thân và nội tạng của các động vật này phải đưa đến để kiểm tra chính thức sau khi chết tại một doanh nghiệp xử lý thú săn. Tuy nhiên, để duy trì một số truyền thống săn bắn mà không nguy hại đến an tòan thực phẩm, điều cần thiết là tổ chức đào tạo cho các thợ săn, những người đưa các động vật hoang dã ra thị trường dùng làm thực phẩm cho người. Điều này sẽ giúp các thơ săn kiểm tra ban đầu về động vật hoang dã tại hiện trường. Trong những trường hợp này, không cần thiết bắt buộc các thơ săn đã qua đào tạo phải đưa tất cả nội tạng tới doanh nghiệp xử lý thú săn để kiểm tra động vật sau khi chết, nếu họ đã tiến hành việc kiểm tra ban đầu này và xác định không có dấu hiệu khác thường hoặc mối nguy nào. Tuy nhiên, các Quốc gia Thành viên cũng được phép thiết lập những qui tắc nghiêm khắc hơn trong lãnh thổ của mình để kiểm soát những mối nguy đặc biệt.




(23) Qui định này sẽ thiết lập những tiêu chí đối với nguyên liệu sữa trong khi chờ thông qua những yêu cầu mới để đưa sữa ra thị trường. Những tiêu chí này sẽ là các giá trị khai mào khi có bất cứ sự quá đà nào, những người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải có biện pháp sửa chữa và báo cho cơ quan có thẩm quyền. Những tiêu chí này không được đạt cực đại vượt quá xa những loại sữa không được đưa ra thị trường. Điều này ngụ ý, trong một số trường hợp sữa nguyên liệu không hoàn toàn đáp ứng chỉ tiêu nhưng có thể dùng một cách an toàn cho người, nếu như tiến hành các biên pháp thích hợp. Đối với sữa nguyên liệu và kem nguyên liệu dùng làm thực phẩm trực tiếp cho người, mỗi Quốc gia Thành viên cần duy trì hoặc thiết lập các biện pháp vệ sinh thích hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của Qui định này trên lãnh thổ của mỗi nước.




(24) Để phù hợp với chỉ tiêu đối với sữa nguyên liệu được các nhà máy sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm từ sữa thì đòi hỏi cao hơn 3 lần so với chỉ tiêu của sữa nguyên liệu thu gom từ nông trại. Chỉ tiêu sửa để sản xuất ra các sản phẩm sữa đã qua chế biến là một giá trị tuyệt đối, trong khi sữa lấy từ nông trại là một giá trị trung bình. Việc tuân thủ theo những yêu cầu về nhiệt độ đề ra trong Qui định này sẽ không ngăn được sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình bảo quản và vận chuyển.




(25) Tài liệu soạn thảo lại này có nghĩa là các thủ tục về vệ sinh hiện hành có thể bị hủy bỏ. Chỉ thị 2004/41/EC ngày 21 tháng 4 năm 2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đạt được điều này khi hủy bỏ một số chỉ thị về điều kiện vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ cho quá trình sản xuất và đưa ra thị trường một số sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người (1).




(26) Hơn nữa, các qui tắc trong Qui định này về trứng thay thế cho các qui tắc trong Quyết định của Hội đồng Châu Âu 94/371/EC ngày 20 tháng 6 năm 2004 về những điều kiện cụ thể về sức khỏe cộng đồng cho một số loại trứng đưa ra thị trường (2), việc hủy bỏ Phụ lục II trong Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 92/118/EEC (3) trở nên không còn có hiệu lực nữa.




(27) Ý kiến tư cấn khoa học làm cơ sở cho hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu về vệ sinh thực phẩm. Đến khi kết thúc, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu sẽ tham khảo khi cần thiết.




(28) Theo tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự kết hợp chặc chẽ và có hiệu quả phải được đảm bảo giữa Uỷ ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên với Ủy ban thường trực về Chuỗi sản xuất Thực phẩm và Sức khỏe động vật.




  1. ______________

  2. (1) OJ L 157, 30.4.2004, trang 33.

  3. (2) OJ L 168, 2.7.1994, trang 34.

  4. (3) Chỉ thị của Hôi đồng Châu Âu 92/118/EEC ngày 17/12/1992 về các yêu cầu sức khoẻ động vật và an sinh động vật có liên quan đến buôn bán trong và nhập vào Cộng đồng Châu Âu các sản phẩm không có liên quan đến các yêu cầu đã nói trong các qui tắc đặc biệt của Cộng đồng Châu Âu đã nêu tại Phụ lục A (1) trong Chỉ thị 89/662/EEC và về các mầm bệnh trong Chỉ thị 90/425/EEC (OJ L 62, 15.3.1993, trang 49). Chỉ thị theo lần chỉnh sửa cuối cùng bởi Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số 445/2004 (OJ L 72, 11.3.2004, trang 60).



(29) Các yêu cầu của Qui định này sẽ không áp dụng cho đến khi toàn bộ các phần của hệ thống pháp luật mới về vệ sinh thực phẩm có hiệu lực. Cần ít nhất 18 tháng giữa việc đưa vào có hiệu lực và việc áp dụng các qui tắc mới, để cho phép các ngành kinh doanh có đủ thời gian để thích nghi.






  1. (30) Các biện pháp cần thiết để triển khai Qui định này đã được thông qua theo Quyết định của Hội đồng Châu Âu 1999/468/EC ngày 28 tháng 6 năm 1999 về các thủ tục để thực hiện các quyền lực đã bàn bạc trong Uỷ ban Châu Âu (1).






ĐÃ THÔNG QUA QUI ĐỊNH NÀY:





tải về 377.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương