Sửa đổi Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/ 4/ 2004



tải về 377.88 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích377.88 Kb.
#26452
1   2   3   4   5   6

Thủ tục của Hội đồng




1. Uỷ ban Thường trực về Chuỗ sản xuất Thực phẩm và Sức khoẻ động vật sẽ trợ lý cho Uỷ ban Châu Âu.





2. Các Điều 5 và 7 của Quyết định 1999/468/EC được tham khảo để soạn thảo ra đoạn này, có xem xét đến các điều khoản của Điều 8.

Thời gian cho Điều 5(6) của Quyết định 1999/468/EC được ấn định là 3 tháng.







3. Uỷ ban Châu Âu phải thông qua các Qui tắc của Thủ tục này.










Điều 13

Tư vấn của Cơ quan Thẩm quyền về An toàn Thực phẩm Châu Âu




Ủy ban Châu Âu phải tư vấn cho Cơ quan thẩm quyền về An toàn thực phẩm Châu Âu về bất kỳ vấn đề nào xảy sinh trong phạm vi của Qui định này có thể tác động đáng kể đến sức khỏe công cộng, cụ thể là, trước khi đề xuất mở rộng Phụ lục III, Mục III, áp dụng cho những loài động vật khác.




Điều 14

Báo cáo lên Nghị viện và Hội đồng Châu Âu




    1. Chậm nhất là ngày 29 tháng 5 năm 2009, Ủy ban Châu Âu phải đệ trình lên bản báo cáo lên Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về những kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện Qui định này.

__________

(1) Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 96/23/EC ngày 29/4/1996 về các biện pháp để theo dõi một số chất và chất thải ở các động vật sống và các sản phẩm của động vật (OJ L 125, 23.5.1996, trang 10). Chỉ thị đã được chỉnh sửa bởi Qui định (EC) số 806/2003 (OJ L 122, 16.5.2003, trang 1).







2. Nếu có thể, Ủy ban Châu Âu cần gửi kèm theo báo cáo những đề xuất có liên quan.




Điều 15




Qui định này có hiệu lực sau 20 ngày, kể từ ngày công bố trên Công báo của Liên minh Châu Âu.




Qui định phải được áp dụng sau 18 tháng kể từ ngày mà tất cả các đạo luật sau đây có hiệu lực:




(a) Qui định (EC) số 852/2004;

(b) Qui định (EC) số 854/2004; và

(c) Chỉ thị 2004/41/EC.





Tuy nhiên, không nên áp dụng trước ngày 1 tháng 1 năm 2006.



Toàn bộ nội dung của Qui định này bắt buộc áp dụng trực tiếp tại tất cả các Quốc gia Thành Viên.








Làm tại Strasbourg, ngày 29 tháng 04 năm 2004.





Đại diện Nghị Viện Châu Âu Đại diện Hội đồng Châu Âu

Chủ tịch Chủ tịch

P. COX M. McDOWELL

___________________




PHỤ LỤC I

ĐỊNH NGHĨA

Sử dụng cho quy định này:



1. THỊT

1.1. Thịt là phần ăn được của động vật được đề cập tại điểm 1.2 và 1.8 , bao gồm cả máu.

1.2. Động vật móng guốc thuần dưỡng là bò nuôi (bao gồm giống Bubalus và loài bò rừng), lợn, cừu, dê, động vật một móng vuốt (như ngựa, lừa…)

1.3. Gia cầm là chim nuôi, bao gồm các loài chim chưa được thuần dưỡng nhưng được nuôi như vật nuôi, trừ các loài chim chạy.

1.4. Động vật gặm nhấm là các loài thỏ nuôi, thỏ rừng, một số loài gặm nhấm.

1.5. Thú hoang dã:

- Động vật móng guốc hoang dã và gặm nhấm hoang dã cũng như những động vật hữu nhũ khác trên đất liền được săn bắn phục vụ cho con người và được coi như thú săn hoang dã được sự cho phép của luật các nước thành viên có liên quan, bao gồm động vật hữu nhũ sống vùng lãnh thổ ngăn cách, có điều kiện tự do gần giống như động vật hoang dã; và

- Các loài chim hoang dã được săn bắn phục vụ cho con người.

1.6. Thú nuôi là các loài chim chạy, động vật hữu nhũ khác được nuôi đã đề cập tại điểm 1.2

1.7. Thú hoang dã nhỏ là các loài chim và động vật gặm nhấm sống sống tự do trong tự nhiên.

1.8. Thú săn hoang dã lớn là các loài động vật hữu nhũ sống tự do trên đất liền trong tự nhiên, không bao gồm các loài đã được định nghĩa ở 1.7;

1.9. Xác gia súc là phần thân của động vật sau khi giết mổ và xử lý sơ bộ.

1.10. Thịt tươi là thịt không trãi qua bất kỳ quá trình chế biến nào khác ngoài sự ướp lạnh, đông lạnh hoặc đông lạnh nhanh, bao gồm thịt được bao gói chân không, bao gói trong môi trường được kiểm soát.

1.11. Thịt loại kém phẩm chất là thịt tươi khác với xác gia súc bao gồm cả nội tạng và máu.

1.12. Nội tạng là các cơ quan trong ngực, bụng, các hốc, khoang trong khung xương chậu ; đối với chim là khí quản, thực quản, diều.

1.13. Thịt xay là thịt bỏ xương được xay thành mảnh và chứa ít hơn 1% muối.

1.14. Thịt tách cơ học là sản phẩm thu được từ sự tách thịt (khỏi xác gia súc sau khi đã bỏ xương hoặc thân gia cầm) có sử dụng máy, kết quả làm mất đi hoặc biến đổi các cấu trúc cơ thịt.

1.15. Thịt sơ chế là thịt tươi, bao gồm cả thịt được cắt thành từng thớ, chúng có chứa các thành phần thực phẩm có thể ăn được, bột ngọt, phụ gia hoặc trải qua quá trình sơ chế làm thay đổi cấu trúc cơ thịt và kết quả làm mất đi tính chất của thịt tươi.

1.16. Lò mổ là một cơ sở được sử dụng cho giết mổ và xử lý sơ bộ động vật, thịt dùng cho người.

1.17. Cơ sở cắt thịt là cơ sở được sử dụng để loại xương hoặc cắt thịt.

1.18. Cơ sở chế biến thú săn là bất cứ cơ sở nào có sơ chế và đưa ra thị trường thú săn và thịt thú săn.


2. NHUYỂN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

2.1. ‘Nhuyễn thể hai mảnh vỏ’ là các loài nhuyễn thể lọc thức ăn nhờ lá mang.

2.2. ‘Độc tố sinh học biển’ là các chất độc được tích tụ bởi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đay là kết quả của việc ăn các sinh vật phù du có chứa độc tố.

2.3. ‘Huấn luyện cho quen’ là giữ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ các vùng thu hoạch loại A, các trung tâm làm sạch hoặc các trung tâm gửi hàng đi trong các bể chứa hoặc bất kỳ thiết bị nào có chứa nước biển sạch, hoặc ở các điểm lưu giữ tự nhiên, để loại bỏ cát, bùn hoặc chất nhờn nhằm bảo quản hoặc làm tăng chất lượng cảm quan và bảo đảm các sản phẩm trong tình trạng có sức sống tốt trước khi bao gói hoặc đóng thùng.

2.4. ‘Người thu gom’ là bất kỳ người nào thu gom nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống bằng bất kỳ phương tiện gì từ vùng thu hoạch để xử lý và đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

2.5. ‘Vùng nuôi’ là bất kỳ vùng biển, cửa sông, hoặc vùng đầm phá, có các nền đáy tự nhiên của nhuyễn thể hai mảnh vỏ hoặc các vị trí dùng để nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, và từ đó có thể bắt được nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

2.6. ‘Vùng nuôi lưu’ là bất kỳ vùng biển, cửa sông, hoặc đàm phá có ranh giới, được đánh dấu rõ ràng bằng phao, cột mốc hoặc bất kỳ phương tiện cố định khác, và dùng để làm sạch tự nhiên nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

2.7. ‘Nơi giao hàng’ là bất kỳ doanh nghiệp ở gần bờ biển hoặc xa bờ biển để tiếp nhận, nuôi nhốt cho quen, rửa, làm sạch, phân loại và bao gói các nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống thích hợp cho việc làm thực phẩm cho người.

2.8. ‘Nơi làm sạch’ là doanh nghiệp có các bể chứa nước biển sạch để giữ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống trong một thời gian cần thiết để giảm sự nhiễm bẩn làm cho chúng thích hợp cho việc làm thực phẩm cho người.

2.9. ‘Nuôi lưu’ là việc chuyển nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống đến vùng biển, đầm phá hoặc vùng cửa sông trong một thời gian cần thiết để giảm sự nhiễm bẩn làm cho chúng thích hợp cho việc làm thực phẩm cho người. Việc này không bao gồm công đoạn đặc biệt chuyển nhuyễn thể hai mảnh vỏ tới các vùng thích hợp hơn để chúng tiếp tục sinh trưởng hoặc vỗ béo.

3. CÁC SẢN PHẨM THUỶ SẢN

3.1. ‘Sản phẩm thuỷ sản’ là tất cả động vật ở biển hay ở nước ngọt (ngoại trừ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, động vật da gai sống, động vật có túi sống và các động vật chân bụng biển sống, và tất cả các động vật có vú, bò sát, ếch) không kể sống ở tự nhiên hay được nuôi và bao gồm tất cả những phần ăn được và các sản phẩm của các động vật này.

3.2. ‘Tàu chế biến’ là bất kỳ tàu, thuyền nào mà ở đó các sản phẩm thuỷ sản phải trải qua một hoặc nhiều quá trình như bao gói hoặc đóng thùng và, nếu cần thiết, có thể làm lạnh hoặc đông lạnh: philê, cắt lát, lột da, lột vỏ, nghiền, thái nhỏ hoặc chế biến.

3.3. ‘Tàu đông lạnh’ là bất kỳ tàu, thuyền nào có tiến hành đông lạnh các sản phẩm thuỷ sản, sau khi cắt tiết, bỏ đầu, bỏ ruột, nội tạng, bỏ vây và tiếp theo là bao gói hoặc đóng thùng.

3.4. ‘Tách cơ học sản phẩm thủy sản’ là bất kỳ sản phẩm nào thu được bằng cách sử dụng các phương tiện máy móc để tách thịt từ sản phẩm thuỷ sản, kết quả là làm mất đi hoặc biến đổi cấu trúc của thịt.

3.5. ‘Các sản phẩm thuỷ sản tươi’ là các sản phẩm thuỷ sản chưa chế biến, để nguyên con hay đã qua sơ chế, bao gồm cả các sản phẩm được đóng gói bằng hút chân không hoặc trong một khí quyển đã thay đổi nhưng không qua bất kỳ biện pháp xử lý nào đểcó thể bảo quản khác với làm lạnh.

3.6. ‘Các sản phẩm thuỷ sản đã sơ chế’ là các sản phẩm thuỷ sản chưa chế biến nhưng đã trải qua công đoạn làm ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn về giải phẫu của chúng, như bỏ ruột, bỏ đầu, cắt lát, philê và chặt nhỏ.


4. SỮA

4.1. ‘Sữa tươi’ là sữa được tạo ra từ tuyến vú của động vật nuôi, chưa qua xử lý nhiệt trên 40oC hoặc trải qua bất kỳ sự chế biến nào có tác dộng tương đương.

4.2. ‘Cơ sở sản xuất sữa’ là cơ sở nơi mà động vật nuôi được giữ để sản xuất sữa với mục đích đưa ra thị trường tiêu thụ như thực phẩm.


5.TRỨNG

5.1. ‘Trứng’ là trứng còn vỏ (khác trứng đã bị bể, trứng ấp, trứng đã nấu chín) được gà/chim nuôi tạo ra và phù hợp hợp cho sự người tiêu thụ trực tiếp hoặc để chế biến ra các sản phẩm từ trứng.

5.2. ‘Trứng dạng dung dịch’ là trứng chưa chế biến sau khi đã bỏ vỏ.

5.3. ‘Trứng dập’ là trứng có vỏ bị hư hại nhưng không ảnh hưởng tới màng trứng.

5.4. ‘Cơ sở đóng gói’ là cơ sở nơi trứng được phân loại về chất lượng và trọng lượng.


6. ĐÙI ẾCH VÀ ỐC

6.1. ‘Đùi ếch’ là phần sau của cơ thể ếch được phân chia bởi lát cắt ngang phía sau hai chi trước và được bỏ ruột, da của loài Rana (họ Ranidae).

6.2. ‘Ốc’ là động vật chân bụng sống trên mặt đất thuộc loài Helix pomatia Linné, Helix aspersa Muller, Helix lucorum và các loài thuộc họ Achatinidae.


7. CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN

7.1. ‘Các sản phẩm thịt’ là sản phẩm chế biến thu được từ quá trình chế biến thịt hoặc từ chế biến tiếp tục những sản phẩm đó, vì thế bề mặt cắt của sản phẩm không còn các đặc tính của thịt tươi.

7.2. ‘Các sản phẩm từ sữa’ là sản phẩm chế biến từ quá trình chế biến sữa tươi hoặc trải qua quá trình chế biến tiếp tục để tạo ra các sản phẩm chế biến.

7.3. ‘Các sản phẩm của trứng’ là sản phẩm thu được từ quá trình chế biến trứng, từ các thành phần hay sự pha trộn khác của trứng hoặc từ sự chế biến tiếp tục các sản phẩm trứng đó.

7.4. ‘Các sản phẩm thuỷ sản chế biến’ là sản phẩm thu được từ quá trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản hoặc từ sự chế biến tiếp tục để tạo ra các sản phẩm thuỷ sản chế biến.

7.5. ‘Mỡ động vật nấu chảy’ là mỡ thu được từ việc nấu chảy thịt, kể cả xương và dùng làm thực phẩm cho người.

7.6. ‘Tóp mỡ’ là phần cặn chứa protein của quá trình nấu chảy, sau khi phân tách mỡ và nước.

7.7. ‘Gelatine’ là protein hoà tan tự nhiên, dạng keo tụ hoặc không keo tụ, thu được từ sự thuỷ phân sản phẩm collagen tạo ra từ xương, da, dây chằng, gân của động vật.

7.8. ‘Collagen’ là sản phẩm có thành phần cơ bản là protein, thu được từ sự chế biến xương, dây chằng, da động vật và được sản xuất theo các yêu cầu của Qui định này.

7.9. ‘Dạ dày, bong bóng, ruột đã qua xử lý’ là dạ dày, bong bóng, ruột đã qua xử lý như ướp muối, gia nhiệt, hoặc làm khô sau khi có được và làm sạch.


8. CÁC ĐỊNH NGHĨA KHÁC

8.1. ‘Các sản phẩm có nguồn gốc động vật’ có nghĩa:

- là thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm cả mật ong và máu;

- là nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, động vật da gai sống, động vật có túi bao sống, động vật chân bụng sống làm thực phẩm cho người.

- những động vật khác được dùng để sơ chế với ý định cung cấp sống cho người tieu thụ cuối cùng.



8.2. ‘Bán buôn’ là việc kinh doanh thực phẩm bao gồm một số đơn vị riêng lẻ cùng sử dụng chung hệ thống thiết bị và khu vực để tại đó bán thực phẩm đến các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm.



PHỤ LỤC II

CÁC YÊU CẦU LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT

MỤC 1: MÃ/ MÁC NHẬN DIỆN

Theo yêu cầu phù hợp với Điều 5 hoặc 6, và liên quan đến các điều khoản của Phụ lục III, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật có mã nhận diện được áp dụng tuân thủ theo các điều khoản sau đây.


A. ỨNG DỤNG CỦA MÃ NHẬN DIỆN

1. Mã nhận diện phải được gắn lên sản phẩm trước khi chúng rời khỏi doanh nghiệp.

2. Tuy nhiên một mã mới không nhất thiết phải áp dụng cho một sản phẩm trừ khi việc bao gói và/hoặc đóng thùng sản phẩm làm mất mã này hoặc sản phẩm được chế biến tiếp tục ở một doanh nghiệp khác, trong trường hợp này mã nhận diện mới cần thể hiện mã số phê duyệt của doanh nghiệp đó.

3. Không cần áp dụng mã nhận diện này cho cho trứng vì Qui định (EC) số 1907/90 (1) đã đề ra những yêu cầu có liên quan đến việc ghi nhãn hoặc mã hoá.

4. Theo Điều 18 của Qui định (EC) số 178/2002, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải có các hệ thống và thủ tục để xác định các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm đã nhận từ ai và họ đã phân phối đến ai các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.


B. HÌNH THỨC CỦA MÃ NHẬN DIỆN

5. Mã phải rõ ràng, không thể tẩy xoá và kí tự phải dễ dàng đọc được. Mã này phải thể hiện rõ ràng cho các cơ quan có thẩm quyền nhận biết.

6. Mã phải thể hiện tên của quốc gia nơi mà doanh nghiệpđặt trụ sở, nó có thể được viết ở dạng đầy đủ hoặc bằng mã hai ký tự theo tiêu chuẩn ISO có liên quan.

Tuy nhiên, đối với các Quốc gia Thành Viên, các mã dạng này được ấn định là AT, BE, DE, DK, ES, FI, FR, GR, IE, IT, LU, NL, PT, SE và UK.

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể sử dụng tiếp tục các hàng hoá và thiết bị mà họ đã đặt hàng trước khi Qui định này có hiệu lực và phải dừng lại khi đã bán hết hoặc có yêu cần thay thế.


7. Mã này phải hiển thị mã số của doanh nghiệp đã được phê duyệt. Nếu một doanh nghiệp sản xuất ra cả hai loại thực phẩm. một loại bị điều chỉnh bởi Qui định này và loại kia thì không, thì nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm đó có thể dùng cùng một mã nhận diện cho cả hai loại thực phẩm.

  1. Khi áp dụng trong một doanh nghiệp đặt trụ sở trong Cộng đồng Châu Âu, mã hiệu này phải có hình oval và có các chữ viết tắt CE, EC, EF, EG, EK hoặc EY.

__________

(1) Qui định của Hội đồng Châu Âu (EEC) số 1909/90 ngày 29/6/1990 về một số tiêu chuẩn marketing cho trứng (OJ L 173, 6.7.1990, trang 5). Qui định đã được sửa bởi Qui định (EC) số 2052/2003 (OJ L 305, 22.11.2003, trang 1).



C. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU

9. Tuỳ theo việc trình bày của các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật khác nhau mà mác có thể thể gắn trực tiếp trên sản phẩm, trên bao bì, bao gói hoặc được in lên nhãn dán lên sản phẩm, bao bì hoặc bao gói. Mã cũng có thể là nhãn dạng thẻ cố định làm bằng vật liệu bền vững.

10. Trong trường hợp thùng có chứa thịt vụn hoặc kém phẩm chất, mã phải là dạng nhãn cố định kiện hàng hoặc in lên thùng, với cách thức này mã sẹ bị phá hủy khi thùng bị mở ra. Tuy nhiên, điều này thì không cần thiết nếu quá trình mở phá huỷ mã này. Khi bao gói của sản phẩm có mục đích bảo vệ sản phẩm như bao bì thì nhãn có thể được dán lên bao gói của sản phẩm.

11. Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được đặt trong các thùng vận chuyển hoặc trong các kiện hàng lớn dùng để xử lý, chế biến, bao gói hoặc đóng gói tại một cơ sở khác, thì có thể gắn mã lên bề mặt ngoài của thùng hoặc kiện hàng.

12. Trong trường hợp sản phẩm dạng lỏng, dạng hạt hoặc dạng bột có nguồn gốc từ động vật được vận chuyển ở dạng thùng lớn và sản phẩm thủy sản được vận chuyển ở dạng thùng lớn thì không cần thiết phải có mã nhận diện nếu các hồ sơ đi kèm có những thông tin chi tiết qui định tại các điểm 6, 7 và 8.

13. Khi các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được chứa trong các thùng để cung cấp trực tiếp đến tay người tiêu dùng thì chỉ yêu cầu gắn mã nhận diện lên bề ngoài của thùng.

14. Khi mã nhận diện áp dụng trực tiếp cho các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, các màu sử dụng phải được phép phù hợp với các qui tắc của Cộng đồng Châu Âu về việc sử dụng các chất màu thực phẩm.

MỤC II: MỤC TIÊU CỦA CÁC THỦ TỤC DỰA TRÊN HACCP

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm điều hành các lò mổ phải đảm bảo các thủ tục mà họ tiến hành phù hợp với các yêu cầu chung của Điều 5 Qui định (EC) số 852/2004 đáp ứng các yêu cầu về việc phân tích mối nguy và các yêu cầu cụ thể được liệt kê tại điểm 2.

2. Thủ tục phải phải đảm bảo rằng từng con vật hoặc, phù hợp hơn, từng lô động vật tiếp nhận vào lò mổ phải:

(a) được nhận diện một cách thích đáng;

(b) được đi kèm với các thông tin có liên quan từ nơi đến như đã nêu tại Mục III.

(c) không đến từ một nơi hoặc một vùng bị cấm hay hạn chế vận chuyển động vật vì các lý do sức khoẻ động vật hay sức khoẻ công cộng trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

(d) sạch

(e) khoẻ mạnh, cho tận đến người hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể đánh giá được, và

(f) trong tình trạng tốt về an sinh động vật khi vận chuyển đến lò mổ.



3. Trong trường hợp không tuân thủ đúng theo bất cứ yêu cầu nào được nêu ra tại điểm 2, nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải thông báo cho cơ quan thú y nhà nước và tiến hành các biện pháp thích hợp.


MỤC III: THÔNG TIN VỀ CHUỖI SẢN XUẤT THỰC PHẨM

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm điều hành các lò mổ khi cần thiết phải yêu cầu, tiếp nhận, kiểm tra và hành động theo thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm như đã thiết lập ở Mục này đối với tất cả các động vật, trừ thú hoang dã được gửi vào cơ sở giết mổ.

1. Chủ cơ sở giết mổ không được tiếp nhận động vật vào cơ sở mổ trừ khi họ thu nhận được những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm bao gồm lý lịch nuôi được lưu giữ tại cơ sở nuôi phù hợp với Quy chế 852/2004 EC.

2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ trước khi động vật được đưa đến lò mổ trừ khi trường hợp được đề cập ra tại điểm 7.

3. Bao gồm thông tin liên quan về an toàn thực phẩm đề cập tại điểm 1, cụ thể:

(a) tình trạng lý lịch của hộ nuôi hoặc tình trạng sức khỏe của vật nuôi trong vùng.

(b) tình sức khoẻ của động vật,

(c) các sản phẩm thuốc thú y hoặc các biện pháp điều trị khác trên vật nuôi trong giai đoạn thuốc đào thải hơn 0, cùng với hạn sử dụng và thời gian đào thải chúng;


(d) các bệnh xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thịt.

(e) nếu thông tin phù hợp để bảo vệ cho sức khoẻ cộng đồng, thì kết quả là bất kỳ phép phân tích nào được thực hiện trên mẫu lấy từ động vật hoặc các mẫu khác được lấy để chẩn đoán bệnh có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thịt, bao gồm các mẫu lấy trong chương trình giám sát và kiểm soát động vật và dư lượng tồn lưu.



(f) các báo cáo liên quan trước đây về việc kiểm tra động vật truớc và sau khi chết từ hộ nuôi, cụ thể là những báo cáo của nhân viên thú y.

(g) dữ liệu sản xuất ,có thể chỉ ra những dịch bệnh ở hiện tại

(h) tên và địa chỉ của bác sỹ tư nhân chăm sóc hộ nuôi.



4. (a) Tuy nhiên các chủ cơ sở giết mổ không cần thiết cung cấp:

(i) thông tin được nêu ra tại điểm 3 (a), (b), (f) và (h) nếu chủ cơ sở có kiến thức về các thông tin đó (ví dụ: thông suốt tiêu chuẩn hoặc sự sắp xếp theo hệ thống việc bảo đảm chất lượng); hoặc

(ii) thông tin được nêu ra tại điểm 3(a), (b), (f) và (g) nêu nhà sản xuất tuyên bố là không có thông tin liên quan để báo cáo.



(b) Thông tin cung cấp không cần thiết trích ra chi tiết từng chữ một từ bản ghi chép lý lịch tại nơi nuôi. Nó có thế được cung cấp bằng các số liệu điện tử hoặc các biểu mẫu của nhưng xtiêu chuẩn được tuyên bố và được ký xác nhận bởi nhà sản xuất.

5. Các nhà kinh doanh thực phẩm quyết định chấp nhận động vật vào khu vực giết mổ sau khi đánh giá chuỗi thông tin về thực phẩm mà có giá trị đối với bác sĩ thú y nhà nước và không có sự ngăn cản nào, trừ các trường hợp được đề cập tại điểm 7, không ít hơn 24 giờ trước khi động vật hoặc lô động vật được đưa tới. Các nhà kinh doanh thực phẩm phải thông báo với bác sĩ thú y nhà nước các thông tin liên quan đến vệ sinh của động vật trước khi kiểm tra trước khi chết của động vật.

6. Nếu bất kỳ động vật nào đên nhà giết mổ không có chuỗi thông tin về thực phẩm, chủ cơ sở phải lập tức thông báo cho bác sĩ thú y nhà nước. Sự giết mổ động vật có thể không được tiến hành cho đến khi được bác sĩ thú y nhà nước cho phép.

7. Nếu cơ quan chức năng cho phép, chuỗi thông tin về thực phẩm có thể đi kèm với động vật đến lò mổ ít hơn 24 giờ, trong trường hợp:

(a) lợn, gia cầm hoặc thú săn nuôi trãi qua việc kiểm tra trước khi chết tại cơ sở nuôi, nếu có chứng nhận đi kèm của bác sĩ thú y chứng tỏ đã kiểm tra động vật tại cơ sở nuôi và thấy chúng hoàn toàn khoẻ mạnh

(b) động vật có một móng nuôi



(c) động vật được giết mổ khẩn cấp, nếu có ý kiến của bác sĩ thú y ghi nhận tán thành kết quả việc kiểm tra trước khi chết đi kèm vói chúng; và

(d) động vật không được đưa trực tiếp từ cơ sở nuôi đến nhà giết mổ, chủ cơ sở giết mổ phải đánh giá các thông tin có liên quan. Nếu họ chấp nhận đưa động vật vào giết mổ, họ phải đưa các tài liệu được đề cập tại điểm (a) và (c) cho bác sĩ thú y nhà nước. Việc giết mổ và bày biện của sản phẩm không thể tiến hành cho tới khi được bác sĩ thú y nhà nước cho phép.

8. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm kiểm tra giấy tờ đi kèm với động vật một móng để chắc chắn là chúng được dự định để giết mổ làm thực phẩm cho người. Nếu họ chấp nhận đưa vào giết mổ họ phải trình giấy tờ trên cho bác sĩ thú y nhà nước.



PHỤ LỤC III


tải về 377.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương