Sửa đổi Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/ 4/ 2004


A. Yêu cầu cho tất cả các loại tàu



tải về 377.88 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích377.88 Kb.
#26452
1   2   3   4   5   6

A. Yêu cầu cho tất cả các loại tàu

  1. Tàu phải được thiết kế và có cấu trúc sao cho không gây nhiễm bẩn cho các sản phẩm từ đáy tàu, rác bẩn, khói, dầu nhớt, dầu máy, dầu bôi trơn hoặc các chất bẩn khác.

  1. Bề mặt tiếp xúc với các sản phẩm thủy sản phải là vật liệu bền- không bị ăn mòn, nhẵn và dễ làm vệ sinh. Bề mặt ngoài phải bền và không độc.

  1. Thiết bị và vật dụng dùng trong các hoạt động liên quan đến các sản phẩm thủy sản phải được làm bằng vật liệu nhẵn, không ăn mòn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

  1. Khi tàu lấy nước vào sử dụng cho các sản phẩm thủy sản, vị trí lấy phải phù hợp tránh làm nhiễm bẩn ngưồn nước cấp.

B. Yêu cầu đối với các tàu được thiết kế và trang bị để bảo quản các sản phẩm thủy sản tươi với thời gian lâu hơn 24 giờ

  1. Các tàu được thiết kế và trang bị để bảo quản các sản phẩm thủy sản với thời gian lâu hơn 24 giờ phải được trang bị khoang, thùng chứa hoặc bể chứa để bảo quản các sản phẩm thủy sản ở các nhiệt độ qui định tại Chương VII.

  1. Các khoang chứa phải tách biệt với khoang chứa động cơ của tàu và các khoang của thủy thủ đoàn đủ để ngăn chặn bất kỳ sự lây nhiễm vào các sản phẩm thuỷ sản được bảo quản. Các khoang và thùng chứa để bảo quản thủy sản phải đảm bảo bảo quản thủy sản dưới những điều kiện phù hợp về vệ sinh và nếu cần thiết phải đảm bảo nước tan chảy không tiếp xúc với sản phẩm.

  1. Đối với tàu được trang bị để làm lạnh các sản phẩm thủy sản trong nước biển sạch đã làm mát, các bể chứa phải có thiết bị sao cho có một nhiệt độ như nhau trong các bể chứa. Các thiết bị như thế phải đạt được độ lạnh để đảm bảo rằng hỗn hợp thủy sản và nước biển sạch đạt không quá 30C sau khi nạp hàng 6 giờ và không quá 00C sau 16 giờ và cho phép theo dõi ghi chép nhiệt độ khi cần thiết.

C. Yêu cầu đối với tàu đông lạnh

Tàu đông lạnh phải:

  1. có thiết bị đông với dung tích đủ để hạ nhiệt độ nhanh chóng sao cho nhiệt độ không thấp dưới -180C.

  2. thiết bị làm lạnh với dung tích đủ để duy trì các sản phẩm thuỷ sản trong các khoang kho không dưới -180C. Các khoang phải được trang bị thiết bị ghi nhiệt độ đặt tại vị trí sao cho dễ đọc. Đầu dò nhiệt độ của máy đọc phải được đặt trong khu vực có nhiệt độ cao nhất trong khoang; và

  3. đáp ứng các yêu cầu cho tàu được thiết kế và trang bị để bảo quản các sản phẩm thuỷ sản trên 24 giờ đã đề ra ở phần B, điểm 2.

D. Các yêu cầu đối với tàu chế biến

1. Tàu chế biến phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu:

(a) trên boong tàu có khu vực tiếp nhận các sản phẩm thủy sản đánh bắt, thiết kể để cho phép tách biệt mỗi mẻ đánh bắt. Khu vực này phải dễ làm vệ sinh và được thiết kế sao cho bảo vệ các sản phẩm tránh ánh nắng mặt trời hoặc các yếu tố và từ bất kỳ nguồn tác nhân gây nhiễm nào;

(b) một hệ thống vệ sinh cho các sản phẩm thủy sản từ khu vực tiếp nhận đến khu vực chế biến;

(c) khu vực chế biến đủ rộng để sơ chế và chế biến các sản phẩm thủy sản hợp vệ sinh, dễ làm cọ rửa và khử trùng và được thiết kế, sắp xếp sao cho ngăn chặn được bất kỳ lây nhiễm vào các sản phẩm;

(d) các khu vực bảo quản các sản phẩm cuối cùng đủ rộng và được thiết kế sao cho dễ làm sạch. Nếu có một bộ phận chế biến sản phẩm thải ở trên boong tàu thì phải có một khoang tách biệt để giữ các chất thải này;

(e) có nơi bảo quản vật liệu bao gói tách biệt với các khu vực sơ chế và chế biến;

(f) có thiết bị chuyên dùng để thu góp chất thải hoặc các sản phẩm thủy sản không phù hợp để làm thực phẩm cho người được thải trực tiếp xuống biển hoặc trong trường hợp cần thiết phải thu vào một bể kín dự trữ dùng vào việc này. Nếu chất thải được lưu trữ và xử lý trên boong tàu với mục đích vệ sinh, phải có các khu vực tách biệt dùng vào việc này.

(g) nước lấy vào ở vị trí phù hợp để tránh làm ô nhiễm nguồn nước; và

(h) thiết bị rửa tay cho nhân viên tham gia vào chế biến các sản phẩm thủy sản có thiết kế các van để ngăn chặn khả năng lây nhiễm.


2. Tuy nhiên, trên boong các tàu có chế biến giáp xác và nhuyễn thể luộc, làm lạnh và bao gói không cần phải đáp ứng các yêu cầu ở điểm 1 nếu như không có dạng xử lý hoặc chế biến nào diễn ra trên boong các tàu này.

3. Các tàu chế biến đông lạnh sản phẩm phải có thiết bị đáp ứng các yêu cầu cho tàu đông lạnh đã qui định tại phần C, các điểm 1 và 2.




II. CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH

1. Khi hoạt động, các phần của tàu hoặc các thùng chứa xếp ở bên cạnh để bảo quản các sản phẩm thủy sản phải được làm vệ sinh sạch sẽ và duy tu sửa chữa trong điều kiện tốt. Đặc biệt là chúng không được nhiễm bẩn dầu hoặc nước đáy của khoang tàu.

2. Ngay sau khi đưa lên boong tàu, các sản phẩm thủy sản phải được bảo vệ tránh nhiễm bẩn và các tác động của ánh nắng mặt trời hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào khác. Khi rửa thủy sản phải dùng nước uống được hoặc nước sạch.

3. Các sản phẩm thủy sản phải được xử lý và bảo quản ngay để tránh bầm dập. Những người xử lý có thể dùng những dụng cụ nhọn để di chuyển cá to hoặc cá có thể làm tổn thương chúng, phải đảm bảo rằng thịt cá không bị tổn thương.



  1. Các sản phẩm thủy sản phải được làm lạnh khi chúng còn sống ngay sau khi đưa chúng lên tàu. Tuy nhiên trong trường hợp không thể làm lạnh, phải chuyển các sản phẩm thuỷ sản lên bờ càng nhanh càng tốt.

  2. Đá sử dụng để làm lạnh các sản phẩm thủy sản phải làm từ nước uống được hoặc nước sạch.

  3. Các hoạt động diễn ra trên boong tàu như bỏ đầu, moi ruột phải được tiến hành hợp vệ sinh ngay sau khi đánh bắt và sản phẩm phải được rửa ngay lập tức bằng nước uống được hay nước sạch. Nội tạng và một số bộ phận có thể gây hại cho sức khỏe công cộng phải được loại bỏ càng nhanh càng tốt và bảo quản các phần còn lại của sản phẩm làm thực phẩm cho người. Gan và trứng cá dùng làm thực phẩm cho người cần phải bảo quản chúng trong đá lạnh, ở nhiệt độ đá tan hoặc giữ ở nhiệt dạng đông lạnh.

  4. Khi đông lạnh sản phẩm trong dung dịch muối để sau này tiến hành đóng hộp, nhiệt độ đạt được của sản phẩm không quá -90C. Dung dịch muối không phải là nguồn gây nhiễm bẩn cho cá.




CHƯƠNG II: CÁC YÊU CẦU TRONG VÀ SAU KHI TÀU NEO ĐẬU

1. Trách nhiệm các các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi bốc dỡ và xuống hàng các sản phẩm thủy sản phải:

(a) bảo đảm rằng thiết bị bốc dỡ và xuống hàng có tiếp xúc với các sản phẩm thủy sản phải được cấu tạo bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và khử trùng, được duy trì trong điều kiện tốt, sạch; và

(b) tránh lây nhiễm vào các sản phẩm thuỷ sản trong quá trình bốc dỡ và xuống hàng, cụ thể:

(i) các hoạt động bốc dỡ và xuống hàng phải diễn ra nhanh chóng;

(ii) xếp đặt các sản phẩm thủy sản vào địa điểm được bảo ựê ở nhiệt độ cụ thể tại Chương VII; và

(iii) không dùng các thiết bịvà thao tác gây hại không cần thiết đến các phần ăn được của các sản phẩm thuỷ sản.



2. Trách nhiệm của các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm trong bán đấu giá và bán buôn hoặc bày bán các phần sản phẩm thuỷ sản phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

(a) (i) Phải có phương tiện khóa được để lưu giữ lạnh các sản phẩm thủy sản đã cất giữ và các phương tiện khóa được tách biệt để lưu giữ các sản phẩm thủy sản không dùng làm thực phẩm cho người.

(ii) Nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, phải trang bị đầy đủ phương tiện khoá được hoặc khi cần thiết có phòng dành riêng cho cơ quan có thẩm quyền.


(b) Tại thời điểm bày bán hoặc lưu giữ các sản phẩm thuỷ sản:

(i) không được sử dụng các cơ sở cho mục đích khác;

(ii) không cho xe cộ thải ra khói ra vào cơ sở này vì có khả năng làm giảm chất lượng các sản phẩm thủy sản ;

(iii) người ra vào khu vực này không được mang theo các động vật khác; và

(iv) cơ sở phải có đủ ánh sáng để dễ thực hiện các kiểm soát chính thức.



3. Khi sản phẩm thủy sản không được ướp lạnh trên boong tàu mà giữ cho chúng còn sống, cần phải ướp lạnh càng nhanh càng tốt ngay sau khi neo đậu và bảo quản chúng ở gần với nhiệt độ đá tan.

4. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải cộng tác với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan để cho phép họ tiến hành các kiểm soát chính thức theo Qui định (EC) số 854/2004. Cụ thể là, các thủ tục khai báo cho việc bốc dỡ xuống hàng các sản phẩm thuỷ sản mà cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia Thành viên cần thiết quan tâm, Quốc gia Thành viên mà con tàu treo lá cờ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia Thành viên nơi các sản phẩm thuỷ sản được bốc dỡ.


CHƯƠNG III: CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, BAO GỒM CẢ CÁC TÀU XỬ LÝ CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây tại các daonh nghiệp xử lý các sản phẩm thuỷ sản:


A. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THUỶ SẢN TƯƠI

  1. Ngay sau khi các sản phẩm không bao gói ướp lạnh không được phân phối, giao nhận, sơ chế hoặc chế biến đến một doanh nghiệp ở trên bờ, chúng phải được bảo quản bằng đá lạnh trong các thiết bị phù hợp. Cần thiết phải thay đá thường xuyên. Các sản phẩm thủy sản tươi đã được đóng gói phải được làm lạnh đạt đến nhiệt độ đá tan.

  1. Các hoạt động như bỏ đầu, moi ruột phải được tiến hành một cách vệ sinh. Trên quan điểm kỹ thuật và thương mại quá trình bỏ nội tạng cần phải tiến hành nhanh ngay sau khi sản phẩm được đánh bắt hoặc đưa lên bờ. Các sản phẩm phải được rửa trên boong tàu qua nước sạch hoặc nước uống được ngay sau khi bỏ nội tạng và đầu.

  1. Các hoạt động như philê, cắt miếng phải tiến hành sao cho tránh được lây nhiễm hoặc làm hư hỏng philê và thịt lát mỏng. Sản phẩm philê và thịt lát mỏng không được để lâu trên bàn làm việc sau khi đã xử lý xong. Sản phẩm philê và thịt lát mỏng phải được bao gói lại và khi cần thiết thì đóng gói và cần phải ướp lạnh càng nhanh càng tốt sau khi đã xử lý chúng.

  1. Các thùng chứa dùng để giao nhận hoặc bảo quản các sản phẩm thuỷ sản tươi đã xử lý nhưng chưa đóng gói được bảo quản trong đá lạnh và phải đảm bảo rằng nước tan chảy không được tiếp xúc với sản phẩm.

  1. Trên boong tàu, các sản phẩm thủy sản tươi nguyên con và đã bỏ nội tạng có thể được vận chuyển và bảo quản trong nước lạnh. Những sản phẩm này cũng có thể tiếp tục được chuyển đi trong nước lạnh sau khi tàu neo đậu, và được chuyển từ các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, cho đến chúng đến doanh nghiệp đầu tiên trên bờ để tiến hành các hoạt động khác, ngoài vận chuyển và phân loại.




B. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH

Các doanh nghiệp ở trên đất liền làm đông lạnh các sản phẩm thủy sản phải có thiết bị đáp ứng các yêu cầu đề ra cho các tàu đông lạnh ở Mục VIII, Chương I, phần 1.C, các điểm 1 và 2.


C. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN TÁCH BẮNG CƠ HỌC

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm sản xuất những sản phẩm thủy sản tách bằng cơ học phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây.

1. Các nguyên liệu thô đã sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Chỉ có cá nguyên con và xương sau khi philê mới có thể dùng để tạo ra các sản phẩm thủy sản tách bằng cơ học.

b. Tất cả các nguyên liệu thô đều đã loại bỏ ruột.


2. Quá trình chế biến phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Phải tiến hành tách cơ học ngay không nên để quá lâu sau khi philê.

b. Nếu sử dụng cá nguyên con, chúng phải được bỏ ruột và rửa trước khi xử lý.

c. Sau khi sản xuất, các sản phẩm thủy sản được tách bằng cơ học phải được đông lạnh càng nhanh càng tốt hoặc có thể đông chung với sản phẩm khác cần đông lạnh hoặc xử lý ổn định.




D. CÁC YÊU CẦU VỀ KÝ SINH TRÙNG CÓ LIÊN QUAN

1. Các sản phẩm thủy sản sau đây phải được đông ở nhiệt độ dưới -200C cho tất cả các phần của sản phẩm với thời gian không dưới 24 giờ; biện pháp xử lý này phải được áp dụng cho sản phẩm dạng chưa chế biến hoặc cho sản phẩm kết thúc:

a. các sản phẩm thủy sản được sử dụng ở dạng thô hoặc gần như thô;

b. các sản phẩm thủy sản từ các loài sau đây, nếu chúng được đưa vào chế biến để tạo ra sản phẩm xông khói lạnh có nhiệt độ bên trong của sản phẩm không lớn hơn 600C:

(i) cá trích;

(ii) cá thu;

(iii) cá trích cơm;

(iv) cá hồi hoang dã ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương; và

c. các sản phẩm thủy sản ngâm muối và /hoặc ướp muối, nếu như quá trình chế biến không đảm bảo tiêu diệt hết ấu trùng giun tròn.


2. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không cần thiết phải xử lý theo yêu cầu tại điểm 1 nếu:

a. các dữ liệu về dịch tể học cho thấy các ngư trường không có mối nguy về sức khỏe nào liên quan đến sự có mặt của ký sinh trùng; và

b. cơ quan có thẩm quyền cho phép như vậy.


  1. Tài liệu từ người sản xuất nói rõ họ đã áp dụng quá trình xử lý nào phải luôn đi kèm với các sản phẩm thủy sản đã nêu tại điểm 1 khi đưa các sản phẩm này ra thị trường, ngoại trừ cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.




CHƯƠNG IV: CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM THUỶ SẢN CHẾ BIẾN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi luộc giáp xác và nhuyễn thể phải tuân thủ các yêu cầu sau đây.

1. Sau khi luộc xong phải làm lạnh nhanh. Trên boong tàu, nước được sử dụng vào mục đích này phải là nước uống được hoặc nước sạch. Nếu không có phương pháp nào khác để bảo quản, phải tiếp tục làm lạnh để sản phẩm đạt đến nhiệt độ gần với nhiệt độ đá tan.

2. Tách vỏ phải được tiến hành một cách vệ sinh tránh lây nhiễm vào sản phẩm. Khi tiến hành bóc vỏ bằng tay những người công nhân phải vệ sinh tay thật kỹ.

3. Sau khi tách vỏ, các sản phẩm luộc phải được đông lạnh ngay, hoặc ướp lạnh càng sớm càng tốt ở nhiệt độ đã nêu tại Chương VII.

CHƯƠNG V: CÁC TIÊU CHUẨN VỆ SINH CHO CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Để đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn vi sinh vật đã được thông qua theo Qui định (EC) số 852/2004, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm tùy theo bản chất của sản phẩm hoặc của loài mà các sản phẩm thuỷ sản đưa ra thị trường để làm thực phẩm cho người phải đáp ứng các tiêu chuẩn qui định ở Chương này.

A. CÁC TIÊU CHÍ VỀ CẢM QUAN CỦA CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải tiến hành phân tích cảm quan các sản phẩm thủy sản. Cụ thể là việc phân tích này phải đảm bảo các sản phẩm thủy sản tuân thủ với tất cả các chỉ tiêu về độ tươi.

B. HISTAMINE

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng hàm lượng histamine không được vượt quá giới hạn.



C. ĐẠM BAY HƠI TỔNG SỐ

Các sản phẩm thủy sản chưa qua chế biến phải không được đưa ra thị trường tiêu thụ nếu các xét nghiệm hoá học cho thấy TVB-N hoặc TMA-N đã vượt mức giới hạn cho phép.



D. KÝ SINH TRÙNG

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng sản phẩm thủy sản phải được kiểm tra bằng mắt để phát hiện và loại trừ ký sinh trùng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Không được đưa ra thị trường cho người tiêu dùng những sản phẩm thủy sản bị nhiễm ký sinh trùng.



E. CÁC ĐỘC TỐ GÂY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Không được đưa ra thị trường những sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ các loại cá độc thuộc các họ sau: Tetraodontidae, Molidae, DiodonidaeCanthigasteridae.



2. Không được đưa ra thị trường những sản phẩm thủy sản có chứa độc tố sinh học biển như ciguatoxin hoặc độc tố gây liệt cơ. Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ, động vật da gai, động vật có túi bao và động vật chân bụng ở biển có thể bày bán trên thị trường nếu chúng được sản xuất phù hợp với Mục VII và tuân thủ theo các tiêu chuẩn qui định tại Chương V, điểm 2 của mục đó.


CHƯƠNG VI: BAO GÓI VÀ ĐÓNG GÓI CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

1. Các vật chứa sản phẩm thuỷ sản tươi được bảo quản dưới đá phải không được thấm nước và đảm bảo rằng nước đá tan không tiếp xúc với các sản phẩm.

2. Các blốc sản phẩm đông đã chuẩn bị trên tàu phải được bao lại trước khi lên bờ.

3. Khi các sản phẩm thủy sản được bao gói trên tàu đánh cá, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo về vật liệu bao gói:

(a) không là nguồn lây nhiễm;

(b) được bảo quản sao cho không tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm;

(c) nếu có phải sử dụng lại thì dễ dàng làm vệ sinh và dễ khử trùng nếu cần thiết .


CHƯƠNG VII: BẢO QUẢN CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi bảo quản các sản phẩm thủy sản phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:



1. Các sản phẩm thủy sản tươi, các sản phẩm thuỷ sản chưa chế biến đã tan đá và các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giáp xác luộc, ướp đá phải duy trì ở nhiệt độ của đá tan.

2. Các sản phẩm thủy sản đông lạnh phải được giữ ở nhiệt độ không quá -180C trong tất cả các phần của sản phẩm ; tuy nhiên cá nguyên con trong dung dịch muối dùng để chế biến đồ hộp có thể giữ ở nhiệt độ không quá -90C.

3. Các sản phẩm thủy sản giữ sống phải bảo quản ở nhiệt độ và với cách sao cho không gây ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm hoặc khả năng sống của chúng.

CHƯƠNG VII : VẬN CHUYỂN CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi vận chuyển các sản phẩm thủy sản phải tuân thủ theo các yêu cầu sau đây.

1. Trong quá trình vận chuyển, các sản phẩm thủy sản phải được duy trì ở nhiệt độ như yêu cầu, cụ thể là :

a. các sản phẩm thủy sản tươi, các sản phẩm thuỷ sản chưa chế biến đã tan đá và các sản phẩm luộc, ướp đá của giáp xác và nhuyễn thể hai mảnh vỏ phải được duy trì ở nhiệt độ đá tan;

b. các sản phẩm thủy sản đông lạnh, ngoại trừ cá đông lạnh ngâm trong muối dùng để chế biến đồ hộp, phải được duy trì nhiệt độ không quá - 180C trong toàn bộ các phần của sản phẩm, những dao động trong thời gian ngắn không quá 30C.



2. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không cần phải tuân thủ theo điểm 1(b) khi vận chuyển các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh từ kho lạnh đến một doanh nghiệp đã được công nhận để rã đông phục vụ cho việc sơ chế và/ hoặc chế biến, nếu tuyến đi ngắn và cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Nếu các sản phẩm thủy sản được giữ trong đá, nước đá tan không được tiếp xúc với sản phẩm.

4. Các sản phẩm thuỷ sản sống khi đưa ra thị trường phải được vận chuyển bằng cách sao cho không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc khả năng sống của chúng.







MỤC XI : ĐÙI ẾCH VÀ ỐC

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm chuẩn bị đùi ếch và ốc để làm thực phẩm cho người phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây.

1. Ếch và ốc phải được giết ở một doanh nghiệp được xây dựng, thiết kế mặt bằng và trang bị cho mục đích này.

2. Doanh nghiệp chế biến đùi ếch phải có phòng dành riêng để lưu giữ và rửa ếch sống, và có phòng để giết mổ và chọc tiết. Phòng này phải ngăn cách hoàn toàn với phòng sơ chế.

3. Ếch và ốc chết không phải do doanh nghiệp giết không được chế biến cho người sử dụng.

4. Phải lấy mẫu phân tích cảm quan ốc và ếch. Khi phân tích cho thấy có sự hiện diện mối nguy về an toàn thự phẩm, các sản phẩm này không được dùng làm thực phẩm cho người.

5. Ngay sau khi sơ chế, đùi ếch phải được rửa kỹ ngay dưới vòi nước chảy và làm lạnh ngay ở nhiệt độ đạt tới điểm đá tan, đông lạnh hoặc chế biến.

6. Sau khi giết, tuyến gan-tuỵ của ốc, nếu có thể là một mối nguy, thì phải loại bỏ và không được dùng làm thực phẩm cho người.








tải về 377.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương