Sở y tế nghệ an bệnh việN Đa khoa huyện thanh chưƠng đỀ CƯƠNG


Hình 1.3. U xơ tuyến vú (Fernando Schmitt và cs [20])



tải về 0.56 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu29.01.2023
Kích0.56 Mb.
#54147
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
đề cương nghiên cứu khoa học năm 2022.bs hồng XN

Hình 1.3. U xơ tuyến vú (Fernando Schmitt và cs [20])


U tuyến xơ của thanh thiếu niên thường ưu thế là các mảnh biểu mô lớn với hình ảnh khá đơn dạng của các tế bào trụ trông khá hiền lành, cấu trúc nhú có thể chiếm ưu thế trên phiến đồ. Có thể có UTBM phối hợp trong u tuyến xơ nhưng rất hiếm gặp và chỉ chiếm 0,1% số trường hợp. UTBM tiểu thuỳ được báo cáo là những tổn thương ác tính phổ biến nhất kết hợp với u xơ tuyến[25]. Trong việc phân biệt với u dạng lá, các tế bào mô đệm của u dạng lá có hạt nhân kéo dàivà tế bào chất tinh tế, giống như nguyên bào sợi.Trong các đám u xơ tuyến, xuất hiện các tế bào trục nhỏ lẫn trong những mảnh vỡ của mô đệm và phân tán như nhân trần lưỡng cực. Theo nghiên cứu của Krishnamurthy và cộng sự, một chẩn đoán u dạng lá được ưa chuộng hơn u xơ tuyến nếu có nhiều hơn 30% tế bào của mô đệm hiện diện trên tiêu bản tế bào học[26].
      1. U phyllode (u dạnglá)


U dạng lá là u biểu mô xơ hiếm gặp của tuyến vú (0,2 - 1% các u nguyên phát của vú), cần phải phân biệt với u tuyến xơ do tổn thương cũng có thành phần trung mô. Thường u dạng lá là lành tính hoặc giáp biên, hiếm có tổn thương ác tính. Tuy nhiên, phân biệt trước mổ với u tuyến xơ là rất quan trọng vì nếu là u dạng lá sẽ cần phải cắt rộng triệt để hơn nhằm tránh tái phát[21].
U thường gặp ở độ tuổi 45 - 50, hầu hết bệnh nhân có u ở một bên vú,kích trung bình của u là 5 cm. Gần 15 - 20% u dạng lá tái phát sau phẫu thuật.Trên phiến đồ, mật độ tế bào u cao nhưng thành phần tế bào cơ biểu môchiếm ưu thế (ở u lành) với các mảnh mô đệm lớn, được gọi là “mảnh phyllode”. Thường có mẫu chia nhánh hoặc nối với nhau.
Điểm khác biệt với u xơ tuyến là nền của tế bào: các nhân trần không đồng nhất, nhiều xác tế bào, xuất hiện các tế bào thoi có nhân không điển hình ở các mức độ và số lượng khác nhau, bên cạnh các đám tế bào biểu mô tuyến bình thường hoặc quá sản[27].
      1. Ung thư vú


        1. Đặc điểm lâmsàng

Triệu chứng lâm sàng của UTV rất đa dạng.
Đặc điểm u và vị trí tổn thương: khoảng 90% triệu chứng đầu tiên của bệnh UTV là có khối u. UTV mới phát hiện triệu chứng rất nghèo nàn, thường chỉ thấy có khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ cứng chắc, ranh giới không rõ và có thể di động. Vị trí khối u thường 1/4 trên ngoài [28],[29].
Thay đổi da trên vị trí khối u: thường gặp nhất là dính da, co kéo da. Dính da ở thời kỳ đầu rất khó phát hiện, thường chỉ bác sỹ có kinh nghiệm mới phát hiện. Dính da là một đặc điểm lâm sàng quan trọng để chẩn đoán. UTV có thể làm cho da vú ở vị trí trên khối u đỏ lên và nóng tại chỗ, có thể có phù da, sần da như vỏ cam (gọi là sần da cam), có khi nóng đỏ toàn bộ vú ở UTV thể viêm.
Thay đổi hình dạng núm vú: u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung quanh. Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú. Một số trường hợp gây loét núm vú (Paget núm vú), lúc đầu thường chẩn đoán nhầm là chàm.
Chảy dịch đầu vú: UTV đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Một số trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện vì do lý chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có thể là dịch không màu, dịch nhày, nhưng thường là dịch máu. Tỉ lệ này chiếm 2,6% các trường hợp UTV[30].
Hạch nách: giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát hiện trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế, có thể gây vỡ loét da vùng nách. Đôi khi hạch nách sưng to là triệu chứng đầu tiên phát hiệnUTV.
Đau vùng vú: thường UTV giai đoạn đầu không gây đau, đôi khi có thể bị đau vùng vú, nhấm nhứt không thường xuyên.
Biểu hiện UTV giai đoạn cuối: UTV giai đoạn cuối tại chỗ có thể xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành ngực gây đau nhiều. Có thể di căn hạch nách, hạch thượng đòn, xương, não, phổi, gan gây gày sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt...

        1. Đặc điểm tế bàohọc

          1. UTBM xâm nhập không phải loại đặc biệt

Trước đây, thể này được biết đến là UTBM thể ống xâm nhập. Thuật ngữ đối với loại UTV phổ biến nhất thay đổi từ UTBM thể ống xâm nhập không phải loại đặc biệt (2003) sang UTBM xâm nhập không phải loại đặc biệt (2012). Nhóm UTV này bao gồm tất cả các khối u không bao gồm đặc điểm khác đặc biệt. Các thể đặc biệt khác của UTV cũng thường liên quan đến UTBM ống tại chỗ, bởi vậy nó được coi như thể ống xâm nhập, mặc dù là loại đặc biệt. Thuật ngữ “ống” không được mô tả đặc điểm GPB để phân biệt UTV loại đặc biệt hay không đặc biệt và ít có ýnghĩa.
Trên phiến đồ, mật độ tế bào của chất hút thay đổi phụ thuộc vào số lượng thành phần đệm của u. Trong nhiều trường hợp ung thư, một số lượng lớn các dải, các hình nhú không đều, các hình túi, các cụm và các tế bào đứng riêng lẻ có trên nhiều phiến đồ hút. Các tế bào thay đổi về hình dạng và kích thước (10 đến 20 micromet). Các tế bào u tạo thành các đám lỏng lẻo do sự kết dính của tế bào kém hơn trong u nhú nội ống lànhtính.
Bào tương tế bào tương đối nghèo nàn với nhiều các hốc chế tiết, dạng bọt hoặc các hốc chế tiết lớn riêng lẻ, màng bào tương thường có giới hạn không rõ. Đôi khi bào tương chứa các thể vùi đỏ nhạt, dạng hạt, khu trú đặc biệt ở vùng quanh nhân. Chúng là những kết tủa trong bào tương của các protein dương tính với PAS.Các hình ảnh ác tính này giống nhau khi u ở giai đoạn tại chỗ (UTBM nội ống) hoặc đã xâm nhập ra ngoài màng đáy. Tế bào học đơn thuần không thể phân biệt được chúng. Trong UTBM xâm nhập độ thấp thường tế bào đơn dạng với hình ảnh tương tự như ung thư thùy, mặc dù lượng kích thước tế bào thường là lớn hơn [31].
Nền phiến đồ có các tế bào máu mới hoặc cũ, các mảnh vụn tế bào và các lắng đọng protein có thể che lấp nền tế bào. Đôi khi chất hút có thể chứa các ổ nhỏ chấtnhầy.





tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương