Sở y tế nghệ an bệnh việN Đa khoa huyện thanh chưƠng đỀ CƯƠNG


Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm tế bào học một số bệnh vú bằng xét nghiệm tế bào học chọc hút kim nhỏ



tải về 0.56 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu29.01.2023
Kích0.56 Mb.
#54147
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
đề cương nghiên cứu khoa học năm 2022.bs hồng XN

Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm tế bào học một số bệnh vú bằng xét nghiệm tế bào học chọc hút kim nhỏ.

Chương 1

TỔNG QUAN




    1. Đặc điểm giải phẫu, mô học của vú

      1. Đặc điểm giải phẫu


Ở phụ nữ trưởng thành, vú nằm giữa xương sườn 2- 6 theo trục dọc và giữa bờ xương ức với đường nách giữa trên trục ngang. Trung bình, đường kính vú đo được là 10-12 cm, và dày 5-7 cm ở vùng trung tâm. Hình dạng của vú rất thay đổi nhưng thường có hình như cái nón ở phụ nữ chưa sinh đẻ và có thể chảy xệ ở những phụ nữ đã sinh đẻ. Cấu trúc vú gồm 3 thành phần: da, mô dưới da và mô vú, trong đó mô vú bao gồm cả mô tuyến và mô đệm. Phần mô tuyến được chia thành 15-20 phân thuỳ, tất cả đều tập trung về núm vú thông qua các ống dẫn sữa. Vú được cấp máu chủ yếu từ các động mạch vú trong và động mạch ngực bên. Các cơ quan trọng ở vùng vú là cơ ngực lớn và cơ ngực bé, cơ răng trước, cơ lưng, cũng như các mạc của cơ chéo ngoài và cơ thẳng bụng[16].
      1. Đặc điểm mô học


Cấu tạo của tuyến vú ở nữ giới thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển cơ thể. Đến tuổi dậy thì, tuyến vú bắt đầu phát triển, mỗi tuyến vú được tạo nên từ 15-20 thuỳ tuyến; mỗi thuỳ tuyến gồm nhiều tiểu thuỳ tuyến nằm rải ra trong tổ chức liên kết đệm và tổ chức mỡ của tuyến vú. Ở thời kỳ cho con bú tuyến vú phát triển đầy đủ nhất, mỗi thuỳ tuyến là một tuyến ngoại tiết kiểu chùm nho. Các nang tuyến được cấu tạo bởi hai loại tế bào: tế bào chế tiết và tế bào cơ-biểu mô. Bao bọc bên ngoài bởi màng đáy. Sau khi mãn kinh, tuyến vú thoái triển, trong mô liên kết dưới da chỉ còn sót lại ít đám ống bài xuất nằm rải rác[17].
    1. Đặc điểm lâm sàng và tế bào học chọc hút kim nhỏ một số bệnh tuyến vú

      1. Viêm tuyến vú và áp xe vú


Viêm vú cấp tính và áp xe vú thường xảy ra nhất trong thời kỳ nuôi con bú, là kết quả của sự hình thành vết nứt thường xuyên trong núm vú.
Khám lâm sàng: vú sưng, đau, nóng, đỏ, người bệnh có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc ở các mức độ khác nhau: sốt, đau đầu, mất ngủ, ăn uống kém. Khi viêm khu trú sẽ tạo thành một áp xe, khi đó bệnh nhân thường có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng, kèm theo triệu chứng đau kéo dài làm cho toàn trạng bệnh nhân suy sụp nhanh và nặng. Tại chỗ khám có thể thấy dấu hiệu “lùng nhùng” ở ổ áp xe. Trên lâm sàng, cả viêm vú và áp xe đều có thể nhầm lẫn với UTBM tuyến vú[18].
Về tế bào học, chất hút thường là mủ. Phiến đồ chủ yếu là bạch cầu trung tính và tơ huyết. Các mô bào đơn hoặc đa nhân với bào tương chứa không bào có thể có mặt. Các tế bào biểu mô và trung mô phản ứng đặc trưng bởi nhân mở rộng và hạt nhân nổi bật. Mô hạt và hoại tử mỡ cũng có thể xuất hiện [19].



tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương