SỞ giáo dục và ĐÀo tạo thừa thiên huế Tài liệu HƯỚng dẫn giảng dạY


ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC



tải về 1.43 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.43 Mb.
#35706
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC

a. Về phương pháp


Đối với giáo viên, khi giảng dạy phải:

- ngữ cảnh hoá các ngữ liệu;

- kết hợp hài hoà giữa tính giao tiếp và tính hệ thống của ngôn ngữ theo hướng: vừa tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh vừa chú trọng các hoạt động rèn luyện và hệ thống hoá kiến thức ngôn ngữ; việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng phải tiến hành đồng thời với việc cung cấp các thông tin văn hoá, xã hội ...;

- tạo các điều kiện giao tiếp thuận lợi và khuyến khích các hoạt động giao tiếp; không lạm dụng việc sửa lỗi;

- biết điều khiển học sinh làm việc theo nhóm.

- bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng đã được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông.



Đối với học sinh, phải tích cực:

- chủ động tìm hiểu, rèn luyện giao tiếp ;

- làm việc cá nhân, theo từng cặp và theo nhóm.

b. Về thiết bị dạy học


Phải cung cấp:

- sách giáo khoa cho giáo viên và học sinh;

- sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên;

- các thiết bị nghe nhìn như đầu đọc đĩa CD &VCD (máy radio-cassette), đĩa (băng) ghi âm, tranh ảnh, bản đồ minh hoạ các bài học, và các thiết bị dạy học tự làm.


c. Về đội ngũ giáo viên


Giáo viên phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên để:

- nắm vững mục tiêu, quan điểm, nội dung và phương pháp giảng dạy qui định trong chương trình; sử dụng được sách giáo khoa và thiết bị dạy học;

- cập nhật về phương pháp giảng dạy, về kiến thức ngôn ngữ và các thông tin đất nước học liên quan;

- sử dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng của chương trình.


2. MỘT SỐ LƯU Ý


- Việc phân phối thời lượng cho các nội dung và hoạt động trong phạm vi mỗi bài học chỉ mang tính định hướng mà không mang tính áp đặt để tạo sự mềm dẻo cần thiết cho phép giáo viên thích ứng với lớp mình phụ trách. Giáo viên có thể co giãn ranh giới giữa các tiết trong 1 bài, giữa các bài với nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình trước mỗi cụm bài, của mỗi học kỳ (phải tuân thủ thời điểm chung các tiết ôn tập, kiểm tra 1 tiết và học kỳ).

- Trong nội dung phân phối cho 1 tiết dạy, có những bài tập có thể để học sinh làm ở nhà (xem Sách giáo viên).


3. HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

a) Định hướng chung về kiểm tra, đánh giá


- Việc đổi mới phương pháp kiểm tra-đánh giá môn Tiếng Pháp THPT nhằm đánh giá chính xác và khách quan kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập và sau từng giai đoạn học tập, đồng thời giúp giáo viên điều chỉnh, thích ứng kịp thời phương pháp dạy và học sinh điều phương pháp học theo chương trình và sách giáo khoa Tiếng Pháp THPT.

- Những định hướng chung về đổi mới phương pháp kiểm tra-đánh giá môn Tiếng Pháp THPT là :

+ Bám sát mục tiêu dạy học đã được qui định trong chương trình và được thể hiện cụ thể trong SGK. Việc kiểm tra đánh giá phải bảo đảm được tính nhất quán giữa mục tiêu đào tạo, giảng dạy/học tập và kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá phải cho phép biết được việc học tập của học sinh có đạt được các mục tiêu đặt ra hay không và đạt được trong chừng mực nào, cung cấp những thông tin phản hồi giúp người dạy điều chỉnh việc giảng dạy và người học điều chỉnh việc học của mình để đạt kết quả cao nhất. Các nội dung kiểm tra đánh giá cần căn cứ vào các nội dung dạy và học, tuy nhiên, thời lượng hạn chế của bài kiểm tra chỉ cho phép lựa chọn một số nội dung chính để kiểm tra.

+ Kết hợp đánh giá điều chỉnh (évaluation formative) với đánh giá tổng kết-phân loại (évaluation sommative).

+ Kết hợp kiểm tra thường xuyên (kiểm tra đầu giờ, dưới 1 tiết) và kiểm tra định kì (kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ) ; nội dung kiểm tra phải đúng yêu cầu của chương trình ở thời điểm kiểm tra; chỉ sử dụng các loại hình bài kiểm tra quen thuộc đối với học sinh.

+ Kiểm tra đánh giá toàn diện các kĩ năng giao tiếp (nghe-nói-đọc-viết) và kiến thức ngôn ngữ trên cơ sở các chủ điểm, nội dung, yêu cầu cần đạt qui định trong chương trình và đã được thể hiện trong sách giáo khoa môn tiếng Pháp THPT.

+ Kết hợp các hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan (TNKQ) (tests objectifs), trong đó ưu tiên TNKQ. Các hình thức TNKQ thường được sử dụng là : câu hỏi nhiều lựa chọn (questions à choix multiple - QCM), trắc nghiệm đúng / sai (vrai / faux), trắc nghiệm điền khuyết (exercices à trous ou texte lacunaire), trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (test d’appariement),...

+ Chỉ sử dụng các dạng bài tập có trong SGK, các loại hình bài tập quen thuộc khác được sử dụng thường xuyên ở các lớp trước.


b) Những yêu cầu cụ thể


Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của các bài kiểm tra cần căn cứ vào thời điểm kiểm tra, nội dung chương trình sách giáo khoa và các yêu cần đạt về kiến thức và kỹ năng cho mỗi lớp được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Pháp cấp THPT.

Mỗi học kỳ phải đảm bảo tối thiểu số lượt và nội dung các bài kiểm tra theo hướng dẫn sau đây:


Bài kiểm tra hệ số 1:


- Sử dụng thời gian dành cho kiểm tra miệng để kiểm tra kỹ năng diễn đạt nói (expression orale): mỗi học sinh một lần trong một học kỳ .

- Có 03 lần kiểm tra viết 15 phút (thời điểm kiểm tra không ấn định trong bảng “Phân phối chương trình” này), trong đó:

+ 01 bài dành cho việc kiểm tra kỹ năng nghe hiểu (compréhension orale)

+ 01 bài dành cho việc kiểm tra kỹ năng diễn đạt viết (expression écrite) một đoạn văn ngắn theo chủ đề, có gợi ý.

+ 01 bài dành cho việc kiểm tra kỹ năng đọc hiểu (compréhension écrite)

Bài kiểm tra hệ số 2:


02 lần kiểm tra 45 phút theo thời điểm đã được xác định trong bảng “Phân phối chương trình” này. Trong mỗi bài kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc hiểu (compréhension écrite) và các kiến thức ngôn ngữ (connaissances de la langue).

Bài kiểm tra học kỳ hệ số 3:


01 bài kiểm tra học kỳ, trong đó đánh giá kỹ năng đọc hiểu (compréhension écrite) và các kiến thức ngôn ngữ (connaissances de langue).

LỚP 10



  1. Phân phối chương trình (một số phần có sự điều chỉnh so với năm học 2008-2009)

Cả năm : 105 tiết/37 tuần

Học kì I : 54 tiết/19 tuần

Học kì II : 51 tiết/18 tuần

(Áp dụng từ năm học 2009 - 2010)

  1. Phân phối chương trình có áp dụng DELF

  2. Ma trận biên soạn đề kiểm tra học kì

  3. Phiếu tự đánh giá học sinh (sau mỗi học kì)


tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương