SỞ giáo dục và ĐÀo tạo thừa thiên huế Tài liệu HƯỚng dẫn giảng dạY



tải về 1.43 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.43 Mb.
#35706
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỪA THIÊN HUẾ

Tài liệu

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY

MÔN TIẾNG PHÁP

CẤP THPT

CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI NGỮ 1 + NÂNG CAO


GIÁO TRÌNH: TIẾNG PHÁP 10, 11, 12

(Áp dụng từ năm học 2009 - 2010)
(một số phần trong KPPCT có sự điều chỉnh so với năm học 2008-2009)


Huế, tháng 9- 2009


MỤC LỤC



MỤC LỤC 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HỌC 9

1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC 10

2. MỘT SỐ LƯU Ý 10

3. HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 10

LỚP 10 12

1. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 NN1 13

SÁCH CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NÂNG CAO TIẾNG PHÁP 10 16

SÁCH TIẾNG PHÁP NÂNG CAO 10 16

3. MA TRẬN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ - LỚP 10 NN1 21

4. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ (DÀNH CHO HỌC SINH) - LỚP 10 NN1 23

LỚP 11 25

1. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11 NN1 26

SÁCH CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NÂNG CAO TIẾNG PHÁP 11 27

SÁCH TIẾNG PHÁP NÂNG CAO 11 28

3. MA TRẬN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ - LỚP 11 NN1 31

4. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ (DÀNH CHO HỌC SINH) - LỚP 11 NN1 34

LỚP 12 36

1. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12 NN1 37

SÁCH CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NÂNG CAO TIẾNG PHÁP 12 38

SÁCH TIẾNG PHÁP NÂNG CAO 12 39

2. MA TRẬN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ - LỚP 12 NN1 40

3. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ (DÀNH CHO HỌC SINH) - LỚP 12 NN1 42

PHỤ LỤC 44





UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 1537/ SGD&ĐT-GDTrH

V/v: Hướng dẫn thực hiện hoạt động Huế, ngày 01 tháng 9 năm 2009.

chuyên môn tiếng Pháp năm học 2009-2010.


Kính gửi: - Phòng Giáo dục Thành phố Huế và Huyện Phong Điền,

- Các trường tham gia giảng dạy tiếng Pháp.

Trên tinh thần các công văn 7376/ BGDĐT/GDTrH ngày 24/8/2009, Cv số 7984, 7495/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Bộ và 1495/ SGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2009 của Sở về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010, do tính đặc thù bộ môn, Sở hướng dẫn cụ thể việc dạy học tiếng Pháp trong trường phổ thông năm học 2009-2010 như sau:

I. Chỉ đạo dạy học:

1. Phương pháp dạy học:

Ngoài việc yêu cầu giáo viên thực hiện các qui định chung về dạy học, các Phòng GD / trường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc đổi mới nội dung – phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng cường rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh, sử dụng các phương tiện-thiết bị nghe nhìn, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, lên lớp và hướng dẫn tự học. Các lớp TP’TC ở THPT Quốc Học và THCS Nguyễn Tri Phương bắt buộc đăng ký mỗi tháng 2 buổi / 90 phút / lớp dạy học sinh truy cứu tài liệu trên Internet tại Phòng Vi tính của Trung tâm nguồn Tiếng Pháp Sở, 10 Trần Cao Vân Huế.



2. Nội dung dạy học:

Việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa đòi hỏi giáo viên phải bám sát khung phân phối chương trình (KPPCT), khung chuẩn kiến thức-kỹ năng (KCKTKN) của từng lớp, mục đích yêu cầu trọng tâm của từng chương / bài, đối chiếu với các khung chuẩn, tài liệu về DELF / DALF của “Khung chuẩn kỹ năng ngôn ngữ Châu Âu” để điều chỉnh dạy học tiếng Pháp sát đúng với yêu cầu.

Cần lưu ý mục tiêu dạy học tiếng Pháp hiện nay không những chỉ rèn luyện cho học sinh phải đạt được các kỹ năng qui định trong khung chuẩn ở mỗi trình độ lớp mà còn phải nhắm đến mục đích đầu ra ở cuối cấp học, chuẩn bị cho học sinh tham gia thi đạt các chứng chỉ DELF / DALF tương ứng:


  • Tiếng Pháp tăng cường: trình độ đạt chuẩn cuối cấp THCS:A2; THPT:B2.

  • Tiếng Pháp ngoại ngữ 1: trình độ đạt chuẩn cuối cấp THCS:A1; THPT:A2.

  • Tiếng Pháp ngoại ngữ 2: trình độ đạt chuẩn cuối cấp THPT: A1.

3. Chương trình dạy học:

Chương trình học phải được giảng dạy liên thông từ cấp Tiểu học hoặc Trung học cơ sở đến hết cấp Trung học phổ thông và phải đạt được các trình độ chuẩn cuối cấp qui định trong khung chuẩn của mỗi lộ trình (đã nêu ở phần I.2) 12 năm hoặc 7 năm kể cả ngoại ngữ 2 theo KPPCT và sách giáo khoa (SGK) Bộ và Sở qui định (đính kèm công văn).

Môn ngoại ngữ 2, phải tiếp tục dạy liên thông bắt buộc từ lớp 6 đến lớp 12 với SGK Tiếng Pháp 6, 7 cho 4 năm THCS và Tiếng Pháp 8, 9 cho 3 năm THPT. Trường điều tra, bố trí bắt buộc tất cả các học sinh đã học NN2 ở THCS tiếp tục học cho đến hết lớp 12 với thời lượng đồng đều 2 tiết / tuần theo KPPCT được Bộ và Sở qui định. Những học sinh chưa học ở THCS, nếu có nguyện vọng, và có đủ số lượng đăng ký (20 học sinh trở lên), trường có thể tổ chức dạy học từ lớp 10 theo phân phối chương trình và SGK ADO 1 thời lượng 2 tiết / tuần.
Các chương trình cụ thể:

3.1. Dạy theo hướng đào tạo chuyên sâu: các lớp Tiếng Pháp tăng cuờng (năng khiếu ở Tiểu học, lộ trình B, tăng cường tiếng Pháp ở Trung học):

Tiểu học:

* Tính chất: Tiếng Pháp vỡ lòng (l’enseignement précoce du FLE).

* Mục đích: Làm quen với tiếng Pháp, một ngôn ngữ mới sau tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng khiếu tiếng Pháp (Initiation à la langue française).

* Khung chuẩn kiến thức & kỹ năng:

- Nhận biết, ghi nhớ, vận dụng hệ thống âm tiết, chữ viết, ghép vần của tiếng Pháp; đọc hiểu được các từ ngữ, câu chữ, bài khóa trong sách giáo khoa (CE).

- Hoàn thiện khả năng phát âm, khả năng diễn đạt nói và nghe hiểu các nội dung trao đổi thường nhật trên lớp, các nội dung được học trong sách giáo khoa (EO & CO).

- Ghi chép lại các từ ngữ, câu chữ, bài khóa đã học, các nội dung trao đổi miệng và đọc được trong sách GK (EE).

* Nội dung: Tiếng Pháp: 5 tiết / tuần gồm 3 tiết ngôn ngữ và 02 tiết ca múa, tập vẽ, xem phim, trò chơi bằng tiếng Pháp với khung chương trình và bộ sách “La petite grenouille”- Volume 1 và 2 cho các lớp 1, 2, 3, 4, 5.

* Phương pháp: dạy học theo phương pháp thẩm thấu, tổ chức việc làm, tích hợp giữa học ngôn ngữ với vui học thông qua các hoạt động khám phá thế giới, kể chuyện, xem phim, ca múa, tập vẽ và trò chơi bằng tiếng Pháp.

Trung học cơ sở:

* Tính chất: Dạy học tăng cường tiếng Pháp NN (Enseignement/ Apprentissage intensif du FLE ).

* Nội dung, phương pháp, khung chương trình, sách giáo khoa:

- Tiếng Pháp : 6 tiết / tuần theo khung chương trình và sách GK Tiếng Pháp 6,7, 8, 9 + phần nâng cao theo khung chuẩn chương trình DELF A1, A2 với các nội dung chọn lọc trong DELF A1, A2.

- Toán và Vật lý: 2 tiết Toán / tuần với sách giáo khoa TRIANGLE, 1 tiết Vật lý / tuần với sách DOSSIERS THEMATIQUES 7, 8, 9.

Riêng lớp 6: 7 tiết tiếng Pháp và 2 tiết Toán / tuần.



Các lớp học tăng cường tiếng Pháp chỉ học tiếng Pháp 7 tiết / tuần, không học Toán và Vật lý bằng tiếng Pháp.

- Tiếng Anh: 3 tiết / tuần theo khung chương trình và SGK chuẩn tiếng Anh 6,7,8,9.

- Các môn khác: dạy theo thời lượng, khung chương trình và sách giáo khoa 6, 7, 8, 9.

Trung học phổ thông:

* Tính chất: Dạy học tăng cường tiếng Pháp NN (Enseignement / Apprentissage intensif du FLE).

* Nội dung, phương pháp, khung chương trình, sách giáo khoa:

- Tiếng Pháp : 7 tiết / tuần theo khung chương trình và sách GK Tiếng Pháp nâng cao 10, 11, 12 + Chương trình DELF B1, B2.

- Toán và Vật lý: 3 tiết Toán, 2 tiết Vật lý / tuần theo khung chương trình và sách DOSSIERS THEMATIQUES 10, 11 và 12.

Các lớp học tăng cường tiếng Pháp học 7 tiết tiếng Pháp / tuần, không học Toán và Vật lý bằng tiếng Pháp.

- Tiếng Anh: 3 tiết / tuần theo khung chương trình và sách GK chuẩn tiếng Anh 10, 11 và 12.

- Các môn khác: dạy theo thời lượng, khung chương trình và sách GK chuẩn 10, 11 và 12 + tự chọn (nếu có).



3.2. Dạy theo hướng đào tạo đại trà (NN1, NN2):

* Chương trình Tiếng Pháp NN1:

- Tiếng Pháp: 3 tiết / tuần (trừ lớp 9:2 tiết/tuần) dạy theo khung chương trình, sách GK chuẩn tiếng Pháp 6, 7, 8, 9 (THCS) 10, 11, 12 (THPT), định hướng theo khung chuẩn kiến thức, kỹ năng DELF A1 (THCS), A2 (THPT).

- Tiếng Anh: 3 tiết / tuần (trừ lớp 9:2 tiết/tuần) dạy theo khung chương trình và sách GK chuẩn tiếng Anh 6, 7, 8, 9 (THCS) 10, 11, 12 (THPT).

* Chương trình Tiếng Pháp NN2:

- Tiếng Anh: theo chương trình tiếng Anh NN1.

- Tiếng Pháp:

Hệ 7 năm (lớp 6-12): 2 tiết / tuần dạy theo khung chương trình, sách GK chuẩn tiếng Pháp 6, 7 và 8 (cho 4 năm THCS), 9 và 10 (cho 3 năm THPT- bắt đầu từ năm học 2008-2009) định hướng đầu ra theo khung chuẩn kiến thức, kỹ năng DELF A1 sau lớp 12).

Hệ 3 năm (lớp 10-12): 2-3 tiết / tuần dạy theo khung chương trình và sách Méthode ADO 1.

II. Kiểm tra đánh giá:

1.Trong kiểm tra đánh giá, ngoài việc phải đảm bảo số bài kiểm tra viết thường xuyên và định kỳ, giáo viên cần lưu ý kiểm tra thêm các bài nghe hiểu, diễn đạt nói đúng qui định, đa dạng hoá các loại bài tập, câu hỏi kiểm tra tự luận và trắc nghiệm nhiều lựa chọn (QCM).

Ngoài ra cần phải rèn luyện phương pháp và thói quen thường xuyên tự đánh giá cho học sinh qua phiếu tự đánh giá. Giáo viên thu phiếu, đối chiếu kết quả kiểm tra, hướng dẫn học sinh điều chỉnh học tập và định hướng phần dạy học tiếp theo.

2. Để nắm bắt thực trạng chuyên môn đầu năm, Sở yêu cầu trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm bằng kiểm tra viết 1 tiết (không tính các bài kiểm tra trong PPCT) trong đầu tháng 9/2009 gồm các phần sau: tiếng Pháp tăng cường: 90 phút gồm CL, CE, CO, EE ; Ngoại ngữ 1 và 2 (45 phút) gồm: CL, CE, EE trên nội dung kiến thức kỹ năng cơ bản chương trình lớp duới. Trường tự ra đề, kiểm tra theo PPCT, thống kê kết quả (tỉ lệ % Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém), gửi đề + kết quả kèm nhận xét về Trung tâm nguồn Tiếng Pháp Sở (CRF) trước ngày 15/9/2009.

3. Phát huy năng lực đánh giá đã được bồi dưỡng thẩm định trong 3 năm qua, từ năm nay Sở sẽ không ra đề thi chung như các năm trước nhưng ban hành ma trận chức năng soạn đề học kỳ 1 và 2 cho tất cả các trình độ lớp. Các trường phân công giáo viên ra đề thi theo kế hoạch riêng ngoại trừ lớp 9 và lớp 12 (tiếng Pháp NN1). Đề thi bắt buộc phải tuân thủ ma trận trên, gửi về Sở cùng với thống kê kết quả kiểm tra hai tuần sau khi thi xong qua địa chỉ mail: cdifhue@yahoo.fr . Bên cạnh việc thẩm định các đề, Sở sẽ phát hành các đề công khai trên mạng http://thuathienhue.edu.vn/phap.với tên, địa chỉ trường để giáo viên học sinh có thể trao đổi sử dụng làm nguồn tham khảo hoặc tự học.

III. Sinh hoạt và quản lí chuyên môn:

1. Việc sinh hoạt trao đổi chuyên môn định kỳ giữa các giáo viên tiếng Pháp theo chuyên đề chung “ Đổi mới dạy học bộ môn trên cơ sở thực hành và nâng cao 4 kỹ năng giao tiếp ” định hướng đầu ra theo khung chuẩn kỹ năng của CT phổ thông kết hợp với CT 6 cấp độ chuẩn quốc tế. Nếu là tổ chuyên môn ghép, ngoài sinh hoạt chung cần tách biệt nội dung riêng của tiếng Pháp trên kế hoạch xây dựng đầu năm, có ghi nội dung từng buổi vào Sổ biên bản họp nhóm được BGH kiểm tra theo dõi và Sở thanh tra khi có nhu cầu. Trường hợp trường chỉ có 01 giáo viên, Sở sẽ phối hợp với Phòng Giáo dục tổ chức sinh hoạt hằng quý theo cụm và tổ chức hình thức trao đổi chuyên môn hằng tháng giữa các giáo viên qua thư điện tử.

Ngoài ra, Trung tâm nguồn Tiếng Pháp Sở CRF sẽ tổ chức trao đổi thông tin cập nhật trên địa chỉ http:/thuathienhue.edu.vn/phap với giáo viên và BGH, giáo viên phải thường xuyên vào mạng hằng tuần cập nhật thông tin, trao đổi chuyên môn, tham khảo ngân hàng đề biên tập các đề kiểm tra / thi. BGH có thể tìm hiểu thông tin phục vụ công tác quản lí chuyên môn tại đơn vị.

2. Hồ sơ chuyên môn giáo viên cần tổ chức hợp lí, có đủ các loại hồ sơ đúng qui định và phải bổ sung thêm các khung chuẩn kiến thức kỹ năng, phân phối chương trình, khung chuẩn trình độ DELF/DALF của lớp mình dạy, tuyển tập các tài liệu dạy bổ sung (kể cả địa chỉ, tài liệu điện tử), đề kiểm tra và thống kê kết quả bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên kèm phân tích đánh giá kết quả, sẵn sàng cho việc kiểm tra, thanh tra.

3. Việc dự giờ, thao giảng, thanh tra giáo viên theo chuyên đề “Đổi mới dạy học trên cơ sở thường xuyên thực hành và rèn luyện 4 kỹ năng ngôn ngữ ” cần được tiến hành đúng qui định trong nhóm /cụm chuyên môn; trường đề xuất ứng viên đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, thi giáo án điện tử cấp thành phố, cấp tỉnh (nếu được tổ chức).

Sở sẽ về dự họp tổ /nhóm chuyên môn, dự giờ thao giảng tại các trường; Thanh tra chuyên môn sẽ dự giờ đánh giá (đột xuất và báo trước) theo chu kỳ 3 năm “Thanh tra đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ”, tổ chức làm bài kiểm tra viết trên các nội dung đã tập huấn trong những năm qua, lập hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên.



4. Việc đánh giá xếp loại, ghi điểm vào sổ chính, học bạ phải được thực hiện theo đúng phương thức sau:

4.1. Văn bản áp dụng: Các lớp Chương trình tăng cường tiếng Pháp: thực hiện theo công văn số 13605/BGD&ĐT-THPT ngày 13 tháng 12 năm 2001, các lớp NN1 và NN2 theo Quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 /10 / 2006.



Đối với các lớp NN2 thực hiện theo qui định tại Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT áp dụng từ năm học 2006-2007. Riêng ở bậc THPT sử dụng kết quả học tập học kỳ và cả năm để làm điểm khuyến khích cộng vào điểm trung bình các môn học theo phương thức 2 ghi trong công văn số 8706 / BGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Bộ với các khung sau:

- Điểm trung bình môn NN2 từ 8 đến 10 : cộng thêm 0,3 điểm.

  • Điểm trung bình môn NN2 từ 6,5 đến dưới 8: cộng thêm 0,2 điểm.

  • Điểm trung bình môn NN2 từ 5 đến dưới 6,5: cộng thêm 0,1 điểm.

Nếu việc cộng điểm khuyến khích vào điểm trung bình các môn vượt quá 10 cho điểm tối đa là 10.

4.2. Ghi điểm vào sổ chính:

* Tiếng Pháp tăng cường: Đính thêm khung cho điểm vào Sổ điểm chính, đóng dấu áp lai của Sở; ghi điểm chi tiết vào các cột điểm theo qui định trong văn bản và khung điểm.

* Ngoại ngữ 1: ghi điểm như qui định đối với môn NN 1.

* Ngoại ngữ 2: THCS ghi điểm như một môn học tham gia xếp loại TB các môn, THPT ghi chi tiết vào khung NN2 trong Sổ điểm chính nhưng ở khung tổng hợp điểm TBHK và CN các môn, chỉ ghi điểm thưởng được cọng vào ô TBm NN2.

4.3. Ghi điểm vào Học bạ: Đối với NN 2, THCS ghi vào khung như các môn học khác, THPT ghi điểm TBmHK và điểm thưởng vào ô tương ứng theo ví dụ sau:




Học kỳ I

Học kỳ II

Cả năm

Chữ ký GV Bộ môn

6,5 / +0, 2

8,6 / + 0,3

7,8 / + 0, 2




4.4. Quản lí của Ban Giám Hiệu:

Trường chỉ đạo giáo viên kiểm tra-đánh giá, cho điểm, kiểm tra định kỳ, phê duyệt sổ điểm và học bạ theo đúng các yêu cầu ghi trong các văn bản có giá trị hiện hành của Bộ và Sở; giáo vụ kiểm tra, quản lí, tránh làm ảnh hưởng đến việc ghi điểm của giáo viên, phiền hà cho học sinh, phụ huynh khi tiếp nhận và trả hồ sơ học bạ.



IV. Hoạt động ngoại khoá:

Theo thông lệ, Hội Hữu nghị Việt Pháp tỉnh sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Pháp ngữ 20 tháng 3. Năm nay Sở yêu cầu mỗi trường chuẩn bị 1 đến 2 tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất tham gia Đêm biểu diễn giao lưu văn nghệ (dự kiến sơ khảo vào đầu tháng 3 và chung khảo vào đêm 20/3/2010).



V. Phân công giảng dạy:

Hiệu trưởng cần có kế hoạch phân công giáo viên dạy bao quát hết chương trình cấp học; tuyệt đối không bố trí một giáo viên dạy nhiều năm một trình độ lớp.

Riêng đối với các giáo viên dạy Toán & Vật lý bằng tiếng Pháp, Sở yêu cầu các phòng GD / trường bố trí dạy liên trường như các năm trước, cụ thể như sau:

* Môn Toán : Bà Nguyễn Lê Phương Thảo, giáo viên THPT Quốc Học dạy Toán các lớp 10, 11 và 12 TP’TC Quốc Học (6 tiết / tuần), Bà Hồ Thị Vân Nga-giáo viên THCS Nguyễn Tri Phương dạy Toán các lớp 6,7,8, 9 TP’TC ở Nguyễn Tri Phương (8 tiết/ tuần).

* Môn Vật lý: Ông Trần Văn Bẹ-giáo viên THPT Quốc Học dạy Vật lý các lớp 11 và 12 TP’TC ở Quốc Học (4 tiết/ tuần), Ông Lê Lợi-giáo viên THPT Quốc Học dạy Vật lý lớp 10 ở Quốc Học, Bà Lê Thị Phương Tâm-giáo viên THCS Tôn Thất Tùng dạy Vật lý các lớp 7, 8 và 9 ở Nguyễn Tri Phương (6 tiết / tuần).

Đối với trường hợp giáo viên biên chế tại trường, Trường THCS Nguyễn Tri Phương và THPT Quốc Học bố trí cho họ dạy các tiết Toán / Vật lý phổ thông và bằng tiếng Pháp tại các lớp nói trên, tránh sự trùng lặp nội dung, góp phần giảm tải cho học sinh.

Để thực hiện đầy đủ các nội dung trên, Sở yêu cầu lãnh đạo các Phòng Giáo dục, các trường quán triệt công văn nầy đến các đơn vị và cá nhân liên quan, tổ chức kiểm tra thực hiện tốt các nội dung đã hướng dẫn. Nếu có gì chưa rõ, vướng mắc cần xin ý kiến chỉ đạo của Sở (qua Ô. Dũng, Phòng GDTrH, đt:0913 489950), sự hỗ trợ của TT nguồn Tiếng Pháp Sở (Cô Nhật An, TT nguồn Tiếng Pháp Sở, 10- Trần Cao Vân, Huế, đt:3829912 hoặc 0914 489 325).

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC

- Như trên, PHÓ GIÁM ĐỐC

- Ban Giám đốc (để b/c),

- Vụ GDTrH (để b/c)

- Trung tâm nguồn TP’( để phối hợp),

- Lưu: văn thư, GDTrH, GDTH,TCCB. (Đã ký)



TS. Lê Khánh Tuấn

Đính kèm:

- Khung PPCT các lớp.

- Khung chuẩn KTKN các lớp.

- Ma trận, phiếu tự đánh giá, Khung PPCT bổ sung DELF.

(xin lấy từ địa chỉ Web: http://thuathienhue.edu.vn/phap)
Ghi chú: CV này đã có điều chỉnh so với công văn gốc ở mục I.3.2 (chương trình tiếng Pháp NN1 và NN2) và mục V (phân công giảng dạy)

NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HỌC



tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương