SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


- Trung tâm Ngoại ngữ tại chức



tải về 1.38 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

- Trung tâm Ngoại ngữ tại chức.

Nhận thức đúng đắn và nhạy bén của tầm quan trọng chiến lược phát triển Ngoại ngữ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, Sở GD-ĐT Phú Yên thành lập Trung tâm ngoại ngữ tại chức nhằm đáp ứng phong trào học ngoại ngữ của quần chúng, thanh niên, cán bộ ngoài nhà trường vốn đã được nhen nhóm ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh. Trung tâm ngoại ngữ tại chức Phú Yên được sự bảo trợ của Trung tâm ngoại ngữ quốc gia miền Trung- Huế đã hoạt động từ năm 1990, đến tháng 8/1995 Trung tâm ngoại ngữ tại chức Phú Yên được chính thức thành lập59 .

Nhiệm vụ của Trung tâm ngoại ngữ tại chức Phú Yên có nhiệm vụ đào tạo và cấp chứng chỉ trình độ A,B cho các thứ tiếng Anh, Pháp theo chương trình quy định của bộ GD-ĐT quy định cho cán bộ công chức Nhà nước, thanh thiếu niên và nhân dân lao động trong tỉnh. Là đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT với nguyên tắc tài chính “lấy thu bù chi”. Trong 10 năm hoạt động Trung tâm đã giảng dạy trên 10.000 lượt người theo học, đã cấp được 6.619 chứng chỉ A, 1.370 chứng chỉ B và 116 chứng chỉ C. Để triển khai chỉ thị 422/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo ngoại ngự cho cán bộ công chức nhà nước. Từ tháng 8-1996, Ban tổ chức chính quyền tỉnh giao cho TTNNTC thực hiện 5 khóa đào tạo, tổng số 1720 lượt người đăng ký theo học đã có 1183 người đạt chứng chỉ A,B,C, hiệu suất đào tạo là 68,78%. trong đó có 644 chứng chỉ A ( đạt tỷ lệ 54,45%); 399 chứng chỉ B ( tỷ lệ 61,96%) so với tổng số chứng chỉ A và 140 chứng chỉ C (tỷ lệ 35,96%) so với tổng số chứng chỉ B.

- Trung tâm Tin học.

Sở GD-ĐT Phú Yên cũng đã sớm tiếp cận với Tin học. Từ những năm 1991-1992 Sở đã tổ chức hội thảo Tin học trong sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội trong nhà trường. Đến năm 1992 Trung tâm Tin học trực thuộc Sở GD-ĐT được thành lập do thầy Nguyễn Hưng Nghi làm Giám đốc.

Để đào tạo giáo viên kịp thời đáp ứng cho việc dạy Tin học trong nhà trường, năm 1995, Sở GD-ĐT đã sáp nhập Trung tâm Tin học vào trường CĐSP. Ngành Tin học đã trở thành một mã số đào tạo của trường; được tăng cường trang thiết bị, cán bộ giảng dạy, ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên Tin học cho trường THCS , cho các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp huyện, Trung tâm mở các lớp tin học thực hành các chứng chỉ A, B cho học sinh phổ thông và thanh niên thị xã. Các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp huyện, một số trường PTTH các Sở, Ban ngành, các Phòng giáo dục huyện.

- Các lớp bổ túc văn hóa tại chức.

Vào những năm giữa thập kỉ 90 theo yêu cầu chuẩn hóa cán bộ công chức của Chính phủ, phong trào học bổ túc văn hóa được tổ chức sôi nổi ở các trường PTTH, các huyện thị. Các kì thi tốt nghiệp hệ BTVH cấp THCS, THPT đã thu hút hàng ngàn người dự thi. Chưa nói đến chất lượng học tập, thái độ thi cử, dẫu sao việc cố gắng đi học, đi thi bổ túc văn hóa cũng là điều đáng khích lệ. Việc tổ chức thi cử cũng đã được cải tiến tốt hơn qua từng năm học.



- Trung tâm Giáo dục Lao động, Kĩ thuật tổng hợp, Hướng nghiệp.

Ngay sau khi tái lập tỉnh, Sở GD-ĐT đã thành lập Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp tỉnh do thầy Trần Văn Chương làm Giám đốc. Trung tâm này có quy mô lớn để làm hạt nhân cho hệ thống Trung tâm giáo dục ở các huyện. Đến năm 2000 toàn tỉnh dã có 7 Trung tâm ở các huyện. Các trung tâm này đã tham gia đào tạo nghề phổ thông, nghề ngắn hạn, chuyển giao công nghệ v.v… chủ yếu là đào tạo nghề phổ thông và kỹ thuật ứng dụng cho học sinh các trường phổ thông và chuyên ban. Song so với yêu cầu trong thời kỳ mới, các Trung tâm giáo dục còn nhiều bất cập, trước hết là vấn đề nhận thức, chưa quán triệt được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm giáo dục trong các cấp chỉ dạo giáo dục nên chưa có sự tăng cường đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất kỹ thuật, chưa có đội ngũ giảng viên tương xứng, bộ máy quản lý yếu, không đồng bộ, sự phối hợp giữa Trung tâm với các Trường Phổ thông trong công tác dạy nghề cho học sinh chưa được chặt chẽ, cơ cấu giáo viên ngành nghề chưa hợp lý.

TTGDLD của Tỉnh và các huyện đang có kế hoạch củng cố và tăng cường các điều kiện cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục lao động trong nhà trường.

IV. XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ

Tổ chức Đảng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục cách mạng Việt Nam nói chung và giáo dục Phú Yên nói riêng luôn được tổ chức và phát triển theo sự trưởng thành của cách mạng. Đảng lãnh đạo qua đường lối, mục tiêu giáo dục, qua chương trình, nội dung giáo dục. Trong công cuộc xây dựng hoà bình, những đảng viên trong ngành giáo dục được tập họp, cuốn hút đội ngũ giáo viên cùng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, biến những Nghị quyết của Đảng về kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế-xã hội thành hiện thực trong cuộc sống. Từ số lượng đảng viên ít ỏi trong những ngày đầu cách mạng, qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng nhất là qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đội ngũ đảng viên cộng sản trong ngành giáo dục ngày càng đông đảo và được tôi luyện vững vàng, họ đã phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp ấy vào công cuộc xây dựng nhà trường mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội của tỉnh.

Về tổ chức, ở những cơ quan giáo dục Sở, Phòng và đơn vị trường học có đủ 03 đảng viên thì thành lập chi bộ, nếu ít hơn thì sinh hoạt ghép với tổ chức chi bộ địa phương. Những đơn vị chưa có đảng viên vẫn được Chi bộ Đảng ở địa phương lãnh đạo một cách toàn diện và kịp thời. Toàn ngành giáo dục có Ban cán sự Đảng do đồng chí Giám đốc Sở làm Bí thư, các đồng chí Phó giám đốc, trưởng phòng tổ chức cán bộ và Chủ tịch công đoàn ngành làm uỷ viên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ tỉnh uỷ, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về công tác giáo dục của tỉnh. Công tác phát triển Đảng trong ngành giáo dục ngày càng được chú ý. Để trẻ hoá đội ngũ của Đảng, một số học sinh, sinh viên xuất sắc ở các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, trường dân tộc nội trú, cả ở trường trung học phổ thông cũng được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đến năm 2000, phần nhiều các đơn vị giáo dục trong tỉnh đã có Chi bộ Đảng. Số đảng viên và chi bộ Đảng trong ngành giáo dục, tuy có phát triển hơn trước, song so với một ngành có quy mô to lớn và tầm chiến lược quan trọng như vậy mà sự phát triển Đảng vẫn còn chậm.

Tổng số đảng viên và chi bộ Đảng ngành giáo dục Phú Yên đến năm 2000




Đảng

viên

Chi

bộ




Năm

TS đảng viên

Tỷ lệ ĐV/TSĐV

Chi bộ Đảng

Đơn vị GD

TlệCB/ĐVGD

1996

674

6,2%

55







1998

1056

9,8%

66

342

19%

2000

2064

14,75%

87

396

22%


Công đoàn ngành giáo dục

Năm 1989, khi tái lập tỉnh, Công đoàn giáo dục Phú Yên đã phối hợp cùng với ngành giáo dục triển khai nhiệm vụ xây dựng lại nền giáo dục của tỉnh. Sự phối hợp công tác giữa Sở Giáo dục-đào tạo với Công đoàn giáo dục Phú Yên rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, linh họat về phương pháp và đã đạt được nhiều thành tựu. Với phương hướng, mục tiêu chung “Nâng cao nhiệt tình cách mạng, ý thức tự lực tự cường, động viên cán bộ công nhân viên, giáo viên hăng hái thi đua giảng dạy, công tác, tham gia quản lý trường học, chăm lo đời sống, điều kiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên tăng cường bồi dưỡng cán bộ công đoàn, cải tiến một bước các hình thức, phương pháp họat động Công đoàn” (1). Năm 1994, phương hướng mục tiêu chung “Vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Vì lợi ích và vị trí xã hội của giáo giới và những người lao động trong ngành, tiếp tục đổi mới tổ chức và họat động Công đoàn, góp phần xây dựng đội ngũ và thực hiện nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH”(3).

Từ năm 1990 đến năm 1999, chủ tịch Công đoàn giáo dục Phú Yên là thầy Lê Đức Công. Từ tháng 5-1999, công đoàn giáo dục do thầy Văn Sum phụ trách. Công đoàn giáo dục với những hoạt động cụ thể như xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý phong trào thi đua, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp và đảm bảo điều kiện phương tiện làm việc trong quá trình phối hợp công tác.

Cùng với sự phát triển của ngành, công đoàn giáo dục Phú Yên đã từng bước lớn mạnh về số lượng, 6.000 đoàn viên năm 1989 đã phát triển 10.923 đoàn viên năm 2001 với 356 đơn vị Công đoàn cơ sở. Tổ chức công đoàn đã tuyên truyền giáo dục đoàn viên nghiên cứu, học tập quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thấm nhuần và thực hiện quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, nâng cao lòng yêu nghề, yêu trẻ, thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nghiên cứu khoc học, nâng cao tay nghề, góp công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng nhà trường XHCN. Đến năm 2000 đã có 60,2% giáo viên mầm non; 96,45 giáo viên tiểu học; 95,88% giáo viên Trung học cơ sở; 98,2% giáo viên Trung học phổ thông đạt chuẩn. Tỷ lệ trên chuẩn các cấp đạt tỷ lệ trên 10%.

Công đoàn giáo dục đã tổ chức và thu hút tuyệt đại đa số CB CNVC và đoàn viên Công đòan tham gia phong trào thi đua “hai tốt”. Khẩu hiệu và nội dung thi đua được thay đổi và phù hợp với yêu cầu từng thời kỳ phát triển của ngành. Từ cuộc vận động “Mỗi thầy giáo là tấm gương sáng cho học trò noi theo”, cuộc vận động “kỷ cương-tình thương-trách nhiệm” đến cuộc vận động “dân chủ hóa nhà trường” (dân chủ, công khai trong công tác quản lý, quá trình đào tạo của nhà trường). Hòa nhập với phong trào thi đua của xã hội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đề xướng, trong nhà trường có cuộc vận động “gia đình nhà giáo văn hóa”, nữ giáo viên “giỏi việc trường- đảm việc nhà”, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình (gia đình nhà giáo không đẻ con thứ ba). Các đơn vị Công đoàn và đoàn viên CĐGD hầu hết là những đơn vị, đoàn viên tiên tiến, gương mẫu, là điểm sáng trong phong trào thi đua của địa phương. Năm học 2000-2001, 279 đơn vị Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh, 20% nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, 30% giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua. Nhà giáo được nhận huy chương vì Sự nghiệp giáo dục và 8 nhà giáo vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”: thầy Lê Thông, thầy Nguyễn Cách năm 1990; thầy Nguyễn Chu, thầy Nguyễn Xuân Đàm, Bác sĩ Phạm Đình Thái năm 1994; thầy Nguyễn Chấn, thầy Trịnh Đốc, thầy Nguyễn Văn Thiệu năm 2000.

Công đoàn giáo dục đã kịp thời đề ra những biện pháp tương trợ giúp đỡ nhau tăng gia sản xuất, làm nghề phụ, xây dựng quỹ tương trợ, góp vốn, giúp nhau làm kinh tế gia đình, quỹ của CĐGD tỉnh luôn có vốn đến 500 triệu đồng. Toàn Công đoàn xây dựng được 5 nhà tình nghĩa với kinh phí 75 triệu đồng, phụng dưỡng suốt đời 8 bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng 50 sổ tiết kiệm cho gia đình liệt sĩ giáo dục với 45 triệu đồng, xây dựng các nhà ở tập thể cho giáo viên vùng khó khăn Sơn Định (Sơn Hòa), Đa Lộc (Đồng Xuân).



Hoạt động Đoàn - Đội

Ở tất cả các trường Trung học phổ thông đều có tổ chức Đoàn trường, có Chi đoàn TN học sinh do 1 ủy viên Chi bộ là giáo viên làm Bí thư đoàn trường. Hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường, phong trào thi đua học tập “điểm 10 dâng Bác”, “đôi bạn cùng tiến”, các họat động xã hội “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”: “đường sắt quê em”, “áo lụa tặng Bà”, “tìm địa chỉ đỏ”, “đền ơn đáp nghĩa”, “chữ thập đỏ”, “an toàn giao thông”, “an ninh thôn xóm”.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã cùng với đội ngũ thầy cô giáo giáo dục, rèn luyện đội thiếu niên học sinh thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy” trở thành cháu ngoan Bác Hồ, nhiều đoàn viên, thanh niên có trình độ học vấn trung học phổ thông, có lòng yêu nước, yêu chế độ, hăng hái tham gia lao động để xây dựng đất nước hoặc tiếp tục học tập, rèn luyện nghề nghiệp để hình thành đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục.

Ngày 27 tháng 09 năm 1995, Đại hội lần thứ nhất của Hội khoa học Tâm lý và Giáo dục được tiến hành. Hội đã phát triển trên 292 hội viên chính thức, với các Chi hội cơ quan Sở Giáo dục Đào tạo, Chi hội Trường CĐSP, Chi hội huyện Tuy Hòa, Tuy An, Thị xã Tuy Hòa, Chi hội ngành giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, Chi hội Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em, Chi hội Bệnh viện Phú Yên, Chi hội ngành công an … Nhiệm kỳ thứ nhất từ 1995 – 2000, do Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Đàm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Tâm lý Giáo dục học VN làm chủ tịch, Thạc sĩ Trần Văn Chương, Ủy viên Ban CHTW, đ/c Trần Khắc Luyện làm Phó Chủ tịch và nhà giáo Phạm Văn Thiện làm Tổng thư ký. Nhiệm kỳ II từ 2001 – 2005 do Thạc sĩ Lê Nhường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Phú Yên làm Chủ tịch và Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Huy Vị làm Phó chủ tịch.

Qua 10 năm hoạt động, Hội đã phát triển khá mạnh. Hội đã phối hợp với Sở Giáo dục tổ chức hơn 15 cuộc hội thảo khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới giáo dục: về vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở cấp học mầm non, tiểu học, trung học và cao đẳng sư phạm; về giáo dục đạo đức cho học sinh trường PTCS, PTTH; về giáo dục dân số, giới tính và sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên; về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh lớp 12; về vấn đề tâm lý, sự chăm sóc và phát huy tiềm năng người cao tuổi … Hội đã tham gia tư vấn, phản biện và nghiệm thu các cấp ngành, cấp tỉnh về văn học, lịch sử, địa lý địa phương, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về giáo dục học sinh năng khiếu, về lịch sử giáo dục Phú Yên.

Hội cũng là một trong những thành viên nghiên cứu đề tài “xây dựng mô hình trường cao đẳng cộng đồng, đại học đa ngành cho địa phương tỉnh” trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Tổ chức Hội và các hội viên làm nòng cốt trong việc vận dụng Khoa học Tâm lý, giáo dục qua các hội giảng thu hút được hàng trăm giáo viên tham gia và đã đạt được nhiều giải cao ở các cấp. Thực sự Hội đã góp phần nâng cao tiềm lực khoa học, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của tỉnh nhà.

Các hội “Ái hữu” tự nguyện trong giáo giới và học sinh được thành lập. “Hội thầy trò Lương Văn Chánh” ra đời do thầy Trần Suyền, người có công lớn trong những ngày đầu tổ chức, xây dựng trường Lương Văn Chánh - trường Trung học đầu tiên của tỉnh nhà (tháng 9-1946). Ông nguyên là Bí thư Tỉnh ủy, làm Chủ tịch Hội. “Hội cựu học sinh Trung học Phú Yên” do đồng chí Lương Công Đoan, một trong những hạt nhân tích cực của phong trào sinh viên học sinh trong trường Trung học Tổng hợp Nguyễn Huệ thời chống Mĩ, nay là Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch Hội. Các Hội không chỉ là nơi đoàn tụ các thế hệ giáo viên học sinh trong tình cảm Thầy – Trò, tình cảm đồng môn mà còn có ý nghĩa mục đích rộng lớn, tích cực tốt đẹp hơn là góp phần xây dựng phát triền ngành giáo dục của tỉnh nhà. Các Hội đã vận động xây dựng được quỹ Hội hàng tỉ đồng, cùng với các tổ chức văn háo từ thiện khác như Hội Nhà báo Phú Yên, Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, các quỹ học bổng “tiếp sức cho em đến trường”, “Quỹ học bổng đèn đom đóm”, “Quỹ tài năng trẻ”, Hội đồng hương Phú Yên tại Thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đều tổ chức trao phần thưởng cho học sinh giỏi các cấp, cấp học bổng cho học sinh khuyết tật, học sinh nghèo, cứu trợ cho học sinh vùng sâu vùng xa, các vùng bị thiên tai lũ lụt. Các hoạt động khuyến học khuyến tài đã có tác dụng rất tốt trong việc động viên học sinh phát huy truyền thống “Yêu nước – học giỏi – kính thầy mến bạn”, rèn luyện trở thành người công dân tốt, người chiến sĩ tốt trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương.

V. CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

Ngày 25 tháng 5 năm 1993, UBND Tỉnh quyết định số 637/QĐ-UB giao cho Sở giáo dục quản lý ngân sách Giáo dục-đào tạo trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện để ngành chủ động và tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trận lụt và bão thế kỷ tháng 11-1993 ập vào Phú Yên, riêng ngành giáo dục có 1.016 phòng học đã bị sập, nhiều sách vở, tài liệu và thiết bị khác bị cuốn trôi trị giá trên 20 tỷ đồng, 23 em học sinh bị chết. Khó khăn lại chồng chất, nhiều nơi học sinh phải học ca 3, ca 4. Toàn tỉnh đã dấy lên phong trào hành động cách mạng, cùng sự hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của bạn bè trong cả nước, ngành giáo dục Phú Yên đã nhanh chóng phục hồi và vững bước đi lên đạt kết quả tốt, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Giáo dục-đào tạo đánh giá cao.



Trong 4 năm, từ 1993 đến 1996, toàn tỉnh đã huy động được 44.811.870.000đ để xây dựng, tu sửa và 6.230.000.000đ để mua sắm trang thiết bị, sách tham khảo, đồ dùng dạy học trang bị cho các trường học. Trong đó, nguồn vốn xây dựng cơ bản do ngân sách Nhà nước cấp và huy động nguồn vốn từ Xổ số kiến thiết là: 9.490.154.000đ, chiếm 21,2% tổng kinh phí đầu tư xây dựng toàn ngành. Chỉ mới tập trung xây dựng các trường mới như trường chuyên Lương Văn Chánh, trường Dạy nghề kinh tế kỹ thuật, trường Niềm Vui, trường THPT Phan Đình Phùng. Nguồn vốn xây dựng cơ bản chưa đầu tư xây dựng thêm phòng học do nhu cầu phát triển học sinh hàng năm và chưa đầu tư để nâng cấp các trường phổ thông hiện có. Nguồn vốn chương trình quốc gia về Giáo dục-đào tạo là 19.766.165.000đ, chiếm 44,1% tổng kinh phí đầu tư xây dựng toàn ngành. Nguồn vốn này đã đầu tư xây dựng được các trường Nội trú dân tộc tỉnh, trung tâm giáo dục thể chất và quốc phòng, trường Cao đẳng sư phạm. Ngoài ra còn phân phối về các địa phương, các trường để hỗ trợ, kích thích sự đóng góp của nhân dân và các nguồn kinh phí khác. Nhờ có sự hỗ trợ kinh phí của chương trình quốc gia nên trong những năm qua các địa phương đã huy động được sự đóng góp đáng kể của các nguồn kinh phí khác, góp phần làm cho bộ mặt nhà trường khang trang hơn, sáng sủa hơn. Nguồn kinh phí sự nghiệp, mặc dù nội dung chính của nguồn kinh phí này là dùng để chi lương, các khoản phụ cấp theo lương cho cán bộ, giáo viên và chi cho các họat động trong nhà trường và các họat động chung trong toàn ngành, nhưng Sở giáo dục đã chỉ đạo các Phòng giáp dục, các trường tiết kiệm chi tiêu để đầu tư xây dựng, tu sửa, mua sắm tăng cường cơ sở vật chất trường học. Trong năm 2000, các trường trong tỉnh đã trang bị được 115 máy vi tính, 4 phòng LAB. Tất cả các trường đều tương đối đủ sách giáo khoa, sách tham khảo dành cho giáo viên. Hầu hết các trường Tiểu học đều được trang bị thiết bị đồng bộ; 2/3 số trường THCS và PTTH được trang bị bộ thí nghiệm lý -hóa -sinh, tranh ảnh phục vụ giảng dạy. Nguồn kinh phí do ngân sách huyện, xã hỗ trợ trong 4 năm được: 5.380.220.000đ, chiếm 12% tổng kinh phí đầu tư xây dựng toàn ngành, chủ yếu là ngân sách xã. Địa phương hỗ trợ nhiều nhất là huyện Tuy Hòa với tổng kinh phí là 4.054.000.000đ. Các huyện còn lại hỗ trợ được 1.326.220.000đ. Nguồn kinh phí này được sử dụng để xây dựng trường cao tầng như trường ở Hòa Thành, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Kiến, Hòa Đồng, Hòa Quang và xây dựng phòng học cấp 4 để xóa ca 3, tu sửa nâng cấp các phòng học như các xã Hòa Tân Đông, Hòa Mỹ Đông, Hòa Phú, Hòa Hiệp Trung, Hòa Thắng, Hòa Định Đông, Bình Kiến, Hòa Trị, Xuân Lộc, Thị trấn Sông Cầu, Xuân Thọ 1, Xuân Thịnh, Xuân Phước, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam, An Lĩnh, An Ninh Đông, Sơn Hòa, Cà Lúi… Nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp theo Quyết định 248 TTg trong 4 năm qua là: 4.517.665.000đ, chiếm 10,1% tổng số kinh phí đầu tư xây dựng toàn ngành. Nguồn kinh phí này cùng với các nguồn kinh phí của ngân sách huyện, xã, chương trình mục tiêu và kinh phí chi thường xuyên đã kịp thời sửa chữa các phòng học xuống cấp, xây dựng được một số trường cao tầng ở một số địa phương, góp phần làm cho bộ mặt nhà trường khang trang hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Từ năm 1993-1996, cả tỉnh xây dựng thêm được 707 phòng học bằng nguồn vốn sổ số kiến thiết, 531 phòng học khác bằng nguồn vốn huy động của nhân dân; Xây mới các loại phòng sinh hoạt, nhà vệ sinh, giếng nước… trị giá 1.987.000.0000; Xây mới 7.047m tường rào; Bêtông hóa 16.375m2 sân chơi; Tu sửa lớn và nâng cấp được 378 phòng; Tu sửa nhỏ 515 phòng; Đóng mới 38.719 ghế ngồi cho học sinh, 12.201 bộ bàn ghế cho giáo viên giảng dạy trên lớp và các phòng làm việc, 341 bảng đen, 375 tủ hồ sơ các loại; Mua sách và thiết bị đồ dùng dạy học trị giá 6.230.000.000đ; Mua sắm thiết bị văn phòng trị giá 1.708.286.000đ…



VI. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI, HỢP TÁC GIÁO DỤC

Về công tác nghiên cứu khoa học, năm học 1991-1992, Hội đồng khoa học của ngành giáo dục-đào tạo Phú Yên được thành lập. Các thành viên hội đồng gồm lãnh đạo Sở, các Trưởng phòng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn Ngành và một số chuyên viên do Giám đốc Sở làm Chủ tịch. Quá trình hoạt động đã phối hợp với Công đoàn giáo dục phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy rộng khắp trong toàn ngành từ cấp trường, phòng đến cấp sở. Xây dựng được hệ thống đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục cấp ngành phục vụ cho đổi mới giáo dục, triển khai các nghị quyết Trung ương về giáo dục (NQTW 4 khoá 7- NQTW 2 khoá VIII). Về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn mù chữ; về đề án xây dựng các loại trường đặc biệt, về xã hội hoá giáo dục. Các đề tài cấp ngành như “Trường nuôi- dạy trẻ em khuyết tật Phú Yên”, “Thực trạng và mô hình trung tâm giáo dục trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ Phú Yên”, “xây dựng trường Cao đẳng- Đại học cộng đồng Phú Yên” do TS. Nguyễn Xuân Đàm chủ nhiệm; tiếp đến các đề tài cấp tỉnh: “nâng cao chất lượng dạy và học bậc tiểu học phục vụ chiến lược con người tỉnh Phú Yên” do Thạc sĩ Trần văn Chương làm chủ nhiệm; đề tài “đào tạo và bồi dưỡng học sinh năng khiếu” do thầy Lê Đức Công chủ nhiệm,…

Các hội nghị khoa học đã được tiến hành như về “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục”. Hội nghị khoa học: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức- chính trị cho học sinh phổ thông trung học - 1998”. Phú Yên đăng cai các Hội nghị KH “Xã hội hoá giáo dục các tỉnh Tây Nguyên- miền Trung, miền Đông Nam bộ” do Bộ Giáo dục-Đào tạo và Công đoàn GD Việt Nam tổ chức (4-1995), “Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non các tỉnh miền Trung” (4-1996).

Trong 10 năm, từ 1991 đến 2000, ngành giáo dục đã có trên 30 luận văn Thạc sĩ về các chuyên ngành Văn học, Toán, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Quản lý GD của giáo viên, cán bộ giáo dục…. Các luận văn đã được vận dụng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục, giảng dạy và các lĩnh vực khoa học có liên quan.

Về quan hệ đối ngoại và hợp tác giáo dục, Hội nghị khoa học “Kỷ niệm 200 năm đại Cách mạng tư sản Pháp 1789-1989”, tổ chức tại trường CĐSP Nha Trang, có sự tham gia của Hội sử học Việt Nam, đại diện văn hóa Pháp ở Sài Gòn, hai Giáo sư Sử học Trường đại học Paris gởi băng hình sang tham dự… Không khí hợp tác văn hóa giáo dục giữa Phú Khánh và Cộng hòa Pháp đã bắt đầu từ đó.

Ngay từ sau ngày tái lập tỉnh Phú Yên, mối quan hệ này được tiếp tục phát triển. Đại diện tổ chức Văn hóa Pháp ở Huế, ông Phi-lip-Ca-tơ-lanh hỗ trợ về vật chất, sách giáo khoa để mở lớp đào tạo giáo viên tiếng Pháp ở trường Sư phạm, cùng với chương trình hỗ trợ của phu nhân Tổng thống Pháp Phơ -Răng-xoa Mit-tơ-răng, mở các lớp tiếng Pháp miễn phí ban đêm, câu lạc bộ Hội hữu nghị Việt – Pháp cũng được thành lập.

Tháng 10-1993, Bộ giáo dục nước Cộng hòa Pháp mời Giám đốc sở Giáo dục-đào tạo Phú Yên sang tham quan và nghiên cứu về vấn đề đào tạo giáo viên, chương trình sách giáo khoa, giáo dục mẫu giáo, phổ thông và thanh tra của Pháp, ở trường Đại học Paris 7, Đại học Sư phạm Gronoble, Trung tâm giáo khoa, bồi dưỡng giáo viên tiếng Pháp, thanh tra viên … tiếp đến chuyến thăm Việt Nam và Phú Yên của Giáo sư TS. Comiti Claude - phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm tỉnh Gronoble vào tháng 2.1994 đã mở rộng thêm mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt - Pháp. Đi đầu trong việc đào tạo - bồi dưỡng giáo viên tiếng Pháp là trường CĐSP Phú Yên mở khoa đào tạo giáo viên tiếng Pháp từ 1990 – 1997, 3 khóa đào tạo được 61 giáo viên THCS; liên kết ĐHSP Huế đào tạo chuyển tiếp 24 giáo viên tiếng Pháp THPT.

Từ năm học 1994-1995, việc giảng dạy tiếng Pháp mở rộng ở 6 huyện, thị và các cấp, đến năm học 1995-1996 đã có 1117 học sinh cấp tiểu học, với 33 lớp, 14 giáo viên tại 19/133 trường tiểu học, chiếm 1,5% số trường học. Ở cấp THCS, 2674 học sinh, với 70 lớp, 35 giáo viên tại 16/72 trường THCS: chiếm 22,2% số trường. Ở cấp THPT, 1.349 học sinh, 30 lớp, 10 giáo viên tại 7/19 trường chiếm 36,8% số trường PTTH. Tổng số học sinh tiếng Pháp các cấp 5.140 em với 133 lớp với 59 giáo viên.

Phú Yên là một trong 18 tỉnh trong cả nước tham gia “chương trình dạy tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” do tổ chức AUPLF thực hiện từ năm 1995-1996. Sự hợp tác giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục cộng hòa Pháp với 2 lộ trình. Lộ trình A: Học sinh được học tiếng Pháp từ lớp 1 ; lộ trình B: học sinh được học tiếng Pháp từ lớp 6. Nhờ có sự quản lý và viện trợ lương giáo viên, phương tiện dạy học nên chất lượng dạy học đạt tốt.

Đến năm học 1995-1996, Sở giáo dục Phú Yên là một trong 12 tỉnh đã phủ kín việc dạy ngoại ngữ trong nhà trường PTTH (tiếng Anh 90%, Tiếng Pháp 10%). Tuy chất lượng học ngoại ngữ chưa cao, song là một cố gắng và thành tích đáng ghi nhận. Đến năm học 2001-2002, học sinh Tốt nghiệp THPT không còn phải thi môn thay thế ngoại ngữ - và học sinh lớp 12 tiếng Pháp đầu tiên thi tốt nghiệp PTTH, 3 em học sinh giỏi tiếng Pháp được nước Cộng hòa Pháp cấp học bổng du học.

Sự viện trợ qua các tổ chức phi Chính phủ như chương trình ODA, qua các đại sứ quán Australia, tổ chức UNICEF, các tổ chức nhân đạo HEDO (giúp đỡ giáo dục miền núi) của Bộ giáo dục do TS Trịnh Ngọc Trình làm Giám đốc, Ủy ban 2 Hà Lan, Hội Huynh đệ Việt Nam tại Pháp, Hội người Việt tại CH Liên bang Đức, Tổ chức SAP – VN người Việt Nam tại Mỹ … các cá nhân Việt Kiều đã trợ cấp cho giáo viên học sinh gặp khó khăn trong thiên tai bão lụt, tặng học bổng cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, trang bị đồ dùng dạy học, xây cất trường lớp, bàn ghế ở vùng bão lụt, vùng đồng bào dân tộc… với số tiền lên đến 2.803.710.000 đồng Việt Nam, 102.000USD, và Tổng Bí thư Đỗ Mười tặng cho trường Niềm vui 1.300.000.000đ.

Nhờ có sự nhận thức đúng đắn về hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục nên tuy mới là những hoạt động ban đầu, chưa có kinh nghiệm nhưng cũng đã đem lại những kết quả đáng trân trọng về ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa quốc tế trước bối cảnh mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới.

*

* * *


Chủ trương tái lập tỉnh Phú Yên của TW đã phù hợp với thực tiễn yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện mới, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, truyền thống tâm lý – văn hóa xã hội địa phương, mặc dù trong những ngày đầu, cũng như các ngành khác, ngành giáo dục và đào tạo gặp không ít khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, với tinh thần tự lực tự cường, lòng quyết tâm chấn hưng sự nghiệp giáo dục, với những thầy giáo dày dạn kinh nghiệm cùng với các bạn trẻ hăng hái nhiệt tình, toàn ngành cùng chung lòng, chung sức chỉ trong thời gian ngắn đã hình thành và ổn định được cơ quan đầu ngành là Sở Giáo dục và Đào tạo với đủ các Phòng, Ban đi vào hoạt động.

1- Thời kỳ củng cố tổ chức, mở rộng quy mô giáo dục

Quan tâm đầu tiên của lãnh đạo Ngành là xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức cơ cấu, đồng bộ của toàn ngành. Hai đơn vị sư phạm được thống nhất thành Trường sư phạm Phú Yên làm nhiệm vụ đào tạo đủ giáo viên phục vụ cho việc phát triển tiểu học và trung học cơ sở.

Hệ thống các trường tiểu học, các trường phổ thông cơ sở, các lớp cấp 2 nhô, các trường cấp 1, 2 được mở rộng khắp nơi đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân. Đa dạng hóa các loại hình trường và củng cố các trường công lập, mở nhiều trường trung học bán công, thỏa mãn nhu cầu học lên cấp 3 của học sinh tốt nghiệp cấp 2, đồng thời mở trường và lớp Bổ túc văn hóa, lớp phổ cập giáo dục, lớp học tình thương, lớp linh hoạt, lớp chuyên đề sau XMC… đáp ứng nhu cầu học tập mọi lứa tuổi, mọi địa bàn… Các trường giáo dục đặc biệt như trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật, trung tâm vòng tay ấm để giáo dục trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Bên cạnh đó mở các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cấp tỉnh và huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên.

Giáo dục miền núi hải đảo được đặc biệt quan tâm. Hệ thống trường nội trú dân tộc các huyện được củng cố, mở nội trú dân tộc tỉnh. Hệ thống các trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư nhân được quan tâm hỗ trợ thành lập.

2- Thời kỳ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trường tiểu học phấn đấu dạy học đủ 9 môn của chương trình đề ra. Trường sư phạm đào tạo giáo viên Nhạc, Họa đáp ứng yêu cầu dạy môn Mỹ thuật, ca hát, hoạt động văn nghệ trong các trường tiểu học, THCS.

Xây dựng hệ thống các trường trọng điểm ở các cấp học. Trường PTTH chuyên Lương Văn Chánh được thành lập, được đầu tư toàn diện và trường đã làm tốt được vai trò của một trung tâm chất lượng cao.

Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” được phát động, duy trì, trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên. Các buổi thao giảng ở cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, các cuộc triển lãm đồ dùng dạy học có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục.

Chú trọng thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho giáo viên các cấp. Kết quả học sinh Phú Yên thi học sinh giỏi ở bảng A đạt nhiều giải cao so với các tỉnh bạn. Có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Năm 1997, ngành Giáo dục Phú Yên được Bộ khen thưởng đạt 9/10 chỉ tiêu thi đua chất lượng của Bộ.

3. Thời kỳ phát động mở rộng phong trào học ngoại ngữ trong nhà trường, trong CBCNV và ngoài xã hội. Đào tạo bồi dưỡng mở rộng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, chuyển giáo viên Tiếng Nga sang học và dạy Tiếng Anh, đưa Tiếng Pháp vào nhà trường. Thực hiện chương trình dạy học Tiếng Pháp tăng cường ở cả cấp 1 và cấp 2.

Phú Yên là một trong số ít tỉnh phủ kín ngoại ngữ trong các trường cấp 2 từ năm 1996. Và đến năm 2001 là tỉnh không còn thí sinh thi môn thay thế trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Trung tâm ngoại ngữ của Sở GD-ĐT có tác động tốt trong việc phát động phong trào học Tiếng Anh sôi nổi trong CBCNV và nhân dân lao động.

4- Thời kỳ đưa nền dân trí tỉnh nhà bước qua ngưỡng cửa phổ cập tiểu học. Kiên trì tổ chức duy trì phong trào học xóa mù chữ, rộng khắp. Đông đảo nhân dân miền núi cũng như hải đảo ra lớp xóa mù. Toàn tỉnh được công nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học vào năm 1998.

5- Thời kỳ củng cố và phát triển hệ thống các trường chuyên nghiệp và cao đẳng; lần lượt các trường trung học chuyên nghiệp được nâng cấp thành trường cao đẳng; trường CĐSP chuẩn bị các điều kiện để nâng lên thành trường đại học. Công tác đào tạo nhân lực được chú ý để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

6- Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đã được chú ý và mang lại kết quả bước đầu khá tốt.

Nhìn lại phát triển giáo dục trong thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, đây là thời kỳ hoạt động giáo dục sôi nổi, có chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, là thời kỳ giáo dục vừa được mở rộng qui mô, vừa nâng cao chất lượng toàn diện, vừa phát huy được hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Có thể nói, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã thực sự gắn chặt và thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đồng thời tạo được những bước phát triển mới, ghi những dấu son tốt đẹp để rồi mở ra những trang sử tươi sáng hơn cho giáo dục Phú Yên đầu thế kỷ XXI.

CHƯƠNG VII

GIÁO DỤC PHÚ YÊN - NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (2001 - 2005)


Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương