SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


Phát triển giáo dục miền núi, hải đảo



tải về 1.38 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2.3. Phát triển giáo dục miền núi, hải đảo

Phú Yên có 3 huyện miền núi với 36 xã, thị trấn. Mỗi huyện đều có xã vùng cao và người dân tộc thiểu số sống xen kẽ với người Kinh hoặc rải rác trên nhiều địa bàn hiểm trở. Toàn tỉnh có trên 30.000 người dân tộc, gồm dân tộc Eđê, Bân, Chăm H’roi, Tày, Nùng,… trong 4 huyện, thị xã còn lại địa phương nào cũng có xã miền núi, bán đảo, vùng khó khăn. Do những đặc điểm nói trên nên vấn đề phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

Huyện Sông Hinh, từ năm 1975 đến 1985 vẫn là vùng đất hoang vu của huyện Sơn Hòa, đến năm 1985 huyện Sông Hinh thành lập. Huyện Đồng Xuân tình hình giáo dục thuận lợi hơn. Song 3 huyện miền núi sau năm 1975 có 5 trường cấp I và 1 trường cấp II ở Đồng Xuân. Tổng cộng khoảng 700 học sinh.

Đến những năm 1990, tình hình giáo dục có sự chuyển biến tốt. Tại Thị trấn La Hai (Đồng Xuân), tỉnh chủ trương mở thêm trường cấp II-III. Bên cạnh trường phổ thông, các lớp bổ túc văn hoá được lập ra để giảng dạy cho cán bộ, thanh niên. Nông trường Sơn Thành (huyện Tuy Hòa) đã có trường Phổ thông lao động cấp II-III vừa học, vừa làm.

Tình trạng thiếu giáo viên, thiếu phòng học còn phổ biến. Nhiều nơi học sinh phải học ca 3. Do vậy, số lượng học sinh phát triển chậm, chất lượng yếu kém kéo dài trong nhiều năm liền chưa thể khắc phục được. Đó là chưa kể một số xã, buôn còn tình trạng “trắng” về giáo dục.

Thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Quyết định số 72 của Hội đồng bộ trưởng và Chỉ thị số 525 của Thủ tướng Chính phủ đã tác động thúc đẩy giáo dục miền núi phát triển. Hình thức tổ chức lồng ghép thu hút trẻ em ở các buôn làng đến lớp, xây dựng được hệ thống 4 trường nội trú Dân tộc (1 trường tỉnh, 3 trường huyện).

Theo thống kê năm học 1989-1990 tổng số học sinh 3 huyện miền núi có 16.430 em, cụ thể: Huyện Sông Hinh có 2.707 học sinh; huyện sơn Hòa có 5.388hs; huyện Đồng Xuân có 7.744 học sinh; trường phổ thông cấp II-III Lê Lợi có 315 học sinh và trường phổ thông cấp II-III Sơn Hòa có 186 học sinh; trường phổ thông cấp II-III Sơn Thành có 90 học sinh. Trong đó số, học sinh người dân tộc thiểu số là 3.294 em, chủ yếu là học sinh người dân tộc Êđê, Bana và chăm H’roi.

Từ khi tái lập tỉnh (7/1989), Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã có những quan tâm sâu sát, cụ thể đối với giáo dục miền núi và dân tộc. Để khắc phục tình trạng giáo dục còn kém phát triển, chất lượng chưa cao, giáo viên thiếu và yếu, kỳ họp HĐND khóa II, kỳ họp thứ IV từ ngày 28 đến 31/7/1990 đã ra Nghị quyết về giáo dục trong đó có ghi: “Giữ chế độ luân chuyển giáo viên từ miền xuôi lên miền núi, không thu học phí đối với các cấp ở miền núi”. Đồng thời, UBND tỉnh có chế độ chính sách cụ thể đưa giáo viên luân chuyển giữa đồng bằng và miền núi57.

Năm học 1992-1993, huyện Sông Hinh chỉ có 13 học sinh lên lớp 10 nên chưa đủ điều kiện thành lập trường cấp III. Để tạo điều kiện thuận lợi việc dạy và học của cán bộ và học sinh miền núi, tháng 9 năm 1992 UBND tỉnh đã có quyết định thành lập trường cấp II-III Sông Hinh do thầy Nguyễn Đoàn làm Hiệu trưởng.

Năm 1995, 36 xã của 3 huyện miền núi đều có trường lớp học. Trung tâm xã Ea-Lâm huyên Sông Hinh, ngôi trường được xây dựng với 4 phòng học khang trang, có bể đựng nước, có 229 học sinh người dân tộc và 9 giáo viên. Trạm y tế cũng được xây dựng, dân làng dời nhà đến 2 bên đường đông đúc. EaLâm trở thành điểm sáng văn hóa được bừng lên giữa đại ngàn Sông Hinh. Các xã Eaba, Eabá, Sông Hinh, Buông Kít, Buông Bầu, Buông Đức, Eatơrôn và các xã Phước Tân (buôn Ma-gao, Ma I, Ma giấy), Sơn Hội, Cà Lúi, Hòa Ngãi (Sơn Định), Phú Mỡ, Kỳ Lộ, Xí Thoại (Đồng Xuân), HảoDanh, Hảo Nghĩa (Sông Cầu).

Cuối năm 1995, tổng số học sinh dân tộc miền núi được học trong 4 trường nội trú là 507 em (Đồng Xuân: 100 học sinh; Sơn Hòa: 157 học sinh; Sông Hinh: 100 học sinh và trường dân tộc Nội trú tỉnh: 150 học sinh). Đến năm 2000, có 600 học sinh người dân tộc được học ở các trường DTNT. Phú Yên là tỉnh có tỷ lệ học sinh vào học các trường nội trú dân tộc ở hạng cao trong cả nước. Số học sinh 3 huyện miền núi mỗi năm được tăng trưởng rõ rệt như năm 1995 có 5.368 học sinh đến năm 2000 lên 7.815 học sinh .

Những chế độ chính sách đối với giáo viên miền núi, học sinh dân tộc, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất đã mang lại nhiều tiến bộ rõ rệt cho giáo dục miền núi, mang lại cơ hội học tập cho các dân tộc anh em góp phần làm cho đời sống kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh phát triển.

Bên cạnh việc phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, giáo dục vùng ven biển, hải đảo cũng được ngành quan tâm đúng mức. Năm học 1994-1995, Sở GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá sự phát triển của giáo dục vùng núi, dân tộc, vùng ven biển, hải đảo. Nếu như giáo dục vùng núi có những bước khởi sắc từ XMC-PCGD/TH đến THCS, PTTH thì giáo dục vùng ven biển hải đảo có những chuyển mới rất đáng phấn khởi. Từ huyện Sông Cầu đến huyện Tuy An, thị xã Tuy Hòa đến huyện Tuy Hòa, các lớp học mầm non, PCGD/TH-XMC được hình thành và phát triển. Ở xã Xuân Lộc- Sông Cầu có thầy Phước và Hội Chữ thập đỏ lập 2 lớp học trẻ em nghèo, mồ côi. Cô giáo Cảnh Xuân với các lớp Mầm non ở xã Xuân Cảnh. Bán đảo Từ Nham có Ban nhân dân thôn lập các lớp tiểu học trên đảo… Ở Tuy An, thầy Huỳnh Xuân Đào phụ trách các lớp PCGD/TH-XMC ở xã An Hải. Ở huyện Tuy Hòa, các xã Hòa Hiệp, Hòa Tâm đều có sự quan tâm đến sự phát triển giáo dục các vùng ven biển. Đóng góp cho giáo dục vùng ven biển, hải đảo Phú Yên là nói đến các “thầy giáo mang quân hàm xanh” và vai trò của các đơn vị bộ đội Biên phòng các huyện Sông Cầu, Tuy An, Thị xã Tuy Hòa và Huyện Tuy Hòa. Họ vừa là anh, là chú vừa là những thầy giáo rất “thân thiện” của các em, các cháu.

III. HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ CAO ĐẲNG – TRUNG TÂM GIÁO DỤC

Trước tháng 04/1975, Phú Yên hầu như không có một cơ sở đào tạo nghề ngoài một trường “Nông-Lâm-Súc” nhỏ nhoi ở Hòa An. Sau ngày giải phóng, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉ thị số 222-CT-TW ngày 17/6/1975, nêu rõ “phải từng bước biến các trường Đại học và chuyên nghiệp ở Miền Nam thành nơi đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng chế độ mới, kinh tế mới, con người mới”. Được sự hỗ trợ tích cực của các Bộ chuyên ngành, các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học được phục hồi, cải tạo và xây dựng mới ở các tỉnh miền Nam.

Từ 1980, thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TW “Tích cực mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THCN ở Trung ương và các địa phương theo yêu cầu phát triển của đất nước về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng” (1), tỉnh Phú Yên đã từng bước hình thành, xây dựng và phát triển ngành giáo dục chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh, có hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng trực thuộc các Bộ do Trung ương quản lý và các trường chuyên nghiệp trực thuộc địa phương do tỉnh quản lý.

3.1.Các trường do TW quản lý

- Trường Cao đẳng xây dựng số 3.

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ ngành xây dựng cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, ngày 14 tháng 2 năm 1976 Bộ xây dựng đã ra Quyết định số 85/QĐ-TCCB thành lập trường Trung học Xây dựng số 6 đóng tại Thị xã Tuy Hòa - Phú Yên. 30 cán bộ đầu tiên của nhà trường được điều động từ các trường Trung học xây dựng số 1, số 2, số 3 ở miền Bắc và các cơ quan trong ngành xây dựng. Với những điều kiện vật chất ban đầu thiếu thốn đủ mọi bề, trên bãi cát trắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường, từ 1992 đến 2004, thầy và trò Trường trung học Xây dựng số 6 quyết tâm vượt qua bao khó khăn, gian khổ để xây dựng về mặt đội ngũ, chương trình, cơ sở vật chất … đáp ứng nhu cầu học tập. 95% học sinh, sinh viên ra trường được các cơ sở sản xuất tiếp nhận sử dụng. Nhiều người đã trở thành cán bộ chủ chốt của ngành xây dựng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đến năm 2000 đã lên tới 97 người (trong đó có 13 thạc sĩ, cao học, 31 kỹ sư xây dựng, 28 cử nhân các ngành).

Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng khang trang, kiên cố đầy đủ các tiện nghi làm việc, giảng dạy, học tập. Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, Trường trung học xây dựng số 6 đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba, cờ thưởng, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thưởng, bằng khen của Bộ xây dựng, Bộ Giáo dục-Đào tạo, của UBND tỉnh Phú Khánh và Phú Yên. Trường đã được Bộ Xây dựng đề nghị và Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 3069/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 23 tháng 5 năm 2001 nâng cấp thành trường Cao đẳng Xây dựng số 3. Trường đào tạo cán bộ, công nhân các ngành nghề kỹ thuật xây dựng cho 14 tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH của cả vùng. Nhân dân Phú Yên ghi nhận công lao của Trường Trung học Xây dựng số 6 trước đây và trường CĐXD số 3 hiện nay đã góp phần xuất sắc vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí và văn hóa của địa phương.

- Trường Trung học kĩ thuật - công nghiệp Tuy Hòa.

Cũng trên địa bàn thị xã Tuy Hòa ngay từ năm 1978, Cục địa chất đã có Quyết định số 281/QĐ-TC thành lập trường Trung học địa chất II, để đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu xây dựng đất nước trong hòa bình. Đến cuối năm 1991, trường đã được Bộ Công nghiệp nặng Quyết định đổi tên trường Trung học kỹ thuật công nghiệp Tuy Hòa58 đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực cho cả khu vực miền Trung và Tây nguyên trong thời kỳ đất nước đổi mới. Trường trở thành trung tâm đào tạo đa ngành (gần 20 ngành nghề). Công tác nghiên cứu khoa học có bước phát triển, các đề tài nghiên cứu tập trung khoa học công nghệ và cơ khí như: Xử lý chất độc hại Xyanua, ứng dụng Multimedia để xây dựng các bài mô phỏng động cho dạy học tự động… hay thiết kế chế tạo đồ dùng dạy học, nhà trường đã có 6 sản phẩm được tặng giải tại các kỳ thi cấp tỉnh và Quốc gia. Nhiều thành thành tích đạt được của nhà trường đã ghi nhận thông qua số lượng học sinh được đào tạo, nhà trường đã nhận Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 1998, hạng Nhì năm 2003… và cờ thi đua của Bộ công nghiệp, của tỉnh Phú Yên trao tặng.



- Học viện ngân hàng – phân viện Phú Yên.

Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành lịch sử kế tiếp nhau của quá trình hình thành và phát triển từ trường Trung học Ngân hàng 2 TW đến chi nhánh Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học Ngân hàng và ngày nay là Học viện Ngân hàng-Phân viện Phú Yên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chất lượng đào tạo luôn là nội dung được Ban lãnh đạo nhà trường, các khoa, phòng, Bộ môn quan tâm hàng đầu, thực hiện phương châm “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”. Chất lượng được nâng cao dần. Số học sinh khá giỏi hàng năm đạt trên 20%. Sinh viên tốt nghiệp ra trường được các cơ sở tiếp nhận, đánh giá cao. 27 năm Học viện Ngân hàng-Phân viện Phú Yên đã đào tạo và số sinh viên tốt nghiệp, tổng số sinh viên tốt nghiệp các hệ là 7.272/8.497 đạt tỷ lệ 85,58%. Đó là một tỷ lệ cao. Năm 1996, Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng Huân chương lao động hạng Ba và nhiều tập thể Khoa, Phòng, Ban và cá nhân được Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành và Tỉnh tặng bằng khen.



3.2. Các trường do Tỉnh quản lí

- Trường Trung học Kinh tế - Kĩ thuật Phú Yên.

Ngoài các trường trung ương đóng trên địa bàn thị xã Tuy Hòa còn có một số trường trung cấp trực thuộc địa phương quản lý như Trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Phú Yên. Đây là ngôi trường có khả năng đào tạo đáp ứng kịp thời yêu cầu đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật phục vụ công cuộc phát triển nông nghiệp của địa phương. Đầu năm 1976, UBND tỉnh Phú Khánh đã ra quyết định thành lập “Trường nông nghiệp Hòa An”, thị xã Tuy Hòa trên cơ sở tiếp quản trường Nông-Lâm-Súc của chế độ cũ. Nhà trường đào tạo trình độ sơ cấp nông nghiệp với 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi – thú y, phục vụ cho các hợp tác xã nông nghiệp, các nông trường, trạm trại quốc doanh nông nghiệp.

Ngày 28 tháng 7 năm 1977, UBND tỉnh Phú Khánh ra Quyết định số 1360/QĐ-TC.UB thành lập “Trường Hợp tác hóa nông nghiệp” do các đồng chí Nguyễn Quyền, Nguyễn Khải và Vũ Tâm Tư phụ trách. Nhà trường đã đào tạo bồi dưỡng hàng trăm cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ cho các hợp tác xã nông nghiệp góp phần tích cực trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh Phú Khánh.

Ngày 12/03/1980 trường “Trung học nông nghiệp” trên cơ sở nâng cấp trường nông nghiệp Hòa An. Ngày 28/7/1988, hợp nhất trường Trung học Nông nghiệp và trường hợp tác hóa nông nghiệp thành “Trường Trung học nông nghiệp Phú Khánh”, đặt tại thị trấn Phú Lâm, huyện Tuy Hòa. Sau khi tái lập Tỉnh, tháng 7 năm 1989 trường được đổi tên thành “Trường Trung học nông nghiệp Phú Yên”. Trường đào tạo 5 ngành chuyên môn: trồng trọt, chăn nuôi – thú y, lâm sinh, kinh tế nông –lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Tháng 12 năm 1995, UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định đổi tên trường Trung học nông nghiệp thành “Trường trung học kinh tế – Kỹ thuật Phú Yên” dưới sự quản lý trực tiếp của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua trên 25 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đứng vững và có bước phát triển mới với đa dạng phong phú ngành nghề đào tạo với các hình thức tập trung chính quy, vừa học vừa làm, hướng nghiệp nghề cho học sinh phổ thông, học sinh dân tộc thiểu số, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã. Nhà trường còn liên kết đào tạo chuyên ngành Đại học nông nghiệp …. Hằng năm, nhà trường tuyển sinh khoảng 200-250 học sinh chính quy, 100-150 học viên tại chức, 50-100 sinh viên Đại học tại chức, góp phần tích cực cho nhu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh.

- Trường Trung học Y tế Phú Yên.

Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, sau khi tái lập tỉnh, tiếp nhận 169 học sinh, 3 giáo viên và một số tài liệu ít ỏi từ trường Trung học Y tế Phú Khánh chuyển giao, Sở Y tế Phú Yên đã nhanh chóng xúc tiến việc thành lập cơ sở đào tạo cán bộ y tế cho tỉnh. Ngày 8/01/1991 UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định số 21/QĐ-UB thành lập trường Trung học y tế Phú Yên.

Sau 10 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, trường Trung học y tế đã có một cơ sở vật chất khang trang, đạt tiêu chuẩn chuyên môn đào tạo cán bọ y khoa, có thư viện và vườn cây thuốc nam phong phú. Đội ngũ giáo viên từ 3 người đến năm học 2001 nhà trường đã có 31 giáo viên chuyên trách và kiêm chức (3 thạc sĩ, 12 chuyên khoa 1, 70% CB CNV có trình độ Đại học, 98% giáo viên chuyên trách đã qua đào tạo sư phạm bậc 2). Từ năm 1990 đến năm 2001, trường đã đào tạo được 1926 học sinh, trong đó có 1.153 học sinh hệ Trung học và 773 học sinh hệ sơ học. Nhà trường đã được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ y tế, 9 bằng khen của UBND Tỉnh, bác sĩ Phạm Đình Thái được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.

- Trường Chính trị Tỉnh Phú Yên.

Đối với sự ra đời của Trường chính trị tỉnh thì ngay từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, để phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ngày 14 tháng 11 năm 1949 Tỉnh ủy Phú Yên quyết định thành lập “Trường đào tạo cán bộ công nông tỉnh Phú Yên” do đồng chí Võ Học, Thường vụ tỉnh ủy phụ trách, đồng chí Văn Gói làm Hiệu trưởng và kế tiếp là các đồng chí Nguyễn Nghị (1950) và đồng chí Huỳnh Nựu (1953). Từ giữa năm 1961, Tỉnh ủy thành lập “Trường Đảng tỉnh”. Sau ngày tái lập tỉnh Phú Yên (giai đoạn 1989-1993), trường Đảng Phú Yên trở lại với nhiệm vụ của chính mình là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp để xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội Phú Yên trong thời kỳ mới.

Từ Trường đào tạo cán bộ tỉnh Phú Yên (1993-1995) đến trường Chính trị tỉnh Phú Yên (từ tháng 12-1995) là mô hình mới, vừa là một trường học, lại vừa là một Ban của Đảng, một cơ quan của UBND tỉnh, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân trong tỉnh. Trường chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy, chịu sự quản lý Nhà nước của UBND tỉnh và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Học viên hành chính quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng chí Đặng Kiếm Ba đến đồng chí Trương Ngọc Phụng được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhà trường. Cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất, tổ chức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trường, các khoa, phòng, giảng viên được củng cố, tăng cường cả số lượng và chất lượng. Trong 10 năm tái lập tỉnh từ 1989 đến 1999, trường Chính trị tỉnh đã mở được 168 các loại lớp các cấp, các ngành chuyên môn. Với 14.491 học viên.

- Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên.

Từ khi tái lập Tỉnh, tháng 7-1989, trường Trung học Phú Khánh được đổi tên lại thành Trường Trung học Sư phạm Phú Yên. Số giáo viên và sinh viên người Phú Yên của Trường CĐSP Nha Trang trở về Thị xã Tuy Hòa lập Cơ sở CĐSP Phú Yên. Thầy Nguyễn Xuân Đàm - nguyên Hiệu trưởng CĐSP Nha Trang, vừa là Phó Giám đốc Sở GDĐT Phú Yên, kiêm Hiệu trưởng Cơ sở CĐSP Phú Yên.Thầy Trần Ngọc làm Hiệu trưởng Trường trung học sư phạm Phú Yên cho đến hết năm học 1989-1990. Ngày 14-6-1990, UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định hợp nhất trường Trung học Sư phạm và Cơ sở cao đẳng Sư phạm Phú Yên thành “Trường Sư phạm Phú Yên” do thầy Nguyễn Xuân Đàm làm Hiệu trưởng, thầy Trần Ngọc làm Phó Hiệu trưởng. Đến hết HK1 của năm học 1990-1991, thầy Nguyễn Xuân Đàm được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên, thầy Trần Ngọc làm Hiệu trưởng Trường sư phạm Phú Yên, các thầy Lâm Văn Hiệp, Nguyễn Huy Vị được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng.

Trong những năm 1990-1995, Trường sư phạm Phú Yên đã đào tạo được 2.236 giáo viên tiểu học và 1.677 giáo viên trung học cơ sở, trong đó 1.323 giáo viên ngoại ngữ; 354 giáo viên các ngành học khác và bồi dưỡng chuẩn hóa 1.722 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở.

Tháng 9/1993, với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu giáo dục đại học và THCN của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Phú Yên tỏ chức Hội thảo xây dựng Đại học cộng đồng ở Phú Yên, với sự tham dự của đồng chí Nguyễn Duy Luân, UVBCHTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trần Minh Mạch, PCT UBND tỉnh cùng đại diện nhiều sở, ban, ngành tham gia.

Tại Hội thảo khoa học, đồng chí Nguyễn Duy Luân, Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng đã nói lên lòng mong muốn thiết tha của Đảng bộ và nhân dân Phú Yên là có được 1 trung tâm đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ cán bộ quản lí cán bộ KHKT để phục vụ cho nhu cầu nhanh chóng chấn hưng và phát triển KT-XH của địa phương lên ngang tầm với các tỉnh bạn. Không có giải pháp nào tốt hơn là xây dựng 1 trường đại học đa cấp đa ngành ở Phú Yên. Nguyện vọng “ăn cơm nhà đi học đại học” là nguyện vọng thiết tha của nhân dân, cũng là điều kiện để thu hút mạnh mẽ chất xám của cả nước về với Phú Yên, nhằm khai thác 1 vùng đất nhiều tiềm năng nhưng hãy còn nghèo nàn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XI và tờ trình số 818 ngày 23-6-1994 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập trường đại học cộng đồng Phú Yên lấy trường sư phạm làm nòng cốt là phù hợp với thực tiễn phát triển KT-XH do đồng chí Phó Chủ tích Trần Minh Mạch kí.

Tư tưởng đúng đắn ấy lại được thể hiện ở Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Tỉnh Đảng bộ (1995-2000).

Tờ trình lần thứ 2 gởi lên Thủ tướng Chính phủ số 576/CV-UB ngày 25-9-1996 do đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lê Văn Hữu kí đã nói lên sự kiên trì, 1 tư tưởng khoa học đúng đắn.

Ngày 7 tháng 4 năm 1994 đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về tỉnh Phú Yên đã giành thời gian thăm trường Sư phạm. Đồng chí Đỗ Mười nói: “Nghe qua báo cáo của Đ/c Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo, của Hiệu trưởng trường Sư phạm Phú Yên, Tôi thấy rằng từ khi tách tỉnh đến nay, chỉ trong một thời gian ngắn các Đ/c đã làm được nhiều việc và xu hướng của các công việc ấy đang theo tinh thần đổi mới, đang bắt được nhịp phát triển của thế giới, của khu vực và của đất nước ta. Thay mặt Trung ương Đảng, thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin biểu dương thành tích của thầy và trò ngành giáo dục Phú Yên và Trường Sư phạm Phú Yên”.

Ngày 25 tháng 9 năm 1995 với Quyết định số 602/TTg Thủ tướng Chính phủ đã nâng cấp Trường trung học sư phạm Phú Yên thành trường Cao đẳng sư phạm Phú Yên – một mốc son trên con đường phát triển của ngành giáo dục Phú Yên. Lịch sử hình thành của Trường CĐSP Phú Yên cũng chính là lịch sử ngành sư phạm trong hệ thống nền GD cách mạng Phú Yên. 28 năm qua, kể từ ngày có quyết định thành lập “Trường Sư phạm miền núi” (tháng 6-1967) đến ngày thành lập Trường CĐSP Phú Yên (25-9-1995) các trường sư phạm đã lần lượt nối tiếp nhau ra đời từ trong khói lửa chiến tranh đến những ngày xây dựng hòa bình. Các thế hệ thầy cô giáo, giáo sinh sư phạm trước đây đã hy sinh phấn đấu hoàn thành xuất sắc sứ mạng mà Đảng và nhân dân giao phó. Trường CĐSP Phú Yên ngày nay vinh dự tiếp tục giương cao truyền thống vẻ vang của các trường sư phạm tiền thân và tiếp bước trên con đường thênh thang rộng mở, phục vụ đắc lực hơn nữa cho công cuộc phát triền kinh tế giáo dục tỉnh nhà. Trường CĐSP Phú Yên qua 10 năm xây dựng và phát triển (từ 1995 – 2000) trở thành trung tâm, đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học lớn nhất trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ: 144 CB-Gv-CNV (trong đó có 1 Tiến sĩ, 20 Thạc sĩ, 7 học viên Cao học). Bộ máy hành chính: 4 ban, phòng (Phòng tổ chức-Chính trị; Phòng đào tạo; Phòng Hành chính - Tổng hợp; Ban quản lý Ký túc xá; Bộ máy chuyên môn: gần 6 khoa, 2 tổ và 2 trung tâm trực thuộc (Khoa Tiểu học mầm non, Khoa tự nhiên, Khoa xã hội, khoa Ngoại ngữ, Khoa Thể dục-Nhạc họa, Khoa Đào tạo-Bồi dưỡng tại chức; Tổ Tâm lý-Giáo dục; Đoàn đội, Tổ Chính trị-Mác-Lênin; Trung tâm tin học, trung tâm Ngoại ngữ).

Trường CĐSP quan tâm giáo dục toàn diện, rèn luyện người sinh viên sư phạm thành người giáo viên kiểu mới trong môi trường “sư phạm – phổ thông – cuộc sống”. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục đạo đức – chính trị – tư tưởng, lòng yêu nghề mến trẻ mà Đảng bộ nhà trường là hạt nhân trung tâm. Từ một Chi bộ với 11 đảng viên trong ngày đầu xây dựng, đến năm 2000 đã trở thành một Đảng bộ lớn mạnh với 4 Chi bộ, 45 đảng viên, trong đó có 7 đảng viên là sinh viên sư phạm. Các họat động Công đoàn, Đoàn thanh niện Cộng sản Hồ Chí Minh, công tác họat động ngoại khóa, thể dục thể thao, văn nghệ, các cuộc thi nghiệp vụ cấp quốc gia, khu vực, cấp tỉnh đã được tổ chức có chiều sâu mang tính nghiệp vụ sâu sắc, là cơ hội để sinh viên sư phạm rèn luyện khả năng giáo dục toàn diện cho học sinh ở nhà trường phổ thông. Trong các cuộc hội thi Sư phạm toàn quốc CĐSP Phú Yên đã giành được 5 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè trong cả nước. Năm 2002, nhà trường đã được tặng Huân chương lao động hạng Nhì và các Bằng khen của Bộ Giáo dục-Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Công an.

Ngày 22 tháng 4 năm 2004 có một cuộc Hội thảo cấp tỉnh về “Đề án thành lập và xây dựng trường đại học Phú Yên” do UBND tỉnh Phú Yên làm chủ dự án và Viện nghiên cứu thiết kế trường học Bộ GD&ĐT là cơ quan lập đề án, Sở GD&ĐT Phú Yên là cơ quan phối hợp lập đề án quyết tâm xúc tiến thành lập một trường Đại học ở tỉnh.

(Nguyện vọng đó được trở thành hiện thực bằng quyết định của Chính phủ thành lập Trường Đại học Phú Yên trên cơ sở thống nhất 2 trường CĐSP Phú Yên và Trường Trung học - Kĩ thuật Phú yên năm 2007)



- Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Để nhanh chóng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, viên chức, ngày 03/06/1991, UBND tỉnh ra quyết định số 402/ QĐ- UB thành lập “Trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức Phú Yên”. Ngày 22/6/1993 UBND tỉnh ra Quyết định số 747. QĐ- UB thành lập “Trung tâm đào tạo mở rộng Phú Yên” trên cơ sở trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức. Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh trở thành một trong những đơn vị ngành giáo dục đạt nhiều thành tích cao và tạo được niềm tin cậy trong tỉnh. Trong 10 năm, Trung tâm Giáo dục thường xuyên đã liên kết đào tạo với 12 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp vơi 20 ngành học về kỹ thuật, kinh tế, xã hội nhân văn như: Luật, xây dựng cầu đường, nông nghiệp, quản trị kinh doanh, kinh doanh tiền tệ, ngoại thương, kế toán, tài chính kế toán, điện tử viễn thông, xây dựng thủy lợi, thủy điện, hóa thực phẩm, thư viện thông tin,…đã có 2.974 học sinh, sinh viên tốt nghiệp các loại hình đào tạo. Bồi dưỡng ngắn hạn văn hóa, nghiệp vụ cho 400 học viên. Trung tâm đã vươn lên tự đào tạo 1.813 học viên chiếm 52% tổng số học viên của trung tâm trong năm học 2001. Sự đầu tư của Nhà nước còn có hạn, trung tâm đã trích từ nguồn học phí để xây dựng được cơ sở vật chất cần thiết cho dạy và học, như phòng máy vi tính, thư viện…nhà cho sinh viên xa ở trọ, phòng khách… Trung tâm đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Theo thống kê chưa đầy đủ đã có hơn 314 người tốt nghiệp các ngành học ở Trung tâm đảm nhiệm chức vụ từ trưởng phó phòng ban trở lên. Trong đó có nhiều đồng chí làm cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan Đảng, chính quyền huyện và Tỉnh.



Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương