SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO



tải về 1.38 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO

Năm học 2001-2002, năm học mở đầu của thế kỷ XXI, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIII. Trong giai đoạn này, quan điểm phát triển giáo dục đã được Bộ Giáo dục-đào tạo xác định: phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là nền tảng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đở người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập và CNXH, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chiến lược phát triển giáo dục những năm 2001-2010 đã nêu một số chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn. Giai đoạn 2001-2005: Tăng tỷ lệ thu hút trẻ đến nhà trẻ và mẫu giáo tương ứng từ 12% và 50% năm 2000 lên 15% và 58% vào năm 2005; Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở 50% số tỉnh, thành phố vào năm 2005; Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45% vào năm 2005; Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 10% năm 2005; Thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005; Thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và học các chương trình dạy nghề bậc cao đạt 5% năm 2005. Mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất một trường dạy nghề địa phương, mỗi quận, huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề. Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ 118 năm 2000 lên 200 năm 2010.Tăng quy mô đào tạo thạc sỹ từ 11.700 học viên năm 2000 lên 38.000, nghiên cứu sinh từ 3.900 năm 2000 lên 15.000 vào năm 2010.

Phát huy những thành tựu đã đạt được giai đoạn trước, chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001-2005 xác định: Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh nhà. Mở rộng quy mô giáo dục-đào tạo đi đôi với coi trọng chất lượng và hiệu quả sử dụng. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông. Coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành của học sinh. Đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đi đôi với chống tái mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, đặc biệt là tệ nạn ma túy. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường giáo dục về nhận thức chính trị, đạo đức phẩm chất, trách nhiệm và lương tâm của đội ngủ giáo viên. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ xở vật chất từng bước hiện đại hóa các điều kiên dạy học đến 2005 hoàn thành việc tách các bậc học. Củng cố các trường dạy nghề hiện có, khuyến khích phát triển trường lớp dạy nghề dân lập và tư thục để tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo. Chuẩn bị điều kiện, nhất là đội ngũ giáo viên có trình độ sau đại học để trên cơ sở trường Cao đẳng sư phạm thành lập trường Đại học đa ngành. Có chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trên một số lĩnh vực, trước hết trong các ngành kinh tế, giáo dục. Thu hút, sử dụng con em địa phương đã đào tạo đại học chính quy. Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục-đào tạo; củng cố hội đồng giáo dục và thành lập hội khuyến học các cấp.

Có thể xem đây là giai đoạn mà hệ thống giáo dục Phú Yên được xây dựng, củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Giáo dục vùng sâu, vùng xa có những tiến bộ rõ rệt, trình độ dân trí đã được nâng lên một bước. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được triển khai mạnh mẽ, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Mạng lưới các cấp học, bậc học, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục được quan tâm đầu tư và bố trí hợp lý theo phân bố dân cư. Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học được nâng cấp và cải thiện. Số trường lớp được xây dựng mới theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng tăng.

Về tổ chức quản lý, ngày 23 tháng 8 năm 2001, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định số 2369/2001/QĐ-UB, chuyển phòng Giáo dục-đào tạo huyện, thị xã từ Sở giáo dục-đào tạo về UBND huyện cùng cấp, theo đó phòng giáo dục-đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã. Phòng có tư cách pháp nhân, có khuôn dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước huyện, thị xã. Căn cứ đề án số 901/ĐA, ngày 12/6/2001 của Sở Giáo dục-đào tạo, ngày 31 tháng 12 năm 2001 UBND tỉnh tiếp tục ban hành quyết định số 3921/2001/QĐ-UB phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức và tinh giản biên chế Sở giáo dục-đào tạo. Theo quyết định, tổ chức bộ máy văn phòng Sở gồm:



  • Phòng mầm non-tiểu học

  • Phòng trung học phổ thông

  • Phòng giáo dục thường xuyên và chuyên nghiệp

  • Phòng kế hoạch-tài chính

  • Phòng tổ chức cán bộ

  • Phòng Hành chính-tổng hợp

  • Thanh tra Sở

  • Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản.

Sở Giáo dục-đào tạo quản lý trực tiếp 32 đơn vị, trong đó gồm trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên, 07 trường trung học phổ thông, 07 trường phổ thông cấp 2-3, trường trung học phổ thông chuyên Lương Văn Chánh, trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, trường dạy trẻ khuyết tật (trường Niềm Vui), 05 trường trung học phổ thông bán công, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh, trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, trung tâm ngoại ngữ tại chức và 06 trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp huyện. Biên chế hành chính có 39 người và biên chế sự nghiệp giáo dục-đào tạo có 1.212 người. Về biên chế, trường trung học phổ thông công lập cho phép biên chế bộ máy quản lý 03, biên chế giáo viên, nhân viên cân đối trong chỉ tiêu biên chế tỉnh giao, tính theo định mức của Trung ương quy định để bố trí phù hợp.; trường trung học phổ thông bán công 04 biên chế cho bộ máy quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng nguồn học phí để trả lương; Trung tâm giáo dục thường xuyên 05 biên chế; Trung tâm giáo dục-kỹ thuật huyện bố trí 04 biên chế cho bọ máy và 10 biên chế giáo viên; Trung tâm giáo dục-kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh bố trí 03 biên chế cho bọ máy quản lý và 32 biên chế giáo viên nhân viên; Trung tâm ngoại ngữ tại chức tỉnh là đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phương thức lấy thu bù chi không giao chỉ tiêu biên chế. Văn phòng Sở Giáo dục-đào tạo 39 biên chế. Biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở Giáo dục-đào tạo sau khi thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP là: biên chế quản lý Nhà nước 30, biên chế sự nghiệp giáo dục-đào tạo 1.212. Hàng năm sẽ xem xét, bổ sung theo định mức của Trung ương trên cơ sở quy mô phát triển của ngành.

Giữa năm 2001, cô Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Giám đốc Sở nghỉ hưu, UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm thầy Nguyễn Văn Tá, Trưởng phòng tổ chức cán bộ làm Phó Giám đốc. Như vậy, trong giai đoạn 2001-2005, lãnh đạo Sở có 4 người, thầy Trần Văn Chương làm Giám đốc, thầy Lê Nhường, thầy Nguyễn Văn Tá và thầy Lê Đức Công làm phó Giám đốc (thầy Lê Đức Công trực tiếp làm Hiệu trưởng trường CĐSP Phú Yên). Số cán bộ cơ quan Sở có 55 người. Cũng vào cuối năm này (12/2001), cơ quan văn phòng Sở Giáo dục-đào tạo chuyển về làm việc tại cơ sở mới, số 56-Lê Duẩn, thị xã Tuy Hoà.

Sau năm học đầu tiên của thế kỷ XXI, năm học 2001-2002 mặc dù toàn ngành đã hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, song cơn bão số 8 đã để lại hậu quả rất nặng nề đối với toàn ngành giáo dục-đào tạo (có 2 học sinh bị chết do bão và tổng thịêt hại về cơ sở vật chất trên 23 tỷ đồng). Quyết tâm vượt qua những khó khăn, phát huy những thành quả đã đạt được, năm học 2002-2003 ngành đã quyết định chọn là “Năm giáo dục Phú Yên”, năm học với sự nỗ lực vươn lên mở ra một thời kỳ mới đối với ngành Giáo dục-đào tạo Phú Yên. Với quan điểm tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; mở rộng quy mô giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo; thực hiện đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học, bậc học; chăm lo phát triển giáo dục mầm non; củng cố thành quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tăng cường xã hội hoá giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục; phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc và các địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, tạo thêm cơ hội học tập cho mọi ngưồi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Đây cũng là năm học quyết định bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học hàng năm mà chỉ lấy kết quả kiểm tra hai môn Toán và tiếng Việt làm cơ sở để xét tốt nghiệp đối với bậc học này.

Giai đoạn 2001-2005, ngành giáo dục-đào tạo quán triệt và triển khai một số nội dung quan trọng của Đảng, Nhà nước và của Ngành chỉ đạo thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, chế độ chính sách và tổ chức biên chế của ngành như: Quyết định số 161/2002/TTg của Thủ tướng chính phủ và Thông tư liên ngành số 05 về phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; Quyết định số 797 QĐ-UB ngày 12/4/2004 của UBND tỉnh Phú Yên ban hành đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Phú Yên đến năm 2010. Chỉ thị 40 –CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Thông tư liên tịch số 21/TTLT ngày 23/7/2004 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục-đào tạo về hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương…

Những năm 2001-2005, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp năm sau cao hơn năm trước, chất lượng từng bước được cải thiện, tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm dần và tỷ lệ học sinh đổ tốt nghiệp các cấp học ngày càng tăng. Học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia tăng lên. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc phổ cập và giáo dục trung học cơ sở và đào tạo đội ngũ lao động, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong tương lai.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp đứng lớp phát triển cả về số lượng và chất lượng, giáo viên luôn được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đên năm 2005, toàn ngành có 14.186 người, bao gồm biên chế 11.470 người và hợp đồng 2.716 người. Trong đó số cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc UBND huyện, thị xã quản lý là 12.079 người và trực thuộc Sở Giáo dục-đào tạo quản lý là 2.107 người.



II. GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (2001-2005)

2.1. Phát triển giáo dục Mầm non

Đối với giáo dục Mầm non, Quyết định số 2500 QĐ-UB ngày 27/9/2000 của

UBND tỉnh Phú Yên về chính sách đối với giáo viên mầm non như một luồng không khí mới tác động mạnh mẽ đến tâm lý và đời sống của đội ngũ giáo viên mầm non. Bước vào năm học 2001-2002, bằng những biện pháp tích cực nhằm củng cố trường, lớp nhóm trẻ hiện có, tăng cường chỉ đạo, đầu tư trường công lập trọng điểm; chỉ đạo dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc… ngành học mầm non đã có những bước phát triển đáng kể. Bên cạnh các trường mầm non quốc lập như Hướng Dương (thị xã Tuy Hòa), Hoa Hồng (huyện Tuy Hòa), Hoa Mai (huyện Sông Hinh) có những trường mầm non dân lập đã nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ như mẫu giáo dân lập Hòa Trị, mẫu giáo dân lập Phường 4 (thị xã Tuy Hòa); một số giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong dạy học như cô giáo Dương Thị Bạch Tuyết (trường mầm non Hướng Dương) cô Nguyễn Thị Út (trường mầm non Họa Mi)... Năm học 2002-2003, các trường mầm non phối hợp với ngành Y tế tổ chức hội thi “Nụ cười xinh của bé”, kết quả đạt giải nhất trường mầm non Sơn Ca (thị xã Tuy Hòa), giải nhì trường mầm non Họa Mi (huyện Tuy Hòa), giải ba trường mầm non Hòa Đồng (huyện Tuy Hòa). Tham gia dự thi cấp quốc gia tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, trường mầm non Sơn ca đạt giải nhì toàn đoàn trên 21 đoàn tham gia thuộc 30 tỉnh, thành phía Nam.

Căn cứ Quyết định số 161/2002/TTg của Thủ tướng chính phủ và Thông tư liên ngành số 05 về phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, ngày 12/4/2004 của UBND tỉnh Phú Yên có Quyết định số 797 QĐ-UB ban hành đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Phú Yên đến năm 2010. Theo đề án này đến năm 2010 hầu hết trẻ em trong toàn tỉnh đều được chăm sóc giáo dục bằng những hình thức thích hợp, theo hướng đa dạng hóa các loại hình mầm non. Với phương châm Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non.

Dưới sự chỉ đạo của ngành học, đến năm 2005 toàn tỉnh có 28.523 cháu, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,62%. Trong đó, cháu đến nhà trẻ bình quân mỗi năm tăng 6,23%. Tuy nhiên số trẻ trong độ tuổi 0-3 tuổi ra lớp còn thấp, nhất là vùng nông thôn, vùng, sâu vùng xa, miền núi. Dưới 3 tuổi đến nhà trẻ chiếm 6,01% dân số trong độ tuổi (tương đương 3.109 cháu/153 nhóm ), tỷ lệ thấp hơn so với bình quân chung cả nước (cả nước 8,6%), bình quân 20,3 cháu/nhóm trẻ. Tuy nhiên, đối với cháu mẫu giáo giai đoạn này tỷ lệ cháu đến lớp có chiều hướng tăng mỗi năm. Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo đạt 52,5% dân số trong độ tuổi (tương đương 25.414 học sinh), tỷ lệ thấp hơn bình quân chung cả nước (cả nước 63.4ỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98,3% so với độ tuổi(15.039 cháu), cao hơn so với bình quân chung cả nước (cả nước 85%), bình quân 22.85 học sinh/ lớp.

Với đội ngũ giáo viên, đến năm 2005 toàn tỉnh có 1.658 giáo viên, tăng bình quân 4,6%, trong đó, giáo viên mẫu giáo chiếm 87%, cô nuôi dạy trẻ chiếm 13%. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 95,36%. Toàn tỉnh có 214 cô nuôi dạy trẻ, bình quân có 2,3 cô /nhóm trẻ (7,9 cháu/cô) và 1.444 giáo viên mẫu giáo, bình quân 1,2 cô /lớp .

Toàn tỉnh có 126 trường Mầm non và số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 3,2% (4 trường). Trường lớp mẫu giáo ở trung tâm huyện, thị ngày càng phát triển, trường tăng bình quân 2,49%/năm, lớp tăng bình quân 4,1%/năm. Tuy nhiên, một số địa phương lớp mẫu giáo phải mượn phòng học tạm của các xã, hợp tác xã, các trường tiểu học. Phần lớn cơ sở vật chất mẫu giáo ở khu vực nông thôn, miền núi đều xuống cấp.

Tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống giáo dục Mầm non với các loại hình trường, lớp phù hợp điều kiện từng vùng… Năm 2001, có 99/101 xã phường có trường lớp Mẫu giáo; 2 xã chưa có lớp Mẫu giáo là Ea Lâm và Phước Tân đã mở được lớp (cuối năm 2001), tăng 7 xã so với cuối năm học trước, phủ kín ngành học Mầm non trên toàn tỉnh. Hầu hết đơn vị trường Mầm non, nhà trẻ, Mẫu giáo thực hiện tốt theo trương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi .

Sở Giáo dục-đào tạo đã chỉ đạo 100% trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo thực hiện chương trình chăm sóc nuôi dạy trẻ do Bộ Giáo dục-đào tạo quy định. Từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy ở từng nhóm, lớp. Chuẩn bị tốt các tiết dạy, các hoạt động ngoài trời, lồng ghép hợp lý các nội dung giáo dục dinh dưỡng, dân số, luật an toàn giao thông... đồng thời chú ý rèn luyện các thao tác giữ gìn vệ sinh, hành vi lễ phép cho trẻ. Tỷ lệ bé khỏe, bé ngoan tiếp tục được giữ vững và nâng cao ở nhiều địa phương qua từng năm học. Đặc biệt, các huyện miền núi việc nuôi dạy trẻ có nhiều đổi mới, số lượng trẻ người dân tộc đi nhà trẻ hằng năm tăng dần. Chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm đến các cơ sở giáo dục mầm non. Tham gia các trương trình, dự án với các ban ngành có liên quan: Dự án ngôn ngữ tư liệu cho trẻ khuyết tật do Ủy ban dân số-giáo dục-trẻ em tỉnh chủ dự án cùng với Trung tâm bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, giám sát chương trình suy dinh dưỡng quốc gia, phối hợp với ngành Y tế thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng… Sở Giáo dục-đào tạo đã chỉ đạo các trường chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ khiếm thị, khiếm thính được nhận vào học tại trường Niềm Vui.

Năm học 2002-2003, Phú Yên đã giữ vững số lượng trường lớp mầm non, 100% đơn vị xã phường đều có trường mẫu giáo. Loại hình nhóm trẻ gia đình, lớp Mẫu giáo tư thục phát triển mạnh ở khu vực thị xã, thị trấn. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 2,63%, trình độ chuyên môn của giáo viên Mần non được chú trọng, tỷ lệ GV đạt chuấn là 73,12% (Chỉ tiêu của Bộ đề ra cho các tỉnh là 60%).

Thực hiện quyết định số 979 QĐ/UB của UBND tỉnh, các trường, lớp mầm non công lập ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội phát triển chuyển sang loại hình trường bán công. Đồng thời chuyển các trường mầm non, mẫu giáo dân lập trước đây do hợp tác xã đầu tư sang loại hình trường công lập. Khuyến khích phát triển các loại hình trường lớp mầm non dân lập, tư thục ở thị xã, thị trấn, khu công nghiệp. Theo kế hoạch, năm học 2004-2005 chuyển 20 trường mầm non dân lập ở 20 xã đặc biệt khó khăn thành trường công lập; trong chương trình trình kiên cố hóa trường học mầm non, toàn tỉnh đã xây dựng được 150 phòng học, chiếm ½ tổng số phòng xây dựng thuộc đề án.

Về chế độ chính sách đối với giáo viên, thực hiện đúng tinh thần Quyết định 161/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ đối với cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên Mầm non ở tất cả các loại hình trường lớp công lập, bán công, dân lập, tư thục. Triển khai chính sách cho giáo viên mầm non dân lập, bán công, dân lập, tư thục và giáo viên mầm non dân lập lớn tuổi nghỉ việc một lần hưởng chế độ 1 năm công tác bằng nửa tháng lương. Xét biên chế cho 261 CBQL, GV ngành học mầm non.. Toàn tỉnh có 13 trường Mầm non trọng điểm, trong đó 2 trường đạt chuẩn Quốc gia là trường Mầm non Sơn Ca thành phố Tuy Hòa và trường Mầm non Hoa Hồng ở Phú Lâm.

Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, GV mầm non, sở Giáo dục-đào tạo giao trường CĐSP Phú Yên mở các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa 9+3, 12+2; liên kết với trường ĐHSP TP HCM mở các lớp ĐH tại chức. Một số cán bộ quản lý được cử học trường Cao đẳng nhà trẻ mẫu giáo Trung ương 1, 2, 3 góp phần nâng cao chất lượng của ngành học.

Số lượng và cơ cấu giáo viên Mầm non (2001-2005)

TT

Chỉ tiêu

2000-01

2001-02

2002-03

2003-04

2004-05

1

Cô nuôi dạy trẻ

215

194

206

226

207




- Công lập

109

109

111

113

111




- Bán công

106

85

95

113

96

2

GV Mẫu giáo

1.002

1.053

1.097

1.166

1.228




-Công lập

116

120

120

119

128




-Bán công

886

933

977

1.047

1.100


2.2. Sự phát triển của các bậc học giáo dục phổ thông

2.2.1. Giáo dục Tiểu học

Đối với giáo dục tiểu học, từ năm học 2001-2002 Sở Giáo dục đã chủ trương tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, triển khai giảm tải, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học (phòng học âm nhạc, mỹ thuật và phòng đọc); thực hiện dạy đủ 9 môn. Năm 2002 có 61 trường học ngoại ngữ, 64 trường học 2 buổi/ngày, đến năm 2003 có 85 trường học ngoại ngữ và 95 trường học hai buổi/ngày; ổn định việc dạy tiếng Pháp tăng cường ở các trường tiểu học Âu Cơ và Lạc Long Quân. Hầu hết các trường đều triển khai phong trào “xanh-sạch-đep”. Một chủ trương lớn của ngành trong năm học này là phát động phong trào “giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Với phong trào này, kỳ thi cấp tỉnh tổ chức vào cuối tháng 3/2002 đã đánh giá huyện Tuy Hòa là đơn vị xuất sắc nhất. Giải cá nhân học sinh xuất sắc thuộc về các em Võ Lâm Vân Anh (tiểu học An Chấn), Lê Lan Vy (tiểu học Âu Cơ) và Dương Xuân Vinh (tiểu học Sông Cầu 2). Giải cá nhân giáo viên xuất sắc là cô Phạm Thị Liên Triều (tiểu học số 2 Hòa Thành). Tại hội thi toàn quốc, thầy Nguyễn Hùng Hớn, trường tiểu học Âu Cơ là giáo viên lớn tuổi nhất đạt giải nhì.

Sở Giáo dục-đào tạo đã tích cự chỉ đạo việc xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia bằng nhiều biện pháp: Hội thảo giữa huyện, xã, phòng giáo dục và nhà trường xây dựng cam kết trách nhiệm giữa lãnh đạo địa phương và ngành Giáo dục, đã có 25 trường được Bộ kiểm tra công nhận cho đến cuối năm học 2002-2003. Có 5 trường tiểu học phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 (2001-2005) đó là tiểu học Lạc Long Quân, tiểu học La Hai 1, tiểu học Phú Lâm 1, tiểu học Hòa Vinh và tiểu học Hòa Trị 2.

Năm 2001 đến 2005 là giai đoạn mà số lượng học sinh tiểu học giảm mạnh, trung bình mỗi năm giảm vài nghìn học sinh. Từ 107,9 nghìn học sinh năm học 2000-2001 còn 84,561 nghìn học sinh năm học 2005-2006. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động học sinh đến lớp đúng độ tuổi đạt 106%, trong đó, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 107%, cao hơn so với bình quân chung cả nước (cả nước 95%) bình quân 26 học sinh/lớp .

Từ việc sĩ số học sinh tiểu học hàng năm giảm dẫn đến đội ngũ giáo viên ngày càng dôi dư mà không thể khắc phục được, đến năm 2005 có 4.726 người, đạt tỷ lệ 1,46 giáo viên /lớp, trong ki đó tỷ lệ cho phép là 1,1 giáo viên /lớp. Tình trạng thừa thiếu cục bộ, do sự phân bổ giáo viên không đều giữa các vùng nhưng thiếu giáo viên thuộc các bộ môn âm nhạc, mỹ thuật, tin học và thể dục. Năm 2005, tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,33%, trong đó trên chuẩn là 44,41%.

Về quy mô trường lớp, đến năm 2005, toàn tỉnh có 159 trường Tiểu học và 1 trường dạy trẻ khuyết tật. Số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 26,3% (42 trường). Trường tiểu học được phân bố ở các xã, phường, thị trấn, bình quân 1 đến 2 trường/đơn vị xã (phường, thị trấn). Ngành giáo dục đã phối hợp với các địa phương tách 58 trường tiểu học ra khỏi trường phổ thông cơ sở, hình thành các trường tiểu học và trung học cơ sở theo chủ trương của Bộ Giáo dục-đào tạo. Hầu hết các trường tiểu học đều có thư viện, phòng đọc, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng đồ dùng dạy học, tuy chưa đồng bộ và đầy đủ nhất là ở vùng nông thôn và miền núi. Giáo dục tiểu học dạy đủ 9 môn học và từng bước nâng cao chất lượng các môn học, chú trọng chất lượng môn âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục sức khỏe.Vừa nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học miền núi, vùng khó khăn, đồng thời chỉ đạo giáo viên soạn giảng theo chương trình và theo nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục-đào tạo, các trường đều tổ chức học tập quán triệt Thông tư 15/GD-ĐT của Bộ về việc kiểm tra đánh giá phân loại học sinh theo 5 chuẩn quốc gia.

Nhìn chung bậc giáo dục tiểu học trong giai đoạn này có những bước phát triển vững chắc và thuận lợi từ tác động của việc triển khai dự án “Phát triển giáo viên tiểu học” với các nội dung: đánh giá thí điểm chuẩn nghề nghiệp cho 2.100 giáo viên tiểu học ở 79 trường trong 8 huyện, thị xã; bồi dưỡng cho 1.400 giáo viên đang dạy lớp 1, lớp 2 (MBD1,MBD2); bồi dưỡng đổi mới công tác quản lý giáo dục tiểu học (MBD11) cho 97 hiệu trưởng tiểu học và cán bộ quản lí tại các phòng giáo dục huyện, thị xã; tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm cho 549 giáo viên tiểu học.

Số lượng và cơ cấu giáo viên Tiểu học (2001-2005)

TT

Chỉ tiêu

2000-01

2001-02

2002-03

2003-04

2004-05

2005-06




GV Tiểu học

4.131

4.476

4.714

4.740

4.799

4.726

2.2.2. Giáo dục Trung học cơ sở

Thực hiện phân cấp quản lý, từ năm 2001 trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở do UBND huyện, thị xã quản lý, trường phổ thông cấp 2-3 do Sở Giáo dục-đào tạo trực tiếp quản lý. Có thể thấy rõ năm học 2001-2002, số lượng học sinh trung học cơ sở toàn tỉnh phát triển ổn định, đến năm 2005 có 73.756 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường trung học cơ sở là 93,6% cao hơn so với bình quân chung cả nước (cả nước 80%).

Công tác chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học và phong trào học sinh giỏi đối với bậc học này đã được lãnh đạo Sở Giáo dục-đào tạo quan tâm sâu sát. Việc tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 được tổ chức hàng năm. Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh được chia làm 2 bảng (Bảng A: huyện Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa, Bảng B: các huyện còn lại).

Năm học 2001-2002, Hội thi nghiệp vụ Sư phạm cấp tỉnh bậc trung học cơ sở được tổ chức có 121 giáo viên của 8 phòng giáo dục huyện, thị xã và 5 trường phổ thông cấp 2-3 tham gia thi ở 3 nội dung: trắc nghiệm kiến thức về giáo dục-đào tạo; sáng kiến kinh nghiệm về làm và sử dụng đồ dùng dạy học; tổ chức 1 tiết dạy trên lớp theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập cuả học sinh. Qua đó, Sở giáo dục-đào tạo đã chỉ đạo các trường học phát huy những mặt tích cực, đồng thời rút kinh nghiệm những tồn tại để từ đó tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy - học trong những năm học sắp tới .

Về đội ngũ, đến năm 2005 có 3.931 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,77% trong đó trên chuẩn là 26,53%. Số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 9,8% (9 trường). Phong trào kiên cố hóa trường học trung học cơ sở theo mô hình Nhà Nước và nhân dân cùng làm và phát triển mạnh, góp phần làm cho cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn, Phú Hòa là một trong những địa phương thực hiện tốt phong trào này. Giai đoạn 2001-2005, số lượng trường tăng bình quân 6,7%/năm, lớp học tăng bình quân 5,9%. Cuối năm 2005, toàn tỉnh có 4 trường phổ thông cấp 2-3 và 23 trường Trung học cơ sở.

Số lượng và cơ cấu giáo viên THCS (2001-2005)

Chỉ tiêu

2000-01

2001-02

2002-03

2003-04

2004-05

2005-06

GV THCS

2.586

2.890

3.490

3.570

3.855

3.931


2.2.3.Giáo dục Trung học phổ thông

Đối với bậc trung học phổ thông, từ năm học 2001-2002 Sở Giáo dục-đào tạo tiếp tục chỉ đạo phát triển quy mô trường, lớp. Ngày 7/2/2002, trường phổ thông cấp 2-3 Xuân Phước, huyện Đồng Xuân được thành lập. Tháng 9 năm 2003, trường THPT Trần Suyền, huyện Phú Hòa được thành lập; ngày 24/10/2003, tách trường phổ thông cấp 2-3 Sông Hinh để thành lập trường THPT Nguyễn Du và tách trường phổ thông cấp 2-3 Phan Bội Châu để thành lập trường THPT Phan Bội Châu và trường THCS; ngày 21/11/2005, tiếp tục thành lập trường THPT Nguyễn Văn Linh, huyện Đông Hòa. Như vậy đến cuối năm 2005 toàn tỉnh đã có 27 trường THPT.

Năm học 2001-2002 là năm thứ 2 toàn ngành tiếp tục triển khai đề án cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tích cực hoạt động học tập, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, khắc phục dần tình trạng dạy học theo phương pháp dạy cũ. Sử dụng các thiết bị hiện có và làm thêm đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành thí nghiệm minh họa bài dạy. Phần lớn các trường tổ chức thực hiện đầy đủ các tiết thực hành môn vật lý, hóa học và sinh học.

Giai đoạn này số lượng học sinh trung học phổ thông tăng nhanh, đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ lao động và phát triển nhân lực của tỉnh. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường. Tính đến 2005 là 56,3%, cao hơn so với bình quân chung cả nước (cả nước 45%). Riêng số học sinh tuyển vào lớp 10 đạt 70,76% so với học sinh tốt nghiệp THCS năm học trước, bình quân 44,1 học sinh /lớp. Đội ngũ giáo viên đến năm 2005 toàn tỉnh có 1.494 người, tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 2,09 (theo quy định là 2,1 giáo viên /lớp); tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 99.1% trong đó trên chuẩn là 4,7%.

Trong công tác chỉ đạo chuyên môn, đây là giai đoạn mà lãnh đạo Sở Giáo dục-đào tạo tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, chấn chỉnh việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có và tự làm, quan tâm đến xây dựng phương pháp học tập bộ môn và tự học của học sinh. Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông, tin học, bố trí cho học sinh đã học chương trình ngoại ngữ 4 năm ở trung học cơ sở tiếp tục học ngoịa ngữ hệ 7 năm ở trung học phổ thông. Qua đó việc tổ chức hội giảng cấp trường, cấp huyện và phong trào dự giờ thăm lớp trong các trường trung học phổ thông đã được quan tâm triển khai thường xuyên nên chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều đơn vị tiến hành tổ chức thao giảng, cải tiến phương pháp dạy và học, bước đầu đạt được những kết quả cao. Các trường trung học cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm kỹ thuật tổng hơp-hướng nghiệp trong việc tư vấn nghề và dạy nghề phổ thông cho học sinh. Vì thế hầu hết học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đều được tham gia các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.

Năm học 2004-2005, lần đầu tiên sở Giáo dục-đào tạo tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc trung học phổ thông với chuyên đề soạn giảng giáo án điện tử. Có 154 tiết dạy của 25/26 trường tham gia, kết quả hội giảng có 135 tiết được xếp loại tốt tỷ lệ 87,7%, 19 tiết xếp loại khá tỷ lệ 12,3%. Các trường trung học phổ thông chuyên Lương Văn Chánh, trung học phổ thông Lê Trung Kiên, Ngô Gia Tự, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Phan Đình Phùng… đã có nhiều cố gắng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng tạo sự hấp dẫn và hứng thú học tập đối với học sinh. Nhiều giáo viên ở thị xã Tuy Hòa và huyện Tuy Hòa cũng đã đi tiên phong qua 41 tiết dạy lớp 8 với giáo án điện tử.

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, Sở Giáo dục-đào tạo rất chú trọng đến công tác tổ chức thi và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp từ cơ sở đến tỉnh. Năm 2001 toàn tỉnh có 520 học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp. Số học sinh đạt giải cấp tỉnh: 258 em, qua đó tuyển chọn được 10 đội tuyển gồm 71 học sinh tham gia dự thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia.

Với quyết tâm giành thành tích cao và cũng để học tập kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, lãnh đạo Sở Giáo dục-đào tạo Phú Yên đã cử thầy Nguyễn Văn Thưởng đưa đoàn gồm 15 học sinh có điểm thi cao nhất ở tất cả các môn dự thi ra bồi dưỡng ở trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian 1 tháng. Kết quả năm đó đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 tỉnh Phú Yên đạt được 32 giải, trong đó có 3 giải nhì, 15 giải ba và 14 giải khuyến khích. Từ trước đến thời điểm này, đây là năm Phú Yên có số học sinh giỏi lớp 12 đạt giải quốc gia nhiều nhất; em Phan Thành Nam, học sinh lớp 11 chuyên Toán của trường chuyên Lương Văn Chánh được Bộ Giáo dục-đào tạo cơ cấu vào đội dự tuyển Quốc gia chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi Quốc tế năm 2002. Năm 2002 toàn tỉnh có 705 học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp. Số học sinh đạt giải cấp tỉnh; 323, tỉ lệ : 45,8%, trong đó có 6 giải nhất, 28 giải nhì, 104 giải ba, 183 giải khuyến khích; tuyển chọn được 10 đội tuyển/10 môn học, gồm 76 HS tham gia dự thi chọn HS giỏi quốc gia. Kết quả kỳ thi đội tuyển học sinh giỏi Phú Yên đã xuất sắc đạt 48 giải, trong đó đặc biệt có 1 giải nhất, 3 giải nhì, 19 giải ba và 25 giải khuyến khích. Em Đào Trung Uyên, học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ là học sinh đầu tiên của tỉnh Phú Yên đạt giải nhất môn ngữ văn, giải nhì môn vật lý thuộc về em Lê Hoàng Duy, học sinh lớp 11 trường chuyên Lương Văn Chánh, 2 giải nhì môn hoá học đều là học sinh trường chuyên Lương Văn Chánh đó là em Nguyễn Thị Quỳnh Như, học sinh lớp 11 và em Dương Chí Tuyến, học sinh lớp 12. Trong tổng số 48 HS đạt giải, học sinh trường chuyên Lương Văn Chánh có 40 giải, trường Ngô Gia Tự 1 giải, trường Trần Quốc Tuấn 1 giải, trường Lê Hồng Phong 1 giải và trường Trần Phú 1 giải. Năm học 2003-2004 đội tuyển Phú Yên có 39 học sinh đạt giải, trong đó học sinh trường chuyên Lương Văn Chánh có 33 giải, trường Nguyễn Huệ 2 giải, trường Lê Hồng Phong 1 giải, trường Ngô Gia Tự 1 giải, Lê Trung Kiên 1 giải và trường phổ thông cấp 2-3 Sơn Thành 1 giải. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2004-2005, Phú Yên có 76 em dự thi, kết quả có 47 học sinh đạt giải, trong đó, 4 giải nhất, 4 giải nhì, 20 giả ba và 19 giải khuyến khích.

Ngoài ra trường trung học phổ thông chuyên Lương Văn Chánh còn đạt nhiều giải cao và thứ hạng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Olimpic truyền thống tổ chức tại các tỉnh phía Nam hàng năm. Năm 2003, trường đã xuất sắc xếp vị thứ 7/88 đoàn tham gia dự thi từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Đoàn có 32/39 em đoạt giải, trong đó có 12 huy chương vàng, 12 huy chương bạc và 8 huy chương đồng. Năm 2004 trường xếp vị thứ 6/91 đoàn tham gia dự thi. có 39 em đoạt giải gồm: 13 huy chương vàng, 16 huy chương bạc và 10 huy chương đồng. Em Trần Thanh Phong, học sinh lớp 11 đạt thủ khoa môn Toán (20/20/điểm). Đây cũng là năm đầu tiên trường trung học phổ thông dân lập Duy Tân cử 3 học sinh lớp 10 tham gia dự thi và đã đạt được 1 huy chưong vàng, 1 huy chương bạc môn Toán.

Giai đoạn này chất lượng giáo dục trung học phổ thông mỗi năm một nâng cao. Có thể chứng minh điều đó qua kết quả tốt nghiệp trung học phổ thong hàng năm như sau: năm học 2000-2001: 85,81%, năm học 2001-2002: 77,37%, năm học 2002-2003: 89,45%, năm học 2003-2004: 98,45%, năm học 2004-2005: 98,45%.



Số lượng và cơ cấu giáo viên THPT (2001-2005)

Chỉ tiêu

2000-01

2001-02

2002-03

2003-04

2004-05

GV THPT

811

923

1.254

1.285

1.358

- Công lập

811

923

1.254

945

1.004

- Bán công

0

0

0

340

354



2.3. Giáo dục miền núi và học sinh dân tộc

Năm 2001 hệ thống trường, lớp ở miền núi Phú Yên dần được củng cố và phát triển, 04 trường phổ thông Dân tộc nội trú gồm trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và 03 trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú ở các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân và Sông Hinh.

Nhằm đào tạo và giảng dạy cho học sinh dân tộc để tạo nguồn cán bộ tại chỗ, có 03 trường trung học cơ sở nội trú dân nuôi ở Sơn Hội, EaChàrang (huyện Sơn Hoà) và ở Tân Lập (huyện Sông Hinh); 33 trường tiểu học của 29 xã vùng đồng bào dân tộc; 100% xã miền núi có trường tiểu học và lớp mẫu giáo.

Năm học 2001-2002, toàn tỉnh Phú Yên có 9227 học sinh dân tộc ở miền núi, tăng gần 1000 học sinh so với năm học 2000-2001, trong đó: mẫu giáo: 697 học sinh; tiểu học, trung học cơ sở: 1440 học sinh và trung học phổ thông: 212 học sinh. Hệ thống các trường phổ thông Dân tộc nội trú và các trường nội trú dân nuôi từng bước được đầu tư hoàn chỉnh. Các đơn vị đều thực hiện kỷ cương, nền nếp trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, về cơ sở vật chất, chất lượng của đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện vẫn còn chuyển biến chậm, thiếu đồng bộ. Năm học 2002-2003, Phú Yên có 29/101 xã phường thị trấn có học sinh người dân tộc, mỗi xã miền núi của tỉnh đều có trường tiểu học, các bản, buôn đều có lớp.

Ngành Giáo dục-đào tạo rất quan tâm công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng và đời sống sinh hoạt của học sinh dân tộc ở các trường nội trú, bán trú. Chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên đang công tác tại các trường miền núi, học sinh dân tộc các trường nội trú, bán trú đã ban hành giúp cho giáo viên an tâm công tác, học sinh an tâm học tập. Ngoài ra, các chế độ hỗ trợ kinh phí cho học sinh các trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, huyện: 30.000đ/tháng/học sinh; cho các trường bán trú dân nuôi 100,000đ/tháng/học sinh và hỗ trợ chi phí đi lại cho sinh viên Phú Yên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trong cả nước60.

Lãnh đạo của các trường phổ thông Dân tộc mội trú cùng tập thể giáo viên đã rất cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cho con em học sinh người dân tộc miền núi. Mặc dù số lượng lớp học ở các trường không nhiều (khoảng 6-7 lớp) nhưng cán bộ quản lý cũng như giáo viên không ngừng nâng cao trình độ, tổ chức hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao, tạo nguồn lao động có trình độ cho khu vực miền núi của tỉnh.

Năm 2003, UBND tỉnh Phú Yên ban hành quy định về các chế độ hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường bán trú nuôi ở các huyện miền núi là 30.000đ/tháng/học sinh. Riêng huyện Đồng Xuân, UBND huyện đã trợ cấp thêm mỗi em 50.000đ/tháng. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng học sinh được nhà trường hết sức quan tâm. Chế độ học bổng của học sinh đảm bảo, thực hiện đầy đủ. Sức khỏe của học sinh được bộ phận y tế chăm sóc tốt.Các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao ở các trường phổ thông Dân tộc nội trú phát triển rất mạnh. Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh có nhà tập đa chức năng góp phần năng cao giáo dục thể chất toàn diện cho học sinh.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập cũng như nhu cầu ăn, ở cho học sinh. Các trường đều đảm bảo số phòng học, phòng ở, phòng ăn, thư viện, phòng thí nghiệm, đồ dung dạy học.

Năm 2004, tổng số học sinh người dân tộc là 12.207 học sinh, tăng hơn so với cuối năm học trước 929 học sinh (tỷ lệ tăng 8,2%), trong đó: nhà trẻ, mẫu giáo: 1.778 cháu; tiểu học: 7.232 học sinh, trung học cơ sở: 2.637 học sinh; trung học phổ thông: 499 học sinh. Đến năm 2005, tổng số học sinh người dân tộc là 12.874 em, tăng so cuối năm học trước là 667 học sinh. Một số học sinh trung học cơ sở người dân tộc ở các xã khó khăn được tổ chức học tại các trường bán trú dân nuôi của ba huyện miền núi. Tại huyện Đồng Xuân, mở 1 lớp 10 riêng cho học sinh người dân tộc trong trường trung học phổ thông Lê Lợi. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phần lớn học sinh tại các trường phổ thông Dân tộc nội trú được học 2 buổi ngày theo quy định của Bộ.

III. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP


Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương