SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


IV. CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG LỚN XHCN MIỀN BẮC CHO GIÁO DỤC PHÚ YÊN



tải về 1.38 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

IV. CHI VIỆN CỦA HẬU PHƯƠNG LỚN XHCN MIỀN BẮC CHO GIÁO DỤC PHÚ YÊN

Mỗi một chiến công của quân và dân Miền Nam nói chung và Phú Yên nói riêng đều gắn liền với sự chi viện lớn lao của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Anh bộ đội cụ Hồ trong đoàn quân Nam tiến thời chống Pháp trước đây trở về với những người cha, người mẹ ở Phú Yên thời chống Mỹ. Người trung đoàn trưởng, liên trung đoàn 83 – 84 năm xưa, Tướng Lư Giang nay có mặt trong trung đoàn Trần Hưng Đạo, sát cánh cùng với các đồng chí Trần Suyền, Lương Công Huề, Nguyễn Duy Luân, … trong Bộ chỉ huy tiền phương A4 chỉ huy cuộc chiến đấu tiêu diệt quân Mỹ trên địa đạo gò Thì Thùng lịch sử, trong chiến thắng Đường 5 lẫy lừng quét sạch quân thù giải phóng Phú Yên.

Nhiều thầy cô giáo, học sinh là những người con Phú Yên tập kết ra Bắc được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục nay được lần lượt trở về phục vụ quê hương. Thầy Nguyễn Chu về năm 1959, thầy Cao Văn Hoạch về năm 1962. Năm 1965 thầy Đào Thế Lữ – Hiệu trưởng trường học sinh miền Nam, thầy Nguyễn Cách, nguyên Hiệu trưởng trường Lương Văn Chánh năm xưa nay lại trở về xây dựng tiểu Ban giáo dục Phú Yên… Năm 1973, thầy Nguyễn Tài Sum, thầy Phạm Hữu Sen về tiểu Ban giáo dục khu V.

Các chiến sĩ giải phóng quân nguyên là thầy giáo ở miền Bắc do nhu cầu công tác được trở lại với ngành, như thầy Trần Khắc Luyện, thầy Nguyễn Đình Mão, thầy Nguyễn Đình Thìn, Đỗ Văn Nhung. Nhất là sau hiệp định Pari 1973, để chuẩn bị cho tình hình mới, hàng loạt cán bộ giáo dục miền Bắc – phần đông là ở quê hương kết nghĩa Hải Dương đi B chi viện cho giáo dục Phú Yên. Nhân dân Phú Yên luôn biết ơn, tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của các thầy giáo: Hoàng Luật (Nam Định), Cao Thành (Quảng Ngãi), Phạm Văn Mỹ (Thái Bình)… đã hy sinh vì sự nghiệp giáo dục Phú Yên.

Về lĩnh vực đào tạo cán bộ, từ đầu những ngày tập kết năm 1954, trong số lượng cán bộ ít ỏi được đi tập kết, tỉnh ta cũng đã có nhiều học sinh cấp III được đi ra Bắc để đào tạo. Sau này họ đều trưởng thành là những cán bộ khoa học kỹ thuật cao cấp của Nhà nước46.

Hằng trăm con em Phú Yên được gửi ra miền Bắc nuôi dưỡng, học tập một cách chu đáo ở các trường học sinh miền Nam: Chương Mỹ, Hà Đông, Hải Phòng, Đông Triều, trường bổ túc văn hóa cho thương bệnh binh ở Từ Hồ, … Nhiều học sinh được gửi đi học ở Liên Xô, các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác. Họ được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nhiều ngành nghề đã trở thành lớp cán bộ cốt cán các cấp của tỉnh.

Chỉ 3 tháng sau ngày giải phóng, Phú Yên nhận được món quà vô cùng quý giá của Đảng bộ và nhân dân Hải Dương đó là một thư viện hoàn chỉnh gồm 1 vạn cuốn sách, 4 giá sách, 1 tủ mục lục và 6 cán bộ vào hướng dẫn nghiệp vụ thư viện - Thư viện mang tên Hải Phú đang được tiếp tục xây dựng và bổ sung ngày càng khang trang hiện đại đã góp phần vào phát triển văn hóa giáo dục Phú Yên. Thư viện Hải Phú mãi là biểu tượng của mối tình kết nghĩa keo sơn của Phú Yên - Hải Dương trong những ngày tháng chống Mỹ, cứu nước.

Ngày 15 tháng 4 năm 1972, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Thanh niên của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam – Nguyễn Văn Kiết đã gửi thư cho Bộ trưởnng Bộ giáo dục nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Nguyễn Văn Huyên nói lên lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân miền Nam, của Ngành giáo dục miền Nam đối với nhân dân miền Bắc, ngành giáo dục miền Bắc về sự chi viện vô cùng to lớn, đầy tình nghĩa ruột thịt của hậu phương lớn đối với tiền tuyến. Bức thư cũng nói lên lòng tin tưởng tuyệt đối vào ngày chiến thắng cuối cùng của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta, tin tưởng ở một ngày mai xây dựng trên đất nước ta một nền giáo dục thống nhất, văn minh, hiện đại, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu.

*

* * *


Giáo dục Phú Yên trong thời kỳ 1954 - 1975 gắn chặt với các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng oanh liệt và đầy hy sinh gian khổ của quân và dân tỉnh nhà.

Trên thực tế trong giai đoạn này ở Miền Nam tồn tại 2 nền giáo dục hoàn toàn đối lập nhau, đấu tranh lẫn nhau về mặt chính trị quan điểm, nội dung và phương pháp trong những điều kiện chiến tranh ác liệt.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục cách mạng thực sự là một mặt trận. Thầy giáo, học sinh là những chiến sĩ kiên cường. Họ vượt lên mọi hy sinh, gian khổ trong mưa bom, bão đạn, trong đói cơm lạt muối để làm tròn nhiệm vụ xóa nạn mù chữ cho con em các dân tộc ở vùng căn cứ, bổ túc văn hóa cho cán bộ, bộ đội làm tốt hơn công tác, chiến đấu trên chiến trường.

Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai dùng bao nhiêu thủ đoạn tàn bạo hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta, kể cả việc thả bom triệt hạ trường học, bắn giết thầy giáo học sinh, xóa bỏ nền giáo dục cách mạng, gom dân lập ấp chiến lược v.v… nhưng thầy trò kiên quyết thực hiện khẩu hiệu “Dân bám đất, giáo dục bám dân, giáo viên bám lớp”, “một tấc không đi, một li không rời” để bám lấy vùng giải phóng, bảo vệ cách mạng, bảo vệ cán bộ, mở rộng vùng tự do, tăng thêm trường lớp.

Ngay trong chiến tranh ác liệt, Đảng đã sáng suốt nghĩ đến việc mở trường lớp sư phạm đào tạo thầy giáo, gửi con em ra Bắc để đào tạo cán bộ cho tương lai.

Nền giáo dục Cách mạng từng bước phát triển theo đà chiến thắng của cuộc kháng chiến cùng với chi viện mạnh mẽ của Miền Bắc xã hội Chủ nghĩa…

Tuy được nuôi dưỡng của cả bộ máy chiến tranh của đế quốc Mỹ, nền giáo dục trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn có tăng về số lượng trường lớp, phương tiện dạy học, nhưng cơ bản về âm mưu chính trị của chúng đã bị phá sản theo đà thất bại của cuộc chiến tranh. Cùng với sự ảnh hưởng tác động tích cực mạnh mẽ của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, của nhà trường cách mạng vùng giải phóng, tinh thần yêu nước, lòng căm ghét ngoại bang, ý thức độc lập dân tộc được khích lệ, đa số thầy giáo, học sinh vùng ngụy quyền kiểm soát hướng về cách mạng, về vùng giải phóng, nhiều người thoát ly đi theo kháng chiến, phong trào sinh viên học sinh bằng các hoạt động xã hội kết hợp với phong trào đấu tranh của các giới thành thị làm cho chính quyền ngụy lung lay rệu rã.

Bằng sức mạnh tổng hợp, quân dân của tình nhà đã đưa cuộc kháng chiến đánh thành công rực rỡ mở ra một chương mới cho lịch sử dân tộc, cho sự phát triển tốt đẹp của nền giáo dục cách mạng trong một nước Việt Nam thống nhất – Xã hội chủ nghĩa.

PHẦN THỨ BA

GIÁO DỤC PHÚ YÊN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2005
CHƯƠNG V

GIÁO DỤC PHÚ YÊN NHỮNG NGÀY ĐẦU GIẢI PHÓNG

VÀ TRONG THỜI KỲ HỢP NHẤT PHÚ YÊN- KHÁNH HÒA (1975 - 1989)
I. GIÁO DỤC PHÚ YÊN TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU GIẢI PHÓNG (4 - 11/ 1975)

1.1. Chủ trương của Đảng về giáo dục

Ngay từ những ngày đầu tiên cuộc hồi sinh vĩ đại của đất nước, với bao công việc bộn bề, Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) ngày 17/6/1975 đã ra Chỉ thị số 21/CT-TW về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng. Chỉ thị nêu: “Trong tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng miền Nam hiện nay, công tác giáo dục giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển chế độ dân tộc dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, cùng với miền Bắc XHCN xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nền giáo dục cách mạng của miền Nam phải nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu và phản động của nền giáo dục thực dân mới của Mỹ Ngụy ở vùng mới giải phóng, tích cực góp phần xây dựng con người mới và cuộc sống mới, đáp ứng yêu cầu cấp bách và lâu dài của cách mạng trên các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng”.

Chỉ thị đã hướng dẫn các nhiệm vụ cụ thể về việc tích cực xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa, về việc phát triển mạnh và đều khắp các trường phổ thông, xây dựng ngành học mẫu giáo, về việc xây dựng các trường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục …

Tiếp thu Chỉ thị của Đảng, tỉnh ủy Phú Yên đã có Nghị quyết về giáo dục, với mấy nhiệm vụ chính :

1- Tập trung duy trì, củng cố và nhanh chóng phát triển những cơ sở giáo dục cách mạng.

2- Tiếp quản tốt các cơ sở giáo dục của Mỹ ngụy.

3- Ổn định lại tình hình nhà trường, kết thúc năm học 1974 -1975 và chuẩn bị thật tốt cho năm học mới, năm học đầu tiên sau ngày giải phóng 1975 – 1976.

Trong niềm vui giải phóng quê hương, các chiến sĩ giáo dục lại bước vào một cuộc chiến đấu mới - công cuộc cải tạo nền giáo dục cũ và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trên quê hương độc lập của mình.



1.2. Tổ chức bộ máy giáo dục

Công việc đầu tiên của việc xây dựng lại một nền giáo dục cách mạng mới là phải nhanh chóng hình thành hệ thống bộ máy giáo dục trong toàn tỉnh.

Ở cấp tỉnh, Ban lãnh đạo Ty Giáo dục Phú Yên lúc bấy giờ do thầy Nguyễn Chu (Nam Đà) làm Trưởng ty, thầy Nguyễn Cách, thầy Nguyễn Châu làm uỷ viên và một số cán bộ cơ quan Ty. Phụ trách giáo dục các huyện Sơn Hòa (bao gồm cả Sông Hinh ngày nay) là ông Nguyễn Thanh Sơn; huyện Đồng Xuân (bao gồm cả Sông Cầu ngày nay) là ông Trần Kim Bôi; huyện Tuy An là ông Biện Ngọc Hưởng; Tuy Hòa II là ông Nguyễn Văn Diện; Tuy Hòa I là ông Huỳnh Khanh. Giáo dục ở các xã, phường là do các Ủy ban nhân dân địa phương phụ trách.

Công tác quản lý, tổ chức và xây dựng lại sự nghiệp giáo dục một tỉnh mới giải phóng thật là khó khăn, vất vả và phức tạp. Nhưng với tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, các Ban lãnh đạo giáo dục các cấp đã tập họp được đông đảo giáo viên cùng nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục và phát triển ngành giáo dục của tỉnh.

Trên cơ sở những lớp học đã duy trì được ở các vùng căn cứ, Tiểu ban giáo dục tỉnh đã cử cán bộ về củng cố lại, mở thêm trường lớp để đón con em đồng bào từ lâu phải bị tập trung ở các ấp chiến lược của địch, hay tản cư nay trở về làng cũ làm ăn, học tập.

Các trường tập trung của tỉnh ở chiến khu được dời về đồng bằng. Trường Sư phạm đồng bằng dời về Sông Cầu rồi vào Tuy Hòa. Trường Sư phạm sơ cấp đồng bằng chuyển dần lên thành Trường Sư phạm trung cấp Phú Yên.

Trường Sư phạm miền núi Phú Yên chuyển thành trường Thanh niên dân tộc nội trú Tân Lương (Sơn Hòa), lúc này gọi là trường 3 chức năng (sản xuất, học tập, sẵn sàng chiến đấu), dạy học sinh các dân tộc miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa có trình độ cấp 2 với số lượng gần 120 em.

Bên cạnh hệ thống trường ở vùng căn cứ và vùng giải phóng, ngành giáo dục tiếp nhận và củng cố lại một số trường tiểu học ở thị xã Tuy Hoà, thị trấn Phú Lâm, các huyện Sông Cầu, Tuy An, Củng Sơn…. và các trường trung học tổng hợp Nguyễn Huệ Tuy Hòa, trường Trung học tỉnh hạt Hiếu Xương, Trường Trung học Sông Cầu…. Tất cả với số lượng vài nghìn học sinh và hơn một trăm giáo viên.

Thực hiện chỉ thị 21 của Trung ương, Ủy ban nhân dân cách mạng miền Nam Trung Bộ ra chỉ thị số 5 về việc quốc hữu hóa các trường tư thục, Ủy ban quân quản Phú Yên cùng Ban giáo dục tỉnh tổ chức hội nghị các chủ trường phổ biến chỉ thị số 5 của UBND CM Miền Trung và tiến hành các thủ tục quốc hữu hóa các trường tư thục. Trong khí thế chiến thắng của cách mạng, đa số các chủ trường đều hoan nghênh và tự nguyện chuyển giao nhà trường từ cơ sở vật chất đến giáo viên, học sinh cho Ban giáo dục tỉnh quản lý.

Sau một thời gian ngắn làm công việc tiếp quản và ổn định tình hình, ngày 11 tháng 4 năm 1975, trường cấp 3 Nguyễn Huệ (trường trung học tổng hợp lớn nhất Phú Yên lúc này) đã gộp thêm học sinh đệ nhị cấp (lớp 1012) của các trường tư thục trên địa bàn thị xã Tuy Hòa và trường Nông-Lâm-Súc, do thầy Phạm Hữu Sen làm Hiệu trưởng, đã ổn định và bắt đầu đi vào dạy học. Học sinh cấp tiểu học và học sinh trung học đệ nhất cấp (lớp 69) đưa về học tại các trường thuộc phường theo hình thức liên cư, liên địa. Ở nông thôn, một số nơi có điều kiện cũng sửa chữa lại trường cũ, hoặc xây dựng trường tạm cho con em mới về quê học tập. Tất cả các trường học được mở cửa trở lại với yêu cầu hoàn thành nốt chương trình năm học 1974 – 1975. Mùa hè năm 1974-1975, tất cả học sinh cấp II, cấp III đều lên đường tham gia khai hoang, vỡ hóa để phục vụ sản xuất theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục mới “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

Kỳ thi tốt nghiệp PTTH đầu tiên của nền giáo dục cách mạng, sau giải phóng được tổ chức khắp 9 tỉnh miền Trung vào ngày 10 và 11 tháng 9 năm 1975, 500 học sinh lớp 12 của Phú Yên tham gia dự thi tại Hội đồng thi Nguyễn Huệ. Công tác chấm thi được tổ chức chung tại Đà Nẵng. Học sinh Phú Yên đỗ được 425 em, đạt 85%. Các lớp trung học, tiểu học cũng lần lượt hoàn thành chương trình năm học.

Tháng 9/1975, trường Nguyễn Huệ được UBHC Khu trung Trung bộ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 3 do thầy và trò Trường trung học tổng hợp Nguyễn Huệ đã có công trong kháng chiến chống Mỹ, với chiến công xuất sắc trong việc biểu tình, đánh chiếm và đốt cháy chi khu cảnh sát Tuy Hòa năm 1972.



Xây dựng lại trường lớp

Bị chiến tranh tàn phá, trường lớp ở vùng căn cứ và giải phóng cũ bị đốt phá xơ xác, tiêu điều, trường lớp ở vùng mới giải phóng ở đô thị cũng đã cũ kỹ, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn nghiêm trọng, Ban giáo dục các cấp cùng với chính quyền cơ sở là Uỷ ban cách mạng xã phường đã huy động bà con đồng bào cùng với việc vừa sửa chữa dựng nhà cửa của mình, vừa góp công sức tranh tre xây cất các lớp học mới để kịp thời đón học sinh các cấp vào học.

Học phẩm, học liệu càng thiếu thốn, thiếu thốn hơn cả là sách giáo khoa. Sách giáo khoa mới được miền Bắc XHCN viện trợ. Tỉnh phải về Khu giáo dục ở Đà Nẵng để tiếp nhận. Song số liệu sách không đủ đáp ứng nhu cầu học tập của đông đảo con em đang hồ hởi kéo nhau đến trường cách mạng.

Bước đầu xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một vấn đề có tính chất quan trọng đặc biệt là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để xây dựng nhà trường mới. Số giáo viên trong vùng cách mạng được rèn luyện trong kháng chiến quá ít, phần nhiều đã trở thành cán bộ các cấp chính quyền ban ngành từ xã, huyện, tỉnh, một số tiếp tục công tác quản lý giáo dục các địa phương.

Trường sư phạm Phú Yên sau 4 tháng nỗ lực từ tháng 8 đến tháng 12/1975, đã đào tạo cấp tốc được 350 cô giáo mẫu giáo, 401 giáo viên tiểu học, 58 giáo viên cấp 2. UBNDCM tỉnh đã chủ trương xem xét và tuyển giáo viên vùng mới giải phóng đã giảng dạy ở dưới chế độ cũ tiếp tục đứng lớp, góp phần ổn định tình hình nhà trường, chuẩn bị vào năm học mới.

Ngày 19 tháng 10 năm 1975, cùng với 4 triệu học sinh và gần mười vạn giáo viên các cấp khắp các tỉnh miền Nam, ở Phú Yên từ cả các trường từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học với hàng vạn học sinh và hàng ngàn giáo viên trong cả tỉnh đã tưng bừng khai giảng năm học mới, năm học đầu tiên sau ngày giải phóng.



II. GIÁO DỤC PHÚ YÊN TRONG THỜI KỲ HỢP NHẤT TỈNH PHÚ YÊN VÀ TỈNH KHÁNH HÒA (Từ 11-1975 đến 7-1989)

2.1. Tình hình chung

Sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước quyết định hợp nhất một số tỉnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Từ ngày 3 tháng 11 năm 1975 hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh. Tỉnh Phú Khánh kéo dài từ đèo Cù Mông đến Vịnh Cam Ranh. Tỉnh lỵ đóng ở Nha Trang. Tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng lần thứ IV vạch ra con đường cho cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Về vấn đề giáo dục, Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới là phải đào tạo có chất lượng tốt những người lao động mới và thực hiện tốt nguyên lí, phương châm giáo dục của Đảng. Đại hội IV đã quyết định “tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, làm cho hệ thống giáo dục quốc dân gắn chặt hơn nữa với sự nghiệp cách mạng XHCN”.

Tháng 4 năm 1977, Ngành giáo dục đã mở Hội nghị Tổng kết 5 năm thi đua “Hai tốt” theo gương các điển hình tiên tiến. Ngày 21 tháng 3 năm 1978, Quyết định số 63/CP của Hội đồng Chính phủ đã thể chế hóa loại “trường phổ thông vừa học vừa làm”, quy định một số biện pháp để đảm bảo cho loại trường này có điều kiện phát triển. Ngày 16 tháng 6 năm 1978, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 47-CT/TW hướng dẫn công tác giáo dục miền Nam trong 3 năm (1978 - 1980) đề ra kế hoạch phát triển tích cực và vững chắc về bổ túc văn hóa, mầm non và phổ thông.

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng (29-3-1989) ra Nghị quyết về công tác giáo dục. Nghị quyết nêu rõ:“Công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước ổn định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”..... “Hoàn thành tổng kết việc thực hiện cải cách giáo dục để tiếp tục điều chỉnh nhằm mục tiêu đào tạo thanh thiếu niên thành con người mới XHCN theo hướng hình thành nhân cách người lao động Việt Nam có bản sắc văn hóa dân tộc, năng động sáng tạo, ý chí đưa đất nước đi lên, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa XHCN nhiều thành phần …”.

Trong 15 năm hợp nhất từ năm 1975 đến tháng 7 năm 1989, ngành giáo dục Phú Khánh luôn theo sát, thực hiện tích cực chủ trương đường lối về giáo dục của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục cũng như các cấp Đảng và chính quyền địa phương, nỗ lực xây dựng và phát triển giáo dục ngày càng phát triển, có một vị trí xứng đáng trong đội hình giáo dục cả nước.



2.2. Các hoạt động giáo dục

2.2.1. Về tổ chức bộ máy

Ty giáo dục Phú Khánh là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Phú Khánh. Tổ chức bộ máy gồm cán bộ giáo dục tại chỗ của 2 tỉnh, một số cán bộ miền Bắc chi viện và một số cán bộ được Ban giáo dục khu Trung Trung bộ hoặc Bộ giáo dục cử đến.

Từ năm 1976, Giám đốc Sở giáo dục là ông Đinh Hòa Khánh, các phó Giám đốc là ông Cao Văn Hoạch, Nguyễn Cách, Nguyễn Sằng, Đặng Thanh Phương. Năm 1985 bổ sung các ông Trần Nguyên Cung, Đỗ Đăng Cao, Nguyễn Xuân Đàm. Ông Nguyễn Xuân Đàm – phó Giám đốc Sở kiêm Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang.

Trước khi sáp nhập, Phú Yên đã có một nền giáo dục khá mạnh, hoàn chỉnh. Năm học 1975 – 1976 về ngành học mẫu giáo có 160 lớp, với 5760 em, 246 giáo viên; về cấp 1 có 20 trường với 1233 lớp với 56.326 học sinh và 846 giáo viên; về cấp 2 có 10 trường, 183 lớp 10.744 học sinh và 221 giáo viên; về cấp 3 có 3 trường 56 lớp, với 2766 học sinh và 77 giáo viên.

Theo báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục về thực hiện quyết định 87/TTg (năm 1976), tổng số giáo viên vùng mới giải phóng của Phú Khánh được tuyển dụng lại và được bố trí công tác chính thức là 2.309 người đạt tỷ lệ 64,2%, tạm tuyển là 1.069 tỷ lệ là 29,6%, thôi việc là 219 tỷ lệ là 6%. Trong lúc tổng số giáo viên cũ của cả 21 tỉnh miền Nam là 81.076 người, được tuyển dụng lại là 67.020 tỷ lệ 62,7%, tạm tuyển 10.585 tỷ lệ 13%, thôi việc là 3.465 tỷ lệ 24,3%. Như vậy là việc tuyển dụng lại giáo viên ở Phú Khánh so với các tỉnh miền Nam là tốt, đạt tỷ lệ cao.

Ban lãnh đạo Ty Giáo dục Phú Khánh đã nghiêm túc chấp hành chính sách của TW, chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, biết coi trọng công tác tư tưởng chính trị cho nên mặc dù trong hoàn cảnh rất khó khăn, phức tạp chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, phức tạp trong việc tuyển dụng lại đội ngũ giáo viên vùng mới giải phóng góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục được ổn định, có chuyển biến mạnh mẽ theo đường lối cách mạng. Nhìn chung, tuyệt đại đa số giáo viên đã tiếp thụ tốt đường lối chính sách giáo dục, tiếp nối được truyền thống cách của quê hương, đem hết nhiệt tình xây dựng giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có kẻ giả danh nhà giáo, tiếp tay cho địch, phản bội quê hương bị nhân dân lên án kịch liệt như Đàm Thái Sá, Nguyễn Công Hoan.

Đến ngày 01/01/1977, ngành đã xếp lương chính thức cho giáo viên cũ được tuyển dụng lại và giáo viên tuyển dụng mới, theo nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện một bước thống nhất chế độ lương trong cả nước, xóa bỏ sự khác biệt trước đây. Đồng thời cố gắng thực hiện ngay một số chính sách khác, tạo điều kiện ổn định đời sống, khuyến khích anh chị em hăng hái công tác, giảng dạy theo đường lối giáo dục cách mạng.

Kết quả công tác sử dụng lại đội ngũ giáo viên cũ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và mở rộng đội ngũ giáo viên, ổn định cơ quan trường học, tình hình an ninh chính trị, trật tự an ninh trong ngành. Nhà trường về cơ bản đã giữ vững và góp phần ổn định tình hình chính trị và an ninh chung vùng mới giải phóng và toàn xã hội.

Việc thực hiện chính sách đối với giáo viên ở vùng mới giải phóng đã giúp cho các ngành, các cấp và nhân dân thấy rõ vai trò vị trí của ngành giáo dục, của người thầy giáo, đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ giáo viên vùng mới giải phóng, để có cơ sở bố trí sử dụng hợp lí, phát huy được mặt tích cực của họ, phát triển được đoàn thể, xây dựng cán bộ cốt cán, tín nhiệm của giáo viên được nâng cao trong học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân, làm động lực tinh thần cho họ phấn đấu. Nền giáo dục Mỹ - Ngụy và hậu quả của nền giáo dục thực dân cũ và cả hậu quả của những năm dài chiến tranh… như báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IV đã nêu rõ: “Ở miền Nam chủ nghĩa thực dân cũ và mới cùng với 30 năm chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. Bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, bọn Mỹ ngụy cố tạo ra một thứ “văn hóa” nô dịch, đồi trụy lai căn, cực kỳ phản động, xô đẩy một số thanh niên trong các thành thị chạy theo lối sống gấp, vị kỉ, sa đọa, ăn bám, hòng hủy hoại những giá trị của văn hóa dân tộc và nếp sống lành mạnh của nhân dân ta …”

Công cuộc xây dựng nền giáo dục cách mạng thống nhất trong cả nước cũng vẫn là một công cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ, vừa xây dựng vừa phát triển một cách sâu rộng, toàn diện trong quá trình hoạt động của ngành giáo dục.



2.2.2. Xây dựng hệ thống trường sư phạm

Việc xây dựng hệ thống trường sư phạm các cấp để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mới làm nòng cốt cho công việc xây dựng nền giáo dục cách mạng là hết sức quan trọng và cấp bách.

- Trường Sơ cấp nghiệp vụ nuôi dạy trẻ ở thị xã Tuy Hòa. Trường thành lập năm 1977, do thầy Nguyễn Mão làm Hiệu trưởng. Trường đã đào tạo hàng trăm cô nuôi dạy trẻ cho toàn tỉnh Phú Khánh.

- Trường Sơ cấp Sư phạm mẫu giáo thành lập tại Nha Trang do thầy Nguyễn Thanh Hà (tức Nguyễn Áo) làm hiệu trưởng. Trường đã đào tạo được hằng trăm giáo viên mẫu giáo, đến năm 1985 trường chuyển ra thị xã Tuy Hòa và hợp nhất với trường Trung học sư phạm Phú Khánh.

- Trường Trung học sư phạm Phú Khánh thành lập trên cơ sở trường Trung cấp Sư phạm Phú Yên đặt tại Thị xã Tuy Hòa năm 1976. Các thầy Nguyễn Cách, Đào Thế Lữ, Huỳnh Quang Vận, Nguyễn Châu, Trần Ngọc lần lượt làm Hiệu trưởng. Hằng năm, trường đào tạo trên 400 giáo viên cấp 1 song vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu phát triển trường lớp tiểu học theo nhu cầu học tập của nhân dân sau ngày giải phóng. Trường lại phải kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non và bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên.

- Trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang, một trong ba trường CĐSP lớn ở miền Nam được thành lập sớm nhất sau ngày giải phóng từ ngày 1-4-1976. Hội đồng giáo viên được điều động từ các trường Đại học Sư phạm, CĐSP ở miền Bắc do thầy Lê Phương làm hiệu trưởng. Từ năm 1986, thầy Nguyễn Xuân Đàm, Phó Giám đốc Sở GD Phú Khánh kiêm Hiệu trưởng. Hàng năm, trường đào tạo từ 500 đến 600 giáo viên cấp 2 với 3 chuyên ngành khoa học xã hội; khoa học tự nhiên và ngoại ngữ (đào tạo giáo viên tiếng Anh – Pháp). Năm học 1986- 1987 trường mở thêm khoa công tác Đoàn Đội, liên kết với Đại học Huế; Đại học ngoại ngữ, liên kết với Đại học Đà Lạt…

- Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tỉnh do các thầy Huỳnh Xuân Hoè, Trần Mạnh Quỳnh, Cao Phi Thăng, Lê Văn Xuân… lần lượt làm hiệu trưởng. Trường đã mở nhiều lớp ngắn hạn, dài hạn đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý Phòng giáo dục, cán bộ lãnh đạo các trường cấp 1, cấp 2. Trường thực sự góp phần tích cực trong việc củng cố tổ chức và phát triển phong trào, nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn tỉnh.

Hệ thống các trường Sư phạm, trường Quản lý giáo dục Phú Khánh trong thời gian 15 năm hợp nhất đã có công lao đóng góp rất to lớn và quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp với số lượng hàng vạn người, làm nòng cốt trong việc xây dựng một nền giáo dục cách mạng ngày càng mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng toàn diện, sánh vai cùng các tỉnh tiên tiến trong cả nước.



2.2.3. Xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa

Chỉ thị số 221/CT-TW ngày 17/6/1975 của Ban CHTW Đảng đã ghi rõ: “Tích cực xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa, trước mắt phải được coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết số một nhằm nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu do chính sách ngu dân và nô dịch của chế độ phản động Mỹ ngụy để lại, nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân lao động, tạo điều kiện cho việc giáo dục chính trị và phổ biến khoa học kỹ thuật , đẩy mạnh đào tạo cán bộ trong những người đã trải qua chiến đấu, sản xuất và công tác”.

Tính đến tháng 11 năm 1976 Phú Khánh đã có 70.880 người được xóa mù, một trong số 7/21 tỉnh đã căn bản hoàn thành công tác xóa mù chữ, và đã có trên 40% số người trong diện đã thoát nạn mù chữ, học lên các lơp bổ túc văn hóa.

Song song với đẩy mạnh XNMC vững chắc ở đồng bằng, từ hè 1976, tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác xóa mũ chữ gồm 170 giáo viên và 59 giáo sinh sư phạm nối tiếp nhau lên công tác ở 26 xã miền núi từ 1- 2 tháng. Trước khi đoàn xung kích lên đường, Ty Giáo dục đã tổ chức bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ cho đoàn viên chu đáo và giao quân đến tận buôn làng.

Đến cuối năm 1978, toàn tỉnh có đến hàng trăm lớp Bổ túc văn hóa cho nhân dân và cán bộ cốt cán ở thôn xã, với 47.000 học viên bổ túc văn hóa tại chức và 2.500 học viên bổ túc văn hóa tập trung. Ở Phú Yên, các huyện Tuy Hòa, Thị xã Tuy Hòa, Đồng Xuân, Tuy An có phong trào bổ túc văn hóa sôi nổi và là những đơn vị mạnh trong toàn tỉnh Phú Khánh.

Xã Cà Lúi đã xóa mù chữ (XMC) được 217 người, có 3 trường cấp 1 với 116 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Tháng 8-1978, miền núi mở được 11 lớp Bổ túc văn hóa cho dân buôn, có 305 học sinh. Được báo cáo điển hình trong hội nghị SKKN toàn tỉnh lần thứ nhất (04/1979), một đại biểu của đoàn huyện Sơn Hoà là thầy hiệu trưởng Nguyễn Xuân Phương đã nói “Bây giờ Cà Lúi là quê hương thứ hai của tôi. Chừng nào tất cả bà con xã Cà Lúi đạt phổ cập cấp 1 tôi mới nghĩ đến việc trở về xứ dừa, quê hương Sông Cầu của tôi”.


TÌNH HÌNH XÓA MÙ CHỮ VÀ BỔ TÚC VĂN HÓA

Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM (Tính đến hết quý 2 – 1977)47


TTT

Đơn vị

Số người

mù chữ

Đã xóa xong nạn mù chữ

Tỷ lệ

Số huyện được công nhận

Số xã được công nhận

04

Nghĩa Bình

185.056

119.043

95,19

14/14

260/260

09

Phú Khánh

75.890

70.880

93,39

11/11

167/167

15

Thuận Hải

60.661

47.155

77,73

7/10

87/139

20

Đắc Lắc

49.610

25.017

50,42

0/6

36/87

21

Gia Lai- Kon Tum

101.686

22.852

22,47

0/10

17/157

Theo bảng thống kê của Bộ, tính đến hết quý 2 năm 1977, 9/21 tỉnh miền Nam, trong đó có tỉnh Phú Khánh đã hoàn thành căn bản xong xóa nạn mù chữ cho nhân dân, nói lên sự nỗ lực vượt bậc của ngành giáo dục Phú Khánh và được chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba.

Bên cạnh mạng lưới trường phổ thông các cấp, hệ thống trường bổ túc văn hóa cũng được thiết lập nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho cán bộ và thanh niên ưu tú. Ở cấp tỉnh, trường Phổ thông lao động Bắc Phú Khánh do thầy Nguyễn Chu làm Hiệu trưởng, trường có nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ chủ chốt các huyện, thị (từ huyện ủy viên trở lên). Trường Bổ túc Thanh niên công nông Nam Phú Khánh (Đồng Đế - Nha Trang) do thầy Nguyễn Thanh Liêm làm Hiệu trưởng làm nhiệm vụ đào tạo trình độ cấp 3 cho cán bộ chủ chốt các cơ quan Ban Ngành cấp tỉnh và thanh niên dân tộc trình độ cấp 2-3. Trường BTVH Thanh niên công nông Bắc Phú Khánh (Đông Tác) do thày Đào Thế Lữ làm Hiệu trưởng, các trường này làm nhiệm vụ đào tạo trình độ văn hóa cấp 2 (sau đó là cấp 3) theo chương trình bổ túc cho hàng trăm cán bộ và thanh niên ưu tú, những người đã tham gia cuộc chiến tranh giải phóng đất nước nên chưa có điều kiện học tập, nay yêu cầu cấp bách về cán bộ cho toàn hệ thống chính trị đã đặt ra cho các trường bổ túc văn hóa nhiệm vụ hết sức đặc biệt này. Phương pháp giảng dạy ở trường bổ túc chủ yếu là ôn, giảng, luyện. Ở các huyện cũng thành lập hệ thống trường phổ thông lao động huyện, thị đào tạo trình độ văn hóa cấp 2 theo chương trình bổ túc cho cán bộ huyện, xã và thanh niên công nông. Thanh niên dân tộc học ở 2 trường 3 chức năng (Tân Lương, Khánh Vĩnh) được tiếp tục đưa vào học và nội trú ở trường BTVH TNCN Nam Phú Khánh. Sau khi tái lập tỉnh Phú Yên, số học sinh dân tộc quê Phú Yên được đưa về học theo các lớp riêng tại trường BTVH tỉnh, các lớp này là tiền thân của loại hình trường PTDTNT về sau. Ngoài ra một số loại hình bồi dưỡng cấp tốc như bổ túc văn hóa cấp 2 trong 18 tuần với hình thức dạy học theo chuyên đề cho cán bộ xã, kết thúc được cấp bằng BTVH cấp 2 nhưng không được học lên cấp 3 bổ túc… Bổ túc văn hóa cấp 2,3 còn là nhiệm vụ của các trường phổ thông cùng cấp theo phương châm “một hội đồng hai nhiệm vụ”, hình thức này tỏ ra linh hoạt và tồn tại trong suốt thời gian dài. Đến nay, việc tổ chức hình thức học BTTH này được chuyển giao cho trung tâm GDTX và các trung tâm KTTH-HN ở các huyện.

Tuy chất lượng đào tạo theo chương trình BTVH chưa cao nhưng các trường bổ túc đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là đào tạo hàng ngàn cán bộ kiên trung cung cấp bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể các cấp.



2.2.4. Thực hiện công cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3

Sau 5 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1980 ngành giáo dục miền Nam đã đạt được những kết quả to lớn để hòa nhập với nền giáo dục XHCN ở miền Bắc, tiến tới xây dựng một giáo dục cách mạng thống nhất trong cả nước. Ngày 11 tháng 1 năm 1979, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 14/NQ – TW về cải cách giáo dục lần thứ 3. So với 2 cuộc cải cách giáo dục lần trước (lần thứ nhất 1950, lần thứ hai 1956), cuộc cải cách này được chuẩn bị rất công phu từ trước ngày giải phóng miền Nam, đến nay yêu cầu lại càng rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều, xây dựng một nền giáo dục XHCN thống nhất trong cả nước, vừa cải tạo nền giáo dục thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam vừa xây dựng một nền giáo dục cách mạng hiện đại, tiên tiến thống nhất trong cả nước, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 được đặt ra như sau:

- Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ buổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, con người làm chủ tập thể và phát triển toàn diện.

- Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành 3 cuộc cách mạng và tăng cường quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.

- Đào tạo và bồi dưỡng với qui mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có trình độ khoa học, kỹ thuật và quản lý phù hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn XHCN.

Sau những năm dài chiến tranh ác liệt, đất nước bị chia cắt, nay giang sơn được quy về một nối, nhiều khó khăn và phức tạp thì việc xây dựng một nền giáo dục cách mạng thống nhất trong cả nước là vô cùng quan trọng và bức bách. Mở đầu cho công cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 là “tiến hành cuộc vận động tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong các trường học”48. Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng nhằm làm cho hệ tư tưởng chính trị Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng thấm nhuần trong toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường mới ở miền Nam. Toàn bộ nội dung chương trình dạy học chính trị, đạo đức, giáo dục công dân được hoàn toàn đổi mới. Giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hòa hợp đoàn kết dân tộc, tinh thần trách nhiệm công dân. Tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng được quán triệt trong nội dung chương trình, trong phương pháp giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nội khóa và các hoạt động ngoại khóa giữa nhà trường, gia đình và xã hội; lấy hoạt động lao động : lao động tự phục vụ xây dựng trường lớp, lao động học tập gắn liền với lao động sản xuất, cùng với công nông góp phần hàn vết thương chiến tranh, xây dựng đời sống mới, vừa là phương pháp vừa là nội dung để cải tạo nhà trường cũ thành nhà trường cách mạng.

Cuộc vận động giáo dục đạo đức cách mạng được toàn thể giáo viên, cán bộ, sinh viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia. Cuộc vận động nhanh chóng lan tỏa đi sâu vào toàn ngành và quần chúng nhân dân, đem lại một khí sắc mới, tinh thần mới, sức mạnh mới cho nền giáo dục cách mạng được hình thành và phát triển mạnh mẽ trên quê hương đang đổi mới.



2.2.5. Giáo dục mầm non và phổ thông

Giáo dục mầm non

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất sau chiến tranh, phong trào cải tạo công thương nghiệp ở thành thị, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, nền giáo dục cũng được chú trọng phát triển một cách rộng khắp ở tất cả các địa phương, nhất là giáo dục mầm non.

Có thể nói hầu hết các thôn xã ở đồng bằng, buôn làng ở miền núi nơi nào có Hợp tác xã nông nghiệp là nơi đó có trường lớp mẫu giáo. Số học sinh mầm non của tỉnh Phú Khánh trong thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1984 đã tăng rất nhanh. Bình quân trong 10 năm tăng 10,23%/năm. Số học sinh mẫu giáo năm 1984 tăng so với năm 1975 là 30.327 em. Năm 1975 huy động được 26,70%, đến năm 1984 đã huy động được 51,50% số em trong độ tuổi mầm non. Lực lượng giáo viên mầm non tăng 11,75%/năm. Năm 1984 tăng đến 1.046 giáo viên. Chất lượng nuôi dạy còn ở mức độ thấp. Giáo viên mầm non nhiệt tình nhưng do phần đông là đào tạo cấp tốc, tay nghề chưa cao, cơ sở vật chất trường lớp chật hẹp, đồ dùng dạy học, sách vở còn thiếu thốn, thu nhập cô giáo mầm non còn phụ thuộc hoàn toàn vào từng hợp tác xã. Những năm về sau đã có nhiều tiến bộ. Một số đông cô mẫu giáo được đưa vào biên chế, trường học được xây dựng và hoạt động theo các mô hình tiên tiến lúc này.

Tình hình phát triển giáo dục mầm non Phú Yên (1975 – 1989)49

Năm học

Số lớp


Số học sinh

Số giáo viên

NH 1975 – 1976

160

5.700

246

NH 1985 – 1986

781

20.635

884

NH 1988 – 1989

800

21.000

960

So sánh từ năm 1975->1989

Số lớp tăng

gấp 5 lần



Số học sinh tăng

gấp 3 lần rưỡi



Giáo viên

tăng gần 4 lần


Nhìn vào bảng thống kê, so với năm học đầu tiên sau ngày giải phóng thì số lớp học mẫu giáo tăng gấp 5 lần, số học sinh tăng 3,69 lần, số giáo viên tăng 3,9 lần, học sinh mầm non đạt tỷ lệ 3,6% dân số và 45,6% so với số cháu trong độ tuổi mầm non (từ 3 đến 6 tuổi) (trung bình chung trong cả nước học sinh mẫu giáo đạt tỷ lệ 1,44% dân số).

Như vậy có thể nói bộ phận Bắc Phú Khánh (Phú Yên) số học sinh mẫu giáo được huy động đạt tỷ lệ cao, đứng vào các loại khá trong cả nước. Và cũng nói lên sự cố gắng, nỗ lực và kết quả tốt của ngành học mầm non Bắc Phú Khánh (Phú Yên). Trực tiếp thúc đẩy GD mầm non lúc này phát triển mạnh mẽ về qui mô và mạng lưới là vai trò của các Hợp tác xã nông nghiệp cùng với sự hoạt động tích cực của Uỷ ban bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em các cấp (TW, tỉnh và huyện – và đến năm 1982 được sáp nhập vào hệ thống quản lý giáo dục).

Về tình hình phát triển của cấp tiểu học

Năm học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Số giáo viên

NH 1975 - 1976

20

1.233

56.326

864

NH 1985 – 1986

54

2.581

97.615

3.036

NH 1988 – 1989

89

2.960

101.860

3.200

So sánh 1975-1989

Số trường tăng 4 lần rưỡi

Số lớp tăng hơn gấp đôi

Học sinh tăng

1,88 lần


Giáo viên tăng 3 lần rưỡi

Số trường tiểu học tăng gấp 4 lần rưỡi (89/20), số lớp tăng 2 lần rưỡi (2.960/1.233); số học sinh tăng gấp 2 lần (101.860/56.326); số giáo viên tăng gấp 1,88 lần (3200/864) là nhờ các địa phương thi đua thực hiện Chỉ thị 01 của TW.



Giáo dục phổ thông

Trước đây, một bộ phận học sinh cấp 1 đi học chậm so với độ tuổi. Nhờ GD mầm non phát triển mạnh, tạo nguồn cho cấp 1, nhịp độ tăng trung bình 2,54%/năm. Học sinh cấp 2 tăng với tốc độ lớn nhất, có năm đạt tới 10,89% (năm 1984) do chủ trương của ngành giáo dục là thỏa mãn tối đa cho học sinh tốt nghiệp cấp 1 lên học cấp 2. Học sinh cấp 3 tăng đạt tới 6,75%/năm.

Để đáp ứng với việc tăng nhanh số học sinh, lực lượng giáo viên đã phải tăng với tốc độ rất cao. Trung bình toàn ngành tăng 7,68%/năm. Trong đó cấp 1 tăng 4,86%/năm (tăng gấp 3 lần so với số học sinh) giáo viên cấp 2 tăng 14,51%/năm (tốc độ tăng gấp rưỡi so với H/S) số giáo viên cấp 3 tăng 10,4%/năm (tăng gấp rưỡi so với học sinh).

Về cơ sở vật chất, để đảm bảo cho dạy và học, tuy có nhiều cố gắng lớn của Nhà nước, nhân dân tích cực tham gia xây dựng trường lớp song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong khi tốc độ tăng của học sinh cấp 1, 2 bình quân 9,42%/năm mà tốc độ tăng phòng học chỉ tăng 2,39%/năm, tốc độ tăng học sinh cấp 3 tăng 6,70%. Phòng học chỉ tăng 3,91%/năm vì thế xuất hiện tình trạng có trường phải học 3 ca/ ngày.

Vấn đề mất cân đối giữa nhu cầu học tập và cơ sở vật chất, mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc và kéo dài trong nhiều năm. Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX tình trạng trên được cải thiện tốt hơn. GD phổ thông của Phú Khánh vẫn được đánh giá là một trong những địa phương có phong trào giáo dục khá tốt trong cả nước. Và phong trào giáo dục Bắc Phú Khánh (Phú Yên) đã góp mặt bằng nhiều điển hình nhà trường tiên tiến. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” được phát động, duy trì ngày càng thúc đẩy nâng cao chất lượng.

Hàng năm, các đợt hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp (trường, huyện, tỉnh) được tổ chức thường xuyên. Đây là dịp tất cả giáo viên trao đổi kinh nghiệm rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm học 1980 – 1981, ngành giáo dục thị xã Tuy Hòa có 30% giáo viên dạy giỏi các cấp, trong đó có 19 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 20 sáng kiến kinh nghiệm đạt giải nhất toàn ngành.

Công tác bồi dưỡng giáo viên về thay đổi phương pháp dạy học và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc thành lập Trung tâm Phương pháp tại Sở Giáo dục- Đào tạo, từ năm 1983, các huyện, thị đã mở Trường bồi dưỡng giáo dục với chức năng bồi dưỡng chuyên đề cho GV trong huyện thị, dạy BTTH cho cán bộ huyện và các xã, liên kết với trương Cao đẳng sư phạm Nha Trang để đào tạo chuẩn cho GV cấp 2… Trường bồi dưỡng GD thị xã Tuy Hòa do thầy Hồ Văn Tùng, Trưởng phòng GD kiêm Hiệu trưởng, thầy Huỳnh Văn Học làm Phó hiệu trưởng. Trường Bồi dưỡng GD huyện Tuy Hòa do thầy Lê Kim Anh, Trưởng phòng GD kiêm Hiệu trưởng, thầy Lê Nhường làm Phó hiệu trưởng, đến tháng 7/1988, Nguyễn Tấn Hào làm Hiệu trưởng.

Không chỉ qui mô giáo dục tăng mà các hoạt động giáo dục cũng sớm đi vào nền nếp chất lượng, có nhiều xã trở thành điển hình tiên tiến trong giáo dục. Năm học 1975-1976, toàn xã Xuân Lộc có gần 2.000 học sinh đi học, đến năm học 1978 – 1979 đã tăng lên hơn 4.500 học sinh. Từ 50 học sinh cấp 2 đi học ở xã khác đã có trường cấp 2 tại xã với 320 học sinh, từ13 phòng học nhà trường đã vận động nhân dân xây dựng thêm 19 phòng mới, cả trường được 42 phòng học. Cuối năm học, 75% giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, học sinh lớp 9 tốt nghiệp 95%, trong đó 80% được tiếp tục lên học trường cấp 3, toàn trường có 8 HS được công nhận danh hiệu “cháu ngoan Bác Hồ”. Năm học 1978 - 1979 trường phổ thông cấp 2 Xuân Lộc – Sông Cầu đạt danh hiệu là lá cờ đầu toàn ngành giáo dục Phú Khánh, Hiệu trưởng Hoàng Huy Đoàn được báo cáo điển hình trong hội nghị tỏng kết thi đua toàn tỉnh.

Để đào tạo học sinh năng khiếu, được sự đồng ý của Sở giáo dục, Phòng giáo dục thị xã Tuy Hòa thành lập trường cấp 2 chuyên mang tên Lương Văn Chánh. Sau 34 năm (trong đó có 19 năm chống Mỹ chiến tranh tàn khốc, và đất nước bị chia cắt (từ năm 1954  1975) và 13 năm hàn gắn vết thương chiến tranh) đến năm học 1988 – 1989 trường Lương Văn Chánh đã được khôi phục. Trường PTTH Nguyễn Huệ, THPT Ngô Gia Tự (Tuy Hòa), THPT Phan Đình Phùng (Sông Cầu) được mở rộng quy mô, các trường PTTH như trường Lê Hồng Phong, trường Lê Trung Kiên (huyện Tuy Hòa), trường Trần Quốc Tuấn (Thị xã Tuy Hòa), trường Trần Phú, trường Lê Thành Phương (Tuy An), trường Quang Trung (Sông Cầu), trường Lê Lợi (Đồng Xuân), trường Phan Bội Châu (Sơn Hòa) lần lượt xây dựng để đáp ứng một phần yêu cầu học lên cấp 3 của hàng ngàn học sinh tốt nghiệp cấp 2.

Về tình hình phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở

Năm học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Số giáo viên

NH 1975 - 1976

10

183

10.744

221

NH 1984 – 1985

10350

929

38.428

1.174

NH 1988 – 1989

85

1085

40.340

1.440

So sánh 1989->1975

Số trường tăng 8 lần rưỡi

Số lớp tăng gấp 6 lần

Học sinh tăng

gần gấp 4 lần



Giáo viên tăng 6 lần rưỡi

Số trường tăng gấp 8 lần rưỡi (85/10), lớp tăng 6 lần (1085/183), số học sinh tăng gấp 4 lần (40.340/10.744), giáo viên tăng gấp 6 lần rưỡi (1440/221).



Về tình hình phát triển giáo dục cấp trung học phổ thông

Năm học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Số giáo viên

NH 1975 - 1976

3

56

2.766

77

NH 1984 – 1985

12

193

8.403

399

NH 1988 – 1989

14

210

8.663

311

So sánh 1989-1975

Trường tăng gấp hơn 4 lần

Lớp tăng gần 4 lần

Học sinh tăng gấp 3 lần

Giáo viên tăng hơn 4 lần

Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương