SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


Sự phát triển của giáo dục Mầm non



tải về 1.38 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2.1. Sự phát triển của giáo dục Mầm non

Từ năm 1989 đến năm 1992, khi bắt đầu đổi mới trong sản xuất nông nghiệp với khoán 10 và Chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW, các HTX sản xuất nông nghiệp không còn quản lý sản xuất tập trung mà thực hiện theo phương thức khoán hộ … Cơ chế mới này trong HTXSXNN đã tác động ngược đến qui mô phát triển của GD mầm non. GD mầm non ở tỉnh phát triển gắn với cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp nay không còn cơ sở bảo trợ, thiếu nguồn kinh phí trả lương cho cô giáo, cơ sở vật chất trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo không có tổ chức chăm lo. Ngành học mầm non gặp nhiều khó khăn, nhóm trẻ, lớp mầm non tan rã từng mảng. Tư tưởng chỉ đạo chung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh là quan tâm đến việc phục hồi GD mầm non. Từ đó, Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI, XII của tỉnh chỉ đạo đối với GD mầm non càng cụ thể, sâu sát hiệu quả hơn. Với chỉ thị 223 của HĐBT, quy hoạch lại trường lớp theo địa bàn dân cư cho phép mở trường, lớp mầm non tư thục (NQ TW4 khóa VII); Xác định rõ GDMN giữ vị trí đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân (NĐ 90/CP năm 1990). Với mục tiêu: “Phát triển trường lớp học mầm non theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, theo yêu cầu của nhân dân; Mỗi huyện phải xây dựng 1 trường mầm non trọng điểm, chất lượng cao để làm mẫu. Ưu tiên huy động triệt để trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo, đảm bảo số lượng, chất lượng cho lớp 1 tiểu học…”

Đội ngũ giáo viên mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo) còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, đại bộ phận chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề chuyên môn thấp. Đời sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn, sự đãi ngộ còn quá thấp chưa tương xứng với sự lao động của giáo viên, chưa có chế độ chính sách cụ thể. Trường, lớp đồ dùng dạy học quá thiếu thốn, nghèo nàn. Trong thời gian đầu, phần nhiều giáo viên chỉ làm được việc “giữ trẻ” hơn là “nuôi-dạy-trẻ”…

Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là Sở Giáo dục-Đào tạo, từng bước đội ngũ giáo viên mầm non tăng lên về số lượng, đáp ứng được yêu cầu mở rộng qui mô trường lớp, về chất lượng văn hóa, nghiệp vụ ngày càng được cải tiến qua việc tổ chức nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt, phong phú, để dần dần đến năm học 1999-2000 cơ bản đã chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên mầm non và có một số giáo viên được đào tạo trẻ trên chuẩn làm nòng cốt cho phong trào.

Tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ cho các trường quốc lập 100%, các lớp nhóm tư thục 100%, các lớp trường dân lập 60%. Chất lượng giáo dục đối với trẻ 5 tuổi (lớp mẫu giáo lớn - lớp kết thúc GD mầm non, chuyển lên cấp tiểu học) được đánh giá như sau: có cơ thể khẻ mạnh, vận động tốt: 85%; có khả năng nhận biết, đếm con số, nhận mặt chữ, có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ: 90%; có ý thức, hành vi lễ phép, trung thực: 75%; có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường : 76%; có tình cảm tốt đối với người thân và những người xung quanh 90%....

Trong 10 năm (1989-2000), tình hình kinh tế - xã hội Phú Yên có nhiều thay đổi, có lúc gặp khó khăn nhưng xu hướng chung của giáo dục mầm non Phú Yên vẫn phát triển tốt, khá vững chắc. Thực hiện quan điểm xã hội hóa giáo dục của Đảng, GD mầm non mang tính chất xã hội hóa ngày càng sâu sắc và hiệu quả tốt. Trong thời kỳ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa trước Đại hội VI (1986) nhà trẻ, mẫu giáo được kinh tế tập thể, hợp tác xã bảo trợ, từ thời kỳ đổi mới kinh tế, lúc đầu có gặp khó khăn, nhưng thời kỳ giảm sút qua nhanh, giáo dục mầm non lại được xã hội hóa với nhiều loại hình trường lớp phong phú, đa dạng, ngành học mầm non của tỉnh lại phục hồi và phát triển nhanh và vững chắc cả về số lượng và chất lượng.

Đến năm 2000, Phú Yên đã đưa trên 85% tổng số trẻ em 5 tuổi vào trường mẫu giáo (trong lúc bình quân cả nước đạt 75%) và đưa 98,5% tổng số trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Có thể nói, tuy là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển, song ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh rất quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương, tỉnh đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể quyết vực dậy GD mầm non thoát khỏi những khó khăn do điều kiện kinh tế - xã hội ràng buộc. HĐND tỉnh đã 2 lần ra Nghị quyết về chính sách đãi ngộ cho giáo viên mầm non dân lập. Lần đầu, tháng 9/1995 cho phép hỗ trợ 100.000đ/tháng giáo viên, số còn lại ngân sách xã, huyện cấp. Lần thứ 2 (tháng 6/2000) cho phép trích ngân sách tỉnh giải quyết lương cho giáo viên mầm non dân lập như chế độ lương và bảo hiểm xã hội của giáo viên công lập trong tỉnh. Kinh nghiệm này đã được Chính phủ ghi nhận, và Bộ Giáo dục phổ biến, vận dụng trong toàn Ngành.

2.2. Sự phát triển của giáo dục phổ thông

2.2.1. Cấp Tiểu học

Tiểu học là cấp nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân nên được ngành quan tâm phát triển khá nhanh và đồng bộ. Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa VI (29/03/1989) đã xác định: công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước ổn định tình hình giáo dục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Về giáo dục phổ thông cần tăng cường đầu tư để thanh toán nạn mù chữ và phổ cập giáo dục cấp 1, tập trung làm tốt giáo dục toàn diện ở cấp 1, lớp 1.

Trường cấp 1 là cấp học riêng, từ năm 1979, theo Nghị quyết cải cách giáo dục lần thứ 3, trường cấp 1 hợp nhất với các trường cấp 2 và gọi là trường phổ thông cơ sở với mục đích thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở 9 năm. Sau đó, thực hiện đường lối đổi mới đã điều chỉnh mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 với tư tưởng ưu tiên cho cấp 1, lớp 1. Năm 1989, Bộ giáo dục- Đào tạo đã quyết định tách trường cấp 1 quay lại về với tên cũ là trường tiểu học. Đến năm 2000, đã cơ bản hoàn thành việc tách cấp 1 ra khỏi trường phổ thông cơ sở thành hệ thống trường tiểu học hoàn chỉnh.

Tháng 3 năm 1992, Sở giáo dục và Đào tạo Phú Yên tổ chức cuộc hội thảo khoa học và mở cuộc vận động cải tiến quản lý trường Tiểu học với mục tiêu phục hồi, mở rộng quy mô tiểu học, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, cải tiến phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuẩn hóa giáo viên tiểu học. Cùng với cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa con em đến trường”, phong trào “ Vở sạch chữ đẹp”, phát âm đúng chuẩn tiếng Việt; viết đúng ngữ pháp, chính tả được phát động trong học sinh, phong trào thi đua dạy tốt, hội thi, thao giảng đã đưa cuộc vận động quản lý trường tiểu học đạt kết quả.

Trong những năm đầu tái lập tỉnh, giáo dục Phú Yên gặp nhiều khó khăn, thiên tai liên tiếp xảy ra nhưng tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban ở Phú Yên thấp hơn các tỉnh duyên hải miền Trung54. Điều đó nói lên sự quyết tâm cố gắng nỗ lực vượt bậc của nhân dân và ngành giáo dục Phú Yên trong việc duy trì và phát triển phong trào giáo dục của tỉnh.

Thực hiện việc tách trường tiểu học ra khỏi trường phổ thông cơ sở là việc không đơn giản, nhưng các địa phương đã nỗ lực tiến hành được kịp thời, từ 72 trường phổ thông cơ sở trong toàn tỉnh năm 1989 đến năm 2000 còn lại 12 trường. Năm 1999, Bộ Giáo dục đã kiểm tra và công nhận 2 trường tiểu học Lạc Long Quân (thị xã Tuy Hòa) và trường tiểu học số 1 Phú Lâm (Huyện Tuy Hòa) đạt trường chuẩn Quốc gia. Đó là hai đơn vị trường tiểu học đầu tiên của tỉnh theo mô hình giảng dạy toàn diện cho toàn cấp học. Đến tháng 5 năm 2000, 5 trường tiểu học: tiểu học Phú Lâm 2, tiểu học Phú Lâm 3, tiểu học số 1 Hòa Hiệp Trung, tiểu học số 1 Hòa Thành, (huyện Tuy Hòa), tiểu học số 1 Xuân Phước (Đồng Xuân) cũng được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.

Thực hiện Luật phổ cập giáo dục tiểu học và Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngay trong những năm đầu tái lập tỉnh tuy còn nhiều khó khăn, UBND tỉnh quyết định thành lập Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật, sau đổi tên là “Trường Niềm Vui55. Năm 1997 trường Niềm Vui vinh dự nhận quà tặng của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười gồm 1 tỷ 300 triệu đồng, cùng với ngân sách từ nguồn xổ số kiến thiết của tỉnh, một ngôi trường khang trang, đẹp đẽ gồm nhà học, ký túc xá, nhà khách công vụ quốc tế đã được ra đời... Năm học 1997-1998 trường đã nhận gần 100 học sinh khuyết tật vào học. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy Lê Văn Thăng. Cũng thời gian này, Trung tâm Vòng tay ấm tại thị xã Tuy Hòa cũng được ra đời, tập hợp hàng trăm trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ về đây học tập. Ông Nguyễn Quốc Thể, một cán bộ của thị xã Tuy Hòa về nghỉ hưu, là người có công lớn đối với Trung tâm.

Về đội ngũ giáo viên tiểu học, vào những năm đầu tái lập tỉnh và thực hiện cơ chế đổi mới kinh tế-xã hội, tình hình giáo dục gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên chuyển ngành, bỏ nghề dạy học gây tình trạng thiếu giáo viên… không ổn định trong nhà trường. Nhờ sự cố gắng của toàn ngành, sự nỗ lực của trường Trung học Sư phạm Phú Yên đào tạo giáo viên không những đủ bù số giáo viên bỏ dạy mà còn đáp ứng đủ cho yêu cầu phát triển số lượng và nâng cao chất lượng của giáo viên tiểu học. Đến năm 2000 có 78,69% giáo viên tiểu học đã đạt chuẩn đào tạo trung học sư phạm hệ 9+3 rồi nâng lên hệ 12+2; một số được đào tạo trên chuẩn (Cao đẳng tiểu học, hoặc Đại học tiểu học), đảm bảo tỷ lệ 1,11 giáo viên mỗi lớp và có đủ giáo viên thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ… 9 môn học. Toàn tỉnh có 80% tổng số giáo viên đạt chuẩn THSP (hệ 12+2 ).

Ngày 28-11-1990, Tỉnh ủy Phú Yên ra chỉ thị số 12-CT/TU “Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học” và ngày 20/3/1995, UBND tỉnh ra Chỉ thị số 13.CT/UB “tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh”. Đến tháng 5-1996, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, ra Nghị quyết về thời gian hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia vào năm 1998. Với vai trò chủ động, ngành giáo dục từ cấp tỉnh, huyện, xã đã chủ động phối hợp, liên kết với các ban, ngành, đoàn thể tiến hành cuộc vận động giáo dục rộng lớn này.

Hội Liên hiệp phụ nữ tích cực vận động chị em còn mù chữ ra lớp xòa mù, giúp đỡ gia đình khó khăn đưa con cháu ra các lớp phổ cập. Lồng ghép với nội dung xóa mù chữ vào những chuyên đề kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy con có khoa học, trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế gia đình. Hội Nông dân và hợp tác xã nông nghiệp là thành viên nòng cốt trong Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục sau khi xóa mù chữ, hỗ trợ tích cực về cơ sở vật chất để duy trì lớp học, giúp đỡ gia đình khó khăn, miễn giảm đóng góp ngày công lao động công ích để động viên đối tượng ra lớp, khen thưởng học viên, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.

Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh đóng vai trò xung kích trong các chiến dịch “Ánh sáng văn hóa hè” tại địa bàn khó khăn ở các huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh. Hàng năm, đoàn viên TNCS các trường chuyên nghiệp như Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp xây dựng, trường trung học Y tế v.v.. đã về với buôn làng mở các lớp học tình thương, huy động được 4500 học viên ra lớp xóa mù chữ và được công nhận hoàn thành các mức đến 94,1%. UBMTTQ Việt Nam thực sự đóng vai trò trung tâm điều hành các đầu mối liên kết lại phát huy sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy phong trào. Các chỉ tiêu Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được xem là một nội dung thi đua, chỉ tiêu quan trọng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”. Qua 4 năm, từ 1995-1998 cuộc vận động đã đạt nhiều kết quả. Từ năm 1990 đến 1998, toàn tỉnh đã huy động 15.081 lượt người đến lớp xóa mù chữ, trong đó có 8.061 người được công nhận biết chữ (hết lớp 3).

Đến ngày 13/10/1998, toàn tỉnh có 92/98 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đạt tỷ lệ 93,8%. Trong đó, khu vực miền núi có 36/42 xã, thị trấn đã hoàn thành chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ đạt tỷ lệ 85,7%; khu vực đồng bằng có 56/56 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 100%.

Tiếp tục làm tốt cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa con em đến trường” để có trên 98% số trẻ 6 tuổi đến 11 tuổi được học ở trường tiểu học, hạn chế trẻ lưu ban dưới 3%, bỏ học dưới 1%, nâng dần tỷ lệ người biết chữ lên 99% trong diện xoa mù (15-35 tuổi); 100% đơn vị trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia về PCGD ở tuổi 12; huy động 40% số người thoát mù tham gia các lớp chuyên đề sau xóa mù, hoặc bổ túc văn hoá tiểu học. Hiệu quả đào tạo tăng từ 40% lên 86,75% (tăng 46,75%), tăng trung bình 4% /năm. Đó là một tỉ lệ cao, thể hiện sự nỗ lực đáng kể của cấp tiểu học trong tỉnh.

Thành tựu giáo dục tiểu học trong 10 năm (1989-2000), thể hiện sự phát triển nhanh, mạng lưới trường lớp học rộng khắp từ đồng bằng ven biển đến miền núi, hải đảo đều có trường tiểu học, khắc phục hoàn toàn tình trạng buôn làng trắng cơ sở giáo dục. Ngày toàn dân đưa con em đến trường đã huy động trên 98% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1. Trong năm học 1999-2000, cơ sở vật chất cho cấp tiểu học được cải thiện rõ rệt chấm dứt tình trạng học ca 3, không còn trường lớp tạm bợ, đã có nhiều trường kiên cố mà tiêu biểu là hệ thống các trường ODA, các trường tầng do nhân dân xây dựng, trang thiết bị dạy học được tăng cường một bước, trường tiểu học đã trở thành bộ mặt văn hóa mới của làng quê. Chất lượng giáo dục được từng bước nâng cao, vững chắc toàn diện; tỷ lệ học sinh lưu ban giảm từ 13,3% năm học 1990-1991 xuống 2,8% năm học 1999-2000. Kết quả tổng hợp của nền giáo dục tiểu học chính quy và phong trào xóa mù chữ của quần chúng đã mang lại một sự kiện lịch sử trọng đại là tháng 12/1998 tỉnh Phú Yên được TW công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGD tiểu học và XMC.



2.2.2. Trung học cơ sở

Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào lớp 6 phải có bằng tốt nghiệp tiểu học, độ tuổi là 11 tuổi. Giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng việt, Toán, Lịch sử dân tộc; kiến thức chung về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật và tin học, ngoại ngữ. Có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Giáo dục trung học cơ sở dựa vào nội dung cơ bản mà Bộ Giáo dục qui định, 5 nội dung thể hiện rõ về thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh. Giáo dục tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức và cách cư xử. Cung cấp cho học sinh có những hiểu biết sơ đẳng về nguồn gốc vật chất của thế giới; về sự phát triển của tự nhiên và xã hội; về mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới chung quanh; hiểu ý nghĩa của lao động trong sự hình thành con người, vai trò và sức mạnh của con người trong việc cải tiến tự nhiên xã hội và con người…56

Bên cạnh những nội dung yêu cầu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để đạt đến tính hoàn chỉnh, hoàn thiện trong công tác đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Hướng học sinh vào đời sống lao động có ích hoặc vào trường học nghề, hoặc hướng đi lên học tiếp trung học phổ thông. Chương trình và sách giáo khoa thay đổi, nội dung khắc phục những khiếm khuyết của bộ sách cũ như thiên về lý thuyết, ít tính thực tiễn, ít rèn kỹ năng thực hành, nhiều chỗ không đáp ứng được cuộc sống hiện tại. Bộ GD-ĐT chỉ đạo biên soạn sách mới tăng phần thực hành, thực tiễn. Tỷ lệ lý thuyết thực hành là 1/1... tích hợp môn Tiếng việt và môn Văn thành ngôn Ngữ văn, giảm xuống 4tiết/tuần ở lớp 6, tăng cường các môn xã hội nhân văn, tin học, kỹ thuật. Sách giáo khoa mới vừa cung cấp nội dung, vừa hướng dẫn phương pháp tự học. Chương trình mới rất chú ý đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, tham gia công tác xã hội… nhằm tăng cường vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống, đặc biệt tăng cường kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, làm cho quá trình học tập của học sinh được sinh động hứng thú và năng động hơn.

Trong những năm từ 1989-1995, nền kinh tế xã hội nước ta trong thời kỳ đầu thực hiện công cuộc đổi mới, đời sống còn khó khăn nên nhiều học sinh không đủ điều kiện học tiếp lên cấp học cao hơn, học sinh trung học cơ sở tăng chậm. Trong 4 năm từ 28.649 học sinh (năm 1989-1990) tăng lên 31.058 (năm học 1992-1993) chiếm (8,4%). Sau đó, số lượng học sinh tăng dần, năm 1992-1993 từ 31.058 học sinh đã tăng lên 62.112 trong năm 2000. Trong 10 năm, học sinh trung học cơ sở đã tăng 216,46%. Hiệu quả đào tạo trường trung học cơ sở từ 42% (năm học 1992-1993) tăng lên 68% (năm học 1998-1999). Số học sinh lưu ban giảm từ 7,8% (năm học 1990-1991) xuống 1,7% (năm học 1999-2000), số học sinh bỏ học giảm từ 28,3% (năm học 1990-1991) xuống 2,1% (năm học 1999-2000).

Đến năm 2000, toàn tỉnh có 81/101 xã phường có trường trung học cơ sở. Trong 20 xã chưa có trường trung học cơ sở như huyện Đồng Xuân có 1 xã, huyện Sông Cầu 2 xã, huyện Tuy An 3 xã, huyện Sơn Hòa 7 xã, huyện Sông Hinh 6 xã và huyện Tuy Hòa 1 xã.



2.2.3. Trung học phổ thông

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của trung học cơ sở hoàn thiện học vấn trung học phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Thực hiện chủ trương thí điểm phân ban, năm học 1994-1995, Phú Yên tiến hành thực hiện 2 trường THPT Nguyễn Huệ và THPT Ngô Gia Tự, năm học 1995-1996 mở rộng thêm 2 trường PTTH Phan Đình Phùng và THPT chuyên Lương Văn Chánh, năm học 1996-1997 tiếp tục mở rộng thêm 5 trường: PTTH Trần Phú, THPT Lê lợi, THPT Lê Hồng Phong, THPT Lê Trung Kiên, THPT Trần Quốc Tuấn và đến năm học 1999-2000 là năm học cuối cùng của thí điểm phân ban. Thời điểm này học sinh có xu hướng đăng ký học ban A nhiều hơn ban C nên số lượng học sinh vào ban A chiếm tỉ lệ khá cao (53,27%), ban C ít hơn (19,55%), ban B chương trình nặng nên việc dạy và gặp khó khăn (26,1%). Nhờ sự tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi, nên kết quả học tập và thi tốt nghiệp PTTH các trường và lớp phân ban đạt kết quả cao hơn các trường, lớp học theo chương trình đại trà.

Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh được thành lập từ năm 1990 là một đơn vị điển hình đào tạo chất lượng cao trong hệ thống 62 trường chuyên trong cả nước lúc bấy giờ. Từ năm 1990 đến 2000, trường đã đào tạo được 1.032 học sinh ở hầu hết các bộ môn trường phổ thông, đã có 1.032 học sinh lớp 12 các khóa đã tốt nghiệp đạt tỷ lệ 100%, 9 em đỗ thủ khoa các kỳ thi tú tài, 492 em đạt giải học sinh cấp tỉnh, 56 em đạt học sinh giỏi cấp Quốc gia. Thi học sinh giỏi Olimpic các tỉnh phía Nam đội Phú Yên cũng đạt nhiều giải cao, xếp vị thứ cao trong khu vực. Hàng năm, học sinh trường Lương Văn Chánh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng với tỷ lệ cao, có nhiều em trúng tuyển vào 2,3 trường một lúc. Trong 9 năm, trường đã có 1.055 lượt học sinh trúng tuyển vào Đại học, có đến 20 em đạt thủ khoa, có 8 em học sinh được đi du học. Trường chuyên Lương Văn Chánh xứng đáng được vinh dự nhận nhiều phần thưởng và bằng khen của Sở Giáo dục, UBND tỉnh, của Bộ Giáo dục và Huân chương lao động hạng Ba của Nhà nước trao tặng.

Để chất lượng đào tạo được nâng cao, đội ngũ giáo viên PTTH được quan tâm giải quyết đủ để số lượng, tương đối đồng bộ về các bộ môn. Từ 421 giáo viên cấp 3 trong năm học 1989-1990 lên đến 811 giáo viên trong năm học 2000-2001, số lượng tăng gấp bội. Chất lượng được nâng cao bằng các chủ trương đào tạo và thực hiện tốt các chu kỳ bồi dưỡng của Bộ đề ra do trường ĐHSP Huế phụ trách. Đến năm 2001, có 98% giáo viên đã được chuẩn hóa, một số đã và đang học sau đại học. Trong 10 năm từ 1990-2000, toàn tỉnh đã có 27.827 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, 57.326 lượt dự thi vào cao đẳng, đại học (tính lượt vì có thể dự thi 2,3 trường cho 1 thí sinh) và đã có 10.738 lượt học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học đạt tỷ lệ trung bình là 23,39%/năm; số học sinh người dân tộc trúng tuyển vào cac đẳng, đạo học là 2.79%/năm. So với tình hình chung của cả nước, đây là một chỉ số rất đáng mừng nói lên chất lượng đào tạo cấp trung học phổ thông. Bên cạnh đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng được quan tâm đúng mức, đội tuyển học sinh giỏi toàn quốc tỉnh Phú Yên tham gia dự thi ở bảng A (bao gồm các địa phương mạnh như Hà Hội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nam Định,…) đã đạt từ 8 giải, 12 giải, 13 giải những năm học trước 1993, đến năm học 1994-1995 đã tăng lên 19 giải, 22 giải.

Những năm học 1995-1999 học sinh Trung học phổ thông tăng lên. Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm 1989-1990 vào học lớp 10 chỉ chiếm 55%, đến năm học 1999-2000 đã tăng lên 85%. Tổng số học sinh trung học phổ thông trong 10 năm từ 1989-2000 đã tăng từ 50628 học sinh lên 23.048 học sinh, tăng gấp 4 lần. Số học sinh bỏ học từ 7,3 % (năm học 1990-1991) giảm xuống 1%, năm học 1997-1998 và những năm sau nữa là không đáng kể.

Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông theo học các trường ngoài công lập (bán công và dân lập) chiếm 39% tổng số học sinh trung học. Tại huyện Tuy Hòa có 7 trường trung học phổ thông thì có đến 04 trường trung học phổ thông bán công, đó là trường Nguyễn Trường Tộ ở Phú Lâm, trường Nguyễn Công Trứ ở Hòa Vinh, trường Nguyễn Thị Minh Khai ở Hòa Bình và dân lập Lê Thánh Tôn ở Hòa Xuân. Nhờ mở rộng loại hình trường ngoài công lập đã tạo điều kiện thu nhận hết số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu vào học lớp 10, một mặt đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đồng thời giảm tải cho các trường trung học phổ thông công lập.

Đối với bộ môn ngoại ngữ, trong những năm đầu thập kỷ 90, theo chương trình thống nhất trong nhà trường phổ thông học hai thứ tiếng Nga, Anh. Song, vì Liên Xô sụp đổ, tình hình khách quan và tâm lý người học tiếng Nga không tồn tại được, lãnh đạo Sở đã nhanh chóng đưa trên 50 giáo viên tiếng Nga đi học tiếng Anh vừa để bảo vệ đội ngũ giáo viên Tiếng Nga, vừa đào tạo nhanh đội ngũ giáo viên tiếng Anh. Cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên chuyển từ Nha Trang về Phú Yên đã lập ngay khoa ngoại ngữ có cả tiếng Anh, tiếng Pháp để đào tạo giáo viên cấp II. Sở Giáo dục cử 20 giáo viên tiếng Anh vừa tốt nghiệp CĐSP tiếp tục ra ĐHSP Huế để đào tạo cử nhân tiếng Anh, đồng thời mời chuyên gia tình nguyện người Anh về dạy tại trường CĐSP và trường chuyên Lương Văn Chánh. Thời gian 5 năm, đội ngũ giáo viên tiếng Anh của tỉnh từ 28 giáo viên năm 1990 tăng 32 giáo viên năm 1991 và 68 giáo viên năm 1996.

Việc phục hồi tiếng Pháp ở nhà trường tỉnh Phú Yên cũng có ý nghĩa về hoạt động văn hóa - hữu nghị tốt đẹp. Từ năm học 1991-1992, Sở Giáo dục đã có mối liên hệ với Trung tâm phổ biến tiếng Pháp ở Huế. Năm học 1992-1993, Phú Yên tham gia vào chương trình hợp tác văn hóa giáo dục Pháp- Việt Nam, là một trong số 17 tỉnh được “Giảng dạy tăng cường tiếng Pháp” từ lớp 1 do Chính phủ Pháp tài trợ. Số lượng giáo viên ngoại ngữ tiếng Anh - tiếng Pháp tăng đáp ứng đủ yêu cầu. Từ năm học 1994-1995, các trường Trung học phổ thông trong tỉnh đều học ngoại ngữ từ lớp 10, nghĩa là toàn bộ cấp PTTH, năm học 1997-1998 phủ kín các lớp học ngoại ngữ từ lớp 6 nghĩa là toàn bộ cấp THCS. Đến năm học 1999-2000, toàn tỉnh đã có 16 trường Tiểu học với 4.699 học sinh được học Tiếng Anh, 2 trường tiểu học với 14 lớp và 1.046 em học sinh được học Tiếng Pháp theo chương trình tiếng Pháp tăng cường. Tính trong toàn tỉnh tỷ lệ học sinh tiếng Anh là 90%, tiếng Pháp là 10%.

Ở 1 Tỉnh lẻ như Phú Yên ta xây dựng được 1 phong trào học ngoại ngữ ở trường Phổ thông cũng như trong nhân dân là 1 cố gắng rất lớn đáng được ghi nhận.




Phát triển trường – phòng học - lớp - học sinh - giáo viên PTTH (1989- 2000)

Năm học

Trường

Phòng học


lớp học


Tỷ lệ lơp/ph

Học sinh


Tỷ lệ HS/Lớp

Giáo viên

Tỷ lệ GV/lớp

C2 +3

PTTH

NH 89-90




12

127

159

1,25

5628

35,40

421

2,65

90-91




12

116

142

1,22

4773

33,61

395

2,78

91-92

7

6

139

141

1,01

4975

35,28

418

2,96

92-93

8

8

157

170

1,08

6246

36,74

507

2,98

93-94

10

7

161

186

1,16

7661

41,19

425

2,28

94-95

10

7




218




9281

42,57

509

2,33

95-96

11

7

200

248

2,24

10835

43,69

525

2,12

96-97

11

7

242

280

1,16

12055

43,05

538

1,92

97-98

10

9

258

335

1,30

14714

43,92

544

1,62

98-99

9

12

307

383

1,25

17440

45,54

601

1,57

99-2000

6

15

319

457

1,43

21319

46,65

624

1,37

Qua bảng thống kê cho thấy trong 10 năm (từ năm 1989-2000) số học sinh PTTH tăng gần 4 lần, số lớp học tăng 2,5 lần, số giáo viên tăng 1,5. Số lượng học sinh tăng rất mạnh, quy mô rất lớn, trong lúc số lượng giáo viên cấp 3, lớp học tăng chậm, không tương ứng với yêu cầu. Đây là vấn đề của đầu thế kỉ XXI.

Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương