«Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»



tải về 1.93 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.93 Mb.
#1599
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Quản trị dự án đầu tư:



Quy trình :

  • Tổng hợp các chứng từ gốc liên quan đến các dự án đầu tư mà Công ty đang tham gia chuyển cho Kế toán Xây dựng cơ bản

  • Kế toán xây dựng cơ bản sẽ kiểm tra lại chứng từ gốc và tập hợp lại cho các đối tượng công trình.

  • Mở sổ, thẻ chi tiết của từng dự án và theo dõi sự biến động của các dự án này.

  • Khi công trình đã được hoàn thành sẽ lập biên bản nghiệm thu, hồ sơ quyết toán chuyển cho bộ phận xây dựng cơ bản kiểm duyệt.

  • Ban Tổng giám đốc sẽ ký quyết định phê duyệt.

  • Phòng Tài chính Kế toán căn cứ vào quyết định này để vào sổ tăng tài sản cố định.




  1. Quản trị các khoản nợ phải trả



Quy trình :

    • Căn cứ vào các chứng từ gốc như : các loại hóa đơn mua hàng, giấy báo đến hạn thanh toán của ngân hàng, kế toán sẽ lập phiếu chuyển tiền trình lên kế toán trưởng.

    • Kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt và trình lên Ban Tổng giám đốc.

    • Thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ trên chi trả tiền cho các đối tượng phải trả.

  1. Chính sách cổ tức của doanh nghiệp

Cổ tức được trích từ lợi nhuận của Công ty, cổ tức được chi trả cho cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Tỷ lệ cổ tức sẽ được Đại hội đồng cổ đông quyết định dựa trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản trị với căn cứ là kết quả hoạt động kinh doanh của năm hoạt động và phương án hoạt động kinh doanh của các năm tới



        • Năm 2006 :

    • Đợt 1 : trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4% mệnh giá.

    • Đợt 2 : trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4,4% mệnh gia.

    • Đợt 3 : trả vào tháng 7/2007 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 2% mệnh giá (với tổng số cổ phiếu là 326.442 cổ phiếu) và phát hành thêm 761.698 cổ phiếu để thưởng cho cổ đông.

  • Năm 2007 :

    • Đợt 1 : trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 4% mệnh giá vào tháng 9/2007.

    • Đợt 2 : trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 8% mệnh giá vào tháng 3/2008.

  • Năm 2008

    • Đợt 1 : trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4% mệnh giá

    • Đợt 2 : trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 6% mệnh giá

    • Đợt 3 : trả cổ tức vào bằng cổ phiếu với tỷ lệ 7,24%

  • Năm 2009 :

Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty đã thông qua mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức 10% và 6% bằng cổ phiếu. Công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2009 cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 5% trên vốn điều lệ 208.9 tỷ đồng.

  • Từ năm 2010 :

Mặc dù trong năm 2010 Công ty dự kiến tăng vốn điều lệ lên gấp đôi nhưng Công ty sẽ cố gắng chi trả cổ tức ở mức 10% vốn điều lệ. Kể từ năm 2011 tỷ lệ chi trả cổ tức trên vốn điều lệ sẽ được duy trì khoảng 11% đến 15%. Khi mức cổ tức vượt trên 15%, Công ty sẽ trình Đại hội đồng cổ đông mức lợi nhuận giữ lại. Phần lợi nhuận giữ lại sẽ được tích lũy để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đem lại các lợi ích lâu dài cho cổ đông.

  1. Xây dựng kế hoạch tài chính tại đơn vị

Công ty xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình HĐQT thông qua. Hàng quý và cuối năm, Công ty báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính.

Tổng giám đốc Công ty duyệt kế hoạch tài chính cho các đơn vị phụ thuộc trên cơ sở kế hoạch tài chính của Công ty và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị thành viên. Đơn vị hạch toán phụ thuộc phải lập kế hoạch tài chính hàng năm có chia ra từng tháng, từng quý trình Công ty duyệt.



PHẦN THỨ TƯ :




CHUYÊN ĐỀ HẸP


Đề tài :Công tác quản trị Tài sản cố định tại Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa.




    1. Cơ sở lý luận :

1. TSCĐ và đặc điểm của TSCĐ trong doanh nghiệp

1.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ :

Để có thể tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có đầy đủ 3 yếu tố về lao động là : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Khác với các đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sản phẩm sản xuất dở dang, bán thành phẩm,...) thì các tư liệu lao động (như máy móc, thiết bị nhà xưởng, phương tiện vận tải,... ) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trong nhất trong tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là tài sản cố định. Đó là các tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như : máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản đầu tư mua sắm tài sản cố định hữu hình...Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thông thường một tư liệu lao động được coi là tài sản cố định phải đồng thời thỏa mãn hai tiêu chuẩn cơ bản :



    • Phải có thời gian sử dụng tối thiểu từ 1 năm trở lên

    • Phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức cố định, tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá của từng thời kỳ.

Ở nước ta hiện nay theo quy định 206/2003/QĐ – BTC của Bộ tài chính quy định.

  • Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình.

Mọi tư liệu lao động là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ kết hợp với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không hoạt động được, nên nếu thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài sản cố định :

    • Chắc chắn thu hồi được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

    • Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

    • Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.

    • Nguyên giá tài sản được xác định một cách tin cậy.

Trong trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau , trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu bộ phận nào đó thì hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì những bộ phận đó được gọi là TSCĐ hữu hình độc lập.

  • Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình.

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Nếu khoản chi phí này không đồng thời thỏa mãn cả 4 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ những nội dung trên có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ như sau :



« Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất còn giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị của sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất ».

Đặc điểm chung của TSCĐ là khi sử dụng bị hao mòn dần và giá trị hao mòn dần và giá trị hao mòn dần được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm hàng hóa và được bù đắp khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa. Trong quá trình sử dụng TSCĐ không thay đổi về hình thái vật chất bên ngoài và đặc tính sử dụng ban đầu của nó. TSCĐ biểu hiện trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là biểu hiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và có vai trò quyết định đến việc tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, thông qua việc trích khấu hao TSCĐ dã góp phần vào việc hình thành khả năng tự tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Do vậy với doanh nghiệp thực hiện sản xuất vật chất, TSCĐ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp.



1.2 Phân loại Tài sản cố định :

Do TSCĐ có những đặc điểm khác nhau nên cần phải phân loại TSCĐ thành những loại nhất định, phục vụ cho nhu cầu quản lý và sử dụng TSCĐ tronh các doanh nghiệp. Hiện nay TSCĐ thường được phân loại theo một số tiêu thức sau :



1.2.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Theo phương pháp này TSCĐ của DN được chia thành hai loại : TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình).

TSCĐ hữu hình : là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật chất cụ thẻ như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các vật kiến trúc.... Những TSCĐ này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.

TSCĐ vô hình : là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của DN như chi phí thành lập DN, chi phí về đất sử dụng, chi phí mua sắm bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế thương mại....

Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và vô hình. Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh các cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.

1.2.2 Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng

Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của DN được chia thành 3 loại :

* TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh : là những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.

* TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đó là những TSCĐ do DN quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp (như các công trình phúc lợi)

Các TSCĐ sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng của doanh nghiệp

* Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.

Đó là những TSCĐ DN bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.



1.2..3 Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế

Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của DN có thể chia thành các loại sau :

* Nhà cửa, vật kiến trúc : là những TSCĐ của DN được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc nhà kho, tháp nước, hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng.....

* Máy móc thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN như máy móc thiết bị động lực, máy móc công tác, thiết bị chuyên dùng....

* Phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tải như phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, hệ thống thông tin, đường ống dẫn nước....

* Thiết bị dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị khác, dụng cụ đo lường máy hút bụi, hút ẩm....

* Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm : là các loại vườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa....

* Các loại TSCĐ khác : là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh thảm....

Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong DN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ chính xác.

1.2.4 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng :

Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia TSCĐ của DN thành các loại :

* TSCĐ đang sử dụng : Đó là những TSCĐ của DN đang sử dụng cho các hoạt động SXKD hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp hay an ninh , quốc phòng của DN.

* TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động SXKD hay các hoạt động khác của DN, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này.

* TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý : là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ SXKD của DN, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.

Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của DN như thế nào, từ đó, có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng.



1.2.5 Phân loại TSCĐ căn cứ vào quyền sở hữu được chia thành 3 loại :

* TSCĐ tự có : là những TSCĐ được mua sắm, đầu tư bằng nguồn vốn tự có (ngân sách cấp, coi nhu ngân sách cấp và trích quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp) để phục vụ cho mục đích SXkD của DN.

* TSCĐ thuê tài chính : là những TSCĐ DN thuê của công ty cho thuê tài chính.

* TSCĐ thuê sử dụng : là những TSCĐ DN thuê của DN khác để sử dụng trong một thời gian có tính chất thời vụ để phục vụ nhiệm vụ SXKD của DN.

Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá , xem xét kết cấu TSCĐ của DN theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của 1 loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của DN tại 1 thời điểm nhất định.

1.3 Vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp :

* Đối với nền kinh tế :

TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Đó là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự tồn tại của bất cứ một quốc gia nào, một doanh nghiệp nào. Vì nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được ví như « hệ thống xương cốt bắp thịt của quá trình SXKD ». TSCĐ là khí quan để con người thông qua đó tác động vào đối tượng lao động biến hóa, bắt nó phục vụ cho con người.

*Đối với con người :

Con người được hưởng thành quả cuối cùng của một hệ thống TSCĐ tiên tiến. Nhờ có TSCĐ hiện đại mà quá trình sản xuất sẽ rút ngắn, lao động của con người thuận lợi hơn, đỡ nặng nhọc hơn và có năng suất lao động cao hơn, kết quả sản xuất lớn hơn do đó mà điều kiện làm việc và đời sống được nâng cao.

*Đối với doanh nghiệp :

Trình độ trang thiết bị TSCĐ quyết định năng lực sản xuất lao động, chi phí giá thành, chất lượng sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu doanh nghiệp nào trang bị máy móc , thiết bị hiện đại, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến sẽ giảm được mức tiêu hao nguyên vật liệu và cho ra những sản phẩm chất lượng tốt và có sức hút cao đối với khách hàng.

* Đối với xã hội

Trình độ công nghệ sản xuất ở mức độ nào thì nói lên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở mức độ tương ứng và là căn cứ phân biệt thời đại này với thời đại khác. Phương thức sản xuất cổ truyền khác phương thức sản xuất hiện đại ở chỗ sản xuất như thế nào và sản xuất bằng cái gì. Chính lực lượng sản xuất đã thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển và làm thay đổi phương thức sản xuất.

Từ những phân tích trên ta càng thấy rõ được vai trò quan trọng của TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà TSCĐ phải luôn được duy trì, kéo dài tuổi thọ và đầu tư đổi mới công nghệ.



1.4. Kết cấu TSCĐ

Với mỗi cách phân loại trên có ý nghĩa khác nhau nhưng ở chúng có ý nghĩa chung quan trọng đó là cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau giúp cho nhà quản lý tính toán chính xác số tiền trích lập quỹ khấu hao. Do vậy kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó chiếm trong tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Trong các ngành kinh tế khác nhau hay trong cùng một ngành kinh tế thì kết cấu của TSCĐ đều không giống nhau. Sự khác nhau về kết cấu trong trong ngành và trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là do đặc điểm riêng biệt về hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng quyết định.

1.5. Đánh giá TSCĐ

Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định, là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.

Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.

- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá

Là toàn bộ các chi phí mà các doanh nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường, bao gồm: giá mua thực tế,lãi vay, đầu tư TSCĐ khi chưa bàn giao đưa vào sử dụng, thuế, lệ phí trước bạ. Tuỳ theo từng loại TSCĐ mà nguyên giá của nó được xác định khác nhau.

Cách đánh giá này có thể cho doanh nghiệp thấy được số vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền phải trả khách hàng để tái sản xuất giản đơn.

- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị chưa chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu. Mỗi cách đánh giá đều có ý nghĩa tác dụng riêng, cho phép chúng ta thấy mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá, từ đó đưa ra chính sách khấu hao thu hồi số vốn đầu tư còn lại để bảo toàn vốn sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

Từ đó ta có công thức sau:



Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế

Giá trị hao mòn luỹ kế là tổng giá trị hao mòn TSCĐ tính từ lúc bắt đầu

sử dụng cho đến thời điểm nghiên cứu.

Đánh giá lại TSCĐ

=

Giá trị còn lại của TSCĐ trên


*

Hệ số giá

sổ sách trước khi đánh giá





Hệ số giá

=

Giá thị trường của TSCĐ tại thời điểm đánh giá

Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách


1.6. Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ nhằm để bù đắp giá trị TSCĐ hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải dịch chuyển dần dần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. Về nguyên tắc khấu hao phải phù hợp với sự hao mòn thực tế của TSCĐ. Nếu khấu hao thấp hơn mức khấu hao thực tế thì không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi hết thời gian sử dụng, ngược lại nếu khấu hao cao hơn mức khấu hao thực tế thì sẽ làm tăng mức chi phí kinh doanh giả tạo và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với chiến lược khấu hao trong doanh nghiệp.

Việc khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao đúng đắn là nội dung quan trọng trong việc quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp.

Thông thường có những phương pháp tính khấu hao sau:



* Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng)

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất được sử dụng khá phổ biến để khấu hao trong doanh nghiệp theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.





: Khấu hao trung bình hàng năm

: Nguyên giá của TSCĐ

T: Thời gian sử dụng của TSCĐ.

Phương pháp khấu hao giảm dần.

Đây là phương pháp đưa lại số khấu hao rất lớn trong những năm đầu của thời gian sử dụng TSCĐ và càng về những năm sau mức khấu hao càng giảm dần. Theo phương pháp này bao gồm phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm



* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần :

Đây là phương pháp khấu hao gia tốc nhưng mức khấu hao hàng năm sẽ khác nhau theo chiều hướng giảm dần và được xác định như sau:

Công thức: MKHI = GcLi x TKH

Trong đó: MKHi: Mức khấu hao ở năm thứ i

GCLi: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ i

TKH: Tỷ lệ khấu hao không đổi

Công thức tính:

TKH: Tỷ lệ khấu hao bình quân ban đầu

Hdc: Hệ số điều chỉnh

2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ.

2.1. Hiệu quả sử dụng TSCĐ

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đe đạt tới lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó quản lý và sử dụng TSCĐ là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó, thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác các khả năng sẵn có, biết mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, đang ở vị trí nào trong quá trình đua tranh với các doanh nghiệp khác.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ là một phần của công tác đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phải cố gắng tối đa trên nhiều lĩnh vực trong đó phải tìm ra cách nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của mình.

Vậy: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp.



2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay là rất cần thiết, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ các lý do chủ yếu sau đây:

- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nhất nói lên kết quả nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải tạo ra được nhiều lợi nhuận. Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý sản xuất, trong đó việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn sản xuất nói chung, TSCĐ nói riêng phải đạt hiệu quả hơn.

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. TSCĐ là thành phần cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong vốn sản xuất. Do đó việc nâng cao hiệu qủa sử dụng TSCĐ sẽ làm cho hiệu quả vốn sản xuất tăng lên. Đó cũng chính là mục tiêu và đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Bởi hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kỹ thuật, về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiệu quả sử dụng TSCĐ thể hiện ở việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định, tài sản cố định, tăng tỷ suất lợi nhuận vốn cố định,… nhằm tăng lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ còn có ý nghĩa thúc đẩy vòng chu chuyển TSCĐ tăng nhanh tạo điều kiện rút ngắn thời gian hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình. Do đó thúc đẩy nhanh nhịp độ đổi mới TSCĐ theo kịp trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ còn đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất mà không cần phải bỏ thêm vốn đầu tư mua sắm, xây dựng đầu tư TSCĐ. Một mặt tiết kiệm được vốn sản xuất, mặt khác làm cho giá thành sản phẩm hạ, lợi nhuận sẽ tăng lên khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và phát triển.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là việc thực hiện yêu cầu của Nhà nước về việc hạch toán đầy đủ của các doanh nghiệp.

Qua đó thấy được việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của nền sản xuất nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương