«Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»


Các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ



tải về 1.93 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.93 Mb.
#1599
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

2.3. Các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ

2.3.1. Hệ số hao mòn TSCĐ: (HSHM TSCĐ)

HSHM TSCĐ =

Khấu hao luỹ kế

N
guyên giá TSCĐ tại hội đồng đánh giá




2.3.2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: (HSSD TSCĐ)

HSSDTSCDĐ =

Doanh thu (doanh thu thuân)

NG TSCĐ



2.3.3. Tỷ suất đầu tư TSCĐ: (HSĐT TSCĐ)

TSĐTTSCĐ =

Giá trị còn lại của TSCĐ

T
ổng tài sản



x 100%

2.3.4. Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá.

Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trên ta thấy nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là việc khai thác triệt để khả năng hiện có của doanh nghiệp như: phát huy hết công suất của máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định... để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.



B. Công tác quản trị tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa.

  1. Phân loại Tài sản cố định :

Căn cứ vào tính chất của tài sản cố định trong Công ty, Công ty tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau : có 3 loại

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh : Là những tài sản cố định Công ty sử dụng cho các mục đích kinh doanh của Công ty.



    1. Đối với loại tài sản cố định hữu hình, Công ty phân loại như sau :

Loại 1 : Nhà cửa, vật kiến trúc : là tài sản cố định của Công ty được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng,...

Loại 2 : Máy móc, thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của Công ty như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ...

Loại 3 : Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải,...

Loại 4 : Thiết bị, dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty như máy tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt,...

Loại 5 : Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm : là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh,... ; súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm như :đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò,...

Loại 6 : Các loại tài sản cố định khác : là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,...



    1. Tài sản cố định vô hình :

Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại,...

 - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong Công ty. Các tài sản cố đinh này cũng được phân loại ttheo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Tài sản cố định bảo quản, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước là những tài sản cố định Công ty bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tùy theo yêu cầu quản lý của Công ty, Công ty tự phân loại chi tiết hơn các tài sản cố định của Công ty trong từng nhóm cho phù hợp.



  1. Quy trình tăng, giảm TSCĐ

2.1 Quy trình tăng TSCĐ :

2.1.1 Tăng TSCĐ do đầu tư và xây dựng mới :

- Khi công trình đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao cho đơn vị sử dụng, phòng kế hoạch lập biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và chuyển một bản cho phòng tài chính.

- Phòng tài chính căn cứ vào biên bản nghiệm thu lập quyết định tạm tăng tài sản. Trong trường hợp có quyết toán công trình hoàn thành thì phòng tài chính lập quyết định phê duyệt quyết toán.

- Đơn vị sử dụng, kế toán tiến hành quản lý, sử dụng và hạch toán tạm tăng TSCĐ vào thẻ, sổ sách theo dõi, tính khấu hao theo quy định của công ty.

- Khi có quyết định phê duyệt quyết toán, kế toán hạch toán điều chỉnh chênh lệch tăng giảm về giá trị tài sản cố định.

* Các biểu mẫu liên quan :

- Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành.

- Quyết định tạm tăng tài sản

- Quyết định phê duyệt quyết toán

2.1.2 Tăng do cải tạo, nâng cấp tài sản cố định :

- Căn cứ vào kế hoạch nâng cấp TSCĐ đã được phê duyệt và quyết định sử dụng nguồn vốn, đơn vị tiến hành thưc hiện đầu tư nâng cấp TSCĐ theo quy định của Tổng công ty.

- Khi tài sản cố định nâng cấp đã hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, đơn vị lập hồ sơ báo cáo quyết toán chi phí nâng cấp TSCĐ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Căn cứ vào quyết định phê duyệt chi phí nâng cấp TSCĐ đó, kế toán hạch toán bổ sung chênh lệch tăng thêm giá trị tài sản cố định của phần nâng cấp tài sản cố định đó.

* Các biểu mẫu liên quan :

- Biên bản nghiệm thu bàn giao.

- Báo cáo quyêt toán chi phí nâng cấp TSCĐ

2.1.3 Tăng tài sản do mua sắm :

- Căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản cố định phòng kế hoạch lập quyết định mua sắm tài sản cố định trình Tổng giám đốc ký.

- Căn cứ nội dung của quyết định (loại tài sản, hình thưc mua sắm, hợp đồng ký kết,…) các đơn vị có liên quan tiến hành mua sắm tài sản cố định.

- Phòng kế hoạch tổ chức đấu thầu hay chào giá cạnh tranh, ký hợp đồng mua sắm tài sản cố định. Phòng kế hoạch chuyển các quyết định này cho phòng vật tư và phòng tài chính. Quá trình mua sắm phải được thực hiện theo quy định của công ty

- Căn cứ vào các quyết định phòng kế hoạch chuyển sang, phòng vật tư thực hiện mua sắm tài sản về, phòng tài chính thanh toán tiền mua tài sản cố định và bộ phận cung ứng phải cung cấp đầy đủ hồ sơ: Biên bản nghiệm thu tài sản cố định, hóa đơn mua sắm tài sản cố định, các hồ sơ liên quan,…

- Khi đưa tài sản cố định ra sử dụng, phòng vật tư lập biên bản giao nhận tài sản cố định cho đơn vị sử dụng.

- Căn cứ các hồ sơ nêu trên, đơn vị sử dụng lập chứng từ hạch toán tăng tài sản cố định đồng thời vào sổ sách, thẻ theo dõi, tính khấu hao tài sản cố định theo quy định của công ty.

* Các biểu mẫu liên quan :

- Biên bản nghiệm thu TSCĐ

- Hóa đơn mua sắm TSCĐ.



2.1.4 Tăng tài sản do nhận bàn giao từ đơn vị ngoài hay được biếu tặng

- Phòng kế hoạch là đơn vị đầu mối lập quyết định tiếp nhận tài sản cố định.

- Căn cứ quyết định tiếp nhận tài sản cố định của đơn vị ngoài công ty bàn giao hay được biếu tặng. Công ty thành lập hội đồng tiếp nhận tài sản.

Hội đồng tiếp nhận tài sản có trách nhiệm;

+ Xác định tài sản nhận bàn giao từ đơn vị ngoài: số lượng, quy cách,…

+ Xác định chất lượng còn lại.

+ Lập biên bản giao nhận tài sản cố định.

+ Lập bộ hồ sơ tiếp nhận tài sản gồm : hồ sơ thiết kế kỹ thuật, quyết toán công trình hoàn thành, biên bản xác định giá trị còn lại, biên bản giao nhận tài sản cố định.

- Căn cứ vào bộ hồ sơ hội đồng tiếp nhận tài sản cố định lập và chuyển sang phòng tài chính. Phòng tài chính lập quyết định tăng tài sản cố định trình Tổng giám đốc xem xét và phê duyệt. Sau khi Tổng giám đốc phê duyệt, phòng tài chính chuyển toàn bộ hồ sơ, quyết định cho đơn vị sử dụng và hướng dẫn hạch toán.

- Căn cứ các hồ sơ nêu trên, đơn vị sử dụng lập chứng từ hạch toán tăng tài sản cố định đồng thời vào sổ sách, thẻ theo dõi, tính khấu hao tài sản cố định theo quy định của công ty.

* Các biểu mẫu liên quan :

- Quyết toán công trình hoàn thành

- Biên bản xác định giá trị còn lại

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Quyết định tăng TSCĐ

2.1.5 Tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại tài sản cố định.

- Khi tài sản cố định đánh giá lại theo chủ trương của nhà nước, căn cứ vào quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, kế hoạch hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định phần chênh lệch tăng và ghi chép bổ sung phần chênh lệch tăng thêm vào thẻ và sổ theo dõi tài sản cố định.



2.2 Quy trình giảm TSCĐ :

(Giảm tài sản cố định do thanh lý, nhượng bán)

Việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ được thực hiện trong trường hợp tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả cho mục đích kinh doanh, tài sản đã lạc hậu về mặt kỹ thuật, không đáp ứng yêu cầu sử dụng hoặc tài sản đã hư hỏng, giảm giá trị.

Khi TSCĐ không còn khả năng sử dụng hiệu quả, các Đơn vị được giao quản lý, sử dụng có đề xuất thanh lý trình Tổng giám đốc Công ty trong thời gian không quá 30 ngày. Tổng giám đốc công ty xem xét quyết định hoặc trình HĐQT quyết định theo phân cấp thẩm quyền. Đễ xuất thanh lý phải liệt kê đầy đủ các chi tiết, các thông tin liên quan đến tài sản thanh lý.

Việc thanh lý, nhượng bán các TSCĐ được thực hiện theo phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đã được HĐQT phê duyệt cho từng thời kỳ. Việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên phải trình HĐQT quyết định trước khi thanh lý. Trường hợp các tài sản có nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng hoặc giá trị TSCĐ theo sổ sách còn lại dưới 200 triệu đồng /1 lần thanh lý sẽ do Tổng giám đốc Công ty quyết định.

Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền đã phê duyệt những tài sản cố định thanh lý, nhượng bán. Công ty thành lập hội đồng thanh xử lý và tiến hành lập hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản gồm:

+ Quyết định nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

+ Biên bản kết quả đấu giá (nếu có).

+ Biên bản kết quả nhượng bán, thanh lý tài sản cố định của Hội đồng thanh xử lý.

+ Hợp đồng thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định (nếu có).

+ Hóa đơn xuất kho tài sản cố định (đối với TSCĐ phải viết hóa đơn).

2.3 Các trường hợp khác :

2.3.1 Thủ tục tăng giảm tài sản cố định do phát hiện trong kiểm kê

- Khi kiểm kê tài sản cố định theo quy định của công ty đơn vị tiến hành lập hội đồng và triển khai thực hiện kiểm kê tài sản cố định theo quy đinh của công ty. Hội đồng kiểm kê lập báo cáo kết quả kiểm kê trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Khi có quyết định phê duyệt kết quả kiểm kê, phòng tài chính hướng dẫn các đơn vị sử dụng tài sản đó hạch toán số tài sản thừa thiếu chờ giải quyết theo quy định.

2.3.2 Tăng, giảm tài sản cố định do điều chuyển.

- Căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản cố định của Công ty, bên giao lập biên bản giao nhận tài sản cố định và gửi về công ty (theo mẫu)

- Bên giao tài sản cố định căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, hồ sơ bàn giao để hạch toán giảm tài sản cố định.

- Bên nhận tài sản cố định căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền và hồ sơ giao nhận tài sản cố định để hạch toán tăng tài sản cố định vào thẻ, sổ theo dõi tài sản cố định, tính trích khấu hao theo quy định.

* Hồ sơ gồm:

+ Quyết định điều chuyển của cấp có thẩm quyền.

+ Phiếu xuất kho Tài sản cố định được điều chuyển (nếu có)

+ Biên bản giao nhận tài sản cố định.



  1. Cách xác định nguyên giá TSCĐ

3.1 Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

a. Tài sản cố định hữu hình mua sắm

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và mua cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ví dụ: tiền lãi vay đầu tư cho TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ,…

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua sắm là giá trị mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ví dụ: tiền lãi vay đầu tư cho TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ,… Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.

b. Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của tài sản cố định hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản thu về) cộng các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ.

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố đinh hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản cố định hữu hình tương tự, là giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đem trao đổi.

c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ cộng các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như :vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).

d. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu;

Là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Đối với TSCĐ là súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho súc vật, vườn cây đó từ khi hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan.

e. Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến…

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến… là giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của TSCĐ ở các đơn vị được cấp, đơn vị điều chuyển…hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong Công ty là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

f. Tài sản cố đinh hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp do phát hiện thừa,…

Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại được cho, biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…là giá trị theo đánh giá thực tế của Hôi đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ.

3.2 Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:

a. Tài sản cố định vô hình loại mua sắm:

Nguyên giá tài sản cố định vô hình loại mua săm là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự tính.

Trường hợp tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ vô hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.



    1. Tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản cố định tương tự là giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình đem trao đổi.

c. Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng

Nguyên giá tài sản vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trại theo đánh giá thực tế của Hôi đồng giao nhận cộng các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ tài sản cố định đó vào sử dụng theo dự tính.

d. Quyền sử dụng đất;

Nguyên giá của tài sản cố định là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí cho đền bù, giải phòng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ,…(không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

Trường hợp Công ty thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là tài sản cố định vô hình.

e. Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế:

Nguyên giá của tài sản cố định là quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế.

h. Phần mềm máy vi tính:

Nguyên giá của tài sản cố định là phần mềm máy vi tính (trong trường hợp phầm mềm là một bộ phận có thê tách rời với phần cứng liên quan): là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.


  1. Phương pháp tính và trích khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định trong Công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau :

Căn cứ các quy định trong chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, Công ty xác định thời gian sử dụng của tài sản theo quyết định số 1850/QĐ-ĐLKH-P5 ngày 08/12/2005 của Giám Đốc Công ty CP Điện lực Khánh Hòa :

Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức sau :


Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ

=

Nguyên giá TSCĐ

Thời gian sử dụng

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá tài sản cố đinh thay đổi, các đơn vị trong Công ty phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ sách kế toán chia Thời gian sử dụng xác định lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó

Thời gian khấu hao cụ thể như sau :



Nhóm

Thời gian khấu hao (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc

10 – 20

Máy móc thiết bị

6 – 10

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

3 – 10

Thiết bị văn phòng

3 - 10

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương