«Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»


Phân tích tài chính thông qua các chỉ số



tải về 1.93 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.93 Mb.
#1599
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

Phân tích tài chính thông qua các chỉ số :

4.1. Đánh giá khái quát về tình hình tài chính :

4.1.1. Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản

Bảng 1: Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản trong 3 năm 2006 – 2008

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

+ (-)

(%)

+ (-)

(%)

1. Tài sản dài hạn

Trđ

221,405

235,787

406,802

14,382

6.50%

171,015

72.53%

2. Tài sản ngắn hạn

Trđ

137,775

186,166

226,725

48,391

35.12%

40,560

21.79%

3. Tổng tài sản

Trđ

359,180

421,953

633,527

62,773

17.48%

211,575

50.14%

4. Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn

%

61.64%

55.88%

64.21%




 

 

 

5. Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn

%

38.36%

44.12%

35.79%




 

 

 

Nhìn chung ta thấy trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn luôn lớn hơn đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng phân tích ta có thể thấy tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn của công ty luôn trên 50%, đặc biệt là năm 2008 tỷ suất này là 64,21%. Tuy tỷ suất này biến động tương đối lớn trong 3 năm 2006 – 2008 nhưng vẫn có chiều hướng tăng.



Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn phản ánh trong tổng số tài sản hiện có trong doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm. Song song với xu hướng tăng lên của tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn là xu hướng giảm của Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn. Ta có thể thấy, năm 2006 tài sản ngắn hạn chiếm 38,36%, năm 2007 tăng lên 44,12% nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn 35,79%

4.1.2. Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tài trợ

Bảng 2: Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tài trợ trong 3 năm 2006 – 2008

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 07/06

Chênh lệch 08/07

+ (-)

(%)

+ (-)

(%)

1. Nợ phải trả

Trđ

184,628

222,379

408,558

37,751

20.45%

186,179

83.72%

2. Vốn chủ sở hữu

Trđ

174,551

199,574

224,969

25,022

14.34%

25,396

12.73%

3. Tổng nguồn vốn

Trđ

359,180

421,953

633,527

62,773

17.48%

211,575

50.14%

4. Hệ số nợ

Lần

51.40%

52.70%

64.49%

 

 

 

 

5. Hệ số tự tài trợ

Lần

48.60%

47.30%

35.51%

 

 

 

 

Tỷ số nợ phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản được hình thành bằng nguồn vay nợ. Nói chung, tỷ số này càng lớn thì tính rủi ro càng cao.

Tỷ số tự tài trợ thể hiện sự góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình kinh doanh. Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính, từ đó thấy được khả năng chủ độngcủa doanh nghiệp hay mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Nếu tỷ số này càng lớn thì uy tín của doanh nghiệp càng cao và là cơ sở cho các chủ nợ tin tưởng vào khả năng thanh toán vì tình hình tài chính của doanh nghiệp biến chuyển theo xu hướng tốt, nó biểu hiện hiệu quả kinh doanh tăng, tích lũy nội bộ tăng hay doanh nghiệp mở rộng liên doanh, liên kết. Ngược lại, chỉ tiêu này càng giảm thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhưng mức độ rủi ro lại tăng lên.

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy hệ số nợ của công ty luôn cao hơn hệ số tự tài trơ và luôn chiếm hơn một nửa tổng nguồn vốn của công ty. Bên cạnh đó, trong 3 năm 2006 – 2008 tỷ số nợ ngày càng tăng đồng nghĩa với tỷ số tự tài trợ ngày càng giảm. Công ty ngày càng sử dụng nhiều nợ trong kinh doanh nhằm lợi dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận, làm tối ưu hóa giá trị cổ đông. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro của công ty ngày càng cao hơn và công ty cần hết sức thận trọng với chiến lược tài chính của mình.



4.2. Phân tích công nợ :

Sức mạnh tài chính của công ty thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán, các đối tượng có liên quan đến công ty, nhất là các chủ nợ, nhà đầu tư luôn đặt ra câu hỏi : Liệu công ty có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? và Tình hình thanh toán của công ty như thế nào ?. Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn để ý tới các khoản nợ tới hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẵn các nguồn thanh toán chúng.



Trong kinh doanh việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như Nhà nước, khách hàng, nhà cung ứng,.... Điều làm cho các nhà quản trị quan tâm là các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản nợ khó đòi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận biết được điều đó ta cần phân tích tình hình công nợ của công ty để thấy được tính chất hợp lý và bất hợp lý của các khoản công nợ.

4.2.1. Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn

Bảng 3: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng

Các khoản phải thu ngắn hạn

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 07/06

Chênh lệch 08/07

+ (-)

(%)

+ (-)

(%)

1. Phải thu khách hàng

37,915

37,800

36,916

(115)

-0.30%

(884)

-2.34%

2. Trả trước cho người bán

583

888

9,099

305

52.24%

8,210

924.47%

3. Các khoản phải thu khác

2,669

5,039

9,279

2,370

88.82%

4,240

84.13%

4. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi

(1,784)

(2,905)

(2,396)

(1,122)

62.87%

510

-17.55%

Tổng

39,384

40,822

52,898

1,439

3.65%

12,076

29.58%

Qua bảng số liệu ta thấy tổng các khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng lên, cụ thể là năm 2007 tăng 3,65% tương đương 1.439 triệu đồng so với năm 2006, nguyên nhân của sự gia tăng này là do hầu hết các khoản mục phải thu ngắn hạn đều tăng chỉ có Phải thu khách hàng giảm một lượng rất nhỏ : 0,3%. Năm 2008 tăng hơn năm 2007 29,58% tương đương 12.076 triệu đồng do trong năm các khoản mục khác đều tăng một lượng rất lớn, đặc biệt là sự tăng đột biến của khoản mục Trả trước cho người bán trong năm 2008 ( tăng 924,47% tương đương 8.210 triệu đồng so với năm 2007).



4.2.2. Phân tích các khoản nợ ngắn hạn

Bảng 4: Phân tích các khoản nợ ngắn hạn trong 3 năm 2006 – 2008

ĐVT: Đồng

Các khoản nợ ngắn hạn

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 07/06

Chênh lệch 08/07

+ (-)

(%)

+ (-)

(%)

1. Vay và nợ ngắn hạn

7,402

10,426

9,603

3,024

40.86

(823)

-7.89

2. Phải trả người bán

29,696

38,212

55,704

8,516

28.68

17,492

45.78

3. Người mua trả tiền trước

588

1,993

3,617

1,405

238.97

1,624

81.51

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

150

73

2,857

(77)

-51.08

2,784

3799.44

5. Phải trả người lao động

10,993

17,237

22,359

6,244

56.79

5,122

29.71

6. Chi phí phải trả

37,768

44,369

44,498

6,601

17.48

128

0.29

7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

35,067

31,392

18,531

(3,675)

-10.48

(12,861)

-40.97

Tổng

121,664

143,703

157,168

22,039

18.11

13,466

9.37

Không chỉ có sự tăng lên hàng năm của các khoản phải thu thì các khoản phải trả của công ty cũng tăng lên hàng năm. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy :

Năm 2007, tăng 18,11% tương đương 22.039 triệu đồng, nguyên nhân là do hầu hết các khoản mục của Các khoản nợ phải trả đều tăng : Vay và nợ ngắn hạn tăng 40,86% tương đương 3.024 triệu đồng, Phải trả người bán tăng 28,68% tương đương 8.516 triệu đồng, Người mua trả tiền trước tăng 238,97% tương đương 1.405 triệu đồng, Phải trả người lao động tăng 56,79% tương đương 6.244 triệu đồng, ...trong khi các khoản giảm lại giảm với một giá trị rất nhỏ : Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 77 triệu đồng tương đương 51,08% và Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác giảm 3.675 triệu đồng tương đương 10,48%.

Năm 2008, tăng 9,37% tương đương 13.466 triệu đồng do trong năm các khoản như Phải trả người bán, Người mua trả tiền trước, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả người lao động đều tăng với một lượng không nhỏ, đặc biệt là Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 3799,44% tương đương 2.784 triệu đồng (từ 73 triệu đồng năm 2007 lên 2.857 triệu đồng năm 2008, phải trả người bán tăng 45,78% tương đương 17.492 triệu đồng. Bên cạnh đó thì các khoản giảm lại giảm với giá trị nhỏ hơn giá trị của các khoản tăng : Vay và nợ ngắn hạn giảm 7,89% tương đương 823 triệu đồng, Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác giảm 40,97% tương đương 12.861 triệu đồng. Chính vì trong năm 2008, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn có giá trị giảm lớn hơn trong năm 2007 nên khiến cho tổng Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn trong năm 2008 tăng với giá trị thấp hơn năm 2007.



4.2.3. Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn

Bảng 5: Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn trong 3 năm 2006 - 2008

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 07/06

Chênh lệch 08/07

+ (-)

(%)

+ (-)

(%)

1. Các khoản phải thu ngắn hạn

39,384

40,822

52,898

1,439

3.65%

12,076

29.58%

2. Các khoản nợ ngắn hạn

121,664

143,703

157,168

22,039

18.11%

13,466

9.37%

3. Tỷ số phải thu trên phải trả

32.37%

28.41%

33.66%

 

 

 

 

Qua bảng phân tích ta thấy tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả có xu hướng tăng, tuy năm 2007 tỷ số này giảm gần 4% còn 28,41% nhưng đến năm 2008 tỷ số này lại tăng lên 33,66%. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ số này trong năm 2007 trong khi các khoản phải thu và các khoản phải trả đều tăng là giá trị tăng của các khoản phải trả lớn hơn giá trị tăng của các khoản phải thu (các khoản phải thu tăng 1.439 triệu đồng trong khi các khoản phải trả tăng 22.039 triệu đồng. Nhìn chung, tỷ số này luôn nhỏ hơn 1, có nghĩa là các khoản phải thu của công ty luôn nhỏ hơn các khoản phải trả hay nói cách khác là công ty chiếm dụng vốn của các công ty khác nhiều hơn là bị chiếm dụng vốn.

Qua việc phân tích tình hình công nợ của công ty ta thấy rằng cả hai khoản mục phải thu và phải trả đều tăng lên hàng năm nhưng trong đó Các khoản phải trả luôn chiếm phần lớn hơn và có tốc độ tăng lên nhanh hơn Các khoản phải trả. Điều đó cho thấy công ty có uy tín tương đối cao đối với các đối tác kinh doanh nên trong tương lai công ty cần phải giữ vững được uy tín kinh doanh của mình. Điều đó tạo ra lợi thế lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty.

4.3. Phân tích khả năng thanh toán :


      1. 4.3.1. Phân tích tỷ số thanh khoản hiện thời :

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 07/06

Chênh lệch 08/07

+ (-)

(%)

+ (-)

(%)

1. Tài sản lưu động

Trđ

137.775

186.166

226.725

48.391

35,12%

40.560

21,79%

2. Nợ ngắn hạn

Trđ

121.664

143.703

157.168

22.039

18,11%

13.466

9,37%

3. Tỷ số thanh khoản hiện thời

Lần

1,13

1,30

1,44

 

 

 

 

Tỷ số thanh khoản hiện thời cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Trong 3 năm 2006, 2007,2008 khả năng thanh toán hiện thời của công ty ở mức từ 1 đến 1,5 lần.Tỷ số này tuy không cao nhưng có thể nói đa có thể đảm bảo an toàn. Ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành năm 2007 cao hơn 0,17 lần so với năm 2006, điều này có nghĩa là trong năm 2007 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trên phần tài sản lưu động cao hơn năm 2006, nguyên nhân là trong năm 2007 tài sản lưu động của công ty tăng hơn 40.560 triệu đồng so với năm 2006 trong khi nợ ngắn hạn tăng 1 khoản ít hơn :22.039 triệu đồng nên đã làm cho tỷ số thanh khoản hiện thời tăng lên. Đến năm 2008 tỷ số này lại tăng lên 0,14 lần nữa, nguyên nhân là do nợ ngắn hạn của công ty tăng lên 13.466 triệu đồng trong khi tài sản lưu động của công ty tăng lên một lượng cao hơn :40.560 triệu đồng. Ta có thể thấy tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty tăng lên hàng năm, có nghĩa là tiềm lực tài chính của công ty càng ngày càng mạnh,bên cạnh đó công ty ngày càng chú ý hơn đến khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ của công ty, giúp cho công ty càng ngày càng giảm rủi ro do các khoản nợ mạng lại.



      1. Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
        UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

        tải về 1.93 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương