«Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»



tải về 1.93 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.93 Mb.
#1599
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Đối với các doanh nghiệp, tài sản cố định là nhân tố đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc nâng cao năng suất của người lao động. Bởi vậy tài sản cố định được xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trong không chỉ là mở rộng quy mô tài sản cố định mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn tài sản cố định hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn diện đối với tài sản cố định, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất tài sản cố đinh kết hợp với việc thường xuyên đổi mới tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa, được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại Công ty em đã chọn đề tài báo cáo thực tập của mình là: « Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa ».

Do tầm nhận thức, sự hiểu biết và những kinh nghiệm thu thập được trong quá trình học tập, tìm hiểu thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện bài báo cáo này. Rất mong sự chỉ bảo của quý thầy cô, các anh chị và các bạn để được hoàn thiện hơn.




PHẦN THỨ NHẤT




BÁO CÁO TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY





  1. Giới thiệu về công ty :

    1. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :

Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa

Tên giao dịch bằng tiếng Anh : KhanhHoa Power Joint Stock Company

Tên viết tắt: KHPC

Địa chỉ : Số 11 Lý Thánh Tôn – Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại : 058.2220 220 - Fax : 058.3823828

Website: http://www.khpc.com.vn

Vốn điều lệ: 208.900.680.000 đồng

Trụ sở làm việc

- Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh được thành lập theo quyết định số 3799QĐ/TCCB ngày 14/4/1976 của Bộ điện và than. Sở trực thuộc Công ty Điện lực miền Trung – Bộ điện và than.

- Từ tháng 4/1976 đến 1981: Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh trực thuộc Công ty điện lực miền Trung - Bộ điện và than.

- Từ năm 1981 đến tháng 10/1989: Sở điện lực Phú Khánh trực thuộc Công ty Điện Lực 3 - Bộ Năng lượng.

- Từ tháng 10/1989 đến tháng 6/1993: Sở Điện lực Khánh Hòa trực thuộc Công ty điện lực 3 – Bộ năng lượng (do tách hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa).

- Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà tiền thân là Sở Điện Lực Khánh Hoà trực thuộc Công ty điện lực 3 – Bộ năng lượng, được thành lập theo Quyết định số 554 NK/TCCB-LĐ ngày 30/06/1993 của Bộ trưởng Bộ năng lượng.

- Ngày 08/03/1996 Sở Điện Lực Khánh Hoà được đổi tên thành Điện Lực Khánh Hoà, trực thuộc Công ty điện lực 3 - Tổng công ty Điện Lực Việt Nam theo Quyết định so 261/ĐVN/TCCB-LĐ của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam.

- Ngày 06/12/2004 theo Quyết định số 161/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Điện Lực Khánh Hoà trực thuộc Công ty Điện Lực 3 được chuyển thành Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà.

- Ngày 01/07/2005 Công ty cổ phần Điện Lực Khánh Hoà chính thức hoạt động với vốn điều lệ là 163.221.000.000 đồng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000162 ngày 30/06/2005 do Sở Kế hoạch đầu tư Khánh Hoà cấp.


- Ngày 12/7/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có quyết định số 06/QĐ-TTGDCKHN về việc chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa.

- Ngày 08/12/2006 ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 107/UBCK-GPNY cho cổ phiếu của công ty được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/12/2006 cổ phiếu KHP của công ty chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Nay là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh).

- Ngày 05/09/2007 Công ty phát hành thêm và niêm yết bổ sung 1.086.986 cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lện từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 được miễn và chia cổ tức đợt 3 năm 2006: 10.869.860.000 đồng. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm này là: 174.090.860.000 đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% tương đương 88.792.320.000 đồng.

- Ngày 29/07/2009, Công ty phát hành thêm và niêm yết bổ sung 3.480.982 cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 được miễn, giảm năm 2008 và chia cổ tức đợt 3 năm 2008. Vốn điều lệ của công ty sau khi bổ sung là: 208.900.680.000 đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ của Công ty – tương đương 106.550.780.000 đồng.

- Trong quý 4 năm 2009, Công ty phát hành thêm 20.987.368 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành là 209.873.680.000 đồng nhằm mục đích chi trả một phần taisanr lưới điện 110KV Khánh Hòa cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Vốn điều lệ của Công ty ở thời điểm hiện tại là: 316.424.460.000 đồng.


    1. 1.2 Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cúa công ty:

- Sản xuất và kinh doanh điện năng; Xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành và sửa chữa các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện nhỏ, các nhà máy điện diesel, máy phát điện diesel.

- Quản lý, vận hành lưới điện phân phối có cấp điện áp đến 110 kV.

- Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án nhà máy nhiệt điện nhỏ, đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 110 kV và các công trình viễn thông.

- Xây lắp các công trình điện, lưới và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV, các công trình viễn thông công cộng, công trình công nghiệp và dân dụng.

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện; kinh doanh thiết bị viễn thông; kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn, thiết bị và phần mềm máy vi tính, bất động sản. Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.Vận chuyển hàng hoá.

- Thiết kế điện công trình đường dây và trạm biến áp cấp điện áp dưới 110 kV ấp 2, nhà máy điện cấp 4; Thí nghiệm điện.

- Kinh doanh các dịch vụ : viễn thông công cộng và Internet; truyền thông; quảng cáo; cho thuê văn phòng.

- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.



    1. 1.3. Vị trí của công ty trong ngành:

Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa là đơn vị trực thuộc tổng công ty Điện lực Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là kinh doanh bán điện và các dịch vụ kỹ thuật điện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa: thi công xây lắp điện, lắp đặt công tơ, thí nghiệm điện, giám sát thi công, tư vấn khảo sát, thiết kế các công trình lưới điện từ 110 kV trở xuống. Thực hiện chủ trương của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, trên tinh thần đổi mới công tác dịch vụ khách hàng, công ty hoạt động trên phương châm: “Lợi ích của khách hàng là sự tồn tại của Công ty, phục vụ khách hàng trên tinh thần tận tình, nhanh chóng, hiệu quả, chính xác và an toàn”. Điện lực Khánh Hòa nhìn chung không phải là một trong những công ty điện lực lớn của Việt Nam xong nó đóng góp vào việc phân phối điện cho cả tỉnh Khánh Hòa và các vùng lân cận.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu thực hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, là một trong những tỉnh có nền kinh tế năng động, có nhiều tiền năng đang được khai thác và là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội ổn định. So với các đơn vị khác trong ngành điện, Công ty là đơn vị trong nhiều năm liền có chỉ tiêu tổn thất điện năng thấp. Khánh Hòa là tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp trong đó dịch vụ có vai trò quan trọng do lợi thế ngành du lịch mang lại với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 9%, nhu cầu tăng trưởng phụ tải liên tục và duy trì ở mức cao. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với tỷ lệ ngành dịch vụ và công nghiệp lớn là lợi thế làm cho giá bán điện bình quân của Khánh Hòa cao hơn các địa phương khác. Điện lực Khánh Hòa, đơn vị tiền thân của Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới nawmm 2000 và mới đây trong tháng 12/ 2009 Công ty đã được nhận Huân chương lao động hạng Nhì. Đây là vị thế chính trị và uy tín to lớn của Công ty.



    1. 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty

      • Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

      • Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban:

* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm toàn bộ các cổ đông của Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa nắm bắt mọi hoạt động của Công ty thông qua báo cáo tài chính, có quyền lựa chọn các công ty kiểm toán, bầu hoặc bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc điều hành, ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ theo quy định chung của đại hội đồng cổ đông.

* Hội đồng quản trị: Các hoạt động kinh doanh và công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.

* Ban kiểm soát: Có quyền đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán, kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, thảo luận những vấn đề khó khăn tồn tại của Công ty, xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ.

* Tổng Giám đốc : Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện các quyết định và các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Có trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng và các hoạt động sản xuất khác đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao.

Tổng Giám đốc có trách nhiệm thi hành mọi chỉ thị, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp trên. Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành của địa phương để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao .

Tổng Giám đốc là người triển khai, kiểm tra giám sát việc thực hiện của các bộ phận tham mưu và các bộ phận trực tiếp sản xuất gồm có : Phó Giám đốc, các trưởng phòng, chi nhánh trưởng, trạm trưởng và quản đốc các phân xưởng. Các bộ phận tùy vào chức năng, quyền hạn của mình mà tiến hành tổ chức thực hiện, giúp Tổng Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra.


  • Phó Tổng giám đốc:

Là người giúp Tổng giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và giao quyền. Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo đề nghị của Tổng giám đốc Công ty. Nói chung, các Phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của các bộ phận Tổng giám đốc giao, báo cáo với Tổng giám đốc những vấn đề đột xuất, những sự cố mà mình không giải quyết được hay vượt quá chức năng, quyền hạn của mình. Công ty hiện nay có 3 Phó giám đốc:

- Phó Tổng giám đốc Kinh doanh – Viễn thông

- Phó Tổng giám đốc Đầu tư

- Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật – Sản xuất.



* Văn phòng công ty : Thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, quản trị và đối ngoại trong Công ty.

* Phòng Kế hoạch và QLXD : là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc Doanh nghiệp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa lớn , sửa chữa thường xuyên, các công trình kiến trúc, xây dựng và phát triển nguồn, lưới và thống kê số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

* Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương : là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc Doanh nghiệp về quản lý và chỉ đạo công tác tổ chức bộ máy; quản lý cán bộ, bồi dưỡng đào tạo CBCNV , thanh tra bảo vệ nội bộ, lao động - tiền lương, thực hiện các chính sách chế độ về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, bảo hiểm con người, công tác văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, công tác y tế, công tác thi đua khen thưởng của Công ty.

* Phòng Kỹ thuật-An toàn-Bảo hộ lao động : Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật sản xuất, an toàn – bảo hộ lao động, sửa chữa lớn nguồn lưới và điện, quản lý các hoạt động Công nghệ thông tin, sáng kiến và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, Công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tư vấn, lập dự án đầu tư và khảo sát thiết kế các dự án điện và các công trình viễn thông.

* Phòng Tài chính Kế toán : là đơn vị có giúp Giám đốc Doanh nghiệp về quản lý công tác tài chính kế toán và tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước , bao gồm :

- Lập kế hoạch thu chi tài chính của Doanh nghiệp trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được duyệt.

- Quản lý việc sử dụng các loại vốn, nguồn vốn theo phân cấp quản lý và thực hiện đúng các chế độ tài chính kế toán hiện hành.

- Tổ chức công tác kế toán thống kê chung toàn Doanh nghiệp và thực hiện mọi chế độ báo cáo kế toán thống kê lên cấp trên.

- Chỉ đạo công tác tài chính kế toán ở các Chi nhánh điện, trạm điện, phân xưởng, đội, phòng kinh doanh điện năng.

- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các chi nhánh điện và trạm điện về công tác tài chính kế toán.

* Phòng Vật tư – Vận tải :Thực hiện nhiệm vụ về công tác cung ứng, quản lý vật tư, kho vật tư và hoạt động vận chuyển phục vuản xuất kinh doanh của Công ty.

* Phòng Điều độ sản xuất : Thực hiện nhiệm vụ điều độ, vận hành hệ thống điện.

* Phòng Kinh doanh điện năng : Thực hiện nhiệm vụ công tác kinh doanh điện năng và các dịch vụ khách hàng.

* Các Điện lực trực thuộc : là những đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa bao gồm các chi nhánh điện Vĩnh Hải, Vĩnh Nguyên, Cam Lâm, Cam Ranh – Khánh Sơn, Diên Khánh – Khánh Vĩnh, Ninh Hòa ,Vạn Ninh, Nha Trang có trụ sở đóng tại địa bàn các huyện trong Tỉnh, được Tổng giám đốc Doanh nghiệp trực tiếp giao kế hoạch sản xuất kinh doanh - phân phối điện năng theo năng lực sản xuất và nhu cầu phụ tải do Nhà nước phân bổ, là những đơn vị hạch toán trong nội bộ Công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng, được ký kết hợp đồng theo phân cấp và được phép giao dịch trong phạm vi được Tổng giám đốc Công ty ủy quyền. Các chi nhánh điện, trạm điện hoạt động theo quy định ban hành của Pháp luật Nhà nước và của Ngành.

Các Điện lực trực thuộc hoạt động trên các lĩnh vực :

- Sản xuất kinh doanh điện năng;

- Quản lý vận hành lưới điện

- Quản lý lao động và trang thiết bị

- Kinh doanh viễn thông và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác

* Xí nghiệp lưới điện 110kV: là đơn vị có chức năng quản lý vận hành, xây dựng, sửa chữa đường dây và trạm biến áp 110KV.

* Xí nghiệp cơ điện thí nghiệm: là đơn vị có chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Tổng giám đốc công ty giao trong công tác thí nghiệm các thiết bị điện, lọc thử dầu máy biến áp, hóa nghiệm dầu,cân chỉnh công tơ chính trong toàn Công ty; vận hành các tổ máy phát điện, gia công cơ khí, chế tạo các phụ kiện, phụ tùng cơ điện, sửa chữa các thiết bị điện cơ và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được phân công.

* Xí nghiệp Xây lắp công nghiệp : Có chức năng:

- Xây lắp các công trình điện, lưới và trạm điện có cấp điện áp đến 110KV

- Xây lắp các công trình viễn thông công cộng, công trình công nghiệp, dân dụng và giao thông.

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bê tông ly tâm.

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện.

- Vận chuyển hàng hóa

- Xây dựng, lắp đặt, quản lý vận hành và sửa chữa các nhà máy thủy điện, nhiệt điện nhỏ, các nhà máy Diesel, máy phát điện Diesel.

* Trung tâm viễn thông Điện lực: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính là trực tiếp kinh doanh các dịch vụ Viễn thông công cộng theo hình thức tổng đại lý của EVN-Telecom trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.



  1. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

    1. 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

      1. 2.1.1 Nhân tố vĩ mô :

        1. 2.1.1.1. Yếu tố về kinh tế :

- Tốc độ tăng trưởng của kinh tế, đưa nền kinh tế sang hướng hội nhập mới tốt hơn, năng động hơn, bên cạnh đó đòi hỏi con người phải nhạy bén và không ngừng sáng tạo.

- Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO tạo ra cơ hội và thách thức cho nền kinh tế. Khi gia nhập WTO, đây là một sân chơi lành mạnh, đầy tính cạnh tranh, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng trao dồi và không ngừng học hỏi để tiếp thu những kiến thức mới cho nền kinh tế nước nhà nói chung và nền kinh tế tỉnh nói riêng.

- Sự phát triển của nền kinh tế tỉnh đặc biệt là các ngành dịch vụ du lịch và chăn nuôi đánh bắt thủy hải sản.

- Lãi suất ngân hàng có tác động rất lớn đến việc kinh doanh. Việc tăng, giảm lãi suất sẽ dẫn đến việc kích thích đầu tư hay kiềm hãm đầu tư.

- Lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá.

- Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu.

- Hệ thống thuế và mức thuế, nếu nới lổng biên độ thuế sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu.


        1. 2.1.1.2. Yếu tố về chính trị_pháp luật:

- Tình hình chính trị xã hội có nhiều biến đổi nhất là biến động về giá xăng dầu, chiến tranh, dịch bệnh, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc cùng một số các quốc gia khác…

- Khánh Hòa là địa bàn trọng yếu về an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội của nước ta. Do vậy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quy hoạch phát triển…đều phải được sự chấp thuận từ trung ương và chịu sự quản lý chặt chẽ.

- Hoạt động của Công ty Cổ phần Điện lực còn phải chịu sự giám sát của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của đường lối chính sách, phong tục tập quán của địa phương.


        1. 2.1.1.3. Yếu tố kỹ thuật_công nghệ:

- Tốc độ thay đổi công nghệ, các chi phí cho R&D khi đầu tư phát triển nghiên cứu thì đòi hỏi chi phí rất cao.

- Một số các máy móc thiết bị của Công ty đang hoạt động đã bị rò rỉ, quá lỗi thời nhưng để tìm kiếm phụ tùng thay thế rất khó khăn và tốn kém nhiều chi phí.

- Việc cho ra đời những sản phẩm mới, bảo vệ bản quyền, chuyển giao công nghệ hay tự động hóa và người máy không là xa lạ ở các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên trong ngành kinh doanh điện năng điều này không đơn giãn.


        1. 2.1.1.4. Yếu tố văn hóa xã hội:

- Đời sống xã hội ngày một nâng cao, tăng dần theo nhu cầu của tháp Maslow, con người cũng tiếp nhận phong cách sống mới, thiên về thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần. Ngành kinh doanh điện năng là một ngành góp phần không nhỏ cho các nhu cầu sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống tinh thần.

- Việc mở rộng nền kinh tế của đất nước đã hướng các doanh nghiệp theo hướng kinh doanh, phát triển mới mang tính cạnh tranh khốc liệt, cụ thể là Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa từ Sở điện lực 100% vốn nhà nước đã cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần 51% vốn nhà nước, quá trình chuyển đổi này đã có sự cơ cấu lại bộ máy Công ty và vấn đề dịch chuyển lao động.

- Trình độ lao động đóng vai trò quan trọng không nhỏ nó góp phần làm tăng, giảm năng suất lao động, làm tăng, giảm sản lượng điện năng của Công ty.

- Tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân / người / hộ gia đình, toàn bộ các nhân tố này cũng làm tăng, giảm sản lượng điện.



        1. 2.1.1.5. Yếu tố tự nhiên:

- Điều kiện tự nhiên về khí hậu có tác động đến việc sản xuất điện, thời tiết khí hậu ổn hòa, thuận lợi giúp quá trình sản xuất điện thuận lợi, nhưng nếu gió bão, thiên tai lũ lụt sẽ làm gián đoạn, ngưng trệ ở khâu sản xuất.

- Vị trí địa lý nơi đặt các nhà máy sản xuất điện, các nguồn năng lượng sản sinh ra điện phải thuận tiện cho quá trình sản xuất.

- Tài nguyên thiên nhiên đối với ngành điện đóng một vai trò rất lớn, vd: nguồn nước sẽ giúp ta tạo ra năng lượng điện.


      1. 2.1.2 Nhân tố vi mô :

2.1.2.1 Sức ép của khách hàng :

Là ngành độc quyền nên sức ép từ phía khách hàng không đáng kể, tuy nhiên cần phải duy trì lòng trung thành của khách hàng, phát huy tốt phương châm “Khách hàng là thượng đế”.



2.1.2.2 Quyền lực của nhà cung cấp :

Nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng, nhiên liệu, các loại dầu DO. Với nguồn tài nguyên dầu thô ngày một khan hiếm, tình hình biến động giá xăng dầu lên xuống, các mặt hàng xây dựng sắt thép, xi măng tăng cao trên thị trường hiện nay là lợi thế cho các nhà cung cấp để họ tăng giá bán, họ sẽ lựa và kén khách hàng, gây khó khăn cho Công ty trong việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu đầu vào.



2.1.2.3 Đối thủ tiềm ẩn :

Trong tương lai ngành điện không còn là một ngành độc quyền nữa, mà sẽ có các công ty mua bán điện ra đời, kinh doanh mua bán điện. Nếu chúng ta không có chiến lược giữ khách hàng thì chắc chắn sản lượng tiêu thụ điện sẽ bị giảm sút.



2.1.2.4 Sản phẩm thay thế :

Hiện nay sản lượng điện trên toàn quốc đang bị thiếu hụt, Khánh Hòa cũng không ngoại lệ, Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam kêu gọi tiết kiệm điện, vì vậy trong tương lai gần sẽ có nguồn năng lượng mới ra đời phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, đó là nguồn năng lượng mặt trời.



2.2. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty:

2.2.1. Thuận lợi:

- Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề.

- Hoạt động cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, là trung tâm kinh tế xã hội của khu vực Nam trung bộ.

- Hệ thống lưới điện trung hạ áp được thường xuyên cải tạo nên tỷ lệ tổn thất điện năng

thấp.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương tăng mạnh, đặc biệt các ngành công nghiệp nặng và dịch vụ du lịch rất có tiềm năng.



2.2.2. Khó khăn:

- Do chưa có thị trường điện và giá điện do Chính Phủ quy định từng thời kỳ nên trước mắt hàng năm Công ty phải thỏa thuận giá mua điện của EVN.

- Nhu cầu đầu tư lưới điện trung hạ áp khu vực nông thôn, vùng lõm theo chính sách công

ích của Nhà nước gặp nhiều khó khăn về vốn, hiệu quả đầu tư không cao.Việc tiếp nhận

lưới điện quân đội tăng thêm nhu cầu đầu tư và sửa chữa hệ thống lưới điện phục vụ an

ninh, quốc phòng.

- Đầu tư xây dựng lưới điện và các TBA 110kV cần vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm.

- Trong các năm gần đây, do tình hình thiếu nguồn điện xảy ra và chính sách tiết kiệm, tiết giảm điện đã ảnh hưởng đến sản lượng điện thương phẩm và doanh thu của Công ty.



2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006-2008

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

1. Tổng doanh thu

Đồng

646.805.585.405

758.905.142.269

842.615.815.735

2. Tổng lợi nhuận trước thuế

Đồng

27.517.070.401

46.390.102.605

52.550.498.662

3. Tổng lợi nhuận sau thuế

Đồng

27.517.070.401

46.390.102.605

44.711.083.881

4. Tổng số lao động

Người

 826

 1.017

1.193 

5. Thu nhập bình quân tháng

Đồng/Người

 2.756.000

 4.016.000

 4.440.000

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương