QUỐc hội luật số: /2014/QH13 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 174. Ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở



tải về 0.66 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.66 Mb.
#30274
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Điều 174. Ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở

1. Căn cứ vào Luật nhà ở, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở.



2. Bộ Xây dựng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển, quản lý sử dụng nhà ở.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và vùng kinh tế trọng điểm trong từng thời kỳ, Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành các chính sách phát triển nhà ở cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở; quyết định các cơ chế đặc thù trong việc phát triển, quản lý nhà ở và việc lựa chọn chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở tại các vùng trọng điểm, các đặc khu kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy khu vực phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở trên địa bàn.



Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động phát triển nhà ở của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan đến việc phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn.

Điều 175. Thẩm quyền thông qua, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương (Điều mới)

Việc thông qua và phê duyệt chương trình ,kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương được quy định như sau:

1. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh có đô thị loại 1 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi chương trình, kế hoạch về Bộ Xây dựng để chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện;

2. Đối với các tỉnh không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua thì phê duyệt và triển khai thực hiện;

3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, thông qua chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí ngân sách của địa phương và giao cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh chủ trì thực hiện việc điều tra, khảo sát, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương mình.

Điều 176. Chấp thuận đầu tư, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, đình chỉ, tạm dừng dự án phát triển nhà ở. (Điều mới)

1. Đối với dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn đầu tư phát triển của Nhà nước thì trước khi lập, phê duyệt dự án, chủ đầu tư phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền theo quy định sau đây chấp thuận đầu tư:

a) Trường hợp đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trung ương thì phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Trường hợp đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của địa phương thì phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án chấp thuận chủ trương đầu tư;

2. Đối với dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước hoặc vốn đầu tư phát triển của Nhà nước thì trước khi lập, phê duyệt dự án phát triển nhà ở, việc chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp dự án có quy mô sử dụng đất lớn theo quy định của Chính phủ hoặc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì chủ đầu tư phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án kiểm tra và trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;

b) Đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì chủ đầu tư phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án chấp thuận chủ trương đầu tư.

3. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chấp thuận chủ trương đầu tư thì chủ đầu tư thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.

Trong trường hợp chủ đầu tư có đề nghị thay đổi nội dung của dự án khác với nội dung mà cơ quan có thẩm quyền đã chấp thuận đầu tư thì chủ đầu tư phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chấp thuận bổ sung trước khi phê duyệt điều chỉnh nội dung dự án.

4. Trường hợp do thay đổi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hoặc theo yêu cầu của Chính phủ thì Bộ Xây dựng quyết định điều chỉnh cơ cấu của dự án hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở tại các địa phương.

5. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đầu tư hoặc phê duyệt nhưng dự án không nằm trong quy hoạch chi tiết xây dựng, trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương thì Bộ Xây dựng quyết định đình chỉ dự án đó.

6. Chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án có trách nhiệm thực hiện quyết định điều chỉnh, tạm dừng hoặc đình chỉ dự án của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều này.

7. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Điều 177. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế phục vụ yêu cầu phát triển và quản lý nhà ở.

2. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng nhà ở bảo đảm chất lượng, tiến độ và giảm chi phí xây dựng.

Điều 178. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về phát triển, quản lý nhà ở và thị trường bất động sản

1. Cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản của các cấp, các ngành phải tham dự lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về phát triển, quản lý nhà ở và thị trường bất động sản. Đối với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư (kể cả các công trình nhà ở hỗn hợp) thì phải tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư và phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Xây dựng.

2. Bộ Xây dựng quy định về kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo và phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phát triển, quản lý nhà ở và thị trường bất động sản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở và các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư quy định tại Điều này.

Điều 179. Quản lý hoạt động dịch vụ công về nhà ở

1. Tổ chức hoạt động dịch vụ công về nhà ở được thành lập để phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng nhà ở.

2. Bộ Xây dựng quy định các hoạt động dịch vụ công về nhà ở áp dụng thống nhất trong cả nước.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập tổ chức thực hiện các dịch vụ công về nhà ở và ban hành quy chế hoạt động của tổ chức thực hiện các dịch vụ công về nhà ở trên địa bàn.



Điều 180. Quản lý nhà nước về nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam (Điều mới)

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thống nhất quản lý việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn.

2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm quản lý, thống kê số liệu về sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên phạm vi cả nước.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý sở hữu về nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 181. Thanh tra thực hiện pháp luật về nhà ở

1. Thanh tra về nhà ở cấp trung ương chịu trách nhiệm thanh tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở trên phạm vi cả nước.

2. Cơ quan thanh tra nhà ở tại địa phương chịu trách nhiệm thanh tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở tại địa phương.

Điều 182. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở trên phạm vi cả nước.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.



4. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở được thành lập từ trung ương tới cấp huyện. Tại cấp xã thì có các cán bộ giúp Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn phụ trách công tác quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn.

5. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, kiện toàn cơ cấu và mô hình tổ chức của cơ quan quản lý nhà ở từ trung ương đến cấp xã để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc phát triển và quản lý nhà ở theo quy định tại Luật này.

Chương XI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ NHÀ Ở


Mục 1

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ NHÀ Ở

Điều 183. Giải quyết tranh chấp về nhà ở

1. Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hoà giải.

2. Các tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở do Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 184. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Trong thời gian khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân vẫn phải thi hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nhà ở hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì các bên có liên quan phải thi hành các quyết định hoặc bản án đó.

Mục 2

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ NHÀ Ở

Điều 185. Xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở sai quy hoạch, không có Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với giấy phép thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật về nhà ở, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm hoặc có hành vi vi phạm khác làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng hợp pháp nhà ở thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.



Điều 186. Xử lý vi phạm pháp luật về nhà ở khi gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân

Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 177 của Luật này còn phải bồi thường thiệt hại.



Chương XII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 187. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày……

2. Luật này thay thế Luật nhà ở năm 2005, Luật số 34/2009/QH 12 về sửa đổi, bổ sung Điều 121 Luật Đất đai và Điều 126 Luật Nhà ở và Nghị quyết số .../2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Điều 188. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.






Каталог: editor -> assets
editor -> QuyÕt ®Þnh VÒ viÖc ban hµnh : “ Quy chuÈn kü thuËt Quèc gia vÒ Quy ho¹ch xy dùng”
editor -> BỘ TÀi chính thanh tra chính phủ
editor -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 96/2006/QĐ-ttg ngàY 4 tháng 5 NĂM 2006
editor -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ––– Số: 11
editor -> THÔng tư CỦa bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số 28/2007/tt-blđtbxh ngàY 05 tháng 12 NĂM 2007
assets -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
assets -> Phụ lục I. SỬA ĐỔi tên tổ chức xin đĂng ký, DẠng thuốC, TÊn thuốc bảo vệ thực vậT

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương