QUỐc hội luật số: /2014/QH13 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Mục 6 PHÁT TRIỂN NHÀ Ở RIÊNG LẺ CỦA HỘ GIA ĐÌNH



tải về 0.66 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.66 Mb.
#30274
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Mục 6

PHÁT TRIỂN NHÀ Ở RIÊNG LẺ CỦA HỘ GIA ĐÌNH,

CÁ NHÂN (Mục 3 Luật hiện hành)

Điều 61. Hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân (Điều 41 Luật hiện hành)

Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở;

2. Hộ gia đình, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng nhà ở;

3. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở.

Điều 62. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân (Điều 42 Luật hiện hành)

1. Hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở mới hoặc cải tạo, xây dựng lại nhà ở hiện có phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, có nhà ở nhưng không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị và điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có Giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

3. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân được xây dựng phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực. Trường hợp xây dựng tại đô thị thì phải do các tổ chức có năng lực về thiết kế thực hiện thiết kế và tổ chức có năng lực hoạt động về xây dựng thực hiện xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.



Điều 63. Tiêu chuẩn diện tích và chất lượng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân (Điều mới)

1. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân được xây dựng là nhà biệt thự hoặc nhà ở liên kế hoặc nhà ở độc lập có sân, vườn theo quy định của Luật này;

2. Hộ gia đình, cá nhân phải xây dựng nhà ở theo đúng thiết kế và Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng), chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng trong quá trình xây dựng nhà ở và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.

3. Trường hợp xây dựng nhà ở trên diện tích đất nhận chuyển nhượng của chủ đầu tư trong dự án phát triển nhà ở thì phải xây dựng theo hồ sơ thiết kế do chủ đầu tư cung cấp và theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt;

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng) mà có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy định của Chính phủ và đáp ứng các tiêu chuẩn về nhà chung cư theo quy định tại Điều 104 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở riêng lẻ đó.

5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xây dựng lại nhà ở hoặc cải tạo nhà ở trên diện tích đất ở còn lại sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thì phải bảo đảm tiêu chuẩn diện tích theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp không tuân thủ diện tích theo quy định thì nhà ở đó bị cưỡng chế, phá dỡ.

Điều 64. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở riêng lẻ (Điều 43 Luật hiện hành)

1. Tuân thủ quy hoạch xây dựng, Giấy phép xây dựng và trình tự, thủ tục trong đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.

3. Phải có biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản trong quá trình xây dựng; bảo đảm an toàn cho các công trình hiện có xung quanh, bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định.

4. Đóng góp công sức hoặc kinh phí để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật chung do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định



Điều 65. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở (Điều 44 Luật hiện hành)

1. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn tự nguyện hợp tác xây dựng nhà ở bằng khả năng tài chính, nhân công, vật liệu của các thành viên trong nhóm hợp tác.

2. Các thành viên trong nhóm hợp tác phải thoả thuận về cách thức góp vốn, nhân công, vật liệu, thời gian thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các thành viên và cam kết thực hiện thoả thuận của nhóm hợp tác.

3. Nhà nước có chính sách ưu đãi về thời hạn và lãi suất trong vay vốn và cung cấp các thiết kế mẫu nhà ở để hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong nhóm xây dựng nhà ở.



Mục 7

HỖ TRỢ, TẠO ĐIỀU KIỆN CẢI THIỆN NHÀ Ở

Điều 66. Đối tượng được hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở

1. Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Hộ nghèo hoặc cận nghèo theo quy định tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

3. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo tại khu vực đô thị (bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc trong lực lượng vũ trang).

5. Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.

Điều 67. Điều kiện được hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở

1. Thuộc một trong các đối tượng quy định tại Điều 66 của Luật này;

2. Phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội hoặc có nhà ở nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn diện tích bình quân chung tại địa phương, nhà ở tạm bợ, dột nát, nhà ở chưa đáp ứng yêu cầu về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

Điều 68. Hình thức hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở

1. Nhà nước hỗ trợ vốn từ ngân sách, từ vốn đầu tư phát triển và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư thực hiện việc hỗ trợ, tạo điều kiện để các đối tượng thuộc diện được cải thiện nhà ở theo một trong các hình thức sau đây:

a) Hỗ trợ kinh phí khi thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc khi mua nhà ở trả chậm, trả dần;

b) Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc khi được Nhà nước giao đất làm nhà ở;



c) Hỗ trợ vốn từ ngân sách; vốn vay với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài hạn khi mua, thuê mua hoặc xây dựng nhà ở;

d) Hỗ trợ kinh phí, vật liệu, nhân công để sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng nhà ở;

đ) Tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

2. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.



Chương IV Chương mới)

TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN NHÀ Ở

Điều 69. Các tổ chức cung cấp tài chính cho phát triển nhà ở (Điều mới)

1. Các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

2. Quỹ phát triển nhà ở được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Ngân hàng tiết kiệm nhà ở.

4. Quỹ đầu tư bất động sản.

5. Các tổ chức tài chính khác đang hoạt động tại Việt Nam.

Điều 70. Các hình thức huy động tài chính cho phát triển nhà ở (Điều mới)

1. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

2. Huy động từ tiền mua nhà, tiền thuê, thuê mua nhà ở trả trước của người mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật kinh doanh bất động sản.

3. Huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

4. Huy động vốn từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước.

5. Huy động vốn từ các tổ chức tài chính quy định tại Điều 69 của Luật này.

6. Huy động vốn từ phát hành trái phiếu nhà ở, công trái nhà ở.

7. Huy động vốn từ nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 71. Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở (Điều mới)

Việc huy động vốn cho phát triển nhà ở phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1. Phải phù hợp với từng loại nhà ở theo quy định của Luật này;

2. Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện được huy động vốn theo quy định của Chính phủ;

3. Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn tham gia phát triển nhà ở;

4. Tổ chức, cá nhân huy động vốn không được chiếm dụng vốn đã huy động và phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở;

5. Vốn huy động cho phát triển nhà ở phải được quản lý chặt chẽ; việc huy động và tiếp nhận vốn phải theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và theo thỏa thuận của các bên.

6. Chính phủ quy định cụ thể việc huy động vốn cho phát triển đối với từng loại nhà ở.

Điều 72. Vốn cho phát triển nhà ở thương mại và phát triển nhà ở xã hội của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế (Điều 39 và Điều 52 Luật hiện hành)

Nguồn vốn huy động cho phát triển nhà ở thương mại và phát triển nhà ở xã hội của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế bao gồm:

1. Vốn tự có thuộc sở hữu của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

2. Vốn vay từ các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại nhà nước phải dành một lượng vốn nhất định, với thời hạn và lãi suất hợp lý để cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

3. Vốn từ tiền mua, tiền thuê, tiền thuê mua nhà ở trả trước của người mua, thuê, thuê mua nhà ở.

Đối với trường hợp mua bán nhà ở thì chủ đầu tư được nhận tiền mua nhà trả trước của khách hàng theo tiến độ xây dựng nhà ở nhưng không được vượt quá 90% giá trị của nhà ở mua bán trước khi bàn giao nhà ở.

4. Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đầu tư phát triển nhà ở theo quy định của Chính phủ.

5. Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 73. Vốn cho phát triển nhà ở công vụ và nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng (Điều mới)

Nguồn vốn huy động cho phát triển nhà ở công vụ (kể cả mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ) và nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng bao gồm:

1. Vốn từ ngân sách nhà nước cấp (bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước;

2. Đối với việc phát triển nhà ở xã hội thì có thêm nguồn vốn trả trước của người mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội; vốn vay ưu đãi từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương và từ các tổ chức tín dụng mà Nhà nước sở hữu cổ phần chi phối.

Điều 74. Vốn cho phát triển nhà ở tái định cư (Điều mới)

Nguồn vốn huy động cho phát triển nhà ở tái định cư (kể cả việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư) bao gồm:

1. Vốn tự có thuộc sở hữu của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;

2. Vốn từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước;

3. Vốn từ Quỹ phát triển đất;

4. Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Điều 75. Cơ chế ưu đãi tài chính cho phát triển nhà ở xã hội (tách 1 phần từ Điều 45 Luật hiện hành)

1. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm cả trường hợp chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội) được hưởng các ưu đãi sau đây về tài chính:

a) Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội đã được phê duyệt;

b) Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;

c) Được vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, Quỹ phát triển nhà ở;

d) Được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội;

đ) Đối với doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng nhà ở cho những người đang làm việc tại khu công nghiệp tập trung nhưng khôngthu tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và các doanh nghiệp thuê nhà để bố trí cho công nhân ở thì chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Đối với các đối tượng được thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội thì được hỗ trợ trực tiếp như vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, Quỹ phát triển nhà ở; được hỗ trợ miễn, giảm một số loại thuế, phí lệ phí liên quan đến nhà ở mua, thuê mua theo quy định của Chính phủ.

Điều 76. Quỹ phát triển nhà ở

1. Quỹ phát triển nhà ở là tổ chức tài chính nhà nước, được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ vốn cho các đối tượng thuộc diện được mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc hỗ trợ cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội theo quy định tại Luật này.

2. Nguồn vốn hình thành Quỹ phát triển nhà ở bao gồm:

a) Vốn ngân sách địa phương cấp cho Quỹ, bao gồm: vốn thu từ 10% tiền sử dụng đất của địa phương, vốn từ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn; vốn ngân sách địa phương cấp hàng năm cho Quỹ;

b) Vốn từ phát hành Trái phiếu nhà ở, Công trái nhà ở;

c) Vốn đóng góp tiết kiệm từ các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;

d) Các nguồn vốn hợp pháp khác.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mô hình, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, cơ chế huy động và cho vay vốn, chế độ tài chính, tiền lương của Quỹ phát triển nhà ở quy định tại Điều này.

Điều 77. Ngân hàng tiết kiệm nhà ở (Điều mới)

1. Ngân hàng tiết kiệm nhà ở là tổ chức tín dụng được thành lập theo hình thức công ty cổ phần và hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng để huy động vốn và cho vay phát triển nhà ở.

2. Nguồn vốn hình thành ngân hàng tiết kiệm nhà ở bao gồm:

a) Vốn tự có của các chủ sở hữu tham gia thành lập ngân hàng tiết kiệm nhà ở;

b) Vốn đóng góp tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay từ ngân hàng tiết kiệm nhà ở;

c) Vốn hỗ trợ từ Nhà nước (nếu có);

d) Các nguồn vốn hợp pháp khác.

3. Mục đích sử dụng vốn của ngân hàng tiết kiệm nhà ở:

a) Cho các hộ gia đình, cá nhân tham gia đóng góp tiết kiệm tại ngân hàng vay để mua nhà ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở hiện có;

b) Mua trái phiếu Chính phủ trong trường hợp có vốn nhàn rỗi.

4. Chính phủ quy định cụ thể về việc thành lập, vốn pháp định, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, cơ chế huy động và cho vay của ngân hàng tiết kiệm nhà ở quy định tại Điều này; có các cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tham gia tiết kiệm phát triển nhà ở.

Chương V

QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÀ Ở

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÀ Ở

Điều 78. Nội dung quản lý việc sử dụng nhà ở

1. Lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở.



2. Bảo hiểm nhà ở.

3. Quản lý, vận hành nhà ở.

4. Quản lý nhà ở trong khu phố cổ, khu vực được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

5. Bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.



Điều 79. Lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở

1. Các loại nhà ở phải có hồ sơ và được lưu trữ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

2. Chủ sở hữu nhà ở; tổ chức được giao quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc người đang sử dụng nhà ở trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu có trách nhiệm lập, lưu hồ sơ nhà ở và nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương. Đối với hộ gia đình, cá nhân thì nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện, đối với tổ chức thì nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

3. Hồ sơ nhà ở nộp cho cơ quan quản lý nhà ở được quy định như sau:

a) Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực thi hành thì hồ sơ nhà ở bao gồm: giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở; giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công (nếu có); bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có); hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực thi hành thì hồ sơ nhà ở bao gồm: giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có);



c) Đối với nhà ở được tạo lập trước ngày Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực thi hành thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở theo quy định của pháp luật.

d) Đối với trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án thì sau khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải nộp 01 bộ hồ sơ dự án đã được phê duyệt và 01 bộ hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

4. Cơ quan lưu trữ hồ sơ về nhà ở được quy định như sau:

a) Đối với nhà ở của cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về nhà ở;

b) Đối với nhà ở của tổ chức (trong nước và nước ngoài), nhà ở của cá nhân nước ngoài thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về nhà ở.

Điều 80. Bảo hiểm nhà ở

1. Nhà nước khuyến khích các chủ sở hữu nhà ở mua bảo hiểm nhà ở. Trường hợp là nhà chung cư hoặc nhà ở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy thì chủ sở hữu phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.

2. Nội dung và thể thức bảo hiểm nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Điều 81. Quản lý nhà ở trong khu phố cổ, trong khu vực được công nhận là di sản văn hóa (Điều mới)

1. Việc quản lý nhà ở trong khu phố cổ, trong khu vực được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa.

2. Việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại các nhà ở trong khu phố cổ, trong khu vực được công nhận là di sản văn hóa phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về xây dựng và pháp luật về bảo tồn, tu tạo các di tích lịch sử - văn hóa.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, lập danh sách các nhà ở trong khu phố cổ, trong khu vực được công nhận là di sản văn hóa cần bảo tồn, gìn giữ trên địa bàn để quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa.

4. Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho việc bảo tồn, bảo trì, cải tạo, sửa chữa nhà ở trong khu phố cổ, trong khu vực được công nhận là di sản văn hóa.

Mục 2 (Mục mới)

QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ BIỆT THỰ

Điều 82. Phân loại nhà biệt thự (Điều mới)

Nhà biệt thự được phân thành ba nhóm sau đây:

1. Biệt thự nhóm một là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng, kiến trúc và văn hoá cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các nhà biệt thự quy định tại khoản này. Các biệt thự thuộc nhóm một phải được giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;

2. Biệt thự nhóm hai là biệt thự không thuộc nhóm một nhưng có giá trị về kiến trúc do cơ quan có thẩm quyền về xây dựng, kiến trúc cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Các biệt thự thuộc nhóm hai phải được giữ nguyên kiến trúc bên ngoài;

3. Biệt thự nhóm ba là biệt thự không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy định phân loại biệt thự và xác định danh sách biệt thự thuộc nhóm một và nhóm hai trên địa bàn để quản lý quỹ nhà này.

Điều 83. Nguyên tắc quản lý sử dụng nhà biệt thự (Điều mới)

1. Việc quản lý sử dụng nhà biệt thự (không phân biệt hình thức sở hữu tư nhân hoặc sở hữu nhà nước) phải tuân thủ quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Đối với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước thì việc quản lý nhà ở còn phải được thực hiện theo quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Mục 3 của Chương này. Trong trường hợp nhà biệt thự được sử dụng làm nhà ở công vụ thì phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở công vụ quy định tại Luật này.

3. Chính phủ quy định cụ thể về việc quản lý sử dụng nhà biệt thự để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Điều 84. Bảo trì nhà biệt thự (Điều mới)

1. Việc bảo trì nhà biệt thự phải tuân thủ quy định về bảo trì công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Trường hợp bảo trì nhà biệt thự là di tích lịch sử - văn hoá thì còn phải tuân thủ các quy định về sửa chữa, tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa.

3. Trường hợp bảo trì nhà biệt thự thuộc nhóm một mà có thay đổi về màu sắc, vật liệu xây dựng thì phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biệt thự trước khi thực hiện bảo trì.

4. Trường hợp bảo trì nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải tuân thủ quy định về bảo trì nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Luật này.

Điều 85. Cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự (Điều mới)

1. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự mà thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng thì chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng chỉ được thực hiện cải tạo, xây dựng lại sau khi đã có Giấy phép xây dựng.

2. Đối với biệt thự thuộc nhóm một còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của nhà biệt thự;

b) Không được phá dỡ nhà biệt thự cũ. Trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ theo kết luận của đơn vị có chức năng về kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì phải xây dựng theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu và phải tuân thủ quy hoạch (đúng mật độ xây dựng, đúng số tầng và chiều cao) của biệt thự cũ;

c) Đối với nhà biệt thự là di tích lịch sử - văn hoá thì phải thực hiện đúng quy định về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa;

d) Không được tạo thêm kết cấu bằng các loại vật liệu khác để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài nhà biệt thự.

3. Đối với biệt thự nhóm hai còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài;

b) Trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ theo kết luận của đơn vị có chức năng về kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì phải xây dựng theo đúng kiểu dáng kiến trúc bên ngoài của biệt thự cũ, phải tuân thủ quy hoạch (đúng mật độ xây dựng, đúng số tầng và chiều cao).

Каталог: editor -> assets
editor -> QuyÕt ®Þnh VÒ viÖc ban hµnh : “ Quy chuÈn kü thuËt Quèc gia vÒ Quy ho¹ch xy dùng”
editor -> BỘ TÀi chính thanh tra chính phủ
editor -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 96/2006/QĐ-ttg ngàY 4 tháng 5 NĂM 2006
editor -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ––– Số: 11
editor -> THÔng tư CỦa bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số 28/2007/tt-blđtbxh ngàY 05 tháng 12 NĂM 2007
assets -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
assets -> Phụ lục I. SỬA ĐỔi tên tổ chức xin đĂng ký, DẠng thuốC, TÊn thuốc bảo vệ thực vậT

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương