QUỐc hội luật số: /2014/QH13 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 148. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp nhà ở



tải về 0.66 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.66 Mb.
#30274
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Điều 148. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp nhà ở

Việc thế chấp nhà ở được chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp đã được thực hiện;

2. Khi việc thế chấp nhà ở được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Khi nhà ở thế chấp đã được xử lý theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

4. Theo thoả thuận của các bên.



Điều 149. Xử lý nhà ở thế chấp

1. Việc xử lý nhà ở thế chấp để thực hiện nghĩa vụ được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán nhà ở thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản, chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá nhà ở.



2. Việc xử lý nhà ở thế chấp hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định của pháp luật; trường hợp pháp luật không quy định thì việc xử lý được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.

3. Thời điểm công nhận quyền sở hữu nhà ở cho Bên mua nhà ở thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Luật này.

Mục 9

GÓP VỐN BẰNG NHÀ Ở ( MỤC MỚI)

Điều 150. Điều kiện góp vốn bằng nhà ở (Điều mới)

1. Chủ sở hữu nhà ở có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Việc góp vốn bằng nhà ở phải thông qua hợp đồng theo quy định tại Điều 121 của Luật này.

2. Nhà ở đưa vào vốn góp vốn phải là nhà ở có sẵn và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 119 của Luật này.

3. Quyền sở hữu nhà ở góp vốn được chuyển cho bên nhận vốn góp kể từ khi hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực (trường hợp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì kể từ khi bên nhận góp vốn được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó).

Điều 151. Góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung (Điều mới)

1. Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.

2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung cùng ký vào hợp đồng góp vốn hoặc có thể thoả thuận cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn nhà ở.

Điều 152. Góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê (Điều mới)

1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước về việc góp vốn bằng nhà ở ít nhất là ba tháng.

2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng đã ký với bên nhận góp vốn, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Mục 10

CHO MƯỢN, CHO Ở NHỜ NHÀ Ở

Điều 153. Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó, trừ trường hợp cho mượn, cho ở nhờ phần nhà ở thuộc sở hữu riêng. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể thoả thuận cử người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở.

Điều 154. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở

1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.

2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.

3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết mà khi chết không có ai cùng chung sống.

4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải toả, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Theo thoả thuận của các bên.



Mục 11

ỦY QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ Ở

Điều 155. Nội dung, phạm vi uỷ quyền quản lý nhà ở

1. Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn (nhà ở đã được xây dựng xong).

2. Nội dung và thời hạn uỷ quyền quản lý nhà ở do các bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng uỷ quyền; nếu các bên không có thoả thuận về thời hạn uỷ quyền thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng uỷ quyền.

3. Bên uỷ quyền quản lý nhà ở phải trả chi phí quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.



Điều 156. Uỷ quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Việc uỷ quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý bằng văn bản. Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có phần sở hữu riêng được uỷ quyền cho người khác quản lý phần quyền sở hữu riêng đó nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu khác.

2. Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc uỷ quyền quản lý nhà ở, trừ trường hợp người được uỷ quyền quản lý nhà ở đồng thời là chủ sở hữu chung của nhà ở đó.

Điều 157. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở

Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;

2. Nội dung uỷ quyền đã được thực hiện;

3. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 158 của Luật này;

4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền quản lý nhà ở chết hoặc bị Toà án tuyên là đã chết;

5. Bên được uỷ quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị Toà án tuyên mất năng lực hành vi dân sự;

6. Theo thoả thuận của hai bên.



Điều 158. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở

1. Bên uỷ quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu việc uỷ quyền có chi phí quản lý thì bên uỷ quyền quản lý nhà ở không phải báo trước cho bên được uỷ quyền quản lý nhà ở biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền nhưng phải thanh toán cho bên được uỷ quyền quản lý nhà ở các chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền quản lý nhà ở đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được uỷ quyền quản lý nhà ở;

b) Nếu việc uỷ quyền không có chi phí quản lý thì bên uỷ quyền quản lý nhà ở phải thông báo cho bên được uỷ quyền quản lý nhà ở biết trước ít nhất một tháng về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền.

2. Bên được uỷ quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu việc uỷ quyền có chi phí quản lý thì không phải báo trước cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở (nếu có);

b) Nếu việc uỷ quyền không có chi phí quản lý thì phải thông báo cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở biết trước ít nhất một tháng về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền.

3. Bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền quản lý nhà ở phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở.



Chương VIII

NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI

Mục 1

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 159. Đối tượng và điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Tách 1 phần của Điều 126 Luật hiện hành)

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam mà được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở mà không bị hạn chế về số lượng nhà ở được sở hữu. Việc sở hữu nhà ở được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

1. Mua, nhận, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

2. Mua, thuê mua nhà ở của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

3. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới được phép chia lô bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.

Điều 160. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Tách 1 phần của Điều 129 Luật hiện hành để hình thành Điều mới)

1. Ngoài các quyền quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và khoản 9 Điều 14 của Luật này, chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn có các quyền sau đây:

a) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở được sở hữu; được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở nhận chuyển nhượng trong dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới;

b) Bán, tặng cho, để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

c) Thế chấp nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Được cho thuê nhà ở, uỷ quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;

2. Chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này.

Mục 2

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI

Điều 161. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 125 Luật hiện hành)

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án để bán, cho thuê, cho thuê mua tại Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài) mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch tại Việt Nam.

3. Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Điều 162. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Tách 1 phần từ Điều 125 Luật hiện hành)

1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.

2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 161 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các tổ chức ngoại giao, các tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam.

3. Cá nhân nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Điều 163. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài (Tách 1 phần từ Điều 129 Luật hiện hành)

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua theo dự án tại Việt Nam thì được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở theo quy định của Luật này. Trường hợp xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó mà Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở. Trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê thì Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư với thời hạn sở hữu theo thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 161 của Luật này có các quyền sau đây:

a) Được sở hữu nhà ở trong thời hạn tối đa là 70 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm được gia hạn;

b) Không được mua và sở hữu nhà ở xã hội mà chỉ được mua và sở hữu nhà ở thương mại với mức giá không thấp hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng khu vực và trong từng thời kỳ khác nhau;

c) Được sở hữu không hạn chế về số lượng nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch; nếu đối tượng này được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại khu vực khác thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

d) Bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu của mình cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật nhà ở;

đ) Để thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật về thừa kế của Việt Nam; trường hợp người nhận thừa kế không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được hưởng giá trị của nhà ở đó;

e) Thế chấp nhà ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

g) Được cho thuê nhà ở đã mua để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật Việt Nam không cấm;

h) Được uỷ quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;

i) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xác nhận những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai;

k) Bảo trì, cải tạo nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật Việt Nam;

l) Được bồi thường thiệt hại khi phải phá dỡ, giải toả theo quy định của pháp luật Việt Nam;

m) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm Nghị quyết này và pháp luật về nhà ở;

n) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 164. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài (tách 1 phần từ Điều 129 Luật hiện hành)

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở theo dự án thì có trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở theo quy định của Luật này.



2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 161 của Luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Khi sử dụng nhà ở đã mua để cho thuê vào các mục dích mà pháp luật không cấm thì phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà ở địa phương nơi có nhà ở để theo dõi, quản lý và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Thực hiện việc mua, bán, tặng cho, thừa kế, thế chấp, uỷ quyền quản lý nhà ở theo đúng quy định của Nghị quyết này và pháp luật về nhà ở;

c) Thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khi đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị quyết này và pháp luật về nhà ở;

d) Quản lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

đ) Thực hiện nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam khi mua bán, tặng cho, thế chấp, thừa kế nhà ở; khi đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xác nhận thay đổi về nhà ở sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

e) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở; về việc giải tỏa, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở; về trưng dụng, trưng mua, mua trước nhà ở;

g) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mục 3

GIAO DỊCH THUÊ NHÀ Ở CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI,

NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 165. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi vào Việt Nam hoạt động, sinh sống, làm việc, học tập thì được thuê nhà ở tại Việt Nam.

Điều 166. Điều kiện của nhà ở cho người Việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê

Nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;

2. Bảo đảm chất lượng, an toàn cho người thuê;

3. Bảo đảm cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường phòng chống cháy nổ và các điều kiện thiết yếu khác;

4. Không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sở hữu, quyền sử dụng



Điều 167. Các quy định khác về cho thuê nhà ở

Nội dung quy định về cho thuê nhà ở (Chương VII) của Luật này cũng được áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thuê nhà ở tại Việt Nam.



Chương 9 (Chương mới)

HỆ THỐNG THÔNG TIN NHÀ Ở VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NHÀ Ở

Điều 168. Hệ thống thông tin về nhà ở (Điều mới)

Hệ thống thông tin về nhà ở bao gồm:

1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin nhà ở;

2. Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng;

3. Cơ sở dữ liệu về nhà ở;

4. Tổ chức bộ máy vận hành hệ thống thông tin về nhà ở.

Điều 169. Cơ sở dữ liệu về nhà ở (Điều mới)

1. Cơ sở dữ liệu nhà ở phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ sở dữ liệu nhà ở bao gồm các nội dung sau đây:

a) Cơ sở dữ liệu về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở;

b) Cơ sở dữ liệu về điều tra, thống kê các thông tin cơ bản về nhà ở, gồm: Cơ sở dữ liệu về phát triển nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư, nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân); cơ sở dữ liệu về quản lý, sử dụng nhà ở (các biến động trong quá trình sử dụng: mua bán, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở) và các dữ liệu khác liên quan về nhà ở.

3. Định kỳ 10 năm một lần, Chính phủ tổ chức điều tra, thống kê nhà ở cùng với Tổng điều tra dân số trong cả nước. Giữa kỳ thống kê dân số và nhà ở quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức điều tra, thống kê điểm về nhà ở để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về nhà ở.

4. Các chỉ tiêu thống kê cơ bản về nhà ở phải được đưa vào bộ chỉ tiêu thống kê chung của quốc gia.

5. Nội dung, cấu trúc và các tiêu chí xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng;

6. Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện điều tra, thống kê về nhà ở quy định tại Điều này.

Điều 170. Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu nhà ở ( Điều mới)

1. Cơ sở dữ liệu về nhà ở phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích; nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở;

2. Các thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý như hồ sơ dạng giấy.

3. Việc khai thác, sử dụng dữ liệu nhà ở phải đảm bảo đúng quy định; thực hiện thu phí đối với trường hợp cá nhân, tổ chức có nhu cầu khai thác dữ liệu nhà ở.

4. Các hành vi vi phạm về quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu nhà ở phải bị xử lý theo quy định pháp luật.

5. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý hệ thống dữ liệu về nhà ở của toàn quốc. Cơ quan quản lý nhà ở (cấp tỉnh và cấp huyện) thực hiện quản lý hệ thống dữ liệu về nhà ở trên địa bàn.

6. Cơ quan được giao quản lý hệ thống dữ liệu về nhà ở quy định tại khoản 5 Điều này có trách nhiệm bố trí cán bộ, hoàn thiện tổ chức, bộ máy để thực hiện quản lý hệ thống dữ liệu về nhà ở.

7. Các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu thì được cung cấp dữ liệu về nhà ở.

Điều 171. Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nhà ở (Điều mới)

1. Nhà nước bố trí ngân sách cho việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thông tin, hệ thống phần mềm và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở trong phạm vi cả nước. Nhà nước đầu tư vốn để nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sơ dữ liệu nhà ở.

2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nhà ở quốc gia; các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp cung cấp dữ liệu về nhà ở để Bộ Xây dựng cập nhật vào hệ thống thông tin nhà ở quốc gia.

3. Tại địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về nhà ở của địa phương.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc cấp ngân sách để xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở quy định tại Luật này.

Chương X

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở

Điều 172. Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở, quyết định các cơ chế đặc thù cho phát triển nhà ở và tổ chức thực hiện các văn bản, cơ chế này.

3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở.


4. Chấp thuận, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, đình chỉ, tạm dừng thực hiện dự án phát triển nhà ở.

5. Quản lý hồ sơ nhà ở; quản lý dự án phát triển nhà ở.

6. Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống thông tin và quản lý, khai thác dữ liệu về nhà ở.

7. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.

8. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển và quản lý nhà ở.

9. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về nhà ở.

10. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở.



Điều 173. Xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (Điều mới)

1. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia cho từng thời kỳ 10 năm hoặc dài hơn để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách về nhà ở và làm căn cứ cho các địa phương xây dựng Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của từng địa phương.

2. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia phải được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Trong quá trình triển khai thực hiện phải sơ kết đánh giá, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời định hướng, chương trình đã đề ra cho phù hợp thực tế. Kết thúc kỳ thực hiện phải có tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.

Каталог: editor -> assets
editor -> QuyÕt ®Þnh VÒ viÖc ban hµnh : “ Quy chuÈn kü thuËt Quèc gia vÒ Quy ho¹ch xy dùng”
editor -> BỘ TÀi chính thanh tra chính phủ
editor -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 96/2006/QĐ-ttg ngàY 4 tháng 5 NĂM 2006
editor -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ––– Số: 11
editor -> THÔng tư CỦa bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số 28/2007/tt-blđtbxh ngàY 05 tháng 12 NĂM 2007
assets -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
assets -> Phụ lục I. SỬA ĐỔi tên tổ chức xin đĂng ký, DẠng thuốC, TÊn thuốc bảo vệ thực vậT

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương