Qcvn XXX: 2011/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ĐIỆn thoại vô tuyến mf và hf national technical regulation



tải về 0.54 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.54 Mb.
#19661
1   2   3   4   5   6   7   8   9

A.2 Các yêu cầu kỹ thuật

A.2.1 Loại phát xạ


Với mục đích là gọi chọn số, thiết bị cung cấp một trong những loại sau:

F1B Điều chế tần số, kênh đơn chứa thông tin số hoặc lượng tử không sử dụng sóng mang con điều chế, thu thoại tự động.

J2B SSB, sóng mang bị triệt tiêu, kênh đơn chứa thông tin số hoặc lượng tử sử dụng sóng mang con điều chế, thu thoại tự động.

A.2.2 Các phương tiện phát và thu DSC


A.2.2.1. Yêu cầu chung

Thiết bị bao gồm khả năng mã hóa và phát của DSC trên những tần số được trình bày trong A.1.1.2, giải mã và chuyển đổi thông tin của DSC thu tới dạng nhìn thấy bằng ngôn ngữ bình thường.

Thiết bị cũng có thể:


  1. Một kết nối độc lập tới điện thoại vô tuyến kết hợp; hoặc

  2. Tích hợp cả về điện và máy móc trong cùng một thiết bị vô tuyến.

Mặc dù vậy trong các trường hợp thiết bị DSC có khả năng chuyển kênh tự động trong thiết bị vô tuyến.

Phần thu watchkeeping của thiết bị DSC được thiết kế để hoạt động liên tục trong các tần số đã cho ở mục A.1.1.2 nhưng máy thu không cần hoạt động khi đang sử dụng máy phát .

A.2.2.2. Giải mã

Thiết bị DSC được thiết kế cho quá trình mã hóa tạo ra những bit chẵn lẻ để phát hiện lỗi, lặp lại phân tập thời gian và các ký tự kiểm tra lỗi trong cuộc gọi nhận như trong ITU-R Recommendation M.293-10.

A.2.2.3. Phát kênh rỗi

Thiết bị DSC có khả năng loại ra những cuộc gọi cứu nạn, tự động trì hoãn việc phát của DSC cho đến khi tần số gọi được lựa chọn rỗi

A.2.2.2. Báo nhận tự động

Thiết bị không được trang bị khả năng phát tự động báo nhận.

A.2.2.5. Tự động phát lại các cuộc gọi cứu nạn

Khi không nhận được báo nhận cứu nạn DSC nào, thiết bị sẽ tự động phát lại cuộc gọi cứu nạn trên tần số lựa chọn sau một trì hoãn ngẫu nhiên giữa 3½ và 2½ phút từ lúc bắt đầu cuộc gọi trước.

Sau khi phát mỗi cuộc gọi cứu nạn, thiết bị sẽ tự động điều chỉnh lại tới tần số cứu nạn phù hợp cho thoại trong băng tần mà tại đó xảy ra cuộc gọi cứu nạn và lựa chọn công suất phát lớn nhất.

Quá trình này tiếp tục cho đến khi nhận được một báo nhận cứu nạn DSC hoặc cho đến khi phát tự động một cuộc gọi cứu nạn bị gián đoạn bằng tay.

Phương tiệc được trang bị cho phát cuộc gọi cứu nạn đáp lại bởi điều khiển bằng tay tại bất kì thời điểm nào.

A.2.3 Nhận dạng tàu - MMSI và MMSI của nhóm


Thiết bị có khả năng lưu trữ lâu dài số nhận dạng dịch vụ lưu động hàng hải 9 số được chèn tự động vào cuộc gọi. Số thứ 10 sẽ được tự động thêm vào là số 0. Việc thay đổi số nhận dạng sử dụng kết hợp các điều khiển hoạt động là không thể thực hiện được. Không phát một cuộc gọi DSC cho đến khi MMSI được lưu giữ.

Cho phép người điều khiển lập trình và lưu giữ số của nhóm MMSI để thiết bị nhận diện cuộc gọi đánh địa chỉ tới cả MMSI và nhóm MMSI. Những khả năng này hạn chế số lượng các kí tự có thể lập trình của người điều khiển tới 8 và số không ở đầu sẽ được chèn tự động bởi thiết bị.


A.2.2 Mục nhập thông tin vị trí


Phương pháp này được trang bị việc tiếp nhận bằng tay của vị trí địa lí và thời gian mà một thông tin vị trí này có hiệu lực. Ngoài ra còn cung cấp khả năng tiếp nhận tự động và mã hóa vị trí địa lý và thông tin thời gian. Những khả năng này phù hợp với IEC 61162-1.

Khi không có kết nối hoặc kết nối thất bại, các mạch ngoài sẽ tách thiết bị DSC. Trong trường hợp không thực hiện được luồng dữ liệu, một thông báo lỗi sẽ hiện ra và nhắc nhở người điều khiển với vị trí đầu vào bằng tay trong thời gian 2 tiếng.

Nếu thông tin về vị trí không được cập nhật trong 23,5 giờ thì vị trí phải mặc định với số lặp lại “9” như đã chỉ định trong Khuyến nghị M.293-10 của ITU-R .

A.2.5 Mạch báo động


A.2.5.1. Cứu nạn và khẩn cấp

Thiết bị được trang bị một báo động âm thanh riêng và một chỉ thị bằng thị giác, tự động kích hoạt khi nhận được một cuộc gọi chỉ định cứu nạn hoặc khẩn cấp. Không thể ngắt các mạch báo động này.

A.2.5.2. Các loại khác

Thiết bị được trang bị một báo động âm thanh và một chỉ thị bằng thị giác, tự động kích hoạt khi nhận được các cuộc gọi khác với cứu nạn và khẩn cấp. Không thể ngắt các mạch báo động âm thanh này.

A.2.5.3. Báo động âm thanh

Công suất âm của một báo động ít nhất là 80 dB(A) tại khoảng cách 1 m tính từ thiết bị. với thiết bị mà đang cải tiến báo động mức, thì sẽ đạt tới mức này trong 30 giây.

A.2.5.2. Hủy báo động

Cung cấp một phương pháp hủy bỏ bằng tay các báo động. Trong trường hợp khi một báo động không được hủy bằng tay, việc hủy bỏ tự động sẽ thay thế sau 2 phút.


A.2.6 Thiết bị theo dõi


A.2.6.1. Yêu cầu chung

Thiết bị có một máy thu đồng hồ quét thỏa mãn các yêu cầu sau:

Máy thu/ bộ giải mã đồng hồ sẽ thu chính xác các cuộc gọi bởi hơn 20 bít của một mẫu điểm 200 bit và phát ở một tần số trong khi đó quét tới 6 tần số bở qua những tín hiệu và nhiễu khác.

A.3 Các yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp đo kiểm của máy thu theo dõi và bộ giải mã DSC kết hợp

A.3.1 Hiệu suất của máy thu theo dõi quét


A.3.1.1. Định nghĩa

Hiệu suất quét là khả năng máy thu/ bộ giải mã thu chính xác các cuộc gọi bởi hơn 20 bít của một mẫu điểm 200 bít và phát trên một tần số trong khi quét tới 6 tần số bỏ qua các tín hiệu và nhiễu khác

A.3.1.2. Phương pháp đo

Hai tín hiệu đo kiểm RF có mức 20 dBμV được cấp cho thiết bị.

Một tín hiệu có tần số danh định tương ứng với một tần số trong chuỗi quét và được điều chế với một cuộc gọi cứu nạn DSC đơn.

Tín hiệu còn lại có tần số danh định tương ứng với một tần số quét khác. Điều chế liên tục các cuộc gọi DSC với mẫu điểm 20 bit.

Chuỗi cuộc gọi cứu nạn được lặp lại sau khoảng ngẫu nhiên từ 2,5 s đến 2,0 s.

Máy thu được thiết kế để quét một số lượng tần số lớn nhất.

Số lượng các cuộc gọi cứu nạn truyền đi là 200 và tính tốc độ lỗi ký tự .

A.3.1.3. Giới hạn

Toàn bộ các cuộc gọi cứu nạn nhận được bằng hoặc lớn hơn 95 % cuộc gọi cứu nạn phát đi và tốc độ lỗi kí tự là  10-2.

A.3.2 Độ nhạy cuộc gọi


A.3.2.1. Định nghĩa

Độ nhạy cuộc gọi của máy thu là một mức tín hiệu RF tại đó máy thu sinh ra một tốc độ lỗi kí tự lớn hơn hoặc bằng 10-2.

A.3.2.2. Phương pháp đo

Đầu vào máy thu được nối với anten giả như trong 3.1.5.2 và cung cấp một tín hiệu đo kiểm chứa các cuộc gọi DSC. Mức của tín hiệu đo là 0 dBμV tại thời điểm bắt đầu đo.

Tính tốc độ lỗi kí tự tại đầu ra bộ giải điều chế.

Giảm mức đầu vào cho đến khi tốc độ lỗi kí tự bằng hoặc nhỏ hơn 10-2, ghi lại mức này.

Phep đo được lặp lại tại tần số vào danh định ±10 Hz.

Phép đo được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường (3.1.3) và điều kiện đo kiểm tới hạn (3.1.2)

A.3.2.3. Giới hạn

Độ nhạy phải nhỏ hơn 0 dBμV ở điều kiện thường và lớn hơn 6 dBμV ở điều kiện tới hạn.


A.3.3 Độ chọn lọc kênh lân cận


A.3.3.1. Định nghĩa

Độ chọn lọc kênh lân cận được định nghĩa là việc loại bỏ tín hiệu không mong muốn, biểu diễn tốc độ lỗi kí tự do tín hiệu không mong muốn tại đầu ra bộ giải điều chế.

A.3.3.2. Phương pháp đo

Bố trí sử dụng các tín hiệu đo phải phù hợp với 3.1.6.1.1.

Tín hiệu RF mong muốn là tín hiệu chứa các cuộc gọi DSC, và mức của tín hiệu này là 20 dBμV.

Tín hiệu không mong muốn là tín hiệu không điều chế tại tần số +500 Hz và sau đó là -500 Hz so với tần số danh định của máy thu (tần số trung tâm).

Tính tốc độ lỗi kí tự tại đầu ra bộ giải mã.

Tăng mức tín hiệu không mong muốn cho tới khi tốc độ lỗi kí tự bằng 10-2, ghi lại mức này.

Phép đo được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường (3.1.3) và điều kiện đo kiểm tới hạn (3.1.2).

A.3.3.3. Giới hạn

Mức tín hiệu không mong muốn phải nhỏ hơn 60 dBμV ở điều kiện thường và không nhỏ hơn 52 dBμV ở điều kiện tới hạn.

A.3.2 Triệt nhiễu đồng kênh


A.3.2.1. Định nghĩa

Triệt nhiễu đồng kênh là khả năng máy thu nhận một tín hiệu mong muốn khi xuất hiện một tín hiệu không mong muốn, cả hai tín hiệu này ở trên kênh mong muốn của máy thu.

A.3.2.2. Phương pháp đo

Bố trí sử dụng các tín hiệu đo phải phù hợp với 3.1.6.1.1.

Tín hiệu mong muốn là tín hiệu chứa các cuộc gọi DSC, và mức của tín hiệu này là 20 dBμV.

Không điều chế tín hiệu không mong muốn.

Tính tốc độ lỗi kí tự tại đầu ra bộ giải mã.

Tăng mức vào tín hiệu không mong muốn cho tới khi tốc độ lỗi kí tự bằng

10-2 , ghi lại mức này.

A.3.2.3. Giới hạn

Mức tín hiệu không mong muốn không nhỏ hơn 12 dBμV.

A.3.5 Đáp ứng xuyên điều chế RF


A.3.5.1. Định nghĩa

Đáp ứng xuyên điều chế RF là việc loại bỏ những sản phẩm xuyên điều chế bắt nguồn từ hai tín hiệu không mong muốn với các mức và tần số đã cho, tại đó tốc độ lỗi kí tự là 10-2.

A.3.5.2. Phương pháp đo

Các tín hiệu cấp tới đầu vào máy thu phải phù hợp với 3.1.6.1.1.

Tín hiệu mong muốn là tín hiệu chứa các cuộc gọi DSC, và mức của tín hiệu này là 20 dBμV.

Hai tín hiệu không mong muốn đều không được điều chế và có cùng mức. Một trong hai tín hiệu ở tần số gần với tín hiệu mong muốn 30 kHz (khả năng kết hợp tần số trong các sản phầm xuyên điều chế không mong muốn đã đưa ra trong Khuyến nghị SM.332-2, phần 6.2 của ITU-R.

Tính tốc độ lỗi kí tự tại đầu ra bộ giải mã.

Tăng mức vào hai tín hiệu không mong muốn cùng một lúc cho tới khi tốc độ lỗi kí tự bằng 10-2, ghi lại mức này.

A.3.5.3. Giới hạn

Mức tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn 70 dBμV.


A.3.6 Triệt nhiễu và chống nghẹt


A.3.6.1. Định nghĩa

Triệt nhiễu và chống nghẹt là khả năng máy thu có thể phân biệt giữa một tín hiệu mong muốn và các tín hiệu không mong muốn với các tần số ở ngoài băng tần máy thu.

A.3.6.2. Phương pháp đo

Tín hiệu mong muốn và không mong muốn được cấp tới đầu vào máy thu phù hợp với 3.1.6.1.1.

Tín hiệu mong muốn là tín hiệu chứa các cuộc gọi DSC, và mức của tín hiệu này là 20 dBμV.

Tính tốc độ lỗi kí tự tại đầu ra bộ giải mã.

Tăng mức vào tín hiệu không mong muốn cho tới khi tốc độ lỗi kí tự bằng

10-2, ghi lại mức này.

A.3.6.3. Giới hạn

Mức của tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn 60 dBμV cho những tần số từ +1 kHz đến +3 kHz và từ -1 kHz đến -3 kHz so với tần số danh định. Mức này cũng không được nhỏ hơn 90 dBμV cho những tần số từ 9 kHz đến 2 GHz ngoại trừ băng tần số ±3 kHz từ tần số danh định.


A.3.7 Dải động


A.3.7.1. Định nghĩa

Dải động của thiết bị là dải từ mức nhỏ nhất đến mức cao nhất, của tín hiệu đầu vào tần số âm thanh tại đó tốc độ lỗi kí tự ở đầu ra bộ giải điều chế không vượt quá giá trị danh định

A.3.7.2. Phương pháp đo

Tín hiệu chứa các cuộc gọi DSC, được cấp tới đầu vào máy thu. Mức RF của tín hiệu này thay đổi trong khoảng 80 dBμV và 0 dBμV.

Tính tốc độ lỗi kí tự tại đầu ra bộ giải mã.

A.3.7.3. Giới hạn

Tốc độ lỗi kí tự trong chuỗi cuộc gọi giải mã bằng 1 x 10-2 hoặc nhỏ hơn.

A.3.8 Phát xạ giả dẫn


A.3.8.1. Định nghĩa

Phát xạ giả dẫn điện là toàn bộ các tín hiệu được tạo ra bên trong được dẫn tới đầu cuối anten, bất kể ở tần số nào.

A.3.8.2. Phương pháp đo

Đầu vào máy thu được nối với anten giả như trong mục 3.1.6.1.1, và đo các phát xạ giả, sử dụng dụng cụ đo có chọn lọc. Sau đó đánh giá các giá trị rms của các thành phần phát xạ giả.

Phép đo được thực hiện ở dải tần từ 9 kHz đến 2 GHz.

Băng tần của máy phân tích có chọn lọc:



  • 200 trong dải tần từ 9 kHz đến 150 kHz;

  • 9 kHz đến10 kHz trong băng tần từ 150 kHz đến 30 MHz;

  • 100 kHz đến 120 kHz trong băng tần 30 MHz đến 1 GHz;

  • 1 MHz trên 1 GHz.

Máy dò là một máy dò đỉnh.

A.3.8.3. Giới hạn

Công suất của thành phần tần số riêng lẻ không vượt quá 2 nW.


Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương