Qcvn XXX: 2011/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ĐIỆn thoại vô tuyến mf và hf national technical regulation



tải về 0.54 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.54 Mb.
#19661
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.3. Các yêu cầu môi trường

2.3.1. Thử rung


2.3.1.1. Định nghĩa

Phép thử này xác định khả năng của thiết bị chịu được rung để không dẫn đến hỏng máy hoặc vận hành kém

2.3.1.2. Giới hạn

Các giới hạn ở điều kiện tới hạn trong mục 3.5.1.3 phải được thỏa mãn.

Không có hư hỏng có hại nào của thiết bị có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

2.3.1.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.5.1.

2.3.2. Thử nhiệt độ


2.3.2.1. Định nghĩa

Việc chống lại những ảnh hưởng của nhiệt độ là khả năng của thiết bị để bảo vệ máy móc và hoạt động của máy sau khi thực hiện các phép đo. Tốc độ tăng hoặc giảm nhiệt độ phòng chứa thiết bị trong quá trình thử lớn nhất là 1°C/min.

2.3.2.2. Nung khô

2.3.2.2.1. Định nghĩa

Phép thử này nhằm xác định khả năng thiết bị hoạt động ở nhiệt độ môi trường xung quanh lớn và hoạt động cả trong điều kiện nhiệt độ thay đổi.

2.3.2.2.2. Giới hạn



  • Thiết bị lắp đặt bên trong

Các giới hạn ở điều kiện tới hạn trong mục 3.5.1.3 phải được thỏa mãn.

  • Thiết bị lắp đặt bên ngoài

Các giới hạn ở điều kiện tới hạn trong mục 3.5.1.3 phải được thỏa mãn.

2.3.2.2.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.5.1.

2.3.2.3. Nung ẩm

2.3.2.3.1. Định nghĩa

Phép thử này xác định khả năng thiết bị họat động trong điều kiện độ ẩm cao.

2.3.2.3.2. Giới hạn

Các giới hạn ở điều kiện tới hạn trong mục 3.5.1.3 phải được thỏa mãn.

2.3.2.3.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.5.1.

2.3.2.2 Chu trình nhiệt thấp

2.3.2.2.1. Định nghĩa

Phép thử này xác định khả năng thiết bị hoạt động ở điều kiện nhiệt độ thấp. Đồng thời cho thấy khả năng của thiết bị để khởi động trong điều kiện nhiệt độ xung quanh thấp.

2.3.2.2.2. Giới hạn



  • Thiết bị lắp đặt bên trong

Các giới hạn ở điều kiện tới hạn trong mục 3.5.1.3 phải được thỏa mãn.

  • Thiết bị lắp đặt bên ngoài

Các giới hạn ở điều kiện tới hạn trong mục 3.5.1.3 phải được thỏa mãn.

2.3.2.2.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.5.1.

2.3.3. Thử ăn mòn


2.3.3.1. Định nghĩa

Phép thử này nhằm xác định khả năng của thiết bị chịu được và hoạt động trong điều kiện ăn mòn

2.3.3.2. Giới hạn

Các bộ phận kim loại không bị ăn mòn hoặc hư hỏng, cuối cùng, các bộ phận cấu thành hoặc vật liệu có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trong trường hợp thiết bị được bịt kín, không có biểu hiện lọt hơi nước vào thiết bị.

Các giới hạn ở điều kiện tới hạn trong mục 3.5.1.3 phải được thỏa mãn.

2.3.3.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.5.1.


2.3.2. Thử mưa


2.3.2.1. Định nghĩa

Phép thử này nhằm xác định khả năng của thiết bị chịu được và hoạt động trong điều kiện có mưa

2.3.2.2. Giới hạn

Các giới hạn ở điều kiện tới hạn trong mục 3.5.1.3 phải được thỏa mãn.

Mắt thường không thể nhìn thấy sự xâm nhập của nước.

2.3.2.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.5.1.

2.2. Các yêu cầu hợp chuẩn

2.2.1. Sai số tần số của máy phát


2.2.1.1. Định nghĩa

Sai số tần số của máy phát được xác định là:



  1. Đối với điện thoại đơn biên SSB:

  • Độ chênh lệch giữa tần số đo được và giá trị danh định của tần số đối với kênh thoại riêng biệt, nhỏ hơn 1000 Hz.

  1. Đối với DSC có giao diện tương tự (analog):

  • Độ chênh lệch giữa tần số đo được và tần số quy định danh định.

  1. Đối với DSC có giao diện số (digital):

  • Độ chênh lệch giữa tần số đo được ở trạng thái Y và tần số quy định danh định là -85 Hz và độ chênh lệch giữa tần số đo được ở trạng thái B và tần số quy định danh định là +85 Hz.

2.2.1.2. Giới hạn

Các tần số của máy phát, sau thời gian khởi động được chỉ định trong mục 3.1.7, phải nằm trong phạm vi ±10 Hz cách các tần số được tính phù hợp với các định nghĩa trong mục 2.2.1.1.

2.2.1.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.5.1.


2.2.2. Công suất ra và các sản phẩm xuyên điều chế của máy phát


2.2.2.1. Định nghĩa

Công suất ra là giá trị công suất đường bao đỉnh được máy phát cấp cho anten giả ở chế độ SSB thoại hoặc là giá trị công suất trung bình được máy phát cấp cho anten giả ở chế độ DSC.

GHI CHÚ: Phép đo các sản phẩm xuyên điều chế tiêu biểu cho tính tuyến tính của các máy phát đã điều biên và được chỉ rõ trong Khuyến nghị SM 326-6 của ITU-R.

2.2.2.2. Giới hạn

2.2.2.2.1. Công suất ra trong dải từ 1605 kHz đến 2000 kHz đối với mọi chế độ điều chế

Công suất đường bao đỉnh cực đại hoặc công suất trung bình cực đại, khi thích hợp (xem 2.2.2.1) phải nằm trong phạm vi  1,5 dB cách (các) giá trị đã được nhà sản xuất công bố, phải lớn hơn 60 W và không được vượt quá 200 W.

2.2.2.2.2. Công suất ra trong dải từ 2 MHz đến 27,5 MHz đối với mọi chế độ điều chế

Công suất đường bao đỉnh cực đại hoặc công suất trung bình cực đại, khi thích hợp (xem 2.2.2.1) phải nằm trong phạm vi  1,5 dB cách (các) giá trị đã được nhà sản xuất công bố, phải lớn hơn 60 W và không được vượt quá 1500 W.

2.2.2.2.3. Các sản phẩm xuyên điều chế đối với các chế độ thoại SSB

Đối với thiết bị có công suất ra biểu kiến vượt quá PEP 250 W, giá trị của các sản phẩm xuyên điều chế không được vượt quá 25 dB dưới giá trị cao nhất trong hai tone trong các điều kiện đo kiểm bình thường và không được vượt quá 22 dB dưới mức cao nhất trong hai tone trong các điều kiện đo kiểm tới hạn.

Đối với thiết bị có công suất ra biểu kiến nhỏ hơn hoặc bằng (lên đến và gồm cả) PEP 250 W, giá trị của các sản phẩm xuyên điều chế không được vượt quá 22 dB dưới giá trị cao nhất trong hai tone trong các điều kiện đo kiểm bình thường và không được vượt quá 19 dB dưới mức cao nhất trong hai tone trong các điều kiện đo kiểm tới hạn.

2.2.2.2.4. Độ chênh lệch công suất giữa tần số ở trạng thái B và tần số ở trạng thái Y

Độ chênh lệch công suất giữa tần số ở trạng thái B và tần số ở trạng thái Y không được vượt quá 2dB.

2.2.2.2.5. Phổ đầu ra

Phổ đầu ra khi phát tín hiệu DSC, mô hình điểm phải nằm trong phạmn vi mặt nạ được xác định trong Hình 2.

2.2.2.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.5.2.

2.2.3. Công suất của các phát xạ ngoài băng của thoại SSB


2.2.3.1. Định nghĩa

Các phát xạ ngoài băng là các phát xạ ở tần số hoặc các tần số ngay bên ngoài độ rộng băng cần thiết do quá trình điều chế, nhưng không bao gồm các phát xạ giả.

2.2.3.2. Giới hạn

Công suất phát xạ ngoài băng bất kỳ được cấp cho anten giả phải phù hợp với các giới hạn đã cho trong Bảng 1.

2.2.3.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.5.3.






Hình1- Phổ đầu ra

Bảng 1 - Các giới hạn của phát xạ ngoài băng

Khoảng cách (tính theo kHz) giữa tần số của phát xạ ngoài băng và tần số 1200 Hz trên sóng mang

Suy hao tối thiểu dưới công suất
đường bao đỉnh cực đại


1,5 <   2,5

31 dB

2,5 <   7,5

38 dB

7,5 <   12

23 dB không vượt quá công suất 50 mW

2.2.2. Công suất phát xạ giả dẫn của thoại SSB


2.2.2.1. Định nghĩa

Các phát xạ giả là các phát xạ ở tần số hoặc ở các tần số ngay bên ngoài độ rộng băng cần thiết, và mức của nó có thể giảm mà không ảnh hưởng tới việc truyền thông tin tương ứng. Phát xạ giả bao gồm các phát xạ hài, các phát xạ ký sinh, các sản phẩm xuyên điều chế và các thành phần đổi tần, nhưng không không bao gồm các phát xạ ngoài băng.

2.2.2.2. Giới hạn

Công suất của phát xạ giả dẫn bất kỳ ở cổng anten giả phải phù hợp với Bảng 2.



Bảng 2 - Giới hạn đối với các phát xạ giả dẫn

Dải tần số

Suy hao tối thiểu dưới công suất đường bao đỉnh ở chế độ phát Tx

Công suất ở chế độ

dự phòng Tx

Từ 9 kHz đến 2 GHz

23 dB không vượt quá

công suất 50 mW



2 nW

> 2 GHz đến 2 GHz

23 dB không vượt quá

công suất 50 mW



20 nW

2.2.3.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.5.2.

2.2.5. Triệt sóng mang


2.2.5.1 Định nghĩa

Triệt sóng mang được biểu diễn dưới dạng tỷ số giữa công suất đường bao đỉnh và công suất ra của sóng mang

2.2.5.2. Giới hạn

Để điều chế J3E, triệt sóng mang ít nhất phải bằng 20 dB

2.2.5.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.5.5.


2.2.6. Độ nhạy khả dụng cực đại


2.2.6.1. Định nghĩa

Độ nhạy khả dụng cực đại là mức tối thiểu của tín hiệu vào ở tần số vô tuyến với điều chế chỉ định, sẽ tạo ra giá trị tỷ số Tín hiệu cộng Tạp + Méo trên Tạp + Méo đã chọn và đồng thời tạo ra công suất ra không nhỏ hơn công suất ra tiêu chuẩn ở các đầu ra tương tự của máy thu.

Trong trường hợp các đầu ra số, độ nhạy khả dụng cực đại là mức tối thiểu của tín hiệu vào ở tần số vô tuyến với điều chế chỉ định sẽ tạo ra giá trị tỷ số lỗi bit đã chọn.

2.2.6.2. Giới hạn

Độ nhạy khả dụng cực đại phải tốt hơn các giá trị đã cho trong Bảng 3.

Bảng 3 - Giới hạn của độ nhạy khả dụng cực đại


Dải tần

Các loại phát xạ

Mức đầu vào cực đại của tín hiệu vào (dBV)
trở kháng nguồn 50  hoặc 10  và 250 pF








Các điều kiện thường

Các điều kiện tới hạn

Từ 1605 kHz đến 2000 kHz













J3E

+16

+22




F1B

+5

+11

Từ 2 MHz đến 27,5 MHz













J3E

+11

+17




F1B

+0

+6

2.2.5.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.3.2.20.

2.2.7. Độ chọn lọc tín hiệu lân cận


2.2.7.1. Định nghĩa

Độ chọn lọc tín hiệu lân cận được định nghĩa là khả năng của máy thu phân biệt giữa tín hiệu mong muốn (tín hiệu mà máy thu điều hưởng) và tín hiệu không mong muốn hiện có đồng thời trong các kênh lân cận với các kênh của tín hiệu mong muốn hoặc sự tăng tỷ số lỗi bit lên 10-2.

2.2.7.2. Giới hạn

Độ chọn lọc tín hiệu lân cận phải vượt quá các giá trị đã cho trong các Bảng 2, 5 và 6.



Bảng 2 - Loại phát xạ J3E

Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn
ứng với tần số sóng mang của tín hiệu mong muốn


Độ nhạy đối với
tín hiệu lân cận


- 1 kHz và + 2 kHz

20 dB

- 2 kHz và + 5 kHz

50 dB

- 5 kHz và + 8 kHz

60 dB


Bảng 5 - Loại phát xạ F1B

Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang của tín hiệu mong muốn

Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận

- 500 Hz và + 500 Hz

20 dB


Bảng 6 - Loại phát xạ F1B (đầu ra số)

Tần số sóng mang của tín hiệu không mong muốn ứng với tần số sóng mang của tín hiệu mong muốn

Độ nhạy đối với tín hiệu lân cận

- 500 Hz và + 500 Hz

BER = 10-2 hoặc tốt hơn

2.2.7.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.3.2.21

2.2.8 Nghẹt hoặc độ khử nhạy


2.2.8.1. Định nghĩa

Nghẹt là sự thay đổi (thông thường là sự giảm) công suất ra mong muốn của máy thu, hoặc sự giảm tỷ số SINAD, hoặc sự tăng tỷ số lỗi bit do tín hiệu không mong muốn ở tần số khác.

2.2.8.2. Giới hạn

Loại phát xạ J3E hoặc F1B (đầu ra tương tự)

Với tín hiệu mong muốn ở +60 dBV, mức tín hiệu không mong muốn không được nhỏ hơn 100 dBV.

Với tín hiệu mong muốn ở mức bằng độ nhạy khả dụng cực đại đo được, mức tín hiệu không mong muốn ít nhất phải là + 65 dB trên mức độ nhạy khả dụng đo được.

Loại phát xạ F1B (đầu ra số)

Tỷ lệ lỗi bit phải là 10-2 hoặc tốt hơn.

2.2.8.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.3.2.22.


2.2.9. Đáp ứng xuyên điều chế


2.2.9.1. Định nghĩa

Xuyên điều chế là quá trình mà các tín hiệu được tạo ra từ hai hoặc nhiều tín hiệu (thông thường là các tín hiệu không mong muốn) đồng thời xuất hiện trong mạch phi tuyến.

2.2.9.2. Giới hạn

Mức của mỗi tín hiệu trong hai tín hiệu gây nhiễu dẫn đến tỷ số SINAD 20 dB ở đầu ra máy thu, không được nhỏ hơn +80 dBV đối với trường hợp J3E và +70 dBV đối với trường hợp F1B tương tự

Đối với các máy thu số, mức của mỗi tín hiệu trong hai tín hiệu gây nhiễu dẫn đến tỷ số lỗi bít là 10-2, không được nhỏ hơn + 70 dBV.

2.2.9.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.3.2.20.

2.2.10. Tỷ số triệt đáp ứng giả


2.2.10.1. Định nghĩa

Tỷ số triệt đáp ứng giả là tỷ số giữa mức tín hiệu vào không mong muốn ở tần số của đáp ứng giả và mức tín hiệu vào mong muốn khi các tín hiệu mong muốn và không mong muốn riêng lẻ gây ra cùng một tỷ số SINAD ở đầu ra máy thu

2.2.10.2. Giới hạn

Loại phát xạ J3E và loại phát xạ F1B (đầu ra tương tự)

Tỷ số triệt đáp ứng giả không nhỏ hơn 60 dB.



Loại phát xạ F1B (đầu ra số)

Tỷ số lỗi bit phải là 10-2 hay tốt hơn.

2.2.10.3 Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.3.2.21.


2.2.11. Phát xạ giả của máy thu


2.2.11.1. Định nghĩa

Phát xạ giả là phát xạ ở tần số vô tuyến bất kỳ được phát sinh ra trong máy thu và bị bức xạ bằng cách dẫn tới anten hoặc bằng các dây dẫn khác được kết nối với máy thu, hoặc bị bức xạ trực tiếp bởi máy thu. Trong quy chuẩn này, chỉ tính đến các phát xạ giả được dẫn bằng anten.

2.2.11.2. Giới hạn

Công suất của thành phần rời rạc bất kỳ được đo bằng 50 Ω:

không được vượt quá 2 nW trong băng từ 9 kHz đến 2 GHz và

không được vượt quá 20 nW trong băng từ 2 GHz đến 2 GHz.

2.2.11.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.3.2.25


2.2.12. Khoá bộ tổng hợp


Không thể thực hiện truyền cho tới khi bộ tổng hợp tần số bất kỳ, được sử dụng để thu bộ tần số trên bảng điều khiển hoặc phía trước máy phát, bị khoá.

2.2.13. Chuyển mạch kênh


Không thể thực hiện truyền trong thời gian chuyển mạch kênh của máy phát hoạt động. Thao tác điều khiển phát/thu không được gây ra các phát xạ không mong muốn.

2.2.12. Điều chế tần số không mong muốn


2.2.12.1. Định nghĩa

Điều chế tần số không mong muốn là độ lệch tần số ra của máy phát có thể xảy ra do một số nguyên nhân nhưng đặc biệt là khi toàn bộ thiết bị bị rung trong một khoảng tần số và biên độ xác định.

2.2.12.2. Giới hạn

Độ lệch của đỉnh tần số không vượt quá ±5 Hz.

2.2.12.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.3.2.26


2.2.15. Độ nhạy của micro và độ nhạy của đầu vào tuyến 600 Ω cho thoại SSB


2.2.15.1. Định nghĩa

Phép đo này xác định khả năng máy phát có thể tạo công suất ra đầy đủ và được điều chế hoàn toàn, khi một tín hiệu âm thanh tương ứng với mức thoại trung bình bình thường được đặt vào micro được cung cấp bằng thiết bị hoặc khi mức tín hiệu đường âm thanh bình thường được áp vào đường vào 600 Ω

2.2.15.2. Giới hạn

Mức công suất ra phải nằm trong phạm vi -3dB và -9dB so với công suất ra cực đại như được đo trong EN 300 373-2 [7], mục 3.5.2.

2.2.15.3. Hợp chuẩn

Phải tiến hành các phép đo kiểm hợp chuẩn như mô tả trong mục 3.3.2.13.


2.2.16. Điều khiển mức tự động và/hoặc bộ hạn chế đối với thoại SSB


2.2.16.1. Định nghĩa

Phép thử này cho thấy khả năng thiết bị phát công suất ra, tương ứng với công suất vào điều chế.

2.2.16.2. Giới hạn

Đồ thị phải nằm trong giới hạn chỉ ra trong Hình 2.






Mức điều chế 2 tone

Giới hạn dưới

Giới hạn trên




Hình 2 - Giới hạn điều khiển mức thoại

2.2.16.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.12.

2.2.17. Đáp ứng tần số âm thanh của thoại SSB


2.2.17.1. Định nghĩa

Đáp ứng tần số âm thanh là sự biến đổi công suất ra như một hàm số của tần số âm thanh điều chế.

2.2.17.2. Giới hạn

Biểu đồ trong Hình 3 được biểu diễn sao cho đỉnh chạm vào đường 0 dB.

Ở Hình 3, đặc tính đáp ứng tần số âm thanh phải nằm giữa các đường gạch chéo.

Đáp ứng tần số âm thanh


Hình 3 - Giới hạn đáp ứng tần số âm thanh

2.2.17.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.15.

2.2.18. Công suất tạp nhiễu và độ ồn dư đối với điện thoại


2.2.18.1. Định nghĩa

Công suất tạp nhiễu và độ ồn dư là công suất do máy phát cung cấp cho anten giả khi ngừng tín hiệu vào điều chế

2.2.18.2. Giới hạn

Công suất tạp nhiễu và độ ồn dư toàn phần (ngoại trừ sóng mang) phải thấp hơn công suất đường bao đỉnh ít nhất là 20 dB.

2.2.18.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.16.


2.2.19. Điều chế tần số dư trong DSC


2.2.19.1. Định nghĩa

Điều chế tần số dư của máy phát được định nghĩa là tỉ số tính theo dB giữa tín hiệu giải điều chế B hoặc Y với mẫu điểm giải điều chế

2.2.19.2. Giới hạn

Điều chế tần số dư không được vượt quá -26dB.

2.2.19.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.17.


2.2.20. Hoạt động điện thoại liên tục


2.2.20.1. Định nghĩa

Hoạt động liên tục của máy phát là khả năng tạo công suất ra RF danh định không ngắt trong một khoảng thời gian xác định.

2.2.20.2. Giới hạn

Công suất ra không được vượt quá ±1,5 dB so với công suất ra danh định. Không được vượt quá các giới hạn trong mục 2.2.2 của tài liệu EN 300 373-2 [7].

2.2.20.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.18.


2.2.21. Bảo vệ máy phát


2.2.21.1. Định nghĩa

Máy phát được bảo vệ tránh hư hỏng do anten phát trên tàu gây ra.

2.2.21.2. Giới hạn

Phép đo này không gây hư hại cho máy phát. Sau khi loại bỏ các trường hợp ngắn mạch hoặc hở mạch, máy phát có thể hoạt động bình thường ở mọi chế độ.

2.2.21.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.19.


2.2.22. Sai số tần số của máy thu


2.2.22.1. Định nghĩa

Sai số tần số máy thu là:



  1. Đối với thoại SSB:

  • Sai số tần số tuyệt đối của tần số ra 1000Hz khi máy thu điều chỉnh tới tần số sóng mang sử dụng tín hiệu vào được định nghĩa ở mục 3.1.6.2.1;

  1. Đối với DSC có giao diện tương tự:

  • Sai số tần số tuyệt đối của tần số ra 1700Hz khi máy thu điều chỉnh tới tần số chỉ định sử dụng tín hiệu vào được định nghĩa ở mục 3.1.6.2.2.

2.2.22.2. Giới hạn

Sai số tần số máy thu phải nhỏ hơn ±10 Hz, sau chu kỳ gia nhiệt được định nghĩa trong mục 2.2.2.



2.2.22.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.20.


2.2.23. Điều chế tần số không mong muốn


2.2.23.1. Định nghĩa

Điều chế tần số không mong muốn là sự lệch tần số ra do một số nguyên nhân nhưng chủ yếu là khi thiết bị bị rung trong một khoảng tần số và biên độ xác định.

2.2.23.2. Giới hạn

Độ lệch tần số cực đại không được vượt quá ±5 Hz.

2.2.23.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.21.


2.2.22. Băng thông


2.2.22.1. Định nghĩa

Băng thông đo tại đầu ra của máy thu là dải tần số tại đó suy hao so với đáp ứng đỉnh không lớn hơn 6 dB.

2.2.22.2. Giới hạn

Băng thông tần số âm thanh là từ 350 Hz đến 2700 Hz.

2.2.22.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.22.


2.2.25. Trộn tương hỗ


2.2.25.1. Định nghĩa

Trộn tương hỗ là sự chuyển các dải biên tạp âm của bộ tạo sóng nội ở máy thu tới một tín hiệu mong muốn do có sự xuất hiện của tín hiệu mong muốn hay không mong muốn lớn

2.2.25.2. Giới hạn

Mức trộn tương hỗ không được nhỏ hơn +100 dBμV.

2.2.25.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.23.


2.2.26. Nội dung hài ở đầu ra


2.2.26.1. Định nghĩa

Nội dung hài ở đầu ra của máy thu thoại là tổng điện áp RMS của tất cả các hài riêng lẻ ở các tần số điều chế, xuất hiện tại các đầu ra máy thu, là kết quả của sự không tuyến tính trong máy thu và được tính theo phần trăm của tổng điện áp đầu ra RMS, khi thực hiện điều chế tín hiệu hình sin.

2.2.26.2. Giới hạn

Thành phần hài không được vượt quá 10 % công suất đầu ra danh định và 5 % công suất đầu ra chuẩn.

2.2.26.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.22.


2.2.27. Xuyên điều chế tần số âm thanh


2.2.27.1. Định nghĩa

Xuyên điều chế tần số âm thanh là một quá trình trong đó tín hiệu được tạo ra từ hai hay nhiều tín hiệu mong muốn xuất hiện đồng thời trong bộ giải điều chế và/ hoặc bộ khuyếch đại tần số âm thanh của một máy thu thoại, được biểu diễn theo tỉ số giữa mức của từng sản phẩm xuyên điều chế với mức của một hay nhiều tín hiệu đo cùng biên độ.

2.2.27.2. Giới hạn

Sản phẩm xuyên điều chế nào không được vượt quá -25 dB so với mức ra của tín hiệu không mong muốn

2.2.27.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.25.


2.2.28. Các tín hiệu giả phát nội tại


2.2.28.1. Định nghĩa

Các tín hiệu giả phát nội tại là những tín hiệu xuất hiện tại đầu ra máy thu do các quá trình hòa trộn trong hệ thống thu không có tín hiệu đầu vào anten.

2.2.28.2. Giới hạn

Ở tần số ấn định cho cứu nạn và những băng bảo vệ kết hợp của nó phải không có các tín hiệu giả phát nội tại. Ở tần số khác, so với mức nhiễu vốn có của máy thu, tạp nội phải nhỏ hơn 10 dB.

2.2.28.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.26.


2.2.29. Hiệu suất AGC


2.2.29.1. Định nghĩa

Hiệu suất AGC của máy thu là khả năng duy trì thay đổi mức đầu ra âm thanh trong giới hạn khi điện áp vào RF thay trong một khoảng xác định.

2.2.29.2. Giới hạn

Theo những điều kiện đo được chỉ định trong mục 3.3.2.27.1, máy thu phải được điều chỉnh để đưa ra một mức đầu ra 10 dB nhỏ hơn công suất đầu ra chuẩn. Mức đầu vào sẽ tăng thêm 70 dB. Kết quả là công suất đầu ra tăng không quá 10 dB.

2.2.29.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.27.


2.2.30. Hằng số thời gian AGC (thời gian tác động và phục hồi)


2.2.30.1. Định nghĩa

Thời gian tác động AGC: là thời gian từ thời điểm mức tín hiệu vào đột ngột tăng một lượng nhất định đến thời điểm mức tín hiệu đầu ra đạt tới và bằng giá trị của trạng thái ổn định tiếp theo là ±2 dB.

Thời gian phục hồi AGC: là thời gian từ thời điểm mức tín hiệu vào đột ngột giảm một lượng nhất định đến thời điểm mức tín hiệu đầu ra đạt tới và bằng giá trị của trạng thái ổn định tiếp theo là ±2 dB.

2.2.30.2. Giới hạn

Thời gian tác động : 5 ms đến 10 ms.

Thời gian phụ hồi: 1 s đến 2 s.

2.2.30.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.28.


2.2.31. Bảo vệ mạch vào


2.2.31.1. Định nghĩa

Bảo vệ mạch vào là khả năng đầu vào anten chịu được điện áp lớn trong thời gian xác định.

2.2.31.2. Giới hạn

Máy thu hoạt động bình thường khi ngắt tín hiệu đo kiểm

2.2.31.3. Hợp chuẩn

Điều kiện môi trường thử được thực hiện như quy định trong mục 3.3.2.29.



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương