Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang46/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   58

5.6.2 Động cơ điện của các quạt thổi gió từ nhà bếp phải được bố trí thiết bị ngắt ở vị trí tiếp cận dễ dàng từ boong chính, nhưng bên ngoài vách quây buồng máy.

Động cơ điện của các quạt thổi gió từ phạm vi nhà bếp phải bố trí thiết bị ngắt mạch bên trong nhà bếp, bất kể số lượng công tắc ngắt mạch.



5.6.3 Động cơ điện của các quạt thông gió chung của tàu phải được bố trí công tắc ngắt mạch từ xa được lắp đặt trong buồng lái.

5.6.4 Các động cơ điện của các quạt thông gió trong không gian được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng khí phải được bố trí thiết bị ngắt mạch hoạt động tự động khi chất dập cháy được xả vào trong không gian liên quan.

Chương 6

CHIẾU SÁNG

6.1 Quy định chung

6.1.1 Ở tất cả các không gian của tàu, các vị trí và các vùng mà ánh sáng cần thiết đối với sự an toàn hàng hải, điều khiển máy móc và thiết bị, các điều kiện sống và việc sơ tán của hành khách và thuyền viên, thì phải trang bị các thiết bị chiếu sáng chính được lắp đặt cố định, các thiết bị này phải được cấp điện từ nguồn điện chính.

Danh mục các không gian, các vị trí và các vùng mà các thiết bị chiếu sáng sự cố phải được trang bị bổ sung theo những mục chính đưa ra ở 3.3.2-1.



6.1.2 Thiết bị chiếu sáng phải được lắp đặt theo cách sao cho ngăn ngừa nhiệt độ của cáp và vật liệu liền kề gia tăng nhiệt độ vượt quá nhiệt cho phép và lượng nhiệt phát ra từ chúng không thể gây cháy cho các vật dễ cháy và các bộ phận của chúng nằm gần các thiết bị chiếu sáng.

6.1.3 Thiết bị chiếu sáng bên ngoài cũng phải được lắp đặt để mà tránh gây trở ngại cho việc hàng hải và nhận biết các đèn hàng hải.

6.1.4 Các dây bên trong của các thiết bị chiếu sáng phải là các dây dẫn chịu nhiệt.

Bu lông tiếp mát phải được bố trí trên thân của các thiết bị chiếu sáng. Độ tin cậy tiếp xúc về điện phải được bảo đảm giữa tất cả các bộ phận kim loại của thiết bị chiếu sáng.



6.2 Mạch cấp nguồn chiếu sáng chính

6.2.1 Các mạch chiếu sáng chính phải được cấp điện từ các thanh dẫn của bảng điện chính hoặc bởi các thanh dẫn riêng của các bảng điện chiếu sáng chính tách biệt. Các bảng điện chiếu sáng chính có thể cấp điện cho các thiết bị điện không phải là phụ tải thiết yếu có công suất định mức lên đến 0,25 kW và các thiết bị gia nhiệt đơn lẻ có dòng định mức lên tới 10 A.

6.2.2 Thiết bị bảo vệ cho các mạch chiếu sáng cuối phải được cài đặt để hoạt động ở dòng định mức không vượt quá 16 A.

Dòng phụ tải tổng của các phụ tải được kết nối phải không được vượt quá 80% dòng điện định mức của các thiết bị bảo vệ.



6.2.3 Chiếu sáng chính cho các hành lang, phòng khách và lối đi dẫn đến khu vực cứu nạn và sơ tán trên boong (nếu có sẵn nhiều hơn một bộ đèn), buồng máy phải được cấp nguồn tối thiểu từ hai đường dây độc lập, với việc bố trí các đèn theo cách sao cho ngay cả khi có sự cố của một trong hai đường dây, thì vẫn đảm bảo được việc chiếu sáng đồng đều ở một chừng mực có thể. Các đường dây này phải được cấp điện từ bảng điện nhóm khác nhau mà các bảng điện nhóm này được cấp điện từ các phần thanh dẫn chiếu sáng được phân đoạn trong bảng điện chính.

6.2.4 Thiết bị chiếu sáng cục bộ trong các khu vực sinh hoạt cũng như các ổ cắm phải được cấp nguồn từ bảng điện chiếu sáng bởi một đường dây riêng, ngoài ra đường dây này còn nhằm mục đích cấp nguồn cho các thiết bị chiếu sáng chung.

Yêu cầu này không áp dụng đối với biến áp kiểu cắm đơn lẻ.



6.2.5 Khi xác định tiết diện của cáp điện, thì mỗi ổ cắm có cấp điện áp bằng và lớn hơn 110 V phải được tính bằng công suất định mức là 100 W. Trường hợp cho đèn xách tay, thì ổ cắm có cấp điện áp 12 V phải được tính bằng công suất định mức là 15 W và cấp điện áp 24 V - công suất định mức là 25 W.

6.3 Chiếu sáng sự cố

6.3.1 Ánh sáng thu nhận được từ các thiết bị chiếu sáng sự cố trong các khu vực tách biệt ở các vị trí và các vùng được liệt kê ở 3.3.2 phải tối thiểu bằng 10% của chiếu sáng chung thu nhận được từ các thiết bị chiếu sáng chính (xem ở 6.6). Cho phép chiếu sáng từ các thiết bị chiếu sáng sự cố phải tối thiểu bằng 5% của chiếu sáng chính, nếu ổ cắm được bố trí cấp điện từ các mạch chiếu sáng sự cố. Chiếu sáng phải đủ để dễ dàng tìm ra các lối đi dẫn tới phương tiện thoát hiểm (hoặc được tính bằng 0,5 lx).

6.3.2 Để đủ độ rọi được quy định ở 6.3.1, thì các thiết bị chiếu sáng sự cố với bóng đèn sợi đốt có thể được kết hợp với đèn huỳnh quang.

6.3.3 Các thiết bị chiếu sáng chính được phép sử dụng như thiết bị chiếu sáng sự cố nếu chúng cũng được cấp nguồn từ nguồn điện sự cố.

6.3.4 Các mạch chiếu sáng chính và sự cố, bất cứ khi nào có thể, phải độc lập với nhau.

Trường hợp khi một trong hai mạch bị sự cố, thì mạch còn lại phải thực hiện chức năng để không làm mất hoàn toàn ánh sáng của các khu vực, lối đi và cầu thang.



6.3.5 Thiết bị chiếu sáng cố định kèm sẵn bên trong ắc quy và nạp tự động từ các mạch chiếu sáng chính kèm chuyển mạch rơle có thể được sử dụng cho chiếu sáng sự cố.

6.3.6 Mỗi thiết bị chiếu sáng sự cố và đui đèn kết hợp (xem ở 6.3.3) phải được đánh dấu màu đỏ.

6.4 Công tắc trong các mạch chiếu sáng

6.4.1 Công tắc hai cực phải được sử dụng trong tất cả các mạch chiếu sáng.

Trong các khu vực sinh hoạt và phục vụ khô ráo, thì các công tắc một cực có thể được sử dụng trong các mạch để ngắt đèn đơn lẻ hoặc nhóm các đèn có dòng điện định mức không vượt quá 6 A và các đèn cũng được thiết kế dùng ở điện áp an toàn.



6.4.2 Đối với đèn chiếu sáng bên ngoài được lắp đặt cố định, thì phải bố trí thực hiện để ngắt tập trung của tất cả các bộ đèn từ buồng lái hoặc từ trạm phục vụ thường trực khác trên boong dâng.

6.4.3 Các công tắc của các mạch chiếu sáng của trạm chữa cháy và khoang phục vụ có nguy cơ cháy cao, các buồng tắm, vòi hoa sen và khu vực có độ ẩm cao hơn mức bình thường phải được lắp đặt bên ngoài các không gian này.

6.4.4 Các công tắc cục bộ của thiết bị chiếu sáng không được phép sử dụng trong các mạch chiếu sáng sự cố.

Cho phép sử dụng các công tắc cục bộ trong các mạch của thiết bị chiếu sáng sự cố, mà thiết bị chiếu sáng sự cố này ở điều kiện bình thường thỏa mãn là thiết bị chiếu sáng chính.

Công tắc dùng cho chiếu sáng sự cố phải được bố trí trong buồng lái.

Thiết bị chiếu sáng sự cố của trạm lên xuống tàu, mà trong điều kiện bình thường thỏa mãn là các thiết bị chiếu sáng chính thì phải đóng mạch tự động nếu tàu bị mất năng lượng.



6.5 Ổ cắm

6.5.1 Ổ cắm cho các thiết bị chiếu sáng xách tay phải được lắp đặt tối thiểu ở các vị trí như sau (nếu tàu có các vị trí và thiết bị phù hợp được đề cập):

(1) Ở trên boong gần với tời quấn dây;

(2) Trong khoang máy lái;

(3) Trong buồng đặt các tổ máy phát điện sự cố;

(4) Trong buồng máy;

(5) Trong buồng lái.



6.5.2 Các ổ cắm có cấp điện áp khác nhau phải được thiết kế để sao cho ngăn ngừa việc cắm phích điện có điện áp nào đó vào ổ cắm có điện áp cao hơn.

Cấp điện áp phải được ghi rõ trên ổ cắm hoặc tại nơi mà nó được lắp đặt.



6.5.3 Các ổ cắm cho đèn chiếu sáng xách tay và các thiết bị điện khác lắp đặt trên boong hở phải được gắn với mặt phía trước của chúng theo hướng xuống dưới.

6.5.4 Các ổ cắm không được phép lắp đặt trong buồng máy phía dưới tôn sàn, trong các buồng thiết bị phân ly dầu và nhiên liệu được bọc kín hoặc trong các khu vực mà yêu cầu các thiết bị có kiểu an toàn được duyệt.

6.5.5 Các ổ cắm có dòng điện định mức vượt quá 16 A phải trang bị kèm một công tắc khóa liên động để ngăn kết nối hoặc ngắt kết nối của phích cắm hoặc ổ cắm ở vị trí “BẬT” của công tắc, và phải có tấm ghi tên chỉ báo điện áp.

6.5.6 Trong phòng tắm và phòng giặt đồ được phép lắp đặt các ổ cắm với điện áp cho phép lên đến 50 V. Riêng đối với ổ cắm đi kèm biến áp cách ly dùng trong máy cạo râu hoặc các ổ cắm được bảo vệ bằng việc sử dụng công tắc tự động kèm rơle so lệch đối với dòng điện < 30 mA.

6.5.7 Việc sử dụng phích cắm với chân chẻ đôi là không được phép. Các chân của phích cắm dùng cho dòng điện trên 10 A phải có dạng hình trụ tròn và đặc hoặc rỗng bên trong.

6.5.8 Yêu cầu tiếp mát các ổ cắm và phích cắm được ghép với nhau để nối các phụ tải, phải dùng các đầu nối để bắt các lõi tiếp mát của cáp điện phụ tải. Phần nối mát của phích cắm phải tiếp xúc với phần tiếp mát của ổ cắm trước khi kết nối các chân mang điện.

6.5.9 Ổ cắm có cấp bảo vệ IP 55, là cấp tối thiểu, được thiết kế để đảm bảo việc bảo vệ, dù phích cắm có được cắm vào ổ cắm hay không.

6.6 Độ rọi

6.6.1 Độ rọi của các vùng và không gian đặc trưng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn được Đăng kiểm chấp nhận.

Yêu cầu trên không áp dụng cho tàu có chiếu sáng chính được cấp điện áp dưới 30 V.



6.7 Các đèn hàng hải

6.7.1 Bảng đèn hàng hải phải được cấp nguồn bởi hai đường dây:

(1) Một đường dây từ bảng điện chính thông qua bảng điện sự cố (nếu có);

(2) Đường dây thứ hai từ bảng điện nhóm gần nhất mà bảng điện này không được cấp nguồn từ bảng điện sự cố.

6.7.2 Ở tàu, có nguồn điện chính là tổ ắc quy và bảng điện chính được lắp đặt trong buồng lái, thì các đèn hàng hải có thể được điều khiển trực tiếp từ bảng điện chính.

6.7.3 Ở tàu, mà các đèn hàng hải được cấp nguồn từ tổ ắc quy nạp nổi nhờ thiết bị nạp ở chế độ hành trình của tàu, thì đường dây thứ hai cấp điện cho bảng đèn hàng hải có thể được miễn trừ.

6.7.4 Mạch cấp nguồn cho các đèn hàng hải phải là loại hai dây với công tắc hai cực cho mỗi mạch được lắp đặt bên trong bảng đèn hàng hải.

6.7.5 Mỗi mạch cấp nguồn cho các đèn hàng hải phải được bố trí bảo vệ ở cả hai dây dẫn và phải kèm thiết bị chỉ báo chỉ rõ rằng đèn hàng hải nào được bật.

Thiết bị chỉ báo việc bật đèn hàng hải phải được thiết kế để sao cho sự cố của chúng không gây nguy hại cho đèn hàng hải mà chịu sự kiểm soát của chúng.

Sự sụt áp tại bảng cấp nguồn cho các đèn hàng hải bao gồm cả hệ thống báo động hoạt động của các đèn không được vượt quá 5% ở điện áp định mức đến 30 V và 3% - ở điện áp định mức trên 30 V.

6.7.6 Bất kể chỉ báo việc bật công tắc đèn hàng hải nêu ở 6.7.5, thì phải bố trí phù hợp báo động âm thanh và ánh sáng hoạt động tự động khi có bất kỳ sự cố ở đèn hàng hải với mà công tắc ở vị trí “BẬT”.

Báo động âm thanh phải được cấp nguồn từ nguồn điện hoặc thanh dẫn khác với các nguồn và thanh dẫn dùng để cấp điện cho bảng đèn hàng hải, hoặc từ tổ ắc quy.

Ở tàu mà khả năng có sự kiểm soát hoạt động của các đèn hàng hải trực tiếp từ buồng lái, thì báo động ánh sáng có thể được miễn trừ.

6.7.7 Các bộ đèn hàng hải trừ các đèn hành trình phải được cấp nguồn từ các hộp phân phối riêng hoặc từ bảng điện chiếu sáng gần nhất.

Các bộ đèn kéo tạm thời phải được cấp nguồn từ các ổ cắm của mạch chiếu sáng.



Chương 7

THÔNG TIN LIÊN LẠC NỘI BỘ VÀ TÍN HIỆU

7.1 Tàu có tín hiệu báo động chung bằng giọng nói không thể nghe được ở tất cả các vị trí có người trong suốt chuyến đi thì phải bố trí một hệ thống báo động chung bằng điện để đảm bảo nghe rõ được tín hiệu báo động ở tất cả các khu vực trên tàu.

Thông tin liên lạc nội bộ, tối thiểu, phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu ở 2.4.17, Phần 5. Các không gian còn lại phải được trang bị thông tin liên lạc nội phù hợp theo quy định của Đăng kiểm.



7.2 Thiết bị báo động chung bằng âm thanh phải được lắp đặt ở các vị trí sau:

(1) Trong buồng máy;

(2) Trong các khu vực công cộng, nếu diện tích sàn của chúng lớn hơn 150 m2;

(3) Trong các hành lang của khu vực sinh hoạt, khu vực phục vụ và công cộng;

(4) Trên boong;

(5) Trong các không gian làm việc.



7.3 Hệ thống báo động chung phải được cấp điện từ nguồn điện chính và sự cố.

Hệ thống báo động chung có thể lấy nguồn từ nguồn điện chính của tàu và từ tổ ắc quy riêng được kích hoạt tự động khi nguồn điện chính của tàu bị mất.



7.4 Mạch cấp nguồn cho hệ thống báo động chung chỉ cần bố trí bảo vệ ngắn mạch. Thiết bị bảo vệ phải được bố trí trên cả hai dây dẫn của đường dây cấp nguồn và trên cả mạch điện của từng thiết bị âm thanh. Được phép bảo vệ một số thiết bị âm thanh bằng thiết bị bảo vệ chung, nếu đảm bảo được trong không gian mà chúng được lắp đặt nghe rõ được các thiết bị âm thanh khác cùng với bảo vệ độc lập phải được đảm bảo.

7.5 Hệ thống báo động chung phải được kích hoạt bằng công tắc hoàn nguyên hai cực được lắp đặt trong buồng lái và trong khu vực, nếu có, được dự định để trực ca trong thời gian tàu ở trong cảng.

7.6 Thiết bị âm thanh, các công tắc và thiết bị phân phối của hệ thống báo động chung phải được đánh dấu phân biệt để nhìn được rõ ràng.

Chương 8

BẢO VỆ

8.1 Quy định chung

8.1.1 Các thiết bị bảo vệ phải phù hợp với đặc tính dòng điện của thiết bị cần bảo vệ để sao cho chúng hoạt động khi dòng điện tăng quá mức cho phép.

8.1.2 Bảo vệ quá tải sẽ phải bố trí ở:

(1) Tối thiểu ở 1 pha hoặc ở cực dương trong hệ thống hai dây;

(2) Mỗi cực dương trong hệ thống ba dây;

(3) Tối thiểu ở 2 pha trong hệ thống điện ba pha ba dây cách ly;

(4) Ở tất cả các pha trong hệ thống ba pha bốn dây.

8.1.3 Thiết bị bảo vệ ngắn mạch phải được bố trí tại mỗi cực cách ly của hệ thống điện một chiều hoặc trong mỗi pha của hệ thống điện xoay chiều. Thiết bị bảo vệ ngắn mạch phải được cài đặt để hoạt động ở tối thiểu 200% dòng định mức của các thiết bị điện được bảo vệ. Kích hoạt các thiết bị bảo vệ có thể không có thời gian trễ hoặc có thời gian trễ cần thiết cho việc ngắt chọn lọc phù hợp.

Thiết bị bảo vệ ngắn mạch có thể được sử dụng để bảo vệ cả bản thân phụ tải và đường cáp cấp nguồn cho chúng.



8.1.4 Khi các cáp điện có tiết diện được giảm đi, thì bảo vệ bổ sung phải được bố trí cho mỗi dây cáp này trừ khi các thiết bị bảo vệ trước đó có khả năng bảo vệ cho cáp có tiết diện được giảm đi.

8.1.5 Các thiết bị bảo vệ ngăn ngừa ngay lập tức các kích thích lặp đi lặp lại sau khi kích hoạt bảo vệ thì không được dùng trong các mạch cấp điện của bảng điện sự cố cũng như trong các mạch cấp nguồn cho các phụ tải sự cố.

8.2 Bảo vệ máy phát

8.2.1 Các máy phát điện không dự định hoạt động song song phải được bố trí các thiết bị bảo vệ quá dòng và ngắn mạch. Cầu chì có thể được sử dụng làm thiết bị bảo vệ cho máy phát điện có công suất định mức 30 kW và nhỏ hơn.

8.2.2 Các máy phát điện dự định hoạt động song song phải được bố trí tối thiểu các thiết bị bảo vệ sau:

(1) Ngăn ngừa quá tải;

(2) Ngăn ngừa ngắn mạch;

(3) Ngăn ngừa dòng điện ngược và công suất ngược;

(4) Ngăn ngừa thấp áp.

Điều cần thiết là các thiết bị được dùng để bảo vệ quá dòng cho các máy phát điện phải bố trí kèm báo động âm thanh và ánh sáng hoạt động với thời gian trễ lên đến 15 phút ở dòng tải từ 100 đến 110% dòng định mức, và có khả năng ngắt máy phát điện được bảo vệ với thời gian trễ cho phù hợp với thời gian gia nhiệt máy phát liên tục ở dòng tải từ 110 đến 150% dòng định mức.

Điều cần thiết là việc cài đặt bảo vệ để hoạt động ở 150% dòng đinh mức của máy phát điện với thời gian trễ không vượt quá 2 phút đối với máy phát điện xoay chiều và 15 giây đối với máy phát điện một chiều. Có thể cho phép dòng quá tải vượt quá 150% của dòng định mức máy phát điện, khi mà máy phát được yêu cầu bởi điều kiện hoạt động và được chấp nhận theo thiết kế máy phát.

Cài đặt bảo vệ quá tải và thời gian trễ phải được lựa chọn cho phù hợp với đặc tính quá dòng của động cơ lai máy phát điện để sao cho động cơ lai có khả năng sản sinh ra công suất cần thiết trong thời gian trễ được chấp nhận. Thiết bị bảo vệ quá tải dùng cho máy phát phải không loại trừ việc khởi động lại từ đó.



8.2.3 Phải bố trí các thiết bị ngắt tự động và chọn lọc các thiết bị không quan trọng khi máy phát quá tải. Các thiết bị này có thể được ngắt theo một hoặc một vài cấp phụ thuộc vào công suất quá tải của máy phát.

Yêu cầu này có thể được bỏ qua đối với tàu trang bị đủ năng lượng dự phòng, nếu được sự cho phép của Đăng kiểm.



8.2.4 Việc bảo vệ máy phát điện dự định hoạt động song song, để ngăn ngừa dòng điện ngược và công suất ngược phải được lựa chọn phù hợp với đặc tính của động cơ đốt trong dẫn động. Các giới hạn quy định cài đặt cho các loại bảo vệ phải phù hợp với giá trị đưa ra ở Bảng 7/8.2.4.

Bảng 7/8.2.4 Giới hạn quy định cài đặt các loại bảo vệ

Dòng điện

Giới hạn cài đặt bảo vệ dòng điện ngược và công suất ngược

Xoay chiều

8 đến 15% công suất định mức của máy phát

Một chiều

2 đến 15% dòng điện định mức của máy phát

Bảo vệ dòng điện ngược cho máy phát điện một chiều phải được lắp đặt ở cực khác với cực đấu cuộn dây kích từ nối tiếp, khi có nối dây cân bằng. Bảo vệ công suất ngược hoặc dòng điện ngược vẫn phải có khả năng hoạt động khi điện áp đặt lên giảm xuống đến 50%, mặc dù công suất ngược hoặc dòng điện ngược có thể có giá trị thay đổi.

8.2.5 Bảo vệ thấp áp phải đảm bảo khả năng kết nối tin cậy giữa máy phát điện và thanh dẫn khi điện áp lớn hơn 85% và bằng điện áp định mức và phải loại trừ khả năng kết nối giữa máy phát và thanh dẫn khi điện áp nhỏ hơn 35% điện áp định mức. Bên cạnh đó, nó có thể ngắt máy phát điện khi điện áp trên đầu cực của chúng giảm xuống trong phạm vi từ 70 xuống 35% giá trị định mức.

Bảo vệ thấp áp phải hoạt động với thời gian đối với việc ngắt máy phát ra khỏi thanh dẫn khi điện áp giảm xuống và phải hoạt động không cần thời gian trễ để kết nối với thanh dẫn máy phát điện trước khi điện áp tối thiểu quy định trên được đạt tới.



8.2.6 Cho phép sử dụng cầu chì trong hệ thống kích từ của máy phát điện như là thiết bị bảo vệ cho các phần tử bán dẫn.

8.3 Bảo vệ các động cơ điện

8.3.1 Các đường cấp nguồn đi ra từ bảng điện cấp cho các động cơ có công suất định mức lớn hơn 0,5 kW phải bố trí biện pháp bảo vệ ngăn ngừa dòng ngắn mạch và quá tải, cũng như bảo vệ mất điện áp nếu như động cơ không cần phải tự khởi động lại.

Các thiết bị bảo vệ quá tải và mất điện áp có thể được lắp đặt trong thiết bị khởi động động cơ.



8.3.2 Các thiết bị bảo vệ quá tải cho động cơ các động cơ hoạt động liên lục phải ngắt mạch được động cơ chịu sự bảo vệ trong phạm vi từ 105 đến 125% dòng điện định mức.

Bảo vệ quá tải cho các động cơ điện có thể được thay bằng báo động âm thanh và ánh sáng, mà báo động này phải chịu sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.



8.3.3 Thiết bị bảo vệ quá tải hoạt động dựa trên nguyên lý gia nhiệt và các rơle nhiệt không được phép sử dụng trong các mạch cấp nguồn cho động cơ bơm chữa cháy.

Thiết bị bảo vệ quá tải có thể được thay thế bằng báo động âm thanh và ánh sáng.



8.4 Bảo vệ máy lái

8.4.1 Chỉ được phép bố trí bảo vệ ngắn mạch cho các động cơ điện và hệ thống điều khiển hoặc máy lái điện - thủy lực.

Báo động âm thanh và ánh sáng phải được bố trí để thông báo quá tải cho động cơ và mất pha đối với đường dây cấp nguồn cho động cơ.

Nếu các rơle thanh lưỡng kim loại bố trí để thông báo quả tải cho động cơ, thì chúng phải được lựa chọn bằng 0,7 lần dòng định điện mức của động cơ điện.

Thiết bị bảo vệ cho mạch điều khiển máy lái phải tối thiểu cài đặt bằng 2 lần dòng điện cực đại của mạch điều khiển.



8.4.2 Bộ ngắt mạch được sử dụng để bảo vệ chống ngắn mạch cho các động cơ điện một chiều, phải được cài đặt nhả khớp mà không cần thời gian trễ ở dòng điện không nhỏ hơn 300% và không cao hơn 400% dòng điện định mức của động cơ được bảo vệ. Trong khi, các bộ ngắt mạch sử dụng cho các động cơ điện xoay chiều, phải được cài đặt nhả khớp mà không cần thời gian trễ ở dòng điện không nhỏ hơn 125% dòng khởi động cực đại của động cơ được bảo vệ.

Khi cầu chì được sử dụng làm thiết bị bảo vệ, thì dòng định mức đối với dây chảy cầu chì phải có đặc tính cao hơn một cấp từ giá trị quy định đối với dòng khởi động của động cơ.



8.4.3 Đối với động cơ điện dùng để dẫn động các phương tiện hoạt động đối với hệ thống lái của tàu, thì phải bố trí thiết bị bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

Các thiết bị bảo vệ quá tải cho các động cơ được đề cập ở trên phải được bố trí kèm báo động âm thanh và ánh sáng để thông báo quá tải và dừng động cơ khi dòng tải vượt quá dải quy định nêu ở 8.3.2.

Bảo vệ ngắn mạch phải phù hợp với các yêu cầu ở 8.4.2.

Chương 9

CÁP ĐIỆN

9.1 Quy định chung

9.1.1 Cáp điện có lõi bằng đồng nhiều sợi bọc cách điện được chế tạo từ vật liệu chống cháy được sử trên tàu, thì lõi cáp phải có tiết diện không nhỏ hơn:

(1) 1,0 mm2 đối với cáp 1 lõi được lắp đặt tách biệt và chiều dài lớn hơn 200 mm;

(2) 0,75 mm2 đối với cáp nhiều lõi có màng chắn từ.

9.1.2 Điều cần thiết là tất cả các dây dẫn trong hệ thống điện của tàu phải được đánh dấu thích hợp theo cách cho phép nhận biết được chúng:

(1) Các dây dẫn nối mát phải được đánh dấu bằng màu xanh lá cây kèm với dải băng màu vàng;

(2) Tất cả các dây dẫn nối với cực âm phải được đánh dấu bằng màu xanh da trời;

(3) Cách nhận biết trừ màu sắc cho các dây dẫn được liệt kê ở 9.1.2-(1) và 9.1.2-(2) được phép nếu được xác định trên sơ đồ đi dây hệ thống điện của tàu.



9.2 Lựa chọn cáp điện cho các phụ tải

9.2.1 Dòng tải dài hạn cho phép đối với cáp điện ở nhiệt độ môi trường 30oC được chấp nhận, thì tùy thuộc vào nhiệt độ giới hạn của vật liệu cách điện, phù hợp với Bảng 7/9.2.1 đối với loại vật liệu cách điện được lựa chọn.

Bảng 7/9.2.1 Dòng tải dài hạn cho phép ở 30oC

Tiết diện định mức của dây dẫn, (mm2)

Dòng điện dài hạn của phụ tải đối với cáp điện 1 lõi và 2 lõi, (A)

60oC

70oC

85 đến 90oC

105oC

125oC

0,75

8

10

12

16

20

1

12

14

18

20

25

1,5

16

18

21

25

30

2,5

20

25

30

35

40

4

30

35

40

45

50

6

40

45

50

60

70

10

60

65

70

90

100

16

80

90

100

130

150

25

110

120

140

170

185

35

140

160

185

210

225

50

180

210

230

270

330

70

220

265

285

330

360

95

260

310

330

390

410

120

300

360

400

450

380

150

350

380

430

475

520


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương