Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang43/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   58

4 Phải bố trí thoát nước hiệu quả cho các thiết bị điện có thể xảy ra việc ngưng tụ nước.

Rãnh thoát nước phải được lắp bên trong thiết bị để thực hiện thoát nước ngưng tụ khỏi các bộ phận của thiết bị. Cuộn dây và các phần mang điện phải được bố trí hoặc bảo vệ sao cho chúng không được lộ ra để tránh ảnh hưởng của nước tích tụ bên trong thiết bị.



5 Thiết bị điện được thông gió cưỡng bức, được thiết kế để lắp đặt ở phần bên dưới của khu vực ẩm ướt, thì phải được trang bị hệ thống thông gió để ngăn ngừa, tới mức có thể, độ ẩm và hơi dầu bên trong thiết bị.

6 Khi thiết bị đo dầu, hơi nước hoặc cấp nước được lắp đặt trong bảng hoặc bàn điều khiển, thì việc đo đặc phải được thực hiện để ngăn ngừa các chất này tiếp xúc với các bộ phận mang điện trong trường hợp gây hư hỏng cho các thiết bị hoặc đường ống.

2.4.2 Đi dây bên trong

1 Dây dẫn mềm được sử dụng để đi dây bên trong các thiết bị điện. Việc sử dụng các dây cứng phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.

2 Đối với việc đi dây bên trong thiết bị chuyển mạch, bảng điều khiển, thiết bị công tắc và phân phối v.v…, thì phải sử dụng các dây dẫn có tiết diện không được nhỏ hơn 0,75 mm2.

Đối với hệ thống điều khiển, bảo vệ, đo lường các thông số, tín hiệu và thông tin nội bộ, thì dây dẫn sử dụng phải có tiết diện không được phép nhỏ hơn 0,5 mm2. Đối với các thiết bị điện và điện tử dùng để chuyển đổi và truyền phát tín hiệu công suất nhỏ, có thể dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn 0,5 mm2 thì phải chịu sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.



3 Các bộ phận mang điện phải được cố định để sao cho chúng không phải chịu thêm bất kỳ ứng suất cơ khí bổ sung, như là bộ phận không được cố định bằng vít gắn trực tiếp vào trong vật liệu cách điện.

4 Đầu mút của các lõi dây mềm, cáp điện và dây dẫn phải lắp đặt đầu bắt dây có kiểu phù hợp để sử dụng, hoặc phải được bố trí kèm quai treo.

5 Dây được bọc cách điện phải được bố trí và cố định theo cách sao cho việc cố định và bố trí chúng không được phép dẫn tới làm giảm điện trở cách điện và phải không được lộ ra gây nguy hiểm.

6 Việc bố trí phải đảm bảo rằng nhiệt độ được phép đối với dây dẫn được bọc cách điện ở điều kiện hoạt động bình thường hoặc trong thời gian ngắt dòng ngắn mạch không được vượt quá nhiệt độ cho phép.

7 Dây dẫn được bọc cách điện được nối với đầu nối dây hoặc thanh dẫn phải sao cách điện của dây dẫn không bị lộ ra do nhiệt độ quá nóng ở điều kiện làm việc định mức.

2.4.3 Bảo vệ thiết bị điện

1 Tùy thuộc vào vị trí, thì phải sử dụng thiết bị điện được chế tạo có vỏ bọc phù hợp, hoặc các biện pháp phù hợp khác phải được thực hiện để bảo vệ thiết bị khỏi tác hại của môi trường và bảo vệ con người tránh các thương tổn về điện.

2 Cấp bảo vệ tối thiểu của thiết bị điện lắp đặt trong các không gian, khu vực của tàu được quy định như ở Bảng 7/2.4.3-2.

Bảng 7/2.4.3-2 Cấp bảo vệ của thiết bị điện

TT

Vị trí lắp đặt thiết bị điện

Đặc điểm của khu vực

Cấp bảo vệ

1

Các vùng và khu vực nguy hiểm, như nêu ở 2.7

Có khả năng xuất hiện hỗn hợp khí, hơi dễ nổ và bụi không khí

Ex

2

Khu vực sinh hoạt và công cộng, cũng như hành lang có cửa không mở trực tiếp ra boong hở

Khô ráo

IP20

3

Các khu vực có cửa mở trực tiếp ra khu vực máy, boong hở

Với độ ẩm tăng cường

IP23

4

Nhà bếp, vòi tắm, bồn rửa mặt, nhà vệ sinh, các kho và buồng ắc quy, ống thông gió dẫn đến boong hở v.v…

Tóe nước

IP44

5

Boong hở

Ngập nước

IP56

Ghi chú:

Khi vỏ của các thiết bị không đảm bảo việc bảo vệ cần thiết, thì phương pháp thay thế vỏ bảo vệ hoặc bố trí thay thế thiết bị phải được thực hiện để chắc chắn cấp bảo vệ phù hợp theo quy định của Bảng.



2.5 Nối mát bảo vệ

2.5.1 Vỏ kim loại của các thiết bị điện phải trang bị đầu tiếp mát được ký hiệu bằng biểu tượng “┴”, trừ khi có quy định khác trong Phần này của Quy chuẩn.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chúng, thì phải bố trí phù hợp việc nối mát cả phía bên trong và phía bên ngoài vỏ thiết bị điện.



2.5.2 Các bộ phận được nối mát.

1 Các bộ phận kim loại của thiết bị điện mà không mang điện, nhưng có khả năng bị chạm vào trong điều kiện khai thác, trừ những thứ được liệt kê ở 2.5.3, thì phải được nối tin cậy về điện giữa bộ phận này với đầu nối mát (xem ở 2.5.3).

2 Nối mát bảo vệ không yêu cầu đối với:

(1) Thiết bị điện được cấp dòng ở điện áp an toàn, trừ khi có yêu cầu triệt tiêu các nhiễu sóng vô tuyến;

(2) Thiết bị điện phải được bố trí kép hoặc cách điện được tăng cường;

(3) Các bộ phận kim loại của thiết bị điện gắn liền với vật liệu cách điện hoặc xuyên qua và cách ly khỏi các phần mang điện theo cách mà ở điều kiện hoạt động bình thường, thì những bộ phận này không thể dẫn điện hoặc tiếp xúc với các phần được nối mát;

(4) Giá ổ đỡ phải được cách ly đặc biệt để bảo vệ chống lại dòng điện tuần hoàn;

(5) Đui đèn và các chốt gài dùng cho đèn huỳnh quang, chụp đèn, chao đèn và các đế bảo vệ trên đui đèn hoặc kết cấu của phụ tùng chiếu sáng, hoặc được bọc bên trong vật liệu không dẫn điện;

(6) Vòng kẹp cáp, nẹp cáp v.v…;

(7) Các phụ tải riêng lẻ có điện áp đến 250 V được cấp điện thông qua biến áp cách ly;

(8) Các phần có thể tháo rời hoặc mở ra được của các tủ kim loại, hộp bảo vệ v.v…, trừ khi các thiết bị điện được lắp đặt vào các phần có thể tháo rời (có thể mở ra) hoặc điện áp của các thiết bị điện vượt quá 42 V xoay chiều hoặc 55 V một chiều.

3 Các cuộn dây thứ cấp của tất cả các biến áp và biến dòng đo lường phải được nối mát.

4 Dây tiếp mát kéo dài phải tiếp cận được để kiểm tra và được bảo vệ ngăn ngừa việc tự nới lỏng và hư hỏng cơ khí.

5 Không được phép nối mát thiết bị điện tới các đường ống, bình chứa khí nén và các két chứa sản phẩm dầu.

6 Đối với tàu mà vỏ không dẫn điện, thì việc nối mát phải được thực hiện bằng việc sử dụng một tấm bằng đồng riêng có diện tích nhỏ hơn 0,5 m2 và độ dày không nhỏ hơn 2 mm hoặc tấm bằng thép các bon có diện tích không nhỏ hơn 1,5 m2 và độ dày không nhỏ hơn 6 mm gắn vào phần dưới nước của tôn vỏ bao đáy phía dưới đường nước không tải và được sử dụng để nối mát cho tất cả các hạng mục thiết bị được lắp đặt trên tàu.

Thay vì một tấm nối mát riêng, thì cho phép sử dụng tấm sống mũi bằng kim loại hoặc kết cấu kim loại khác của tàu (ví dụ như thanh đỡ trục bằng kim loại) chìm trong nước trong mọi chế độ hành hải của tàu.



2.5.3 Dây nối mát và cọc tiếp mát

1 Thiết bị điện được lắp đặt cố định, ống kim loại và vỏ bọc lưới kim loại ngoài cùng của cáp được sử dụng để ngăn ngừa hư hỏng cơ khí, vỏ bọc lưới kim loại của cáp và màng bọc của lõi cáp được dùng làm lưới bảo vệ, thì phải được nối mát ở cả hai đầu. Tiếp mát được thực hiện bằng dây tiếp mát kéo dài, lõi dây tiếp mát trong cáp cấp nguồn hoặc bằng cách tiếp xúc về điện trực tiếp giữa vỏ thiết bị điện và thân tàu.

Đối với cáp đặt trên gỗ hoặc vật liệu tổng hợp, thì việc tiếp mát chúng phải phù hợp. Trường hợp dòng điện xoay chiều, thì cáp 1 lõi và các thanh dẫn phải được nối mát chỉ ở một điểm.

Các thiết bị điện phải được tiếp mát tin cậy và vỏ bọc cáp có thể được coi là phù hợp nếu các thông số đưa ra ở Bảng 7/2.5.3-1(1) được đáp ứng.

Khi tiếp mát được thực hiện bằng dây tiếp mát kéo dài, thì phải sử dụng dây dẫn bằng đồng. Có thể được sử dụng dây dẫn làm bằng vật liệu chống ăn mòn. Việc lựa chọn điện trở của dây này không được vượt quá giá trị của dây đồng được yêu cầu. Tiết diện của dây đồng không được nhỏ hơn giá trị quy định ở Bảng 7/2.5.3-1(2).

Khi tiếp mát được thực hiện bằng lõi riêng của cáp cấp nguồn, thì tiết diện của lõi này phải bằng tiết diện danh nghĩa của lõi cáp cấp nguồn đối với cáp có tiết diện nhỏ hơn hoặc bằng 16 mm2 và tối thiểu bằng 1/2 tiết diện của lõi cáp cấp nguồn nhưng không được nhỏ hơn 16 mm2 đối với các cáp có tiết diện từ 16 đến 35 mm2.

Bảng 7/2.5.3-1(1) Phương pháp nối mát

Kiểu tiếp mát

Phương pháp nối mát

Với dây dẫn tách riêng

Với cáp điện 1 lõi

Tiếp xúc trực tiếp

Giá trị điện trở (Ω), không được lớn hơn

Bảo vệ

0,1

0,4

0,1

Che chắn

0,02



0,02


Bảng 7/2.5.3-1(2) Tiết diện dây tiếp mát

Tiết diện lõi cáp nối đến phụ tải, (mm2)

Tiết diện của dây tiếp mát kéo dài, (mm2)

Dây cứng

Dây mềm

0,5 đến 4

4

2,5

4 đến 16

1/2 tiết diện lõi cáp nối đến thiết bị, (mm2)

16 đến 35

16

16

35 đến 120

1/2 tiết diện lõi cáp nối đến thiết bị, (mm2)

> 120

70

2 Mạch tiếp mát của các thiết bị lắp đặt cố định phải không tách rời được.

3 Nối mát màng bọc và vỏ bọc lưới kim loại của cáp được thực hiện theo một trong các cách sau đây:

(1) Sử dụng một dây nối mát bằng đồng có tiết diện tối thiểu là 2,5 mm2 cho lõi cáp có tiết diện nhỏ hơn hoặc bằng 25 mm2 và tối thiểu là 4 mm2 cho lõi cáp có tiết diện lớn hơn 25 mm2;

(2) Màng bọc hoặc vỏ bọc lưới kim loại phải có các phụ kiện thích hợp để cố định vào thân tàu bằng việc sử dụng kẹp cứng, chúng phải có đặc tính dẫn điện tốt và được lắp đặt liền khít vào thân tàu;

(3) Bằng các đai giắc co luồn cáp, với điều kiện chúng có tính chống ăn mòn, độ dẫn điện tốt và độ đàn hồi.

Tiếp mát phải được thực hiện ở cả hai đầu cáp. Màng bọc cáp của các mạch nhánh cuối có thể chỉ cần tiếp mát ở phía nguồn cấp.

4 Các dây dẫn nối mát phải được cố định vào thân tàu hoặc thiết bị tiếp mát bằng bu lông có đường kính tối thiểu là 6 mm. Đối với cáp và dây điện có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 2,5 mm2 và 4 mm2, thì cho phép sử dụng bu lông có đường kính tương ứng là 4 mm và 5 mm. Bu lông này không được sử dụng vào các mục đích khác.

Bu lông lắp vào vật liệu không dùng đai ốc phải được chế tạo bằng đồng hoặc các vật liệu chịu ăn mòn khác.

Bề mặt tiếp xúc trên các thiết bị điện, cũng như trên thân tàu, ở những vị trí mà các dây nối mát được lắp đặt thêm vào đó, thì phải làm sạch để kim loại lộ ra và được bảo vệ chống ăn mòn một cách thích hợp.

5 Nối mát cho thiết bị điện xách tay hoặc di động, phải thực hiện với việc dùng một lõi riêng trong cáp cấp điện mềm thông qua kết nối tiếp xúc trong bộ phích điện và ổ cắm. Tiết diện của lõi tiếp mát phải phù hợp với yêu cầu nêu ở Bảng 7/2.5.3-1(2).

2.6 Bảo vệ chống sét

2.6.1 Quy định chung

1 Tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C hoặc C1 phải được bố trí hệ thống chống sét ở vùng được bảo vệ cho tất cả các thiết bị yêu cầu được bảo vệ chống sét.

Khuyến cáo rằng hệ thống chống sét cũng phải được trang bị cho các tàu thuộc nhóm thiết kế C2 và C3.

Khi tàu bị ảnh hưởng do sét đánh có thể gây ra cháy hoặc nổ, thì phải bố trí thiết bị tiếp mát chống sét để ngăn ngừa hồ quang một cách thích hợp.

2 Hệ thống chống sét phải bao gồm đầu thu lôi, dây dẫn tiếp mát và bộ phận tiếp mát. Nếu việc liên kết về điện tin cậy giữa cột thép với phần kim loại của thân tàu hoặc với điểm tiếp mát, thì không cần lắp đặt các thiết bị chống sét riêng trên các cột bằng kim loại này.

2.6.2 Hệ thống đầu thu lôi

1 Với tàu bằng kim loại, có các kết cấu thẳng đứng như: cột, cột cẩu dây chằng, kết cấu thượng tầng v.v... có thể được coi như là các đầu thu lôi nếu việc kết nối về điện đáng tin cậy giữa các kết cấu này với thân tàu.

Các đầu thu lôi bổ sung chỉ được sử dụng khi các bộ phận kết cấu của tàu không được bố trí bảo vệ chống sét đáng tin cậy.



2 Nếu thiết bị điện được lắp đặt trên đỉnh của cột bằng kim loại, thì phải bố trí phù hợp đầu thu lôi được tiếp mát hiệu quả.

3 Trên mỗi cột hoặc đỉnh cột làm bằng vật liệu không dẫn điện, thì phải bố trí một thiết bị chống sét được tiếp mát hiệu quả.

4 Đầu thu lôi phải là một thanh có tiết diện tối thiểu 12 mm2. Thanh này có thể là đồng, hợp kim đồng hoặc thép bảo vệ chống ăn mòn. Đầu thu lôi bằng nhôm được sử dụng cho cột bằng nhôm.

5 Đầu thu lôi phải được lắp đặt cho các cột theo cách sao cho chúng nhô lên tối thiểu là 300 mm ở trên đỉnh của cột hoặc trên bất kỳ thiết bị nào lắp đặt trên đỉnh của cột.

6 Chiều cao quy định của cột bảo vệ chống sét cho các khu vực yêu cầu bảo vệ phải phù hợp với 2.6.2-6(1), 2.6.2-6(2), 2.6.2-6(3) tương ứng.

(1) Đối với cột có chiều cao không vượt quá quá 15 m phía trên mặt nước, thì bán kính cơ bản phải xấp xỉ bằng chiều cao cột, h (xem hình 7/2.6.2-6(1)(a) và 7/2.6.2-6(1)(b)).

(2) Đối với cột cao hơn 15 m, thì khu vực bảo vệ phải căn cứ vào khoảng cách đánh xuống của tia sét.

Kể từ khi tia sét đánh trúng bất kỳ đối tượng được tiếp mát trong phạm vi khoảng cách đánh xuống của điểm tính từ điểm cuối cùng xảy ra sự đánh thủng đến đất, thì khu vực bảo vệ được xác định bằng hình nón cong tròn xoay (xem hình 7/2.6.2-6(2)).

(3) Vùng bảo vệ phải có hình dạng của các cột hoặc phần nhô cao, dẫn điện khác và vật thể được tiếp mát có thể được xác định bằng biểu đồ. Việc tăng chiều cao của cột phía trên khoảng cách đánh xuống sẽ không làm tăng vùng bảo vệ.

Cung tròn có bán kính là khoảng cách đánh xuống (30 m). Cung tròn đi qua đỉnh cột và tiếp tuyến với mặt nước. Nếu có nhiều hơn một cột được sử dụng, thì vùng bảo vệ được xác định bằng các cung tròn liên quan đến tất cả các cột này.





Hình 7/2.6.2-6(1)(a) Tàu buồm có chiều cao cột không quá 15 m phía trên mặt nước


Hình 7/2.6.2-6(1)(b) Tàu không chạy bằng buồm có chiều cao cột không quá 15 m phía trên mặt nước


Hình 7/2.6.2-6(2) Tàu với cột có chiều cao vượt quá 15 m phía trên mặt nước

2.6.3 Dây dẫn tiếp mát

1 Dây dẫn tiếp mát phải là các thanh, dây thép hoặc cáp nhiều lõi có tiết diện tối thiểu là 100 mm2.

2 Dây dẫn tiếp mát phải chạy ở phía bên ngoài của cột và kết cấu thượng tầng có số lần uốn cong tối thiểu, mà chỗ uốn cong phải thoai thoải và có bán kính uốn cong lớn nhất có thể.

3 Dây dẫn tiếp mát phải không chạy qua vùng và khu vực nguy hiểm.

4 Khi tàu có vỏ phi kim loại, thì dây dẫn tiếp mát của hệ thống chống sét phải được đặt tách biệt trên suốt chiều dài của chúng (kể cả kết nối vào mạng lưới đầu tiếp mát), mà không cần nối với thanh dẫn của các mạch tiếp mát bảo vệ và điều hành.

2.6.4 Mạng lưới đầu tiếp mát

1 Khi tàu có vỏ composite, thì sống mũi kim loại hay các kết cấu kim loại khác bị ngâm trong nước ở bất kỳ chế độ hàng hải nào có thể được sử dụng để tiếp mát cho tàu.

2 Trên tàu phải bố trí phương tiện cho phép kết nối hệ thống bảo vệ chống sét hoặc vỏ thép của tàu với mạng tiếp mát bờ-tàu trong khi tàu ở trong ụ hoặc trên đà.

3 Ở tàu vỏ phi kim loại, thì phải bố trí phương tiện cho phép kết nối hệ thống bảo vệ chống sét với mạng tiếp mát bờ-tàu trong khi tàu ở trong ụ hoặc trên đà.

4 Tàu nhiều thân phải được bố trí tiếp mát chống sét cho mỗi thân.

2.6.5 Kết nối trong hệ thống bảo vệ chống sét.

1 Kết nối giữa đầu thu lôi, dây tiếp mát và mạng lưới đầu tiếp mát phải được hàn hoặc bắt vít kèm với các kẹp.

2 Khi sử dụng kết nối bằng bu lông, thì diện tích mặt tiếp xúc giữa dây tiếp mát và đầu tiếp mát phải không nhỏ hơn 300 mm2 đối với đồng và hợp kim đồng và không nhỏ hơn 1.000 mm2 đối với vật liệu khác.

Việc kết nối bằng kẹp và bu lông phải được làm bằng đồng, hợp kim đồng hoặc thép được bảo vệ chống ăn mòn.



2.6.6 Thiết bị tiếp mát bảo vệ chống sét

1 Tiếp mát bảo vệ chống sét phải được trang bị cho các kết cấu kim loại tách biệt, kết nối di động, đường ống, màn chắn của đường dây thông tin và động lực, đường ống đi vào khu vực nguy hiểm.

2 Các phần kim loại nằm gần dây tiếp mát phải được tiếp mát nếu chúng không được bắt chặt vào các kết cấu tiếp mát hoặc không có kết nối kim loại khác với thân tàu. Các thiết bị hoặc phần kim loại lắp đặt ở khoảng cách lên đến 200 mm từ dây tiếp mát phải được nối thêm vào để ngăn ngừa khả năng do hậu quả phóng hồ quang điện.

3 Tất cả mối ghép của các phần tử tiếp mát phải tiếp cận được để kiểm tra và được bảo vệ chống lại hư hỏng cơ khí.

2.7 Thiết bị điện kiểu an toàn

2.7.1 Các yêu cầu của 2.7 áp dụng cho các thiết bị được lắp đặt trong vùng và không gian kín và nửa kín của tàu, ở đó hỗn hợp dễ nổ của hơi, khí hoặc bụi với không khí có khả năng xuất hiện ở nồng độ nguy hiểm. Các vùng và không gian sau thuộc loại này gồm: kho sơn, buồng đèn (đối với đèn dầu), buồng ắc quy và không gian chứa các két, máy và ống chất lỏng dễ cháy có điểm chớp cháy từ 55 oC trở xuống.

2.7.2 Trong vùng và không gian nguy hiểm, chỉ có các thiết bị điện kiểu an toàn có thể được lắp đặt, cấp bảo vệ của chúng tương ứng với loại và nhóm hỗn hợp khí nguy hiểm nhất.

Thiết bị điện như vậy phải là kiểu an toàn như sau:

- Kiểu an toàn về bản chất Exi;

- Kiểu vỏ bảo vệ được nén áp suất dư Exp;

- Kiểu phòng tia lửa Exd;

- Kiểu tăng độ an toàn Exe.



2.7.3 Trong không gian này có thể xuất hiện hỗn hợp dễ nổ của bụi hoặc sợi tơ với không khí, thì phải lắp đặt các thiết bị điện có cấp bảo vệ tối thiểu IP65.

Các thiết bị điện có cấp bảo vệ IP55 có thể được phép lắp đặt ở nơi xuất hiện tạm thời hỗn hợp dễ nổ của bụi hoặc sợi tơ với không khí, là kết quả việc do những hư hỏng hay rò rỉ từ quá trình khai thác các thiết bị hoặc cắt thông gió.

Thiết bị điện lắp đặt trong những không gian này phải có vỏ bảo vệ tương ứng để sao cho nhiệt độ trên bề mặt nằm ngang của chúng hoặc chúng được đặt nghiêng lớn hơn 60o so với phương nằm ngang, ở chế độ hoạt động liên tục, ở 75 oC dưới điểm cháy âm ỉ của bụi tích tụ trong không gian có liên quan (điểm cháy âm ỉ được xác định cho lớp bụi dày 5 mm).

2.7.4 Thiết bị chiếu sáng có kiểu an toàn cũng phải được lắp đặt sao cho không gian trống quanh chúng tối thiểu là 100 mm, trừ các vị trí được khóa chặt.

2.7.5 Bất kỳ thiết bị lắp đặt trong vùng và không gian nguy hiểm, trừ các đầu báo cháy, phải được bố trí công tắc được lắp đặt ở một vị trí an toàn bên ngoài vùng và không gian nguy hiểm để ngắt dây dẫn mang điện.

2.7.6 Không được phép cố định thiết bị điện trực tiếp vào vách của két chất lỏng dễ cháy.

Trong mọi trường hợp, các thiết bị điện phải được cố định ở khoảng cách tối thiểu 75 mm so với vách của két.



2.7.7 Trong vùng và không gian nguy hiểm, chỉ có cáp điện có thể được phép bố trí, thì các thiết bị điện phải phù hợp để lắp đặt trong vùng và không gian như vậy. Có thể cho phép cáp đi qua vùng và không gian kể trên, thỏa mãn các yêu cầu từ 2.7.8 đến 2.7.12.

2.7.8 Cáp điện lắp đặt trong vùng và không gian nguy hiểm phải có:

(1) Vỏ bảo vệ kim loại dạng lưới hoặc được tết được phủ lớp phi kim loại; hoặc

(2) Vỏ bọc ngoài bằng chì cộng thêm bảo vệ cơ học; hoặc

(3) Vỏ bọc ngoài bằng thép không gỉ hoặc bằng đồng (chỉ đối với cáp có cách điện vô cơ).



2.7.9 Cáp đi qua các vùng và không gian nguy hiểm phải được bảo vệ chống lại hư hại cơ khí.

2.7.10 Vỏ bọc lưới kim loại và chắn từ của cáp dùng cho mạch động lực và chiếu sáng, mà các mạch này đi qua các vùng và không gian nguy hiểm hoặc cấp nguồn cho các thiết bị điện được lắp đặt trong các không gian này phải được nối mát tối thiểu ở cả hai đầu.

2.7.11 Cáp dùng cho mạch an toàn về bản chất không được phép sử dụng cho nhiều hơn một thiết bị an toàn về bản chất và phải được lắp đặt tách biệt khỏi các cáp điện khác.

2.7.12 Cáp dùng cho các thiết bị điện cầm tay, trừ các cáp dùng cho mạch an toàn về bản chất, thì không được phép đi qua các vùng và không gian nguy hiểm.

2.8 Tính tương thích điện từ

2.8.1 Quy định chung

1 Các yêu cầu này áp dụng cho các thiết bị điện và tự động hóa, và cũng như các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải của tàu để đảm bảo tính tương thích điện từ trên tàu.

2 Đặc tính hư hỏng theo thời gian của thiết bị phải được đảm bảo trong điều kiện có nhiễu thì các thông số như sau:

(1) Cường độ từ trường (50 Hz) tĩnh và động phải phù hợp với Bảng 7/2.8.1-2(1).



Bảng 7/2.8.1-2(1) Cường độ từ trường

Cấp thiết bị

Cường độ, (A/m)

Từ trường tĩnh

Từ trường động (50 Hz)

1

100

100

2

400

400

3

1.000

1.000

Các thiết bị được phép lắp đặt:

Cấp 1 - ở khoảng cách 2 m và lớn hơn từ nguồn từ trường lớn nhất (máng cáp, tổ biến áp);

Cấp 2 - ở khoảng cách 1 m và lớn hơn từ nguồn từ trường lớn nhất;

Cấp 3 - không phụ thuộc vào khoảng cách từ các loại nguồn từ trường.

(2) Thành phần sóng hài của điện áp trong các mạch cấp nguồn phù hợp với đồ thị sóng hài bậc cao đối với lưới điện chính của tàu được lấy theo Hình 7/2.8.1-2(2) trên thang lôgarit;




tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương