Qcvn 81: 2014/bgtvt


Phần 8 THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ NGHI KHÍ HÀNG HẢI



tải về 5.17 Mb.
trang48/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   58

Phần 8

THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ NGHI KHÍ HÀNG HẢI

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Các yêu cầu của Phần này áp dụng cho thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải của tàu thuộc phạm vi của 1.1 Mục I. Đối với các yêu cầu không chỉ ra ở Phần này thì thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải được quy định ở Chương 4 và Chương 5, Mục II, QCVN 42: 2012/BGTVT. Đối với các yêu cầu khác với quy định của Phần này phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

Chương 2

THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN

2.1 Yêu cầu về chức năng

2.1.1 Các thiết bị vô tuyến điện lắp trên tàu phải có khả năng:

- Phát tín hiệu báo động cấp cứu tàu - bờ;

- Thu tín hiệu báo động cấp cứu bờ - tàu;

- Phát và thu tín hiệu báo động cấp cứu tàu - tàu;

- Phát và thu thông tin liên lạc trực tuyến;

- Phát các tín hiệu chỉ báo vị trí;



- Thu các cảnh báo về thời tiết và hàng hải và các thông tin khẩn cấp khác liên quan đến an toàn sinh mạng con người trên biển.

2.2 Cấu trúc của thiết bị vô tuyến điện

2.2.1 Phụ thuộc vào vùng biển hoạt động (GMDSS) hoặc khoảng cách từ nơi trú ẩn, các thiết bị vô tuyến được trang bị theo Bảng 8/2.2.1.

Bảng 8/2.2.1 Trang bị vô tuyến điện

Vùng biển hoạt động GMDSS

A1, A2 và A3 (1)

A1 và A2

A1

Khoảng cách từ nơi trú ẩn không lớn hơn

Không hạn chế

150 hải lý

20 hải lý

3 hải lý

200 m

Bộ thu phát vô tuyến điện thoại VHF với bộ giải mã DSC

2

1

1

-

-

Bộ thu phát vô tuyến điện thoại MF với bộ giải mã DSC (2)

1

1

-

-

-

Trạm thông tin vệ tinh đài tàu INMARSAT hoặc bộ thu phát vô tuyến điện thoại MF/HF với bộ giải mã DSC

1

-

-

-

-

Máy thu NAVTEX

1

1

R

-

-

Phao vô tuyến EPIRB (COSPAS- SARSAT)

1

1

R

-

-

Phao phản chiếu ra đa

1

1

R

-

-

Vô tuyến điện thoại hai chiều VHF

2

1

1

1 (3)

-

(1) Trang bị thiết bị vô tuyến điện của tàu hoạt động vùng biển không hạn chế phải được sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm.

(2) Không yêu cầu nếu thiết bị MF/HF với bộ giải mã DSC được lắp đặt.

(3) Không yêu cầu nếu bộ thu phát vô tuyến điện thoại VHF cố định được lắp đặt.

Ghi chú:


R: Khuyến nghị trang bị;

Các thiết bị vô tuyến điện phải đảm bảo thực hiện được các chức năng như đã nêu ở 2.1



2.2.2 Thuyền trưởng phải nắm rõ các thông tin liên quan đến phạm vi phủ sóng của các đài bờ VHF, MF trong quá trình hàng hải của tàu (vùng biển A1, A2).

2.2.3 Phao vô tuyến EPIRB (COSPAS-SARSAT) phải nổi tự do, dễ dàng tiếp cận và kích hoạt bằng tay.

2.2.4 Các ăng ten phải đặt ở chiều cao nhất có thể, nếu ăng ten đặt trên cột buồm thì phải trang bị ăng ten sự cố.

2.2.5 Các hướng dẫn vận hành cho các thiết bị vô tuyến điện lắp trên tàu phải được dán tại nơi lắp đặt thiết bị.

2.2.6 Mỗi tàu được trang bị thiết bị vô tuyến điện theo Phần này mà hoạt động ở khoảng cách lớn hơn 3 hải lý tính từ nơi trú ẩn phải có một nhân viên có chuyên môn về an toàn vô tuyến điện. Người này phải có chứng chỉ phù hợp.

2.2.7 Mỗi tàu được trang bị thiết bị vô tuyến điện theo Phần này phải có giấy ủy quyền hợp lệ để vận hành thiết bị vô tuyến điện.

2.3 Nguồn cấp

2.3.1 Mỗi tàu phải được trang bị hai nguồn cấp cho thiết bị vô tuyến điện là nguồn chính và nguồn dự phòng.

2.3.2 Trong quá trình hàng hải nguồn cấp liên tục phải đảm bảo đủ để vận hành thiết bị vô tuyến điện và sạc cho nguồn dự phòng.

2.3.3 Nguồn cấp dự phòng phải độc lập với nguồn chính và phải đảm bảo đủ cung cấp cho thiết bị vô tuyến điện trong khi báo động cấp cứu tối thiểu 1 giờ trong trường hợp bị hỏng nguồn chính và nguồn sự cố, nếu được lắp đặt.

2.3.4 Nguồn năng lượng dự phòng (ắc quy) phải được đặt càng cao càng tốt sao cho chúng không bị hỏng trong trường hợp tàu bị ngập.

2.3.5 Nếu nguồn năng lượng dự phòng có bộ nạp, phải có thiết bị nạp tự động và có khả năng nạp trong 10 giờ.

Chương 3

THIẾT BỊ HÀNG HẢI

3.1 Quy định chung

3.1.1 Phụ thuộc vào nhóm thiết kế và khoảng cách từ nơi trú ẩn thì thiết bị hàng hải phải được trang bị theo yêu cầu của Bảng 8/3.1.1.

Bảng 8/3.1.1 Trang bị hàng hải

Nhóm thiết kế

A

A1

A2

B

C

C1

C2

C3

D

Khoảng cách từ nơi trú ẩn (không lớn hơn)

Không hạn chế

200 hải lý

100 hải lý

50 hải lý

20 hải lý

15 hải lý

6 hải lý

1 km

200 m

La bàn từ

1

1

1

1

1

1

1

-

-

Máy thu hệ thống vô tuyến hàng hải

1

1

1

1

1

-

-

-

-

Ra đa

1

1

1

1

R

-

-

-

-

Đo sâu

1

1

1

1

R

-

-

-

-

Đo tốc độ (1)

1

1

1

1

-

-

-

-

-

AIS

R

R

R

R

-

-

-

-

-

Phản chiếu ra đa (2)

1

1

1

1

1

1

1

-

-

Khí áp kế

1

1

1

1
















Đèn tín hiệu ban ngày (lantent)

1

1

1

1

1

1










(1) Đo tốc độ có thể không cần trang bị nếu máy thu hệ thống vô tuyến hàng hải có thể đo được khoảng cách mà tàu đi qua.

(2) Không yêu cầu nếu diện tích phải hồi hiệu quả của tàu đủ để nhận biết bằng ra đa. Lưu ý:

R: Khuyến nghị trang bị.



3.1.2 Tàu buồm thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B hoạt động cách nơi trú ẩn nhiều hơn 20 hải lý phải được trang bị thiết bị đo gió và đo độ nghiêng. Tàu buồm nhiều thân phải được trang bị thiết bị đo gió có khả năng hiển thị tốc độ gió ở mỗi vị trí lái tàu.

3.1.3 Nhóm thiết kế A, A1, A2 và B hoạt động cách nơi trú ẩn nhiều hơn 12 hải lý phải được trang bị Bảng mã hiệu quốc tế, hải đồ và ấn phẩm hàng hải cập nhật cần thiết cho chuyến đi. Cho phép sử dụng ấn phẩm hàng hải và hải đồ dạng điện tử.

3.2 La bàn từ

3.2.1 Tàu phải được trang bị la bàn hiệu quả hoặc thiết bị tìm hướng khác và phương tiện để xác định phương và hướng của tàu (với độ lệch được cập nhật hàng năm).

3.2.2 Hiệu chỉnh la bàn từ hoặc phương tiện khác phải độc lập với nguồn năng lượng điện chính.

3.2.3 Nếu thân tàu bằng kim loại, phương pháp bù độ lệch la bàn phải được cung cấp bới hệ số B, C và D, bao gồm cả lỗi góc nghiêng (xem Tiêu chuẩn ISO 1069).

3.2.4 La bàn từ và bộ lặp phải được đặt tại vị trí sao cho người điều khiển tại vị trí chỉ huy phải đọc được mặt chia độ la bàn một cách nhanh chóng. Đối với tàu hoạt động ban đêm thì phải có chiếu sáng cho la bàn.

3.2.5 Tàu phải có thiết bị để lấy phương vị 360 độ đến mức độ thực tế có thể thực hiện được.

3.3 Máy thu hệ thống vô tuyến hàng hải

3.3.1 Máy thu hệ thống vô tuyến hàng hải phải đảm bảo hiển thị vị trí tự động tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt hành trình dự định.

3.3.2 Vị trí của tàu phải cung cấp tự động từ máy thu hệ thống vô tuyến hàng hải đến thiết bị vô tuyến điện dự định để báo động tín hiệu sự cố.

3.3.3 Máy thu phải được cung cấp từ nguồn sự cố (nếu có) và dự phòng.

Phần 9

THIẾT BỊ CỨU SINH

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1 Các yêu cầu của Phần này áp dụng cho tàu đóng sau ngày Quy chuẩn này có hiệu lực bao gồm những thiết bị cứu sinh là đối tượng giám sát của Đăng kiểm cũng như các thiết bị cứu sinh dự định lắp trên tàu đó.

1.1.2 Đối với những tàu đóng trước ngày mà Quy chuẩn này có hiệu lực, nếu các thiết bị cứu sinh trên tàu đó được thay thế hoặc tàu đang được sửa chữa, hoán cải hoặc thay đổi một số đặc tính chính đòi hỏi phải thay thế hoặc bổ sung các thiết bị cứu sinh đang sử dụng, thì các thiết bị cứu sinh hoặc bố trí thiết bị cứu sinh hiện có của tàu phải thỏa mãn yêu cầu của phần này một cách hợp lý và đến mức thực tế có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu các phương tiện cứu sinh không bao gồm phao bè cứu sinh bơm hơi khi thay thế mà không thay thế thiết bị hạ của nó, hoặc ngược lại, thì các thiết bị cứu sinh tập thể hoặc các thiết bị hạ có thể được chấp nhận cùng kiểu với cái đã được thay thế.

1.1.3 Các điều khoản chung đối với phạm vi và quy trình giám sát thiết bị cứu sinh, sản xuất thiết bị cứu sinh cũng như các tài liệu phải trình thẩm định cho Đăng kiểm và các tài liệu được Đăng kiểm cấp đối với thiết bị cứu sinh được chỉ ra trong Chương 1 và Chương 2, Mục II, QCVN 42: 2012/BGTVT và Phần 1, Mục II của Quy chuẩn này.

Phao bè cứu sinh có thể áp dụng yêu cầu chỉ ra trong ISO 9650-1:2005, ISO 9650-2:2005 và ISO 9650-3:2005.



1.2 Các định nghĩa

1.2.1 Các định nghĩa và các giải thích liên quan đến thuật ngữ chung của Quy chuẩn được trình bày trong 1.2.2-1, Mục I. Đối với Phần này của Quy chuẩn các định nghĩa sau được sử dụng:

1 Phao tiêu là mục tiêu nổi sản xuất theo cách mà có thể nhìn thấy được trong điều kiện biển động. Chúng thường được sử dụng để đánh dấu vị trí người khi rơi xuống biển và thường được giữ phía sau tàu để dễ dàng và nhanh chóng ném xuống nước khi cần.

2 Bộ quần áo bơi là một bộ quần áo làm bằng vật liệu không thấm nước để giảm bớt sự hạ thân nhiệt khi mặc trong nước lạnh.

3 Phương tiện cứu sinh là phương tiện có khả năng duy trì cuộc sống của những người gặp nạn từ thời điểm bắt đầu rời tàu.

4 Trạng thái tải nhẹ nhất khi đi biển là trạng thái khi tàu không tính đến độ chúi với điều kiện không hàng, 10% dự trữ và dầu đốt và tàu có đủ hành khách, thuyền viên và hành lý trên tàu.

5 Phương tiện có thể bơm hơi là phương tiện có sức nổi phụ thuộc vào các khoang mềm, các khoang có thể chứa khí để tạo lực nổi và thường ở trạng thái không bơm hơi để sẵn sàng sử dụng tại mọi thời điểm.

6 Phương tiện bơm hơi là phương tiện có sức nổi phụ thuộc vào các khoang mềm, các khoang có thể chứa khí để tạo lực nổi và thường ở trạng thái bơm hơi để sẵn sàng sử dụng tại mọi thời điểm.

7 Tìm kiếm (detection) là việc xác định vị trí của người sống sót và phương tiện cứu sinh.

8 Ổn định dương là khả năng trở lại tư thế ban đầu của phương tiện sau khi không còn mô men gây nghiêng.

9 Thang xuống phương tiện cứu sinh là thang được bố trí trên trạm đưa người lên phương tiện cứu sinh của tập hợp các thiết bị cứu sinh sau khi chúng được hạ.

10 Vật liệu phản quang là vật liệu phản chiếu ngược trở lại các tia sáng chiếu vào nó.

11 Chiều cao mạn lý thuyết là khoảng cách thẳng đứng đo tại mép trên của sống chính đến mép trên của xà ngang boong mạn khô tại mạn. Ở các tàu vỏ gỗ hoặc vỏ làm bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thủy tinh, khoảng cách này được đo từ điểm giao của tấm đáy và tấm sống chính. Nếu tuyến hình phần dưới của sườn giữa tàu có dạng lõm vào hoặc nếu có lắp các ván sàn dày, thì khoảng cách nói trên được đo từ điểm cắt của đường kéo dài phần thẳng của đáy vào phía trong với cạnh bên của sống chính.

Ở những tàu có mép mạn lượn tròn, chiều cao mạn lý thuyết sẽ đo từ giao điểm kéo dài của hai đường lý thuyết giữa mặt boong và mạn tàu.



Nếu boong mạn khô có bậc và phần dâng cao của boong đó trùm lên điểm xác định chiều cao mạn lý thuyết thì chiều cao lý thuyết phải đo tới đường kéo dài từ phần thấp của boong dọc theo đường song song với phần dâng cao.

12 Dụng cụ chống mất nhiệt là một túi hoặc bộ quần áo làm bằng vật liệu không thấm nước với hệ số dẫn nhiệt thấp để giữ được thân nhiệt khi người ngâm trong nước lạnh.

Chương 2

TRANG BỊ

2.1 Quy định chung

2.1.1 Các yêu cầu của Phần này chỉ ra các tiêu chuẩn đối với các thiết bị cứu sinh cũng như các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị cũng như cất giữ chúng trên tàu.

2.1.2 Thiết bị cứu sinh phải được sản xuất theo các yêu cầu của Quy chuẩn này với các tiêu chuẩn và đặc trưng được thẩm định bởi Đăng kiểm cũng như các yêu cầu của ISO 9650-1:2005, ISO 9650-2:2005 và ISO 9650-3:2005.

2.1.3 Vật liệu sử dụng để sản xuất vật thiết bị cứu sinh phải theo yêu cầu của Phần 11 và Phần 7A, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT cũng như các yêu cầu của ISO 9650-1:2005, ISO 9650-2:2005 và ISO 9650-3:2005.

2.1.4 Thiết bị cứu sinh phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

1 Phải được sản xuất bằng vật liệu được Đăng kiểm thẩm định.

2 Không bị hư hại khi cất giữ ở rải nhiệt độ không khí từ -30 độ C đến +65 độ C.

3 Hoạt động ở điều kiện nhiệt độ nước biển từ 0 độ C (-1 độ C khi ngâm trong nước mặn) đến +30 độ C.

4 Không bị mục, ăn mòn và không bị ảnh hưởng quá mức bởi nước biển, dầu hoặc bị tấn công của nấm.

5 Chịu được ánh sáng mặt trời.

6 Có màu sắc dễ nhận biết.

7 Phải được gắn với vật liệu phản quang ở những vị trí mà nó sẽ trợ giúp cho việc tìm kiếm.

8 Đạt được mức độ ổn định dương và có khả năng thỏa mãn điều kiện vận hành trên biển.

2.1.5 Phải xác định được thời hạn sử dụng của thiết bị cứu sinh dựa trên cơ sở suy giảm chất lượng theo thời gian. Thiết bị cứu sinh như vậy phải ghi cách xác định tuổi hoặc ngày phải thay thế chúng.

2.1.6 Thiết bị cứu sinh phải được ghi chú bằng dấu không thể tẩy xóa.

2.1.7 Mỗi tàu tùy vào tuyến hàng hải của tàu không quá 20 hải lý từ bờ gần nhất có thể miễn một số các yêu cầu của Phần này với điều kiện rằng đặc điểm vùng nước bảo vệ và điều kiện hàng hải mà việc áp dụng các quy định của Phần này không hợp lý và không cần thiết.

2.2 Các yêu cầu kỹ thuật chung

2.2.1 Tàu phải được lắp đặt thiết bị cứu sinh phù hợp với nhóm thiết kế của tàu.

2.2.2 Thiết bị cứu sinh phải được trang bị thiết bị vô tuyến điện liên lạc theo yêu cầu của Phần 8.

2.2.3 Trang bị thiết bị cứu sinh tập thể cho tàu

1 Tàu thuộc nhóm thiết kế A phải lắp đặt phao bè cứu sinh loại IA được quy định trong ISO 9650-1:2005 có khả năng chở rằng trong trường hợp bất kỳ phao có sức chở lớn nhất nào bị hỏng hoặc hư hại mà không sửa chữa được thì các phao còn lại vẫn đủ để chở toàn bộ số người trên tàu. Tàu hoạt động trong vùng biển không hạn chế mà dự định hoạt động ở vùng mùa hè trong phạm vi mùa đông theo mùa (dấu hiệu T0 được bổ sung phía sau ký hiệu cấp tàu) phải được trang bị phao bè cứu sinh thỏa mãn SOLAS.

2 Tàu thuộc nhóm thiết kế A1 mà chở từ 15 người trở lên phải được trang bị phao bè cứu sinh như yêu cầu của 2.2.3-1.

3 Tàu thuộc nhóm thiết kế A1 mà chở không nhiều hơn 15 người và tàu thuộc nhóm thiết kế A2 phải được trang bị phao bè cứu sinh theo 2.2.3-1 với tổng sức chở đủ cho toàn bộ số người trên tàu.

4 Tàu thuộc nhóm thiết kế B phải được trang bị phao bè cứu sinh loại IB được quy định trong ISO 9650-1:2005 với số lượng như yêu cầu của Bảng 9/2.2.3-4.

Tàu thuộc nhóm thiết kế C, C1, C2, C3 phải được trang bị phao bè cứu sinh loại II được quy định trong ISO 9650-1:2005 với số lượng như yêu cầu của Bảng 9/2.2.3-4.



Bảng 9/2.2.3-4 Số lượng phao bè yêu cầu đối với tàu thuộc nhóm thiết kế B, C, C1, C2, C3, D

Nhóm thiết kế

Phần trăm số người được chở bằng phương tiện cứu sinh (%)

Phao bè cứu sinh

B, C

100

C1 với LH > 6 m

100 (1)

C2, C3 và D với LH > 6 m

100 (1)

C1, C2 với LH  6 m

100 (1), (2)

C3 với LH  6 m

100 (1), (3)

(1) Sử dụng phương tiện có thể bơm hơi không thỏa mãn loại I với chai khí nén dùng để bơm hơi được phép sử dụng.

(2) Yêu cầu khi nhiệt độ nước nhỏ hơn 20 độ C (xem 2.2.4-4).

(3) Yêu cầu khi sử dụng vào mùa lạnh (xem 2.2.4-4)


5 Đối với tất cả các tàu, không thuộc nhóm thiết kế D có chiều dài thân tàu từ 6 m trở xuống phải có chỗ để cất giữ và chằng buộc phương tiện cứu sinh.

Hướng dẫn cho chủ tàu phải có thông tin về loại, số lượng và vị trí của phương tiện cứu sinh.



2.2.4 Trang bị thiết bị cứu sinh cá nhân cho tàu

1 Mỗi tàu phải được trang bị phao áo cho toàn bộ số người trên tàu.

2 Đối với tàu dự định chở một nhóm người có tổ chức thì phải bổ sung phao áo cho tàu.

3 Phao áo trẻ em phải được trang bị với số lượng và loại phù hợp sao cho mỗi trẻ đều phải được trang bị phao áo.

4 Tàu mà không được trang bị phao bè cứu sinh mà hoạt động ở vùng nước có nhiệt độ thấp tới 12 độ C phải được trang bị quần áo bới cho toàn bộ số người trên tàu. Ở những nơi mà không được cứu hộ ngay lập tức thì phải trang bị quần áo bơi khi nhiệt độ thấp tới 20 độ C.

5 Tàu phải được trang bị phao tròn thỏa mãn tiêu chuẩn chỉ ra trong Bảng 9/2.2.4-5.

Bảng 9/2.2.4-5 Trang bị phao tròn

Loại và công dụng của tàu

Chiêu tài LH, m

Số lượng phao tròn (1),(2),(3)

Tổng

Bao gồm

Đèn tự sáng

Dây bám

Tàu lướt

≤ 24

2

-

1

Tàu không tự hành

≤ 24

2

1

1

Các loại tàu và công dụng khác

≤ 24

4

1(4)

01 mỗi mạn ở mỗi boong

Lưu ý:

(1) Giảm số lượng theo chiều dài thân tàu bao gồm tàu bến nổi, số lượng phao tròn có thể được giảm xuống 2 khi chiều dài thân tàu nhỏ hơn 15 m và giảm xuống 1 khi chiều dài nhỏ hơn 7 m.

(2) Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế D mà có dự trữ tính nổi khi tàu chìm thì có thể không cần trang bị phao tròn.

(3) Đối với tàu không được trang bị phao bè có thể bơm hơi cũng như trên tàu không được trang bị phao tròn trên cơ sở 1 phao tròn cho 2 người, thì người ở trên mặt nước phải bám được vào tàu khi tàu bị ngập nước trong điều kiện bình thường hoặc bị ngập.

(4) Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C, phải trang bị hai phao tròn có đèn tự sáng và một phao tròn phải được bố trí tại cột đứng với cờ và đèn ở phía trên.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương