Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang47/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   58

9.2.2 Dòng tải dài hạn đối với cáp điện ở nhiệt độ môi trường 60oC phải được xác định bằng việc sử dụng hệ số điều chỉnh theo Bảng 7/9.2.2.

Bảng 7/9.2.2 Dòng tải dài hạn cho phép ở 60oC

Nhiệt độ quy định lớn nhất của chất cách điện, (oC)

Giá trị của hệ số điều chỉnh

70

0,75

85 đến 90

0,82

105

0.86

125

0,89

9.2.3 Mặc dù cáp được lựa chọn phù hợp với Bảng 7/9.2.1 và 7/9.2.2, thì tiết diện định mức S, mm2, phụ thuộc vào độ sụt áp cho phép phải không được nhỏ hơn giá trị xác định theo công thức sau:

S = 2 x k x P x l

Trong đó:

k = Hệ số sụt áp cho phép, xem Bảng 7/9.2.3;

P = Công suất lớn nhất đo được trong mạch điện đã cho, tính bằng W;

l = Độ dài của cáp tính từ nguồn cáp đến phụ tải, tính bằng m.

Khi lựa chọn tiết diện của cáp, thì các yêu cầu của nhà chế tạo thiết bị được tính đến trong mạch điện riêng lẻ phải được đáp ứng.

Bảng 7/9.2.3 Hệ số sụt áp cho phép

Điện áp định mức, V

Sụt áp 5% đối với mạch cấp nguồn cho các đèn hàng hải

Sụt áp 10% đối với các mạch điện khác

Sụt áp 3% khuyến cáo đối với tất cả các mạch điện

12

2,4x10-3

1,2x10-3

4,0x10-3

24

0,6x10-3

0,3x10-3

1,0x10-3

9.3 Lắp đặt cáp điện

9.3.1 Bố trí cáp điện

1 Cáp điện phải được lắp đặt theo tuyến, mà phải được đi càng thẳng và dễ tiếp cận càng tốt. Các tuyến cáp phải đi qua vị trí mà ở đó các cáp điện không được phép lộ ra để cho dầu, nhiên liệu, nước và nguồn nhiệt cao gây ảnh hưởng quá mức cho phép. Tuyến cáp phải được lắp đặt cách tối thiểu nguồn nhiệt 100 mm.

2 Không có cáp điện nào được phép lắp đặt ở khoảng cách nhỏ hơn 50 mm tính từ đáy đôi và từ các két dầu nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn.

Cáp điện phải được đặt ở khoảng cách tối thiểu 20 mm tính từ tôn bao, cũng như từ các boong và vách chống cháy, kín nước và kín khí.



3 Cáp điện được bọc kim loại có thể được đặt trên các kết cấu nhẹ hoặc được cố định vào vị trí bằng vòng kẹp cáp chỉ khi bảo vệ chống ăn mòn tin cậy được sử dụng.

4 Không có cáp điện nào được khuyến khích đặt dưới sàn của buồng máy. Nếu phải bố trí đi dưới sàn, thì các cáp điện phải được đi trong ống kim loại hoặc ống luồn kín (xem ở 9.3.5).

5 Cáp điện với vật liệu cách điện có nhiệt độ cho phép khác nhau được đặt trong cùng một tuyến cáp theo cách sao cho các cáp có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cho phép của chúng.

6 Cáp điện có vỏ bảo vệ mà vỏ bảo vệ kém bền có thể bị lộ ra gây nguy hiểm, thì không được đặt trong cùng một ống, máng dẫn hoặc bằng một số cách lắp đặt thông thường.

7 Ruột cáp nhiều lõi sẽ không được sử dụng để cấp nguồn và điều khiển các phụ tải thiết yếu không liên quan với nhau.

Cáp nhiều lõi không được dùng đồng thời cho điện áp an toàn và điện áp phụ tải vượt quá cấp điện áp an toàn.



8 Khi phụ tải được cấp nguồn thông qua hai đường dây tách biệt, thì các đường dây này phải được đặt theo hai tuyến khác nhau, đặt cách nhau theo chiều ngang và theo chiều dọc càng cách xa nhau càng tốt.

9 Khi cáp được đặt trong ống luồn hoặc kết cấu khác làm bằng vật liệu dễ cháy, thì vị trí đặt cáp phải được bảo vệ chống lại sự phát sinh tia lửa bằng các phương tiện phòng cháy phù hợp, chẳng hạn như tấm bọc, lớp phủ hoặc ngâm tẩm.

10 Cáp điện không được phép gắn vào vật liệu cách nhiệt hoặc cách âm nếu chúng được làm từ vật liệu dễ cháy. Cáp điện phải được tách khỏi lớp cách ly này bằng tấm bọc làm từ vật liệu không cháy hoặc được đặt ở khoảng cách tối thiểu là 20 mm từ đó.

Khi được đặt vào vật liệu cách nhiệt hoặc cách âm làm bằng vật liệu không cháy, thì cáp điện phải được thiết kế tương đương để giảm dòng định mức tương ứng.



11 Cáp điện đặt trong các khu vực lạnh phải có vỏ bảo vệ kim loại phù hợp, cao su polychloroprene hoặc bất kỳ vật liệu khác chịu được ảnh hưởng của chất làm lạnh.

Khi cáp điện có vỏ lưới thép bảo vệ, thì vỏ lưới này phải được bảo vệ thích hợp chống lại sự ăn mòn.



12 Cáp điện đặt trong các khu vực lạnh phải được đặt trên tấm đục lỗ hoặc cầu nối và được cố định ở vị trí theo cách sao cho phải có khoảng trống dự trữ giữa cáp và vách của phòng. Các tấm, cầu nối và vòng kẹp cáp phải được bảo vệ chống ăn mòn.

Nếu cáp xuyên qua vật liệu cách nhiệt của khu vực lạnh, thì các cáp này phải xuyên qua chúng ở góc bên phải bên cạnh ống bọc được bọc kín phù hợp ở cả hai đầu.



13 Khi lắp đặt cáp điện, thì bán kính trong chỗ uốn cong tối thiểu phải được duy trì theo Bảng 7/9.3.1-13.

14 Cáp điện và tiếp mát của các thiết bị có giá đàn hồi phải được định vị theo cách sao cho chúng không bị hư hỏng khi sử dụng.

15 Cáp điện đặt trên các phần hở của tàu và cột cao phải được bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời.

Bảng 7/9.3.1-13 Bán kính uốn cong tối thiểu

Loại cáp

Đường kính ngoài của cáp, (mm)

Bán kính uốn cong tối thiểu của cáp

Vật liệu cách điện

Vỏ bảo vệ của cáp

Cao su hoặc polyvinyl clorua

Bọc lưới thép bằng sợi hoặc băng kim loại

Bất kỳ

10d

Bện kim loại

Bất kỳ

6d

Hợp kim nhôm chì và vỏ bọc lưới thép

Bất kỳ

6d

Vỏ bọc khác

≤9,5

3d

9,5 đến 25,4

4d

> 25,4

6d

Cao su etylen - propylen hoặc polyetylen liên kết ngang

Bán dẫn và/hoặc kim loại

-

10d

9.3.2 Cố định cáp điện

1 Cáp được cố định đúng vị trí bằng các vòng kẹp, kẹp, giá đỡ v.v… được chế tạo bằng kim loại hoặc vật liệu không cháy hoặc khó cháy.

Bề mặt cố định phải đủ rộng và không có các cạnh sắc nhọn.

Việc cố định phải lựa chọn theo cách sao cho các cáp điện phải được cố định vào vị trí mà không làm hư hại vỏ bảo vệ của cáp.

2 Khoảng cách giữa các điểm cố định cáp đặt nằm ngang phải không được vượt quá giá trị đưa ra ở Bảng 7/9.3.2-2.

Đối với các tuyến cáp đặt thẳng đứng thì khoảng cách này có thể tăng lên 25%.



Bảng 7/9.3.2-2 Khoảng cách giữa các điểm cố định cáp

Đường kính ngoài của cáp, (mm)

Khoảng cách giữa các điểm cố định cáp, (mm)

Lớn hơn

Nhỏ hơn hoặc bằng

Không có vỏ bọc lưới thép

Có vỏ bọc lưới thép

-

8

200

250

8

13

250

300

13

20

300

350

20

30

350

400

30

-

400

450

3 Cáp phải được cố định theo cách sao cho ứng suất cơ khí trong cáp, nếu có, không truyền đến phía đầu vào hoặc phía cuối của chúng.

4 Đi cáp và lắp đặt các cáp điện song song với tôn bao phải được cố định với kết cấu thân tàu, và không được phép mạ phủ.

Trên vách kín nước và các cột cao, thì cáp điện phải được cố định trên các giá đỡ riêng (máng, cầu nối, đế đệm v.v…).



5 Cáp điện chạy song song với vách, tùy thuộc vào sự ngưng tụ hơi nước, được đặt trên cầu nối hoặc các tấm đục lỗ theo cách sao cho phải có khoảng trống dự trữ giữa cáp và vách.

6 Tuyến cáp được bố trí số lượng tối thiểu các điểm giao nhau. Cầu đỡ được sử dụng ở những vị cáp giao nhau. Giữa cầu đỡ và cáp chạy qua nó phải để khe hở khí tối thiểu là 5 mm.

7 Đối với tàu được kết cấu từ vật liệu không dẫn điện, thì cho phép chấp nhận tương đương các yêu cầu cho việc lắp đặt, cố định, làm kín vị trí xuyên vách của cáp và tuyến cáp, phải phù hợp với các quy định của Đăng kiểm như đối với tàu vỏ thép, như dựa vào kỹ thuật thi công của kết cấu thân tàu từ vật liệu này, các thuộc tính của vật liệu sử dụng v.v…

9.3.3 Xuyên cáp qua vách và boong

1 Xuyên cáp qua vách và boong kín nước, chặn cháy và kín khí phải được làm kín.

Làm kín vị trí cáp xuyên qua các vách và boong phải không làm giảm độ kín của chúng; không có lực nào được truyền tới cáp, do biến dạng đàn hồi.



2 Khi các cáp được bố trí qua vách không kín hoặc phần tử kết cấu có độ dầy nhỏ hơn 6 mm, thì lỗ khoét cho cáp xuyên qua phải được bố trí tấm bọc hoặc ống lót để ngăn ngừa hư hỏng cho cáp.

Khi độ dày trên là 6 mm trở lên, thì không yêu cầu tấm bọc hoặc ống lót, nhưng các mép lỗ phải được bo tròn.



3 Lắp đặt cáp điện xuyên vách kín nước được thực hiện theo một trong các cách sau:

(1) Trong ống kim loại (ống đứng) nhô ra phía trên boong đến độ cao tối thiểu là 900 mm ở nơi hư hỏng về cơ khí có thể xảy ra và chiều cao không thấp hơn so với ngưỡng cửa trong không gian mà không có nguy cơ hư hỏng;



(2) Trong ống luồn kim loại thông dụng hoặc hộp ống lót với bảo vệ bổ sung cho cáp bằng vỏ bọc có chiều cao quy định ở 9.3.3-3(1). Hộp ống lót cáp phải được điền đầy hợp chất làm kín, trong khi các đường ống phải được bố trí kèm giắc co hoặc được nhồi hợp chất làm kín.

9.3.4 Hợp chất làm kín

1 Để điền vào các hộp ống lót cáp ở vách và boong kín nước, thì phải sử dụng hợp chất làm kín phù hợp có độ bám dính tốt với bề mặt bên trong của hộp ống lót cáp và vỏ bảo vệ của cáp và phải chịu được sự thâm nhập của nước và các sản phẩm dầu, sẽ không làm co ngót và hỏng độ kín trong điều kiện liên tục ở chế độ nêu ở 2.2.1 và 2.2.3.

2 Để làm kín vị trí xuyên cáp qua các vách chặn cháy phải chịu thử nghiệm cháy đạt tiêu chuẩn quy định cho các kiểu vách được đưa ra trong Phần 5.

9.3.5 Lắp đặt cáp trong các đường ống và ống luồn.

1 Các đường ống và ống luồn bằng kim loại mà cáp điện được đặt trong đó phải được bảo vệ chống ăn mòn ở cả bên trong và bên ngoài. Bề mặt bên trong của đường ống và ống luồn phải được làm phẳng và nhẵn. Các đầu của các ống thép và máng phải được gia công bằng máy hoặc được bảo vệ theo cách sao cho không gây hư hỏng cho cáp điện khi chúng được đưa vào. Các cáp điện có vỏ bọc chì mà không có bất kỳ vỏ bọc bảo vệ bổ sung nào khác thì không được lắp đặt trong các đường ống và ống luồn.

2 Bán kính uốn cong của các đường ống hoặc ống luồn không được nhỏ hơn bán kính cho phép đối với cáp có đường kính lớn nhất lắp đặt trong các đường ống hoặc ống luồn này (xem 9.3.1-13).

3 Tổng tiết diện của tất cả các cáp được xác định dựa vào đường kính ngoài của chúng không được vượt quá 40% tiết diện bên trong của các đường ống hoặc ống luồn.

4 Các đường ống và ống luồn phải có tính liên tục về cơ khí và điện và được tiếp mát tin cậy.

5 Các đường ống và ống luồn phải được lắp đặt theo cách sao cho nước không được tích tụ trong đó. Các lỗ khoét thông gió phải được bố trí trên các đường ống và ống luồn, nếu cần thiết. Các lỗ khoét, ở các vị trí có thể, phải được bố trí tại các điểm cao nhất và thấp nhất, sao cho đảm bảo lưu thông không khí và ngưng tụ hơi nước được ngăn chặn. Các lỗ khoét trên các đường ống và ống luồn được chỉ được phép ở những nơi mà chúng không làm gia tăng các nguy cơ nổ hoặc cháy.

6 Các đường ống và ống luồn cáp lắp đặt ở phía mũi hoặc đuôi có thể bị hư hỏng do sự biến dạng của thân tàu phải được bố trí với thêm các đoạn giãn nở.

7 Nếu theo 9.3.1-1 cho phép sử dụng cáp điện có vỏ bọc dễ cháy, thì các cáp này phải được đặt trong các ống kim loại.

8 Cáp điện đặt theo phương thẳng đứng trong các đường ống và ống luồn phải được cố định sao cho chúng không bị hư hỏng dưới ứng suất do trọng lực gây ra.

9.3.6 Nối và phân nhánh cáp điện.

1 Các đầu của cáp điện có lớp cách điện bằng cao su đi vào bên trong các máy móc, thiết bị, thiết bị chuyển mạch và các thiết bị khác có tiếp xúc, thì các đầu này phải được bảo vệ và làm kín để đảm bảo tiếp xúc về điện tin cậy, không cho phép hơi ẩm thâm nhập vào bên trong các lõi cáp và để bảo vệ cách điện của lõi cáp tránh hư hỏng cơ khí và các tác động của không khí và hơi dầu.

Tại các vị trí nối cáp, thì các lõi cáp có lớp cách điện bằng cao su phải được bảo vệ để ngăn ngừa hư hỏng lớp cách điện của chúng (ví dụ do cọ xát v.v…).



2 Vỏ bọc bảo vệ của cáp đi vào bên trong thiết bị phải đi vào bên trong tối thiểu là 10 mm.

3 Tại các vị trí nối cáp, các cáp điện phải được nối trong hộp phân nhánh nhờ các kẹp cáp.

4 Nếu trong quá trình lắp đặt cáp cần thiết phải thực hiện việc nối bổ sung, thì việc nối này phải được thực hiện trong hộp nối phù hợp nhờ các kẹp cáp. Các mối nối phải được bảo vệ để ngăn ngừa các tác động của môi trường.

Khả năng áp dụng nối cáp và các phương pháp nối cáp khác với cách nối nói trên thì phải được Đăng kiểm cho phép trong từng trường hợp cụ thể.



9.4 Vật liệu cách điện

9.4.1 Các vật liệu cách điện được quy định ở Bảng 7/9.4.1 thể được sử dụng cho cách điện của cáp điện và dây dẫn.

Bảng 7/9.4.1 Tiêu chuẩn vật liệu cách điện

Ký hiệu cách điện

Tiêu chuẩn các loại vật liệu cách điện

Nhiệt độ làm việc cho phép, (oC)1

PVC/A

Loại polyvinyl clorua tiêu chuẩn

60

PVC/D

Polyvinyl clorua chịu nhiệt

75

EPR

Cao suetylen - propylen

85

XLPE

polyetylen liên kết ngang

85

S95

Cao su silicon

95

1 Nhiệt độ dây dẫn để xác định phụ tải được duy trì liên tục cho phép của cáp.

Chương 10

CÁC YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ ĐƯỢC THIẾT KẾ DÙNG CHO ĐIỆN ÁP VƯỢT QUÁ ĐIỆN ÁP AN TOÀN

10.1 Quy định chung

10.1.1 Các yêu cầu của chương này áp dụng đối với thiết bị động lực và hệ thống chiếu sáng có điện áp vượt quá điện áp an toàn cũng như các thiết bị tương tự dùng cho sinh hoạt.

Các thiết bị điện phải được chế tạo để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ở dao động điện áp và tần số quy định ở Bảng 7/10.1.1.



Bảng 7/10.1.1 Tiêu chuẩn dao động điện

Thứ tự

Thông số dao động

Mức giao động so với giá trị định mức

Lâu dài

Tức thời

Trị số, (%)

Thời gian, (s)

1

Điện áp từ máy phát

+6

- 10


+20

- 30


1,5

2

Tần số

±5

±10

5

10.2 Tiếp mát bảo vệ

10.2.1 Vỏ kim loại của các thiết bị điện hoạt động ở điện áp vượt quá cấp an toàn và không có cách điện hai lớp hoặc được tăng cường thì phải đánh dấu đầu nối mát bằng biểu tượng “┴”.

Phải bố trí tiếp mát cả phía trong và phía ngoài của vỏ thiết bị điện, tùy thuộc vào việc sử dụng các thiết bị.



10.2.2 Các bộ phận được tiếp mát.

1 Các bộ phận kim loại của thiết bị điện, có khả năng bị chạm vào trong điều kiện khai thác và có thể mang điện trong trường hợp cách điện bị hư hỏng (trừ những đề cập ở 10.2.2-2) thì phải được gắn tin cậy với cọc tiếp mát (xem ở 10.2.3).

2 Tiếp mát bảo vệ không yêu cầu đối với:

(1) Các thiết bị điện được bố trí cách điện hai lớp hoặc được tăng cường;

(2) Các bộ phận kim loại của thiết bị điện được cố định vào trong vật liệu cách điện hoặc đi qua và được cách ly với các bộ phận mang điện theo cách sao cho ở điều kiện hoạt động bình thường thì các bộ phận này không thể mang điện hoặc tiếp xúc với các bộ phận tiếp mát;

(3) Giá ổ đỡ phải được cách điện đặc biệt để bảo vệ ngăn ngừa dòng điện tuần hoàn;

(4) Chụp đèn và móc cài của các đèn huỳnh quang, rọ bảo vệ và chao đèn, các thiết bị che chắn hỗ trợ giá treo đèn, các bộ đèn, hoặc kết cấu được bắt vít vào vật liệu cách điện;

(5) Vòng kẹp cáp;

(6) Các phụ tải riêng lẻ có điện áp đến 250 V được cấp điện qua biến áp cách ly.

3 Cuộn dây thứ cấp của tất cả các biến áp đo lường và biến dòng đo lường phải được tiếp mát.

10.2.3 Dây nối mát và cọc tiếp mát

1 Thiết bị điện được lắp đặt cố định phải được tiếp mát bằng dây nối mát kéo dài hoặc một lõi nối mát trong cáp cấp điện. Khi một lõi của cáp cấp điện được dùng để nối mát, thì nó phải được nối với bộ phận được tiếp mát của thiết bị, phía bên trong vỏ của nó. Việc tiếp mát riêng bằng phương pháp dây kéo dài không cần phải được dự phòng khi việc bố trí thiết bị đảm bảo tiếp xúc về điện tin cậy giữa vỏ thiết bị và thân tàu trong mọi chế độ hoạt động.

Đối với việc tiếp mát bằng dây nối mát kéo dài, thì dây nối mát phải được làm bằng dây đồng cũng như các dây làm bằng kim loại chống ăn mòn bất kỳ khác, miễn là trở kháng của các dây này không vượt quá giá trị của dây đồng được yêu cầu. Tiết diện của dây nối mát bằng đồng không được nhỏ hơn giá trị cho ở Bảng 7/10.2.3-1.



Bảng 7/10.2.3.1 Tiết diện của dây nối mát

Tiết diện của lõi cáp nối đến thiết bị, (mm2)

Tiết diện của dây nối mát, (mm2)

Dây cứng

Dây mềm

≤2,5

2,5

1,5

từ 4 đến 120

1/2 tiết diện của lõi cáp nối đến thiết bị, nhưng không nhỏ hơn 4

> 120

70

70

Đối với việc tiếp mát bằng một lõi riêng của cáp cấp điện, thì tiết diện của lõi này phải bằng tiết diện danh nghĩa của lõi cáp cấp điện - đối với cáp có tiết diện ≤ 16 mm2 và tối thiểu bằng 1/2 tiết diện của lõi cáp cấp nguồn, nhưng không nhỏ hơn 16 mm2 - đối với cáp có tiết diện > 16 mm2.

2 Tiếp mát cho thiết bị di động, bán di động và xách tay phải được thực hiện xuyên suốt và giắc cắm tiếp mát trong ổ cắm hoặc các thiết bị tiếp xúc được tiếp mát khác và lõi tiếp mát bằng đồng của cáp cấp điện mềm. Tiết diện của lõi tiếp mát phải không được nhỏ hơn tiết diện danh nghĩa của lõi cáp cấp nguồn mềm - đối với cáp có tiết diện ≤ 16 mm2 và tối thiểu bằng 1/2 tiết diện của lõi cáp cấp nguồn mềm, nhưng không nhỏ hơn 16 mm2 - đối với cáp có tiết diện > 16 mm2.

3 Tiếp mát cho các thiết bị được lắp đặt cố định phải không tách rời được.

4 Lắp đặt các thiết bị điện trong các không gian và vùng nguy hiểm phải được tiếp mát bằng dây nối mát kéo dài bất kể phương pháp thiết bị này được cố định.

10.3 Thiết bị chống dòng điện rò (RCD)

10.3.1 Để bảo vệ con người chống lại thương tổn do điện và để bảo vệ một số loại thiết bị điện chống lại sự cố chạm mát một pha thì phải sử dụng các thiết bị chống dòng rò.

10.3.2 Thiết bị chống dòng rò phải được bố trí trong các mạch cấp điện của các ổ cắm dự định cấp nguồn cho các thiết bị xách tay và trong các mạch cấp điện của ổ cắm ở buồng lái cũng như ổ cắm ở các khu vực công cộng và khu vực khác với điện áp vượt quá cấp điện áp an toàn (50 V).

10.3.3 Thiết bị chống dòng rò phải được cài đặt để hoạt động tại dòng điện thứ tự 0 trong phạm vi từ 10 đến 30 mA.

10.3.4 Đối với các thiết bị điện thiết yếu, thì không cho phép lắp đặt thiết bị chóng dòng rò.

10.4 Hướng dẫn sử dụng cho chủ tàu

10.4.1 Hướng dẫn sử dụng cho người vận hành phải bao gồm các thông tin về các biện pháp phòng ngừa được thực hiện khi xử lý các thiết bị điện, bao gồm, nếu được, thông tin được yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 13297 và ISO 10133, ví dụ:

Thao tác để thay đổi vị trí của công tắc mạch ắc quy khi nạp tổ ắc quy; Quy trình thay thế cầu chì và tháo rời các phần tử điện khác;

Thông báo “BIỆN PHÁP AN TOÀN” về nguy cơ cháy và nổ trong các không gian liên quan mà vẫn chưa được chuẩn bị thông gió một cách thích đáng;

Thông báo “BIỆN PHÁP AN TOÀN” về nguy cơ thương tổn do dòng điện.




tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương