Qcvn 81: 2014/bgtvt


Hình 7/2.8.1-2(2) Đồ thị sóng hài bậc cao đối lưới điện chính của tàu



tải về 5.17 Mb.
trang44/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   58

Hình 7/2.8.1-2(2) Đồ thị sóng hài bậc cao đối lưới điện chính của tàu

(3) Sự phóng tĩnh điện ở biên độ điện áp 8 kV;

(4) Trường điện từ tần số vô tuyến trong phạm vi từ 30 đến 500 MHz ở giá trị căn bậc 2 trung bình của cường độ trường 10 V/m;

(5) Xung điện áp nanô giây với một biên độ 2 kV đối với mạch cấp nguồn và 1 kV đối với cáp điều khiển và tín hiệu trong khoảng 5/50 ns;

(6) Nhiễu tần số vô tuyến điện trong các mạch dẫn trong phạm vi tần số từ 0,01 đến 50 MHz ở giá trị căn bậc 2 trung bình của điện áp 1 V và với 30% điều biên ở tần số 1 MHz;

(7) Xung điện áp micro giây trong các mạch cấp nguồn ở biên độ 1 kV cho các xung không đối xứng trong khoảng 1,2/50 μs.



3 Hệ số méo sóng hài theo đường cong điện áp đối với các mạch cấp nguồn phải không được vượt quá 10% và được xác định theo công thức:

Trong đó:

Uc: Điện áp thực tế của mạch;

Un: Điện áp của thành phần sóng hài bậc n;

n: Thành phần sóng hài bậc cao quy định.

Giá trị của KC được quy định đối với toàn bộ hệ thống điện của tàu.

Khi có sự cho phép đặc biệt của Đăng kiểm như trên, thì các thanh dẫn tách biệt có Ku > 10% có thể được sử dụng cho thành phần sóng hài lớn nhất của nguồn cấp điện áp và các thiết bị điện không bị ảnh hưởng bởi thành phần sóng hài, với điều kiện là thanh dẫn ở trên được nối với thanh dẫn chính thông qua móc nối (xem 2.8.2-2).

4 Độ nhiễu của giao thoa sóng từ các thiết bị trong mạch cấp nguồn không được vượt quá giá trị sau trong các dải tần số chỉ ra dưới đây:

Đối với các thiết bị lắp đặt trên boong hở và buồng lái:

10 đến 150 kHz - 96 đến 50 dB;

150 đến 350 kHz - 60 đến 50 dB;

350 kHz đến 30 MHz - 50 dB.

Đối với các thiết bị được lắp đặt trong buồng máy và không gian kín khác:

10 đến 150 kHz - 120 đến 69 dB;

150 đến 500 kHz - 79 dB;

500 kHz đến 30 MHz - 73 dB.

Mạch ảo và máy thu để đo chuẩn đỉnh phải được sử dụng để đo độ nhiễu. Băng tần của máy thu khi đo nằm trong dải tần từ 10 đến 150 kHz phải là 200 Hz và trong dải tần từ 150 kHz đến 30 MHz phải là 9 kHz.



5 Trên tàu, mà độ nhiễu sóng vô tuyến từ các bộ chỉnh lưu bán dẫn công suất phải được giới hạn phù hợp với các yêu cầu nêu ở 2.8.1-4. Các mạch cấp nguồn cho hệ thống tự động, thiết bị vô tuyến và nghi khí hàng hải phải được cách ly về điện khỏi mạch cấp nguồn của các bộ chỉnh lưu này sao cho tối thiểu là 40 dB bị suy giảm trong dải tần số từ 0,01 đến 30 MHz.

Cáp nguồn của các thiết bị có độ nhiễu sóng vô tuyến vượt quá quy định ở 2.8.1-4 phải được bố trí tối thiểu cách xa 0,2 m khỏi cáp của nhóm thiết thiết bị mà ở đó tuyến cáp chung dài hơn 1 m (xem 2.8.2-8).



6 Độ nhiễu điện từ trường của sóng vô tuyến thiết lập ở khoảng cách 3 m từ các thiết bị không được vượt quá các giá trị sau trong các dải tần chỉ ra dưới đây:

Đối với các thiết bị lắp đặt trên boong hở và buồng lái:

150 đến 300 kHz - 80 đến 52 dB;

300 kHz đến 30 MHz - 52 đến 34 dB;

30 đến 2.000 MHz - 54 dB, trừ dải tần từ 156 đến 165 MHz, ở đó độ nhiễu phải bằng 24 dB.

Đối với các thiết bị được lắp đặt trong buồng máy và không gian kín khác:

150 kHz đến 30 MHz - 80 đến 50 dB;

30 đến 100 MHz - 60 đến 54 dB;

100 đến 2.000 MHz, trừ dải tần từ 156 đến 165 MHz, ở đó độ nhiễu phải bằng 24 dB.

Máy thu để đo chuẩn đỉnh phải được sử dụng để đo đạc. Băng tần của máy thu khi đo nằm trong dải tần từ 150 đến 30 kHz và từ 156 đến 165 MHz phải là 9 kHz và trong phạm vi dải tần từ 30 đến 156 MHz và từ 165 MHz đến 1 GHz phải là 120 kHz.



2.8.2 Các biện pháp đảm bảo tính tương thích điện từ

1 Để bảo vệ các thiết bị vô tuyến điện tránh nhiễu điện từ, thì các yêu cầu của Phần 8 phải được xem xét.

2 Nhằm mục đích phân chia hệ thống cấp nguồn cho tàu, thì các bộ chuyển đổi quay, máy biến áp đặc biệt và bộ lọc phải được sử dụng.

3 Vỏ bọc lưới thép và vỏ chắn từ của cáp động lực phải được nối với vỏ kim loại của thiết bị có liên quan và phải được tiếp mát thường xuyên có thể ở mỗi đầu, ở mức tối thiểu.

4 Vỏ chắn từ của cáp tín hiệu phải được tiếp mát tại một điểm trên cạnh của bộ xử lý tín hiệu ban đầu. Cáp phải có vỏ bọc cách điện bên ngoài.

5 Tính liên tục của vỏ chắn từ phải được đảm bảo, và nhằm mục đích này thì vỏ chắn từ của cáp phải được nối với vỏ của thiết bị, và ngoài ra chúng phải được thực hiện bằng các hộp phân nhánh cáp và hộp phân phối, và bằng cách xuyên cáp qua vách.

6 Tiếp mát được bố trí nhằm mục đích chống nhiễu phải có một điện trở không lớn hơn 0,02Ω, độ dài tối thiểu có thể, phải có khả năng chống rung và chống ăn mòn và có thể tiếp cận được để kiểm tra.

7 Màn chắn từ của cáp sẽ không được sử dụng như dây dẫn phản hồi.

8 Theo cách tín hiệu được truyền đi, cáp điện của tàu được chia thành các nhóm sau:

(1) Cáp đồng trục của máy thu thanh và tín hiệu hình ảnh ở mức tín hiệu từ 0,1 μV đến 500 mV;

(2) Cáp có màng chắn từ và cáp đồng trục truyền các tín hiệu tương tự và số ở mức tín hiệu từ 0,1 đến 115 V;

(3) Cáp có màng chắn từ của điện thoại và thiết bị phát thanh ở mức tín hiệu từ 0,1 đến 115 V;

(4) Cáp không có màng chắn từ nằm dưới boong, và các cáp động lực, chiếu sáng có màng chắn từ và nằm trên boong hở và các mạch tín hiệu ở mức tín hiệu từ 10 đến 1.000 V;

(5) Cáp đồng trục hoặc có màng chắn từ của ăng ten phát của thiết bị phát sóng vô tuyến, trang bị ra đa, máy đo sâu và các bộ chuyển đổi bán dẫn công suất ở mức tín hiệu từ 10 đến 1.000 V.



9 Các cáp cùng một nhóm có thể được đặt trong cùng một tuyến cáp miễn là thiết bị nhạy nhiễu không bị ảnh hưởng bởi sự sai khác trong mức tín hiệu truyền đi.

Khi chiều dài của cáp đặt song song vượt quá 1 m, thì các loại cáp (tuyến cáp) của các nhóm khác nhau được đặt tối thiểu là 0,1 m, và chúng phải được bẻ vuông góc. Cáp của thiết bị ra đa và máy đo sâu đề cập ở 2.8.2-8(5) thì hoặc phải có hai lớp vỏ chắn từ, hoặc là dùng cáp đồng trục đặt trong một ống kim loại. Màng chắn từ bên ngoài phải được tiếp mát cùng với màng chắn từ chính của cáp.

Cáp của bộ chuyển đổi của máy đo sâu cầm tay có thể có màng chắn từ đơn miễn là phù hợp tính tương thích điện từ cho phép.

10 Khi thiết bị điện được lắp đặt và cáp được đặt trong vùng lân cận của la bàn từ và để đảm bảo việc chống nhiễu cho các thiết bị nghi khí hàng hải, thì các yêu cầu ở Phần VIII của Quy chuẩn này phải được xem xét.

11 Khi tàu được đóng từ vật liệu không dẫn điện, đối với thiết bị vô tuyến theo yêu cầu của Quy chuẩn thì tất cả các cáp điện trong phạm vi 9 m từ ăng ten phải được chắn từ hoặc bảo vệ khác khỏi nhiễu vô tuyến, và tất cả thiết bị điện phải được lắp thiết bị khử nhiễu vô tuyến (xem 2.8.1-4).

Chương 3

NGUỒN ĐIỆN

3.1 Nguồn điện chính

3.1.1 Các thiết bị điện được lắp đặt trên tàu phải được trang bị nguồn điện chính có công suất đủ để cấp nguồn cho tất cả các thiết bị điện trên tàu ở các chế độ nêu ở 3.1.5.

3.1.2 Tối thiểu một trong những trang bị sau đây có thể được sử dụng làm nguồn điện chính:

1 Máy phát được dẫn động bằng máy chính và máy phát điện được dẫn động bằng động cơ đốt trong riêng.

2 Máy phát điện được dẫn động bằng động cơ đốt trong riêng và một hoặc một số tổ ắc quy mà các tổ ắc quy này được nạp nổi nhờ máy phát điện.

3 Máy phát được dẫn động bằng máy chính và một hoặc một số tổ ắc mà các tổ ắc quy này được nạp nổi nhờ máy phát điện.

4 Máy phát được dẫn động bằng hệ thống động lực và một hoặc một số tổ ắc mà các tổ ắc quy này được nạp nổi nhờ máy phát điện.

5 Một hoặc một số tổ ắc quy.

Đối với các tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B, thì nguồn điện quy định ở 3.1.2-1 đến 2.1.2-4 có thể được sử dụng làm nguồn điện chính. Trong trường hợp này, công suất của tổ máy phát điện phải đủ để cấp nguồn cho các thiết bị thiết yếu trong chế độ hành trình và đồng thời tổ máy phát điện phải có khả năng nạp điện cho các tổ ắc quy.



3.1.3 Tàu có tổ ắc quy bao gồm cả ắc quy được nạp nổi nhờ máy phát điện chính, thì nó phải có dung lượng đủ để cấp nguồn cho các thiết bị điện yêu cầu trong khoảng thời gian:

24 giờ - đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 hoặc B;

16 giờ - đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C hoặc C1;

8 giờ - đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C2 hoặc C3.

mà không cần nạp thêm từ các thiết bị nạp của tàu và có liên quan đến 3.2.14.

3.1.4 Khi tổ ắc quy được đồng thời sử dụng để khởi động máy chính, thì dung lượng của chúng phải đủ để tuân theo những yêu cầu ở 3.1.5 và 3.2.8.

3.1.5 Số lượng và công suất của nguồn điện của tàu được xác định theo các chế độ hoạt động sau:

(1) Chế độ hành trình;

(2) Chế độ điều động;

(3) Trường hợp có cháy, thủng thân tàu hoặc các điều kiện khác ảnh hưởng đến an toàn hàng hải, với nguồn điện chính đang hoạt động;

(4) Các chế độ hoạt động khác theo mục đích của tàu.

3.2 Tổ ắc quy

3.2.1 Các tổ ắc quy phải được lắp đặt phía trên mức nước đáy tàu ở nơi khô ráo, tiếp cận dễ dàng, được thông gió và không được đặt ở nơi bị tác động môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ cao hay thấp, tóe nước và các hư hỏng về cơ học.

3.2.2 Tổ ắc quy không được phép lắp đặt trong vùng liền kề với két nhiên nhiên liệu hoặc thiết bị lọc nhiên liệu.

Bất cứ bộ phận kim loại của hệ thống nhiên liệu trong phạm vi 300 mm phía trên phần cao nhất của ắc quy, khi lắp đặt, phải được cách ly về điện.



3.2.3 Tổ ắc quy có công suất lớn hơn 0,2 Kw (66 Ah ở 24 V và 135 Ah ở 12 V) phải được đặt trong buồng riêng hoặc trong hộp. Yêu cầu này không áp dụng cho tổ ắc quy không được bảo trì.

3.2.4 Ắc quy kiềm và axít không được phép đặt trong cùng một buồng hoặc hộp.

Các thùng chứa và phụ kiện dùng cho ắc quy có dung dịch điện phân khác nhau phải được đặt tách biệt nhau.



3.2.5 Buồng hoặc hộp chứa ắc quy phải được thông khí tốt để ngăn ngừa sự hình thành và tích tụ hỗn hợp khí dễ nổ.

3.2.6 Các tổ ắc quy phải được bố trí để sao cho góc nghiêng của tàu lên đến 45o thì dung dịch điện phân trong các ngăn không bị trào ra ngoài.

3.2.7 Các tổ ắc quy khởi động dùng để khởi động động cơ có công suất không quá 75 Kw có thể được sử dụng để cấp ngồn cho hệ thống chiếu sáng của tàu.

3.2.8 Dung lượng của ắc quy khởi động phải đảm bảo 6 lần khởi động động cơ, xét đến thời gian của mỗi lần khởi động tối thiểu là 5s, và phải đáp ứng các khuyến nghị của nhà chế tạo động cơ. Nếu không sẵn có các yêu cầu của nhà chế tạo động cơ, thì dung lượng của ắc quy khởi động Q, bằng Ah, có thể được xác định theo công thức:

Q = kPst

Trong đó:

k = hệ số dung lượng ắc quy;

k = 70 đối với điện áp 12 V;

k = 35 đối với điện áp 24 V;

Pst = công suất định mức của động cơ khởi động, Kw.

3.2.9 Quá trình nạp cho các tổ ắc quy từ nguồn điện chính phải đảm bảo thời gian nạp không quá 8 giờ.

3.2.10 Khi lựa chọn dung lượng tổ ắc quy axít dùng để phục vụ trừ việc phục vụ khởi động, thì việc phóng điện của chúng không quá 50% dung lượng định mức được quy định. Đối với ắc quy kiềm, thì giá trị phóng điện cao hơn có thể được xác định phù hợp với khuyến nghị của nhà sản xuất ắc quy.

3.2.11 Thiết bị khởi động của máy chính phải được cấp nguồn từ ắc quy khởi động và trong trường hợp sự cố phải được cấp từ tổ ắc quy khác có dung lượng phù hợp.

Máy chính của tàu có công suất không lớn hơn 40 Kw, thì một tổ ắc quy khởi động cũng có thể sử dụng cấp nguồn cho chiếu sáng.



3.2.12 Ắc quy khởi động phải được bố trí càng gần với động cơ càng tốt.

3.2.13 Mạch điện của ắc quy khởi động không được kết hợp bảo vệ chống quá dòng.

3.2.14 Các tổ ắc quy không được phép dùng để cấp nguồn cho các thiết bị có điện áp thấp hơn điện áp tổng của tất cả các ngăn của ắc quy.

3.2.15 Phải có khuyến nghị sử dụng ắc quy đối với các ắc quy không yêu cầu bảo dưỡng.

3.3 Trang bị điện sự cố

3.3.1 Mỗi tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C và C1 phải bố trí một nguồn điện sự cố độc lập.

Nguồn điện sự cố độc lập phải được bố trí phía trên đường nước nguy hiểm, theo yêu cầu của điều kiện để đảm bảo dự trữ lực nổi phù hợp với Phần 4. Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế C và C1, thì được phép lắp đặt nguồn điện sự cố độc lập trong buồng máy.

Một hoặc một vài tổ ắc quy được nạp nổi nhờ máy phát điện bằng năng lượng gió hoặc pin năng lượng mặt trời có thể được sử dụng làm nguồn điện sự cố độc lập.

3.3.2 Khi tổ ắc quy được sử dụng làm nguồn điện sự cố, thì dung lượng của chúng phải đủ để cấp nguồn cho các thiết bị sau đây trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 25% theo quy định ở 3.1.3:

1 Chiếu sáng sự cố cho:

Khu vực bố trí các thiết bị cứu sinh, vật tư dùng cho sự cố, dụng cụ chữa cháy;

Cầu thang, hành lang, lối thoát hiểm từ buồng máy;

Khu vực hành khách;

Buồng máy;

Buồng lái;

Khu vực bố trí và hạ phương tiện cứu sinh;

Khu vực tập trung và trạm lên xuống trên boong, ở trên mạn và đường chuẩn;

Khu vực tập trung của thuyền viên khi có sự cố;

Tất cả các trạm điều khiển (bàn điều khiển) cũng như trạm điều khiển chính và sự cố;

Bảng điện chính;

Không gian lắp đặt nguồn điện sự cố;

Khoang máy lái;

Không gian lân cận bơm chữa cháy, bơm hút khô sự cố và các vị trí khởi động động cơ của chúng.



2 Các đèn hàng hải.

3 Phương tiện thông tin vô tuyến nếu ắc quy sự cố của tàu là không sẵn sàng để sử dụng.

4 Phương tiện tín hiệu âm thanh.

5 Thiết bị thông tin nội bộ, báo động chung, báo động và phát hiện cháy.

3.3.3 Tàu có nguồn điện quy định ở 3.1.2-2 đến 3.1.2-4, mà trên đó các tổ ắc quy nạp nổi là nguồn điện chính, thì ắc quy này có thể được coi là nguồn điện sự cố.

3.3.4 Tàu có tổ ắc quy được sử dụng làm nguồn điện sự cố, thì không yêu cầu trang bị nguồn điện sự cố, miễn là dung lượng ắc quy phải đủ phù hợp theo yêu cầu ở 3.3.2.

3.3.5 Khi tổ ắc quy là nguồn điện sự cố, thì tổ ắc quy này và bảng điện sự cố phải được lắp đặt trong các không gian riêng.

3.3.6 Tàu có nguồn điện quy định ở 3.1.2-1 là nguồn điên chính, thì máy phát được dẫn động riêng lắp đặt trên tàu phù hợp với 3.3.1 có thể được coi là nguồn điện sự cố. Trong trường hợp này, phải bố trí thực hiện kiểm tra việc lắp đặt hoàn thành được đề cập ở 3.1.2-1, cùng với việc bố trí khởi động tự động của động cơ lai máy phát điện riêng.

3.3.7 Thiết bị chỉ báo phải được bố trí trong trạm điều khiển trung tâm để chỉ báo khi tổ ắc quy bất kỳ, thỏa mãn làm nguồn điện sự cố, đang phóng điện.

3.3.8 Nguồn điện sự cố chỉ phải trang bị bảo vệ ngắn mạch. Khi máy phát sự cố được dẫn động bởi động cơ đốt trong riêng, thì báo động âm thanh và ánh sáng phải được bố trí trong trạm điều khiển trung tâm hoặc vị trí trực ca để cảnh báo máy phát quá dòng.

3.3.9 Bảng điện sự cố phải được đặt gần nguồn điện sự cố tới mức có thể.

3.3.10 Khi máy phát sự cố được dẫn động bởi động cơ đốt trong riêng, thì bảng điện sự cố phải được lắp đặt trong cùng không gian với máy phát, trừ khi việc bố trí này sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của bảng điện. Tất cả việc bố trí khởi động và các thiết bị nạp và tổ ắc quy khởi động của thiết bị sự cố cũng phải được bố trí trong không gian này.

3.3.11 Máy phát điện sự cố phải:

1 Được dẫn động bằng động cơ đốt trong;

2 Tự động khởi động khi có sự cố cấp điện từ nguồn điện chính và tự động kết nối với bảng điện sự cố. Tổng thời gian khởi động và nhận tải của máy phát không được vượt quá 45 s;

3 Trường hợp khởi động tự động của thiết bị sự cố theo quy định ở 3.3.11-2 mà không diễn ra trong vòng 45 giây, thì phải bố trí một nguồn điện sự cố tạm thời, mà nguồn này phải khởi động ngay lập tức khi có sự gián đoạn năng lượng.

3.3.12 Khi tổ ắc quy được sử dụng làm nguồn điện sự cố thì chúng phải:

1 Hoạt động không cần nạp lại mà vẫn duy trì sự dao động điện áp trên các đầu cực trong phạm vi 12% điện áp định mức trong suốt thời gian phóng điện;

2 Được tự động kết nối với thanh dẫn của bảng điện sự cố khi xảy ra sự cố nguồn điện chính.

3.3.13 Dung lượng của ắc quy dự phòng làm một nguồn điện sự cố tạm thời phải đủ để cấp nguồn trong thời gian 30 phút cho các phụ tải sau:

1 Chiếu sáng và các đèn hàng hải thiết yếu.

2 Tất cả thông tin liên lạc nội bộ và phương tiện thông báo khi xảy ra sự cố.

3 Hệ thống báo động chung, hệ thống phát hiện và báo động cháy.

4 Đèn tín hiệu ban ngày, các phương tiện tín hiệu âm thanh (còi hơi, chuông v.v…).

Các thiết bị được liệt kê ở 3.3.13-2, 3.3.13-3 và 3.3.13-4, có thể không cần cấp nguồn từ nguồn tạm thời nếu chúng có tổ ắc quy riêng mà tổ ắc quy này cấp nguồn cho chúng trong khoảng thời gian theo quy định.



3.3.14 Ở chế độ hoạt động bình thường, bảng điện sự cố phải được cấp điện từ bảng điện chính bởi một đường dây mà đường dây này phải được bảo vệ quá dòng và ngắn mạch phù hợp tại bảng điện chính.

Bảng điện sự cố phải được trang bị bộ ngắt mạch tự động mà bộ ngắt mạch này phải tự động mở ra khi nguồn điện chính gặp sự cố.

Khi bảng điện chính được cấp điện từ bảng điện sự cố thì bộ ngắt mạch tự động trên bảng điện sự cố thì phải được trang bị, tối thiểu, có bảo vệ ngắn mạch.

3.3.15 Các cáp cấp nguồn cho các phụ tải sự cố phải được lắp đặt sao cho việc ngập nước của các thiết bị tiêu thụ sự cố nằm dưới boong vách không làm ngắt nguồn cấp các thiết bị tiêu thụ khác lắp đặt ở phía trên boong đó.

3.3.16 Thiết bị chuyển mạch của các phụ tải sự cố phải được lắp đặt phía trên boong vách.

3.4 Nguồn điện bên ngoài

3.4.1 Khi bố trí cấp điện cho tàu từ nguồn điện bên ngoài, thì bảng cấp điện bên ngoài phải được lắp đặt trên tàu.

3.4.2 Ở bảng cấp điện bên ngoài phải trang bị các thiết bị sau:

1 Đầu nối cho việc kết nối cáp mềm.

2 Thiết bị chuyển mạch và bảo vệ dùng cho việc kết nối và bảo vệ cáp đặt cố định của bảng điện chính; vị trí chiều dài cáp giữa bảng cấp điện bên ngoài và bảng điện chính nhỏ hơn 10 m, thì có thể không cần lắp đặt thiết bị bảo vệ.

3 Vôn kế hoặc đèn báo để chỉ báo điện áp từ nguồn điện bên ngoài đang có ở đầu nối.

4 Phải trang bị hoặc phải có thiết bị kiểm tra cực tính hoặc thứ tự pha cho việc kết nối.

Khuyến cáo rằng phải trang bị công tắc ngắt pha.



5 Đầu nối để nối dây trung tính từ nguồn điện bên ngoài thì phải được đánh dấu riêng đầu nối dùng cho việc kết nối với dây tiếp mát bảo vệ từ bờ.

6 Tấm ghi tên để chỉ dẫn hệ thống phân phối, điện áp, loại tần số và dòng điện.

7 Bố trí các kẹp cơ khí cho các đầu cáp mềm nối đến bảng điện và các giá treo cho cáp mà các cáp này được đặt ở bảng cấp điện bên ngoài hoặc trong vùng phụ cận của chúng.

3.4.3 Bảng cấp điện bên ngoài phải được nối với bảng điện chính bằng đường cáp được lắp đặt cố định.

3.4.4 Khi tàu có trang bị điện thấp áp, thì cho phép lắp đặt các ổ cắm thấp áp dùng để cấp điện từ bảng điện bên ngoài. Ổ cắm có dòng định mức vượt quá 16 A thì phải kèm công tắc có khóa liên động sao cho không thể cắm vào hoặc rút phích ra khi công tắc ở vị trí “BẬT”. Ổ cắm phải được bảo vệ chống lại các hư hỏng cơ khí và ngập nước. Ổ cắm phải được thiết kế để sao cho ngăn ngừa việc chạm vào các bộ phận mang điện trong mọi điều kiện có khả năng gặp phải trong khi dùng và việc ngắt tự phát.

3.4.5 Hướng dẫn sử dụng cho người vận hành phải có các thông tin về biện pháp phòng ngừa được thực hiện khi kết nối/ngắt kết nối việc cấp điện từ bờ. Nếu tàu được cấp năng lượng từ nguồn điện bờ, thì hướng dẫn sử dụng phải bao gồm thông tin về các nguy hiểm xảy ra khi tàu chạy trong vùng lân cận của cáp cấp điện bờ và sự cần thiết của việc sử dụng thông báo liên quan “BIỆN PHÁP AN TOÀN” trong trường hợp này.

3.5 Nguồn điện thay thế

3.5.1 Một trong hai dạng nguồn năng lượng thay thế chỉ ra dưới đây có thể được dùng để cấp nguồn cho các thiết bị của tàu:

1 Máy phát điện bằng năng lượng gió và một hoặc một số tổ ắc quy được nạp nổi nhờ máy phát điện;

2 Pin năng lượng mặt trời và một hoặc một số tổ ắc quy được nạp nổi nhờ pin năng lượng mặt trời.

3.5.2 Khi nguồn điện thay thế được lắp đặt trên tàu ngoài các yêu cầu 3.1 và/hoặc 3.3 để sử dụng kết hợp chúng, thì các hệ thống phân phối điện năng bao gồm các máy phát điện bằng năng lượng gió và/hoặc pin năng lượng mặt trời phải được Đăng kiểm chấp thuận.

Chương 4

PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG

4.1 Quy định chung

4.1.1 Mỗi mạch điện đầu ra của bảng điện phải được trang bị thiết bị ngắt mạch và bảo vệ.

4.1.2 Mạch chiếu sáng cuối cho các không gian phải không được đặt ở dòng tải vượt quá 10 A. Các mạch điện này có thể cấp nguồn cho các quạt gió buồng lái và các thiết bị công suất nhỏ khác.

4.2 Phân phối điện năng

4.2.1 Hệ thống phân phối một chiều sau đây được phép sử dụng trên tàu:

(1) Hệ thống hai dây cách ly;

(2) Hệ thống hai dây với cực âm được tiếp mát;

(3) Hệ thống ba dây với cực âm chung.



4.2.2 Hệ thống phân phối xoay chiều và một chiều một dây với việc dùng thân tàu như một dây dẫn trở về là không được phép, trừ hệ thống tiếp mát cục bộ và được hạn chế (ví dụ như hệ thống khởi động).

4.2.3 Các thiết bị chuyển mạch (bảng điện chính, bảng điện sự cố) có thể được bố trí trên bàn điều khiển được lắp đặt trong buồng lái.

4.2.4 Các thiết bị sau (nếu có trên tàu) phải được cấp nguồn từ thanh dẫn của bảng điện chính:

(1) Điều khiển máy lái (xem cũng để 5.2.2);

(2) Điều khiển neo;

(3) Điều khiển bơm cứu hỏa;

(4) Điều khiển bơm hút khô;

(5) Các bảng điện phân phối chiếu sáng;

(6) Bảng điện cấp nguồn thiết bị vô tuyến;

(7) Bảng điện cấp nguồn thiết bị nghi khí hàng hải;

(8) Bảng đèn hàng hải;

(9) Bảng điện của bàn điều khiển tích hợp;

(10) Hệ thống phát hiện và báo cháy tự động;

(11) Điều khiển máy phụ thiết yếu dùng cho hoạt động của máy chính;

(12) Bảng điện điều khiển làm hàng, tời cô dây, xuồng cứu sinh và các thiết bị khác, các thiết bị thông gió và gia nhiệt;

(13) Các thiết bị nạp cho các tổ ắc quy khởi động và ắc quy cấp nguồn cho các thiết bị thiết yếu;

(14) Các thiết bị khác không được liệt kê ở trên, theo yêu cầu của Đăng kiểm.

Được phép cấp nguồn cho các thiết bị nêu ở 4.2.4-(4), 4.2.4-(6), 4.2.4-(7), 4.2.4-(8), 4.2.4-(10), 4.2.4-(11), 4.2.4-(13) từ bảng điện quy định ở 4.2.4-(9) bằng đường dây cấp nguồn riêng được bố trí các thiết bị ngắt mạch và bảo vệ phù hợp.



4.2.5 Mạch nhánh cuối có dòng lớn hơn 16 A chỉ được cấp nguồn tối đa cho một thiết bị.

4.2.6 Mạch cấp nguồn cho các nhóm thiết bị công suất nhỏ được quy định đối với dòng điện định mức không vượt quá 16 A.

Các mạch này không được phép cấp nguồn đồng thời cho chiếu sáng và thiết bị gia nhiệt.




tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương