Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang50/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   58

2.3.13 Khối lượng các vật liệu dễ cháy được sử dụng để làm vách ngăn bên trong, nền, tấm bọc, lớp phủ bề mặt, nội thất và các thiết bị khác của trạm điều khiển và của không gian phục vụ sinh hoạt (ngoại trừ buồng xông hơi và các không gian nêu ở 2.3.10), nếu Phần này không cấm sử dụng các vật liệu đó, thì phải không được vượt quá 45 kg trên 1 m2 diện tích boong của mỗi không gian.

Căn cứ vào kiểu và mục đích của tàu, Đăng kiểm có thể xem xét lại giới hạn về khối lượng sử dụng các loại vật liệu nói trên.



2.3.14 Cầu thang và các thang đứng phải được cố định chắc chắn và phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương với thép về tính nguyên vẹn chống cháy, trong đó bao gồm cả vật liệu làm bậc.

Trên các tàu có hai hoặc nhiều hơn hai boong hoặc có thượng tầng rộng thì cầu thang bên trong ít nhất phải được bao quanh bằng các vách ngăn không cháy có cửa tự đóng với cấp của cửa không thấp hơn B-0.



2.3.15 Nếu sử dụng vật liệu phủ boong sơ cấp trong khu vực sinh hoạt và phục vụ và trạm điều khiển thì các vật liệu đó phải là vật liệu được duyệt và không bắt lửa hoặc làm tăng các nguy cơ về nổ hoặc chất độc ở nhiệt độ cao, tính chất này được xác định theo FTP Code.

2.3.16 Sơn, véc ni và các vật liệu phủ bề mặt khác mà được sử dụng ở các bề mặt hở trong các không gian thì phải không tạo ra quá nhiều khói và bay hơi chất độc, tính chất này được xác định theo FTP Code.

2.3.17 Trong buồng sinh hoạt và phục vụ, cho phép đặt các vách, tấm bọc và trần không cháy mà có lớp phủ ngoài có thể cháy được với chiều dày lớn nhất là 2 mm, ngoại trừ hành lang, vách quây cầu thang cũng như là trạm điều khiển mà tại đó chiều dày của lớp phủ ngoài cháy được phải không lớn hơn 1,5 mm.

2.3.18 Các thùng đựng rác phải được làm bằng vật liệu không cháy và không có lỗ ở bên cạnh và đáy.

2.4 Bảo vệ các thiết bị nấu và đun nóng

2.4.1 Vật liệu gần thiết bị nấu và đun nóng

1 Vật liệu và các lớp phủ ngoài được sử dụng trong vùng lân cận với các thiết bị nấu và đun nóng có ngọn lửa hở với khoảng cách quy định ở Hình 10/2.4.1-1 phải thỏa mãn các yêu cầu dưới đây, trong đó phải tính đến trạng thái thiết bị đốt tới 20o đối với tàu một thân và tàu buồm và tới 10o đối với tàu nhiều thân và tàu có gắn động cơ mà trên các tàu đó có lắp bếp kiểu tự cân bằng.

(1) Không được lắp rèm treo tự do hoặc sử dụng vải trong Vùng 1 và Vùng 2;

(2) Các vật liệu không được che phủ mà được sử dụng ở Vùng 1 và Vùng 2 thì phải là thủy tinh, gốm sứ, nhôm, hợp kim có chứa sắt hoặc phải là các vật liệu khác có tính chống cháy tương đương;

(3) Các vật liệu sử dụng trong Vùng 2 phải được bọc cách nhiệt với giá đỡ để ngăn không cho cháy đế đỡ nếu nhiệt độ bề mặt lớn hơn 80oC.

Có thể sử dụng khe hở có không khí hoặc các vật liệu thích hợp để làm lớp bọc cách nhiệt.



Hình 10/2.4.1-1 Các vùng mà có yêu cầu đặc biệt về vật liệu

2.4.2 Các quy định chung về an toàn

1 Nếu sử dụng ống khói thì chúng phải được bảo vệ để tránh quá nhiệt hoặc làm hỏng các vật liệu lân cận hoặc làm hỏng các cơ cấu thân tàu.

2 Đối với khối thiết bị dùng để nấu và đun nóng có sử dụng nhiên liệu ở thể lỏng tại áp suất khí quyển thì phải áp dụng các yêu cầu sau:

(1) Bếp và bộ thiết bị đun nóng phải được cố định chắc chắn;

(2) Đầu đốt có ngọn lửa hở phải được trang bị khay hứng dầu;

(3) Nếu sử dụng thiết bị đun nước có ngọn lửa hở thì phải thông gió thích đáng và bảo vệ ống khói;

(4) Không cho phép sử dụng các thiết bị đốt bằng xăng;

(5) Két nhiên liệu mà không phải là một bộ phận được gắn với thiết bị nấu hoặc đun nóng cũng như là đường ống cấp nhiên liệu phải thỏa mãn các yêu cầu ở 4.10.2 Phần 5;

(6) Két nhiên liệu mà không phải là một bộ phận được gắn với thiết bị nấu hoặc đun nóng thì phải được đặt bên ngoài Vùng 2, xem Hình 10/2.4.1-1;

(7) Phải lắp một van đóng mà có thể tiếp cận nhanh chóng trên két nhiên liệu. Nếu van này nằm ngoài buồng bếp thì phải trang bị một van thứ hai trên đường ống dẫn nhiên liệu trong buồng bếp, ngoài Vùng 2, tại một vị trí có thể tiếp cận dễ dàng. Có thể không cần áp dụng yêu cầu này nếu két nhiên liệu được đặt thấp hơn thiết bị nấu/đun nóng và không có khả năng xảy ra hiện tượng chảy ngược lại. Bất kỳ van nào trên két mà nằm trong buồng máy thì phải điều khiển được từ xa ở một vị trí bên ngoài buồng máy;

(8) Các lỗ tiếp nhiên liệu cho két phải được nhận biết một cách rõ ràng và chỉ ra kiểu nhiên liệu được sử dụng trong hệ thống.

2.5 Bảo vệ buồng máy và các két nhiên liệu

2.5.1 Buồng máy và các không gian có nhiên liệu phải được thông gió thích hợp để ngăn việc tích tụ các khí gây nổ.

2.5.2 Vật liệu được dùng để bọc buồng máy phải:

1 Không cháy và phải có bề mặt không thấm dầu và hơi dầu;

2 Có chỉ số ô xy (OI) ít nhất bằng 21 tính theo tiêu chuẩn ISO 4589-3:1996 ở nhiệt độ môi trường là 60oC.

2.5.3 Thiết bị điện sử dụng trong các không gian như sau phải được thiết kế để không đánh lửa vào các khí dễ cháy có ở xung quanh:

- Không gian chứa động cơ xăng và/hoặc két xăng;

- Không gian chứa đường ống xăng và/hoặc các phụ kiện có liên quan tới đường ống đó;

- Không gian chứa các chai khí hóa lỏng và/hoặc đường ống dẫn khí;

- Không gian chứa bình xăng xách tay và/hoặc động cơ ngoài tàu có gắn bình xăng.

2.5.4 Việc lắp đặt hệ thống nhiên liệu và các két nhiên liệu được lắp đặt phải thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 5.

2.5.5 Két nhiên liệu

Két nhiên liệu, đường ống và các phụ kiện của đường ống phải được bảo vệ và cách ly hoặc được bảo vệ khỏi bất kỳ nguồn nhiệt độ cao nào. Tất cả các két đó phải được trang bị hệ thống thông hơi.

Xăng phải được chứa trong các két độc lập mà:

- Cách ly với buồng máy và các nguồn gây cháy nổ khác;

- Tách biệt với khu vực sinh hoạt.

Nhiên liệu đi-ê-den phải được chứa trong các két độc lập.



2.5.6 Nhiên liệu có điểm chớp cháy dưới 55oC (xăng và dầu đi-ê-den)

1 Việc bố trí các két nhiên liệu, vật liệu chế tạo két và các phụ kiện của két phải thỏa mãn các yêu cầu ở 4.10.2-2 Phần 5.

2 Các khoang kín mà các két nhiên liệu được đặt trong đó phải trang bị hệ thống chữa cháy CO2 hoặc phun sương aerosol.

2.6 Phòng xông hơi

2.6.1 Phòng xông hơi phải được bọc cách ly với các không gian khác bằng kết cấu chống cháy cấp A-60 trừ khi các không gian đó nằm trong chu vi của phòng xông hơi. Chu vi của vòng xông hơi có thể bao gồm phòng thay đồ, phòng tắm và nhà vệ sinh.

2.6.2 Phòng tắm vòi hoa sen hoặc phòng tắm mà có thể vào trực tiếp phòng xông hơi thì có thể được coi là một phần của phòng xông hơi. Trong trường hợp đó, cửa ra vào giữa phòng xông hơi và phòng tắm hoa sen/phòng tắm không cần phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn chống cháy.

2.6.3 Cho phép sử dụng tấm bọc bằng gỗ theo kiểu truyền thống trên vách và trần của phòng xông hơi. Trần bên trên lò tạo nhiệt phải được bọc bằng tấm không cháy với khoảng trống giữa trần và tấm bọc ít nhất là 30 mm. Khoảng cách từ bề mặt tạo nhiệt đến vật liệu có thể cháy được ít nhất phải là 500 mm hoặc là vật liệu cháy được đó phải được bảo vệ (ví dụ được bảo vệ bằng tấm không cháy với khoảng trống ít nhất bằng 30 mm).

2.6.4 Trong phòng xông hơi, cho phép sử dụng ghế băng bằng gỗ kiểu truyền thống.

2.6.5 Cửa phòng xông hơi phải không có khóa và mở được ra phía ngoài bằng cách đẩy.

2.6.6 Lò tạo nhiệt chạy bằng điện phải có thiết bị hẹn giờ và phải thỏa mãn các yêu cầu ở 2.15, Phần 4, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT, trong khi đó thì dây cáp dẫn điện phải thỏa mãn các yêu cầu ở 2.9, Phần 4, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

2.7 Lò sưởi cục bộ (kiểu kín/hở)

2.7.1 Cho phép sử dụng lò sưởi cục bộ đốt bằng nhiên liệu rắn trên những tàu không tự hành và những tàu bến nổi, ngoại trừ những không gian có chứa các két nhiên liệu và/hoặc có chứa các chai khí nén và khí hóa lỏng hoặc là thiết bị sử dụng dầu nhiên liệu và/hoặc sử dụng dầu nhiên liệu.

2.7.2 Lò sưởi (kiểu kín/hở) bằng gạch phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

1 Chiều dày tường gạch bên ngoài buồng đốt phải không nhỏ hơn 250 mm.

2 Chiều dày tường gạch bên ngoài ống khói phải không nhỏ hơn 120 mm.

3 Chiều dày khối gạch tạo hình móng ngựa phải không nhỏ hơn 250 mm.

4 Đáy của lò sưởi phải được tách biệt với tấm boong dễ cháy bằng khối gạch có chiều dày không nhỏ hơn 250 mm.

5 Buồng đốt phải tách biệt với mặt boong dễ cháy bằng một khối gạch có chiều dày không nhỏ hơn 350 mm.

6 Tường gạch phải được làm dày cục bộ 500 mm tại vị trí mà ống khói đi qua cơ cấu của tàu.

7 Lò sưởi bằng gạch phải có lớp bọc bằng thép.

2.7.3 Trong các không gian của tàu, không được phép sử dụng lò sưởi bằng thép mà không có lớp ốp bằng gạch hoặc bằng túi nước.

2.7.4 Lò sưởi phải đặt cách xa các kết cấu làm bằng vật liệu dễ cháy một khoảng cách không nhỏ hơn 500 mm. Nếu các kết cấu đó được bọc bằng vật liệu không cháy thì khoảng cách nói trên phải ít nhất bằng 250 mm.

Trong trường hợp mà các phần của kết cấu tiếp giáp với lò sưởi được làm hoàn toàn bằng vật liệu không cháy thì khoảng cách tối thiểu nói trên không được quy định.



2.7.5 Khoảng cách từ cửa đóng mở lò sưởi đến vách làm bằng vật liệu dễ cháy ít nhất phải bằng 1,25 m. Nếu vách đó làm bằng vật liệu không cháy hoặc trên bề mặt của nó được bọc thép tấm có chiều dày 5 mm thì khoảng cách này có thể giảm xuống còn 1 m.

2.7.6 Khoảng cách từ buồng đốt hở của lò sưởi tới vách làm bằng vật liệu dễ cháy phải không nhỏ hơn 2,5 m. Nếu vách đó làm bằng vật liệu không cháy hoặc trên bề mặt của nó được bọc thép tấm có chiều dày 5 mm thì khoảng cách này có thể giảm xuống còn 2 m.

2.7.7 Phía trước cửa đóng mở của lò sưởi kiểu kín và hố đựng tro và phía trước buồng đốt của lò sưởi kiểu hở, phải có tấm thép đặt trên sàn hoặc sàn phải có bề mặt làm bằng vật liệu không cháy, tấm thép hoặc bề mặt đó phải kéo dài ít nhất 500 mm tính từ tường phía trước của lò sưởi kiểu kín/hở.

2.7.8 Lò sưởi kiểu kín/hở phải được bố trí sao cho trong trường hợp bị quá nhiệt thì không gây ra nguy hiểm về cháy nổ cho các thiết bị và đồ dùng. Không được lắp lò sưởi gần vách khoang hàng.

2.7.9 Ống khói tổng của các lò sưởi kiểu kín/hở phải được bố trí sao cho cao hơn thượng tầng cao nhất là 5 m.

Tại vị trí ống khói tổng đi qua vách và boong phải được bọc sao cho nhiệt độ tại điểm tiếp xúc không được vượt quá 60oC.

Khoảng cách từ ống khói tổng hoặc từ đường dẫn khói tới kết cấu dễ cháy phải ít nhất bằng 350 mm.

Ống khói tổng phải được làm bằng thép với vách quây tạo nên một đường dẫn khí hoặc là chúng phải được bọc bằng vật liệu cách nhiệt.

Ống khói tổng phải được cố định chắc chắn và có bộ phận dập tàn lửa.

Chương 3

TRANG THIẾT BỊ CHỮA CHÁY

3.1 Quy định chung

3.1.1 Tàu phải được trang bị các thiết bị chữa cháy, phù hợp với kích cỡ và động cơ được lắp đặt của tàu, và phù hợp với các thiết bị đun nóng có ngọn lửa hở được lắp đặt trên tàu.

3.2 Phân cấp sự cháy theo ISO 3941:1977

3.2.1 Cấp A: Sự cháy có liên quan đến vật liệu rắn, thường là do bản chất hữu cơ của vật liệu, trong đó thì hiện tượng cháy thường hình thành than đỏ hồng;

Cấp B: Sự cháy liên quan đến chất lỏng hoặc chất rắn mà có thể hóa lỏng;

Cấp C: Sự cháy liên quan đến khí;

Cấp D: Sự cháy liên quan đến kim loại.



3.3 Bố trí thiết bị chữa cháy

3.3.1 Các không gian của tàu phải được trang bị:

Thiết bị chữa cháy xách tay phù hợp với các quy định ở Chương 4; hoặc

Hệ thống chữa cháy cố định phù hợp với các yêu cầu ở Chương 5 cộng với các thiết bị chữa cháy xách tay phù hợp với các quy định ở Chương 4.

3.4 Thiết bị chữa cháy cho không gian nhà bếp

3.4.1 Bếp phải được trang bị một hoặc nhiều hơn một thiết bị chữa cháy xách tay và một chăn chịu lửa phù hợp với các yêu cầu ở Chương 4, hoặc trang bị một hệ thống phun sương nước.

3.5 Thiết bị chữa cháy của buồng máy

3.5.1 Bảo vệ buồng máy và các két nhiên liệu

Buồng máy và các két nhiên liệu phải được bảo vệ theo các yêu cầu ở Bảng 10/3.5.1.



Bảng 10/3.5.1 Bảo vệ buồng máy và các két nhiên liệu

Kiểu

Kiểu tàu và vị trí của máy

Kiểu và công suất máy

Quy định về bảo vệ

Tàu không có buồng máy

Tàu hở có máy ở trên tàu hoặc một phần của máy ở bên trên của sàn buồng lái và có thành quây máy gần như thẳng đứng

Động cơ xăng có công suất nhỏ hơn 120 kW

Hệ thống chữa cháy cố định thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 5 hoặc thiết bị chữa cháy xách tay có kích thước phù hợp để có thể phun vào buồng máy qua cửa chữa cháy ở thành quây máy.

Động cơ đi-ê-den

Tàu hở với động cơ chạy xăng gắn ở vách đuôi bên ngoài tàu và bình nhiên liệu xách tay đặt ở không gian hở

Thỏa mãn các quy định ở 4.3.7.

Không có yêu cầu đặc biệt đối với tàu có một máy bên ngoài với công suất nhỏ hơn 25 kW.



Tàu hở với động cơ chạy xăng gắn ở vách đuôi bên ngoài tàu và có nhiều hơn một bình nhiên liệu xách tay dùng cho mỗi máy được đặt ở không gian hở

Hệ thống chữa cháy cố định để bảo vệ không gian có nhiên liệu thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 5, hoặc thiết bị chữa cháy xách tay có kích thước phù hợp để phun vào không gian có nhiên liệu hoặc trùm lên toàn bộ không gian có chứa két.

Tất cả các tàu

Bình xăng được đặt ở không gian kín

Tàu có buồng máy

Động cơ nằm dưới buồng lái hoặc là nằm bên trong tàu

Động cơ chạy xăng

Hệ thống chữa cháy cố định thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 5.

(Các) động cơ đi-ê-den có tổng công suất nhỏ hơn hoặc bằng 120 kW

Hệ thống chữa cháy cố định thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 5, hoặc thiết bị chữa cháy xách tay có kiểu và kích thước phù hợp để có thể phun vào buồng máy qua cửa chữa cháy ở thành quây máy.

(Các) động cơ đi-ê-den có tổng công suất lớn hơn 120 kW

Hệ thống chữa cháy cố định thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 5.

3.5.2 Công chất chữa cháy và dung lượng của thiết bị chữa cháy

Thiết bị chữa cháy phải phù hợp để dập đám cháy trong buồng máy.

Dung lượng của thiết bị chữa cháy xách tay phải thích hợp với thể tích của buồng máy.

Phải có cửa mở để xả công chất chữa cháy vào buồng máy mà không cần phải mở cửa ra vào hoặc miệng hầm tiếp cận chính.



3.5.3 Lỗ xả chữa cháy

Lỗ xả chữa cháy phải:

- Có dấu hiệu nhận biết;

- Có đủ kích thước để vừa với vòi xả của thiết bị chữa cháy được trang bị;

- Mở hoặc có thể mở được để sẵn sàng xả công chất chữa cháy vào buồng máy;

- Được đặt ở vị trí thích hợp sao cho thiết bị chữa cháy có kích thước như yêu cầu có thể hoạt động được trong tư thế mà cho phép xả được toàn bộ công chất chữa cháy.



3.6 Các không gian kín khác

3.6.1 Các không gian kín khác phải phù hợp với việc cấp vào của công chất chữa cháy, trừ khi chúng được thiết kế để chứa nhiên liệu hoặc các hàng hóa dễ cháy khác thì các không gian đó phải được bảo vệ như quy định ở 3.5.1 đối với các không gian chứa máy chính và máy phụ với tổng công suất nhỏ hơn hoặc bằng 120 kW.

3.7 Boong hở

3.7.1 Với các tàu có chiều dài 15 m và nhỏ hơn cũng như là tất cả các tàu không có máy thì khu vực boong hở của tàu có thể được bảo vệ bằng các xô chữa cháy.

3.7.2 Trên các tàu có chiều dài lớn hơn 15 m thì khu vực boong hở phải được bảo vệ bằng hệ thống vòi rồng chữa cháy thỏa mãn các quy định ở Chương 6 và được bảo vệ bằng xô chữa cháy.

3.7.3 Kiểu, số lượng và việc cất giữ các xô chữa cháy đề cập ở 3.7.1 và 3.7.2 phải phù hợp với các quy định ở 10.1.1.4.

Chương 4

BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY

4.1 Phạm vi áp dụng

4.1.1 Phần này đưa ra các yêu cầu đối với kiểu, kích cỡ, số lượng, vị trí và việc cất giữ thiết bị chữa cháy xách tay trên tàu. Phần này không quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với các bình chữa cháy xách tay đó, bình bị chữa cháy xách tay phải được sản xuất theo tiêu chuẩn được Đăng kiểm chấp nhận.



4.2 Quy định chung

4.2.1 Bất kỳ bình chữa cháy xách tay nào cũng phải có thể tiếp cận được nhanh chóng và sẵn sàng cho việc sử dụng.

4.2.2 Nếu bình chữa cháy được đặt ở vị trí mà có thể bị nước phun hoặc té vào thì đầu phun và cò của thiết bị chữa cháy phải được che chắn trừ khi thiết bị chữa cháy đó được chứng nhận hoặc được xếp vào kiểu dành cho các hoạt động hàng hải.

4.2.3 Bình chữa cháy có thể được cất giữ ở một kho đặc biệt hoặc ở các khu vực khác được bảo vệ hoặc kín. Kho hoặc là cửa ra vào của khu vực kín phải có ký hiệu phù hợp để chỉ ra là kho đó có chứa thiết bị chữa cháy.

4.2.4 Thiết bị chữa cháy CO2 xách tay chỉ có thể được đặt ở trong một không gian mà có các thiết bị sử dụng năng lượng điện (ví dụ không gian chứa động cơ điện, ắc quy, bảng điện…).

4.3 Kiểu, dung lượng và số lượng của thiết bị chữa cháy xách tay

4.3.1 Tàu phải được bảo vệ như quy định ở từ 4.3.2 đến 4.3.8 bằng các thiết bị chữa cháy xách tay đã được Đăng kiểm chứng nhận kiểu.

4.3.2 Số lượng các bình chữa cháy xách tay phải được xác định phù hợp với các yêu cầu ở từ 4.3.6 đến 4.3.8.

4.3.3 Tàu phải có bình chữa cháy xách tay cấp A và B với định mức cấp không nhỏ hơn 5A/34B.

4.3.4 Một bình chữa cháy CO2 riêng biệt chỉ được chứa tối đa là 2 kg. Trong mỗi vùng (không gian) nguy hiểm chỉ được có duy nhất một thiết bị chữa cháy CO2.

4.3.5 Nếu bình chữa cháy CO2 được trang bị, ngoại trừ những vùng hở, thì phải gắn biển thông báo ở gần thiết bị chữa cháy hoặc gắn ngay trên bình chữa cháy phù hợp với quy định ở 8.4 nhằm cảnh báo để thận trọng trong việc sử dụng bình chữa cháy đó.

4.3.6 Tàu mà trên đó có thiết bị đốt hở thì phải trang bị:

1 Một hoặc nhiều hơn một bình chữa cháy xách tay sao cho tối thiểu đạt tổng định mức 8A/6B; hoặc

2 Một chăn chịu lửa có kích thước phù hợp để bảo vệ thiết bị nấu trong bếp và một bình chữa cháy xách tay với dung lượng tối thiểu là 5A/34B.

4.3.7 Tàu có lắp động cơ ngoài với công suất lớn hơn 25 kW phải trang bị một hoặc nhiều hơn một bình chữa cháy xách tay sao cho tối thiểu đạt tổng dung lượng 8A/68B.

4.3.8 Tàu phải được trang bị bình chữa cháy xách tay phù hợp với các yêu cầu đối với các khu vực:

1 Một bình chữa cháy xách tay với dung lượng tối thiểu đạt 5A/34B phải được trang bị trong phạm vi 1 m từ vị trí lái chính đối với những tàu có chiều dài nhỏ hơn 10,0 m.

2 Một bình chữa cháy xách tay với dung lượng tối thiểu đạt 5A/34B phải được trang bị trong phạm vi 2 m từ vị trí lái chính đối với những tàu có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 10,0 m.

3 Một bình chữa cháy xách tay với dung lượng tối thiểu đạt 8A/68B phải được trang bị trong phạm vi 2 m từ thiết bị đốt hở và được đặt sao cho có thể tiếp cận được trong trường hợp có hỏa hoạn. Đối với thiết bị nấu trong bếp thì phải trang bị hai bình chữa cháy hoặc một bình chữa cháy cộng với một chăn chịu lửa phù hợp với quy định ở 4.3.6, và phải được đặt sao cho có thể tiếp cận trong trường hợp có hỏa hoạn.

4 Bên ngoài buồng máy phải có một bình chữa cháy xách tay với dung lượng tối thiểu đạt 4A/34B hoặc 8A/68B tùy thuộc vào công suất ra của động cơ đốt trong được lắp đặt, có chú ý đến các quy định ở 4.3.7, nhưng không lớn hơn 2 m tính từ cửa chữa cháy đề cập ở 3.5.3.

5 Một bình chữa cháy xách tay với dung lượng tối thiểu đạt 4A/34B phải được trang bị trong phạm vi 5 m từ bất kỳ vị trí có người nào đối với những tàu có chiều dài nhỏ hơn 10,0 m.

6 Một bình chữa cháy xách tay với dung lượng tối thiểu đạt 4A/34B phải được trang bị trong phạm vi (LH/3), đo theo phương ngang, tính từ bất kỳ vị trí có người nào đối với những tàu có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 10,0 m.

7 Đối với tàu có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 10,0 m, một bình chữa cháy xách tay với dung lượng tối thiểu đạt 5A/34B phải được trang bị cho mỗi 20,0 m2 của khu vực được bảo vệ. Nếu một phần được bảo vệ của tàu (vùng hoặc nhóm các phòng không được tách thành các vùng khác nhau) được bảo vệ bởi một hệ thống tự động thì phải trang bị duy nhất một bình chữa cháy xách tay với dung tích tối thiểu đạt 5A/34B ở trong phần đó.

Chương 5

HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

5.1 Quy định chung

Phần này đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống chữa cháy, được đưa vào hoạt động bằng tay hoặc tự động, có khả năng dập những đám cháy cấp A hoặc B.



5.1.1 Hệ thống khởi động bằng tay

Một hệ thống chữa cháy cố định mà được đưa vào hoạt động bằng tay phải được kích hoạt từ buồng lái. Nếu vị trí đó cách không gian được bảo vệ lớn hơn 5 m thì phải trang bị một phương tiện kích hoạt bổ sung đặt ở gần không gian được bảo vệ đó.



5.1.2 Hệ thống tự động

Một hệ thống chữa cháy cố định mà tự động kích hoạt phải thỏa mãn các yêu cầu ở 5.2.



5.1.3 Hệ thống kết hợp giữa bằng tay/tự động

Việc bố trí một hệ thống kết hợp giữa bằng tay/tự động phải sao cho người vận hành có thể thao tác để cướp quyền điều khiển của chế độ tự động. Hệ thống đó phải thỏa mãn các yêu cầu ở 5.2.



5.1.4 Hệ thống chữa cháy bằng khí

Thiết bị của hệ thống chữa cháy bằng khí phải được đặt ở một khu vực kín riêng biệt và phải theo cách mà không phần nào của hệ thống được đặt hay đi qua khu vực ở của thuyền viên.

Không gian kín mà có chứa hệ thống đó thì có thể có lỗ khoét, lỗ khoét đóng kín được với các mục đích như sau:

- Cho cáp và đường ống đi qua;

- Lối tiếp cận để bảo dưỡng thiết bị của hệ thống.

5.2 Yêu cầu về lắp đặt

5.2.1 Quy định chung

Các thành phần của hệ thống cố định phải được gắn chắc chắn với thân tàu để chịu được chuyển động, chấn động và rung động trong điều kiện hoạt động bình thường theo thiết kế của tàu.



5.2.2 Hệ thống điều khiển xả bằng tay

Cơ cấu điều khiển xả phải dễ thấy hoặc vị trí của nó phải được dán nhãn rõ ràng và khu vực được bảo vệ phải được nhận biết.

Thiết bị xả phải là loại có thể tiếp cận và vận hành nhanh chóng.



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương