Qcvn 81: 2014/bgtvt


Các đường ống của hệ thống chữa cháy



tải về 5.17 Mb.
trang51/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   58

5.2.3 Các đường ống của hệ thống chữa cháy

1 Đường ống và các phụ kiện của hệ thống chữa cháy và các bộ phận bắt chặt của chúng phải được làm bằng thép, đồng, hợp kim đồng-niken cũng như là làm bằng lưỡng kim, một trong các lớp của lưỡng kim đó phải là các kim loại được kể trên.

2 Nếu vật liệu phi kim được sử dụng để chế tạo bất kỳ bộ phận nào của hệ thống như đề cập ở 5.2.3-1 thì tính nguyên vẹn chống cháy của vật liệu đó phải không thấp hơn của kim loại.

3 Nếu sử dụng phương pháp hàn kim loại nóng chảy để hàn ống của hệ thống thì nhiệt độ nóng chảy của kim loại hàn phải không nhỏ hơn 600oC.

4 Số lượng và vị trí của vòi xả phải đảm bảo dập tắt hữu hiệu đám cháy trong phạm vi không gian được bảo vệ.

5.2.4 Quy định về xả và điều khiển

Phải có hiển thị bằng mắt thường khi xả công chất chữa cháy.



1 Phải có tín hiệu báo động cảnh báo bằng âm thanh trước khi công chất chữa cháy được xả.

2 Nếu lắp đặt nhiều hơn một hệ thống chữa cháy trong một khu vực nguy hiểm thì mỗi hệ thống riêng lẻ phải có khả năng bảo vệ được không gian đó, trừ khi chúng được xả một cách đồng thời.

5.3 Hệ thống chữa cháy CO2

5.3.1 Việc xả 85% khối lượng CO2 định mức phải được đảm bảo như sau:

(1) Trong vòng không lâu hơn 2 phút đối với buồng máy và các không gian khác mà trong đó có sử dụng dầu nhiên liệu hoặc là có chở các chất lỏng dễ cháy khác;

(2) Trong vòng không lâu hơn 10 phút đối với những không gian mà trong đó không chở hoặc không sử dụng dầu nhiên liệu hoặc các chất lỏng dễ cháy khác.

5.3.2 CO2 phải được chứa trong các chai và các két mà đã được duyệt kiểu.

5.3.3 Số lượng các chai dùng để chứa CO2 lỏng phải được xác định theo tỷ lệ điền đầy (khối lượng CO2 trong 1 lít dung tích của chai).

5.3.4 Các thiết bị của trạm CO2 phải thỏa mãn các yêu cầu ở 5.1.4, 5.2.1 và 5.2.2, cũng như ở 5.3.4-1 tới 5.3.4-8.

1 Các trạm CO2 mà không phải là trạm dành cho buồng máy thì phải được bố trí ở trong các không gian trên boong hở hoặc ngay trực tiếp dưới boong hở và có một lối tiếp cận từ boong hở. Trạm CO2 phục vụ cho buồng máy có thể không có lối thoát trực tiếp tới boong hở chỉ trong trường hợp mà tàu được trang bị điều khiển xả từ xa công chất chữa cháy từ buồng lái hoặc từ các không gian khác mà có lối thoát trực tiếp ra boong hở.

2 Các chai CO2 phải được đặt theo chiều thẳng đứng xếp theo hàng bên trên các tấm đệm mà các tấm đệm đó có thể được làm bằng gỗ.

3 Trạm CO2 phải có các thiết bị để cân các chai CO2 hoặc đo được mức CO2 lỏng ở bên trong chai.

4 Mỗi chai CO2 phải được đánh dấu bằng một số thứ tự.

5 Cửa ra vào trạm CO2 phải được đánh dấu đúng cách, mở ra phía ngoài và khóa cố định.

Khóa phải có hai chìa, một trong hai chìa đó được giữ ở một hộp kín có một mặt bằng kính, hộp kín đó phải được đặt gần vị trí của khóa. Chiếc chìa còn lại phải được giữ ở buồng lái.



6 Một bản sơ đồ hệ thống CO2 trong đó có chỉ ra cách điều khiển và các không gian được bảo vệ, cũng như là hướng dẫn khởi động và vận hành hệ thống phải được đặt ở một vị trí dễ thấy bên trong trạm.

7 Trạm CO2 phải có ánh sáng tự nhiên và ánh sáng điện lấy từ nguồn chính và nguồn sự cố trên tàu.

8 Trạm CO2 phải được trang bị hệ thống thông gió thổi và hút. Cửa hút gió của ống hút phải được đặt ở phần thấp hơn của trạm.

5.3.5 Van của chai CO2 phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

1 Chúng phải có cơ cấu bảo vệ. Màng bảo vệ phải phá hủy khi áp suất trong chai lên tới (1,3  0,1)P, MPa, trong đó P là áp suất thiết kế của chai. Đối với các van có màng xẻ rãnh được lắp bổ sung cho màng bảo vệ thì áp suất phá hủy của màng xẻ rãnh phải lớn hơn ít nhất 1 MPa so với giá trị phá hủy lớn nhất của màng bảo vệ. Phải có thiết bị kiểm tra để chỉ ra là cơ cấu bảo vệ đã kích hoạt.

2 Cơ cấu mở van phải là kiểu cần gạt và phải đảm bảo van được mở hoàn toàn khi xoay cần gạt một góc không lớn hơn 90o. Cơ cấu mở phải cho phép các van được mở một cách độc lập hoặc theo nhóm.

3 Các van của chai CO2 phải có đoạn ống nối cắt vát cách đáy bình từ 5 đến 15 mm.

Đường kính trong của ống nói trên và đường ống nối van với ống phân phối phải không nhỏ hơn 10 mm.



5.3.6 Khí thoát ra từ van an toàn trên các chai phải được xả ra không khí bên ngoài các vách quây của trạm thông qua đường ống riêng có gắn thiết bị báo động âm thanh ở đầu ra.

5.3.7 Ống nối chai CO2 và đường ống phân phối phải không có mối nối và được làm bằng đồng đỏ. Cho phép sử dụng đường ống mềm đặc biệt mà được làm bằng vật liệu đã được duyệt kiểu.

Trên đường ống đó phải có van một chiều. Van này phải được lắp ở đầu vào đường ống phân phối theo cách sao cho ngăn ngừa được nước tích tụ ở bên trên. Hệ thống thoát nước của đường ống phân phối phải đảm bảo thoát nước được hoàn toàn.



5.3.8 Đường ống phân phối CO2 của trạm phải được lắp áp kế được chia độ tới một giá trị lớn hơn ít nhất 1 MPa so với áp suất thử thủy lực của chai CO2. Giá trị của thang chia áp kế phải không vượt quá 0,5 MPa.

5.3.9 Vật liệu làm kín van và ống mềm phải vẫn còn có thể sử dụng được ở nhiệt độ thấp tới -30oC.

5.3.10 Tổng diện tích mặt cắt đường ống góp và diện tích mặt cắt đường ống phân phối phải không lớn hơn tổng diện tích mặt cắt các van của chai CO2 khi mở đồng thời để phục vụ cho không gian được bảo vệ lớn nhất (tính theo thể tích).

5.3.11 Diện tích mặt cắt ngang của các đường ống phân phối tới các không gian riêng lẻ được bảo vệ phải không lớn hơn tổng diện tích mặt cắt của các van chai CO2 khi mở đồng thời để phục vụ cho các không gian liên quan đó.

5.3.12 Mỗi đường ống đi tới không gian được bảo vệ riêng lẻ phải có lắp thiết bị đóng riêng.

Chiều dày thành ống phải được xác định phù hợp với các yêu cầu ở 4.2.5-3, Phần 5.



5.3.13 Tổng diện tích mặt cắt tại đầu ra của vòi phun trong không gian được bảo vệ phải không lớn hơn 85 phần trăm tổng diện tích mặt cắt của đường ống phân phối.

5.3.14 Có thể sử dụng ống được đục lỗ để thay thế cho vòi phun trong bầu giảm âm, nồi hơi khí xả và ống khói. Tổng diện tích các lỗ đục trên ống phải nhỏ hơn 10 phần trăm so với diện tích mặt cắt ống.

5.3.15 Cơ cấu điều khiển xả hệ thống ở trạm phải đảm bảo mở đồng thời tất cả các van của chai CO2.

5.3.16 Hệ thống chữa cháy CO2 cố định phải có thiết bị báo động phù hợp với yêu cầu ở 5.2.5.3 để cảnh báo việc xả khí.

5.3.17 Phải có biện pháp đóng tất cả các lỗ hở của không gian được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy CO2 mà qua đó không khí có thể tràn vào và/hoặc khí chữa cháy có thể thoát ra. Cơ cấu điều khiển đóng mở phải được bố trí bên ngoài không gian được bảo vệ hoặc tại những vị trí mà không bị ảnh hưởng bởi đám cháy bên trong không gian được bảo vệ.

5.3.18 Tại lối vào và lối thoát của không gian mà CO2 có thể xả vào, phải đặt một biển báo theo tiêu chuẩn mà trên đó mô tả về các tín hiệu báo động và các thao tác phải làm khi có báo động.

5.3.19 Nếu hợp lý, có thể cho phép đặt trạm cục bộ đối với những không gian được bảo vệ nhất định.

Các chai CO2 dùng để bảo vệ bầu giảm âm của động cơ đốt trong, ống khói và các không gian kín khác có thể được đặt trong buồng máy.



5.4 Hệ thống chữa cháy bằng phun sương aerosol

5.4.1 Quy định chung

1 Máy tạo sương aerosol trong hệ thống chữa cháy bằng sương phải là loại đã được Đăng kiểm duyệt kiểu.

2 Hệ thống chữa cháy bằng sương aerosol phải bao gồm: Máy tạo sương aerosol để chữa cháy;

Thiết bị điều khiển từ xa;

Báo động trước khi xả;

Dây cáp.


3 Phải thực hiện các biện pháp dưới đây khi tiến hành kích hoạt hệ thống:

Tự động kích hoạt hệ thống báo động khẩn cấp trong không gian được bảo vệ phù hợp với các yêu cầu ở 5.2.4-1;

Tự động ngắt thông gió của các không gian được bảo vệ.

4 Đối với buồng máy và các không gian khác mà trong đó có sử dụng dầu nhiên liệu hoặc chất lỏng dễ cháy thì chế độ hoạt động của máy tạo sương aerosol phải không được lớn hơn 2 phút.

5 Việc bố trí các máy tạo sương aerosol trong không gian được bảo vệ phải đảm bảo sương chữa cháy được phân phối đều. Nếu có những vùng bị ứ đọng do thiết bị hoặc là do vách ngăn thì sương chữa cháy phải được đưa trực tiếp vào vùng ứ đọng đó.

6 Khi lắp đặt máy tạo sương aerosol, chúng phải được đặt theo hướng sao cho dòng sương chữa cháy được phun ra không gây ra tác động nhiệt đến các đường thoát, thiết bị của tàu, dây cáp, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, hệ thống báo động, các két và ống dẫn dầu nhiên liệu và dầu bôi trơn.

5.4.2 Máy tạo sương aerosol chữa cháy

1 Máy tạo sương aerosol chữa cháy phải có vỏ, trong đó có chứa một công chất để tạo sương, cơ cấu khởi động, bộ nối điện, cơ cấu để bắt chặt với kết cấu thân tàu. Vỏ của máy tạo sương phải có lắp một hệ thống (đầu phun) để xả sương được tạo ra.

2 Mỗi loại máy tạo sương aerosol phải có các thông tin về khoảng cách (tính dọc theo trục của tia sương được phun) từ đầu ra khỏi máy phát tia sương tới biên của vùng có nhiệt độ +70oC.

3 Thời gian từ lúc khởi động máy tạo hơi sương đến khi máy ở chế độ làm việc phải không lớn hơn 10 s.

Thời gian máy ở chế độ làm việc phải không được nhỏ hơn 20 s.



4 Vỏ của máy, bệ máy và các chi tiết bắt chặt máy vào bệ phải được làm bằng vật liệu không cháy.

5 Máy phải được trang bị một hệ thống để tự động (tức thời) khởi động khi nhiệt độ bao quanh vượt quá 250oC.

5.4.3 Thiết bị điều khiển từ xa hệ thống chữa cháy bằng sương aerosol

1 Thiết bị điều khiển từ xa phải thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 2, Phần 7.

2 Thiết bị điều khiển từ xa phải cho phép khởi động từ xa đồng thời tất cả các máy tạo sương aerosol trong không gian được bảo vệ.

3 Nếu một vài không gian được bảo vệ bởi cùng một hệ thống chữa cháy thì thiết bị điều khiển từ xa phải cho phép khởi động các máy tạo sương aerosol trong mỗi không gian riêng rẽ.

4 Phải có hai nguồn điện, chính và phụ, cấp cho thiết bị điều khiển từ xa.

5 Thiết bị điều khiển từ xa phải đảm bảo tự động giám sát trình tự chạy của mạch khởi động (ví dụ: bị ngắt kết nối, lỗi rò điện v.v…) và đưa ra tín hiệu về các lỗi trên bảng điều khiển phía trước.

5.4.4 Các trạm cục bộ của hệ thống chữa cháy bằng sương aerosol

1 Nếu thấy hợp lý, có thể đặt các trạm cục bộ mà có một hoặc hai máy tạo sương aerosol và hệ thống khởi động (không có thiết bị điều khiển từ xa) ở gần lối vào không gian được bảo vệ.

5.4.5 Đi dây cáp

1 Việc đi dây cáp phải thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 8, Phần 7.

2 Cáp khởi động phải có vỏ bọc và vỏ phải được tiếp đất.

5.5 Hệ thống chữa cháy chính bằng nước

5.5.1 Quy định chung

1 Để phục vụ mục đích chữa cháy thì ngoài bơm chữa cháy chính thì có thể sử dụng bơm nước vệ sinh, bơm hút khô và các bơm khác, công suất và cột áp của các bơm đó phải không nhỏ hơn giá trị thiết kế đối với bơm chữa cháy.

2 Trên các tàu tự hành có công suất nguồn điện lớn hơn hoặc bằng 120 kW, và trên những tàu không tự hành có trang bị riêng nguồn điện cố định với công suất lớn hơn hoặc bằng 120 kW thì phải có hệ thống chữa cháy chính cố định bằng nước sử dụng bơm chữa cháy truyền động cơ giới. Bơm đó, cùng với hệ thống ống và cửa lấy nước của nó, có thể được đặt trong buồng máy.

3 Nếu Đăng kiểm cho phép, hệ thống chữa cháy chính cố định bằng nước có thể không cần lắp trên những tàu có tối đa 3 thuyền viên và/hoặc có chiều dài thân tàu nhỏ hơn hoặc bằng 15 m.

4 Những tàu không được đề cập ở 5.5.1-2 và 5.5.1-3 phải được trang bị các bơm thích hợp cố định được vận hành bằng tay hoặc bơm động cơ lai, các bơm đó được nối với hệ thống ống và cửa lấy nước phải được đặt bên ngoài buồng máy.

5 Đối với các tàu bến nổi mà được buộc vào bờ trong một thời gian dài thì có thể sử dụng biện pháp chữa cháy thay thế, đó là nước cấp cho hệ thống chữa cháy chính có thể được bơm bằng hệ thống trên bờ với công suất và cột áp của bơm không nhỏ hơn giá trị thiết kế đối với bơm chữa cháy. Trong trường hợp này, các hệ thống phải được kết nối với sự quan tâm thích đáng đến sự dịch chuyển của tàu.

6 Công suất bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy cố định chính bằng nước phải đủ để đảm bảo hoạt động đồng thời của hai vòi chữa cháy với kích cỡ lớn nhất của đầu phun được sử dụng trên tàu với áp suất tại họng chữa cháy xa nhất bằng 0,2 MPa.

Các hệ thống chữa cháy chính bằng nước khác phải được thiết kế để có khả năng đưa ít nhất một tia nước tới bất kỳ phần nào của tàu, với áp suất ở họng chữa cháy xa nhất bằng 2 MPa.



7 Nếu các hệ thống chữa cháy khác cũng sử dụng bơm chữa cháy trên tàu (hệ thống phun nước áp lực, hệ thống phun sương nước v.v…) thì công suất bơm của hệ thống chữa cháy chính bằng nước phải đủ để đưa nước tới bất kỳ phần nào của tàu và để phục vụ cho việc hoạt động song song với một trong những hệ thống chữa cháy nói trên mà cần lượng nước lớn nhất.

8 Nếu sử dụng bơm truyền động cơ giới, hệ thống chữa cháy chính phải được trang bị ít nhất một họng chữa cháy đặt trên boong và một họng chữa cháy đặt trên đường dẫn nước đi tại vùng kề cận với bơm chữa cháy (giữa bơm và van chặn).

9 Nếu bơm tay và bơm truyền động cơ giới được nối vào hệ thống chữa cháy chung thì chúng phải được trang bị van chặn một chiều lắp ở đường ống dẫn nước đi.

5.5.2 Yêu cầu đối với bơm chữa cháy

1 Các bơm chữa cháy phải có cơ cấu dẫn động cơ khí độc lập.

Đăng kiểm có thể cho phép sử dụng bơm lai bằng động cơ chính miễn là máy chính được thiết kế để dùng cho hoạt động của bơm khi tàu không chạy và ngắt kết nối với bơm khi tàu chạy.

Nếu Đăng kiểm cho phép, có thể sử dụng đai chữ V (đai thang) để truyền chuyển động từ máy chính tới bơm miễn là việc truyền mô men phải được đảm bảo ngay cả khi một trong các dây đai bị đứt.

2 Bơm chữa cháy có thể được sử dụng cho các mục đích khác mà đòi hỏi phải tiêu thụ nước chỉ trong thời gian ngắn (ví dụ: rửa các boong, rửa ống dẫn neo v.v…).

Đăng kiểm có thể cho phép sử dụng bơm chữa cháy vào các hoạt động khác (hút khô, tiêu nước khẩn cấp của khoang chứa động cơ) miễn là đảm bảo được các hoạt động đó xảy ra đồng thời và thỏa mãn các yêu cầu quy định trong Quy chuẩn này đối với các hoạt động đó.



3 Bơm và đường ống dự định sử dụng cho mục đích chữa cháy thì không được sử dụng để bơm các sản phẩm từ dầu mỏ, dầu hoặc các chất lỏng dễ cháy khác và cũng không được sử dụng như bơm dằn cho các két chở xen kẽ dầu nhiên liệu và nước dằn.

4 Bơm mà có khả năng gây ra quá áp ở đường ống chữa cháy thì phải được trang bị van nhánh phụ để xả nước từ ống đẩy về ống hút của bơm.

Bơm chữa cháy phải được lắp một áp kế ở phía ống đẩy phía trước van nhánh phụ.

Van nhánh phụ phải được thiết lập để hoạt động tại áp suất lớn hơn không quá 10 phần trăm so với áp suất làm việc của đường ống chữa cháy.

5 Bơm chữa cháy cố định và van thông biển của nó phải được đặt ở dưới đường nước tàu không.

Nếu Đăng kiểm cho phép, bơm có thể được lắp ở trên đường nước tàu không miễn là có phương tiện tự hút hiệu quả.



5.5.3 Ống chữa cháy

1 Đường kính của đường ống chữa cháy chính và đường ống cấp nước phục vụ phải sao cho vận tốc nước tại bất kỳ mặt cắt nào của ống không lớn hơn 4 m/s.

2 Nếu hệ thống sưởi được trang bị ở một số không gian trên tàu, phần đường ống chữa cháy chính đi qua các không gian không có sưởi và các không gian ở trên boong hở phải được trang bị thiết bị chặn để cách ly chúng với các đường ống mà đi qua các không gian được sưởi cũng như là cách ly chúng với hệ thống tiêu nước.

3 Mỗi bơm chữa cháy phải được trang bị van chặn ở đường ống hút và đường ống đẩy.

Cho phép sử dụng van dạng trượt ở đường ống hút.

Phải có van chặn một chiều ở đường ống đẩy của bơm ly tâm.

4 Đường ống của hệ thống chữa cháy chính phải là ống thép liền.

5 Các phụ kiện đường ống phải làm bằng thép, đồng đỏ, đồng thau hoặc bằng các loại vật liệu khác nếu Đăng kiểm cho phép.

5.5.4 Họng chữa cháy

1 Mỗi họng chữa cháy phải có van chặn và một bích nối nhanh kiểu tiêu chuẩn. Họng chữa cháy trên boong hở cũng phải có nút mở nhanh.

2 Họng chữa cháy trên tàu phải được bố sao cho đảm bảo phân phối được ít nhất một tia nước tới bất kỳ phần nào của tàu qua ống cứu hỏa mềm kiểu tiêu chuẩn với chiều dài không quá 10 m.

3 Họng chữa cháy phải được đặt:

- Trên boong hở - tại vị trí các lối thoát;

- Bên trong các không gian - trong hành lang và sảnh, buồng máy và buồng nồi hơi.

Họng chữa cháy phải được đặt cách boong hoặc sàn không quá 1,35 m.



4 Tất cả các họng chữa cháy phải được sơn đỏ và đánh số.

5.5.5 Vòi rồng và vòi phun

1 Trên tàu phải sử dụng các vòi rồng được duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền.

2 Vòi rồng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

(1) Chúng phải có chiều dài bằng xấp xỉ 2/3 chiều dài tàu, nhưng không lớn hơn 15 m;

(2) Chúng phải được làm bằng các vật liệu được duyệt để chống lại mài mòn và hỏng do lão hóa;

(3) Đường kính của ống mềm và bích nối phải phù hợp với đường kính của vòi phun chữa cháy tiêu chuẩn mà được nối vào đó bằng bích, cũng như phải phù hợp với đường kính họng chữa cháy của tàu.



3 Số lượng của vòi rồng phải bằng số lượng của họng chữa cháy trên tàu.

4 Mỗi ống mềm được nối cùng với vòi phun chữa cháy phải được cất giữ ở tang quấn hoặc là ở trong giỏ đặt gần kề với họng chữa cháy mà nó dự định được lắp vào đó. Trên boong hở, vòi rồng phải được giữ ở một chiếc tủ được đánh dấu đúng cách và được thông gió.

5 Vòi phun chữa cháy phải là loại hai công dụng có khả năng phun tia và phun sương.

6 Kích thước vòi phun tiêu chuẩn ít nhất phải bằng 6 mm.

5.5.6 Thử sức bền và thử kín

Hệ thống chữa cháy chính bằng nước phải được thử sức bền tại xưởng và thử kín sau khi lắp đặt trên tàu phù hợp với các yêu cầu nêu ở Bảng 10/5.5.6.



Bảng 10/5.5.6 Các yêu cầu về thử hệ thống chữa cháy chính bằng nước

Đường ống và các phụ kiện

Áp suất thử thủy lực, Mpa

Tại xưởng

Trên tàu

Đường ống từ van thông biển tới bơm

-

0,2

Đường ống từ bơm tới họng chữa cháy

1,5p 1

Thử hoạt động khi lắp vào hệ thống

Các phụ kiện

1,5p nhưng không nhỏ hơn 0,2 MPa

Chú thích:

p là áp suất làm việc của hệ thống;



1 Trong trường hợp mà dự định tiến hành thử với áp suất đó sau khi lắp đặt trên tàu thì có thể bỏ qua thử tại xưởng.

Chương 6

VẬN HÀNH

6.1 Hệ thống cố định phải có khả năng vận hành ở nhiệt độ của môi trường tương ứng với điều kiện hoạt động được xác định trong thiết kế.

6.2 Mỗi hệ thống phải có hướng dẫn vận hành. Nếu công chất chữa cháy là chất gây ngạt thì hướng dẫn vận hành này phải bao gồm các hướng dẫn về các việc cần thiết và cách thông gió cho không gian trước khi vào để đánh giá hư hỏng và tiếp đó là khởi động lại máy, cũng như phải bao gồm hướng dẫn làm thế nào để cứu người mà không vô tình bị ngạt do công chất chữa cháy.

Chương 7

LƯỢNG CÔNG CHẤT CHỮA CHÁY YÊU CẦU

7.1 Quy định chung

7.1.1 Lượng thiết kế của công chất chữa cháy phải dựa trên thể tích tịnh của không gian với sự khấu trừ về thể tích chiếm chỗ của thiết bị. Các hạng mục được khấu trừ không được bao gồm nội thất và các thiết bị mà công chất chữa cháy có thể xâm nhập vào.

7.1.2 Nếu thể tích thiết kế của không gian nhỏ hơn hoặc bằng 10,0 m3 thì khối lượng thiết kế của công chất chữa cháy phải được tăng lên 10 phần trăm. Khi thể tích của không gian đó lớn hơn 20,0 m3 thì không cần phải giảm. Các giá trị trung gian phải được xác định bằng phương pháp nội suy bậc nhất.

7.2 Lượng CO2 thiết kế của hệ thống chữa cháy cố định dùng CO2

7.2.1 Lượng CO2, tính bằng kg, phải được xác định bằng công thức dưới đây:

G = 1,79V

Trong đó:

V là thể tích thiết kế của không gian được bảo vệ, m3;

 là hệ số, lấy bằng:

0,3 đối với buồng máy mà thể tích thiết kế của buồng máy đó được xác định có tính đến thể tích của toàn bộ giếng máy;

0,35 đối với buồng máy mà thể tích thiết kế của buồng máy đó được xác định không tính đến thể tích của giếng máy từ chiều cao mà diện tích nằm ngang của giếng máy tại đó nhỏ hơn hoặc bằng 40% diện tích nằm ngang của buồng máy.

Đối với buồng máy, phải lấy giá trị nào của  mà kết quả của G là lớn hơn.



7.3 Lượng thiết kế của công chất tạo sương đối với hệ thống chữa cháy dùng sương

7.3.1 Lượng thiết kế của công chất tạo sương, tính bằng kg, phải được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

V là thể tích của không gian được bảo vệ, m3;

Varj là thể tích của bình khí thứ j, tính bằng m3, xem 4.13.1, Phần 5;

n là số lượng các bình khí trong không gian được bảo vệ;

j là số thứ tự của bình khí;

Parj là áp suất làm việc của bình khí thứ j, MPa;

Pa là áp suất khí quyển, MPa;

q là khối lượng riêng trong điều kiện tiêu chuẩn của sương, kg/m3;

k là hệ số an toàn lấy bằng 1,5.



7.3.2 Mật độ của sương chữa cháy phụ thuộc vào kiểu máy tạo sương và thường không lớn hơn 0,2 kg/m3.

7.3.3 Số lượng máy tạo sương theo thiết kế, tính bằng chiếc, phải được xác định theo công thức sau:

N = G/m


Trong đó:

G là lượng thiết kế của công chất tạo sương, tính bằng kg;

m là lượng của công chất chữa cháy có trong một máy tạo sương, tính bằng kg.

Chương 8

THÔNG TIN ĐƯỢC HIỂN THỊ

8.1 Nếu một không gian được coi là kín với không gian liền kề mà được bảo vệ bằng một hệ thống cố định thì các thông tin sau phải được hiển thị ở gần thiết bị nhả:

Nền: màu vàng.



8.2 Nếu một không gian được bảo vệ bởi một hệ thống cố định mà không được coi là kín với không gian liền kề thì các thông tin sau phải được hiển thị gần thiết bị nhả:

Nền: màu vàng.




tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương