Qcvn 81: 2014/bgtvt



tải về 5.17 Mb.
trang54/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   58

5 Cửa sổ

(1) Cửa sổ thường được làm bằng kính bền an toàn. Trừ cửa sổ phía trước trên lầu lái có thể chấp nhận sử dụng vật liệu khác dựa trên việc xem xét sức bền độ bền va đập và đặc tính lão hóa.

(2) Kính cửa sổ có thiết bị sấy, kẹp chặt cơ khí bằng bu lông hoặc các thiết bị khác làm giảm độ bền phải được xem xét đặc biệt về mặt chiều dày kính.

(3) Kính cửa sổ thường được đặt chắc chắn vào khung cứng để chống lại va đập.

Trên thượng tầng và lầu boong, các loại lắp đặt khác, dán keo có thể được chấp nhận tùy vào kết cấu cụ thể. Trên vách sau của thượng tầng và lầu boong cửa sổ kính lớn có thể được chấp nhận.

(4) Chiều dày của kính bền an toàn phía trên boong vách phải không được nhỏ hơn:



, (mm)

Trong đó:

b: Kích thước cạnh ngắn của cửa sổ, (mm);

K: cho theo công thức sau đây tùy thuộc tỉ số hình dạng cửa sổ:

K = 1,0414 - 0,7375/Λ - 0,0244Λ hoặc 0,75 lấy trị số nào nhỏ hơn, trong đó Λ là tỉ số hình dạng của cửa sổ (tỉ số cạnh dài/cạnh ngắn của cửa sổ);

P: Tải trọng tác dụng lên vị trí đặt cửa (kPa).

(5) Chiều dày kính của cửa trên mạn tàu phải được thực hiện theo 19.5 Phần 2B và Chương 8 Phần 7B, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

(6) Số lượng nắp bịt trên số cửa sổ phụ thuộc vào vùng hoạt động được đưa ra trong Bảng 13/2.3.2-5(6).



Bảng 13/2.3.2-5(6) Số lượng nắp bịt

Vị trí

Vùng hoạt động

Không hạn chế

Hạn chế I

Hạn chế II

Hạn chế III

Dưới boong chính

100%

1 mỗi loại

0%

0%

(7) Nắp bịt phải là loại lắp lẫn nhau cho mạn trái và mạn phải.

(8) Nắp bịt phải được cất giữ sao cho quá trình lắp được nhanh chóng. Nắp bịt mà phải trang bị 100% phải bảo vệ được cửa sổ nguyên vẹn. Các nắp bịt khác được trang bị để thay thế tạm thời các cửa sổ bị hư hỏng và có thể lắp bên trong hoặc bên ngoài phủ lên lỗ cửa sổ.



6 Lan can bảo vệ

Chiều cao lan can bảo vệ tối thiểu phải bằng 1,0 mét tính từ mặt boong đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 48 mét thì chiều cao tối thiểu phải bằng 600 mm tính từ mặt boong.



2.3.3 Ổn định, dự trữ tính nổi và mạn khô

1 Ổn định nguyên vẹn của tàu buồm được thực hiện theo yêu cầu của Phần 4 của Quy chuẩn này áp dụng cho tàu buồm.

2 Dự trữ tính nổi

(1) Đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn 48 mét phải áp dụng các yêu cầu của Chương 3, Phần 4 của Quy chuẩn này;

(2) Đối với tàu có chiều dài từ 48 mét đến 85 mét phải thỏa mãn các yêu cầu của Chương 3, Phần 9, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT khi tàu bị ngập 1 khoang.

3 Mạn khô của tàu được thực hiện theo Phần 11, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT trừ các quy định ở 1.3.2-3 đến -6.

2.3.4 Lắp đặt hệ thống máy, hệ thống máy, hệ thống và đường ống

1 Lắp đặt hệ thống máy, hệ thống máy, hệ thống và đường ống phải thực hiện theo Phần 3 Mục II QCVN 21:2010/BGTVT.

2 Lưu lượng Q của mỗi bơm hút khô phải không được nhỏ hơn giá trị được xác định bởi công thức sau:

Q = 3,75(1+ L/36) (m3/h)

L: Chiều dài tàu tại đường nước thiết kế (m).



3 Khi đường ống hút khô chính không được bố trí cho hệ thống hút khô của tàu, ngoại trừ các không gian sinh hoạt và buồng thủy thủ, ít nhất một bơm chìm có khả năng ngập trong nước phải được trang bị cho từng không gian đó. Bổ sung cho hệ thống hút khô, ít nhất một bơm di động phải được trang bị, được cấp nguồn từ nguồn sự cố nếu có. Lưu lương Qn của mỗi bơm chìm không được nhỏ hơn giá trị được xác định bởi công thức sau hoặc là 8 m3/h lấy giá trị lớn hơn.

Qn = Q/(N - 1) (m3/h)

Trong đó:

N: số lượng bơm chìm;

Q: lưu lượng được xác định tại 1.1.



4 Các bơm tay hút khô, nếu được lắp đặt, phải được đặt tại boong vách hoặc cao hơn.

2.3.5 Thiết bị điện

Thiết bị điện của tàu được thực hiện theo Phần 4 Mục II QCVN 21:2010/BGTVT.



2.3.6 Thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải

Thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải được thực hiện theo Chương 4 và Chương 5 Mục II QCVN 42: 2012/BGTVT.



2.3.7 Thiết bị cứu sinh

Thiết bị cứu sinh được thực hiện theo Chương 2 Mục II QCVN 42: 2012/BGTVT.



2.3.8 Phòng cháy và dập cháy

Phòng cháy và chữa cháy cho tàu được thực hiện theo Phần 10 của Quy chuẩn này trừ các yêu cầu liên quan đến hệ thống phát hiện và báo động được thực hiện theo các yêu cầu tương ứng của QCVN 21:2010/BGTVT.



2.3.9 Vật liệu

Yêu cầu đối với vật liệu và sản phẩm được thực hiện theo Phần 11 của Quy chuẩn này.



2.3.10 Phương tiện ngăn ngừa ô nhiễm

Phương tiện ngăn ngừa ô nhiễm được thực hiện theo Phần 12 của Quy chuẩn này.



2.3.11 Trang bị ghế ngồi và buồng ở

Trang bị ghế ngồi và buồng ở phải thỏa mãn 12.1 Phần 3 Mục II.



III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

1.1 Quy định chung

1.1.1 Nếu thỏa mãn Quy chuẩn này tàu sẽ được phân cấp với dấu hiệu cấp tàu quy định trong 1.2 của Mục này.

1.1.2 Các yêu cầu trong 3.2, Mục III của QCVN 21:2010/BGTVT cũng được áp dụng cho các tàu áp dụng Quy chuẩn này.

1.2 Ký hiệu phân cấp

1.2.1 Dấu hiệu cấp tàu cơ bản

1 Ký hiệu cấp tàu cơ bản: VR, hoặc VR, hoặc () VR

Trong đó:



VR: Biểu tượng của Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register) giám sát tàu thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này;

: Biểu tượng giám sát trong đóng mới của Đăng kiểm Việt Nam;



: Biểu tượng giám sát trong đóng mới của Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền và/hoặc công nhận;

(): Biểu tượng không có giám sát hoặc có giám sát trong đóng mới của Tổ chức phân cấp không được Đăng kiểm Việt Nam công nhận.

2 Ký hiệu về cấp thân tàu: H

Thân tàu sẽ được Đăng kiểm trao cấp với ký hiệu như sau:

VRH: Thân tàu có thiết kế được Đăng kiểm duyệt phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này và được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp trong đóng mới phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được duyệt;

VRH: Thân tàu do một Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm ủy quyền và/hoặc công nhận tiến hành xét duyệt thiết kế, giám sát kỹ thuật trong đóng mới và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này;

() VRH: Thân tàu không được bất kỳ Tổ chức phân cấp nào (hoặc Tổ chức phân cấp không được Đăng kiểm công nhận) xét duyệt thiết kế, giám sát kỹ thuật trong đóng mới, nhưng sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.

3 Ký hiệu về cấp hệ thống máy tàu: M

Hệ thống máy tàu của tàu tự hành sẽ được Đăng kiểm trao cấp với ký hiệu như sau:

VRM: Hệ thống máy tàu có thiết kế được Đăng kiểm duyệt phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này và được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp trong chế tạo và lắp đặt lên tàu phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được duyệt;

VRM: Hệ thống máy tàu do một Tổ chức phân cấp khác được Đăng kiểm ủy quyền và/hoặc công nhận tiến hành xét duyệt thiết kế, kiểm tra trong chế tạo và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này;

() VRM: Hệ thống máy tàu không được bất kỳ Tổ chức phân cấp nào (hoặc Tổ chức phân cấp không được Đăng kiểm công nhận) xét duyệt thiết kế, kiểm tra trong chế tạo nhưng sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.

4 Dấu hiệu nhóm thiết kế và vùng hoạt động

Dấu hiệu nhóm thiết kế (A hoặc A1, hoặc A2, hoặc B, hoặc C, hoặc C1, hoặc C2, hoặc C3, hoặc D) được ấn định sau ký hiệu về cấp thân tàu.

Đối với du thuyền thì việc ấn định dấu hiệu cấp A,A1 và A2 phải được Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

Trong bất kỳ trường hợp nào thì dấu hiệu cấp A chỉ được ấn định cho tàu có chiều dài lớn hơn 24 mét.

Đối với tàu ngoài phạm vi áp dụng của 1.1.1-2(1) và (2), Mục I thì dấu hiệu nhóm thiết kế được thay thế bằng dấu hiệu hạn chế vùng hoạt động quy định trong 2.1.2-4(1)(a), Phần 1A, Mục II, QCVN 21:2010/BGTVT.

5 Dấu hiệu phân biệt hạn chế hoạt động theo mùa

(1) Phụ thuộc vào việc tàu thỏa mãn các yêu cầu liên quan đến sức bền, ổn định và dự trữ tính nổi, thiết bị, cách nhiệt, sưởi ấm cũng như các biện pháp ứng cứu sự cố thích hợp thì dấu hiệu phân biệt hạn chế hoạt động theo mùa có thể được bổ sung vào ký hiệu về cấp thân tàu phía sau dấu hiệu chỉ ra ở 1.2.1-4.

Thời kỳ theo mùa phù hợp với các vùng và khu vực được lấy theo Phần 11, Mục II của QCVN 21-2010/BGTVT.

Dấu hiệu hạn chế hoạt động theo mùa được ký hiệu bằng chữ T kèm theo là các chữ số 0,1,2,3 và có ý nghĩa như sau:

T0: Tàu được đóng, trang bị thỏa mãn hoạt động trong vùng hoặc khu vực mùa đông theo mùa và mùa hè, tàu có thể hoạt động trong vùng T1 và T2;

T1: Tàu được đóng, trang bị thỏa mãn hoạt động quanh năm trong vùng mùa hè, tàu có thể hoạt động trong vùng T2;

T2: Tàu được đóng, trang bị thỏa mãn hoạt động trong thời kỳ mùa hè trong vùng mùa hè;

T3: Tàu được đóng, trang bị thỏa mãn hoạt động quanh năm trong vùng nhiệt đới hoặc khu vực nhiệt đới theo mùa, tàu có thể hoạt động trong vùng T2.

(2) Các hạn chế hoạt động theo mùa khác có thể được Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

6 Dấu hiệu phân biệt hạn chế hoạt động ban ngày

Đối với nhóm thiết kế C2,C3 và D, có thể cho phép tàu chỉ được phép hoạt động ban ngày. Trong trường hợp này dấu hiệu O được bổ sung vào ký hiệu về cấp thân tàu phía sau dấu hiệu chỉ ra ở 1.2.1-5.



7 Dấu hiệu phân biệt tự động hóa

Dấu hiệu phân biệt tự động hóa có thể được bổ sung vào ký hiệu cấp tàu nếu tàu thỏa mãn Phần 6, Mục II. Trong trường hợp này dấu hiệu AUT được bổ sung vào ký hiệu về cấp hệ thống máy tàu.



8 Ký hiệu mô tả trong ký hiệu phân cấp

(1) Đối với tất cả các tàu thì ký hiệu mô tả chính được bổ sung vào ký hiệu về cấp thân tàu phía sau dấu hiệu được chỉ ra ở 1.2.1-5 đến -6 như sau:

“Tàu vui chơi giải trí” đối với tàu áp dụng Quy chuẩn này nói chung;

“Du thuyền” đối với du thuyền.

(2) Tàu thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này có xét đến đặc điểm kết cấu hoặc công dụng được ấn định thì một trong các ký hiệu mô tả bổ sung được thêm vào sau ký hiệu mô tả chính như sau:

(a) Dấu hiệu lực đẩy tàu:

“Tàu buồm”;

“Tàu buồm có động cơ”;

“Tàu có động cơ và buồm”;

“Tàu được kéo”;

“Tàu bến nổi”.

(b) Dấu hiệu đặc trưng kết cấu:

“Hai thân”, “Ba thân”, “Nhiều thân”;

“Tàu lướt”.

(c) Dấu hiệu công dụng:

“Du lịch”;

“Tàu nhà ở” (water bower);

“Phao nhà ở” (water house).



1.2.2 Dấu hiệu bổ sung

Khi thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn đã được chỉ ra bởi đặc điểm kết cấu hoặc đặc trưng khai thác mà không được thể hiện trong dấu hiệu phân biệt của tàu, thì việc xác nhận thỏa mãn này sẽ được bổ sung vào dấu hiệu cấp tàu.



1.3 Quy định về giám sát kỹ thuật

1.3.1 Tàu phải được kiểm tra với nội dung phù hợp với Phần 1, Mục II của Quy chuẩn này.



1.4 Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho tàu

1.4.1 Giấy chứng nhận cấp cho tàu theo Quy chuẩn này

1 Khi thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này tàu được cấp Giấy chứng nhận phân cấp.

Giấy chứng nhận khả năng đi biển theo Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT và Sổ kiểm tra kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục E của Quy chuẩn này.



1.4.2 Thủ tục chứng nhận

Thủ tục chứng nhận đối với tàu thực hiện theo Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT tương tự như đối với tàu biển



IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1.1 Trách nhiệm của các chủ tàu, công ty khai thác tàu, cơ sở thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu

1.1.1 Các chủ tàu, công ty khai thác tàu

Thực hiện đầy đủ các quy định nêu trong Quy chuẩn này khi tàu được đóng mới, hoán cải, phục hồi, khai thác nhằm đảm bảo và duy trì tình trạng kỹ thuật của tàu.



1.1.2 Các cơ sở thiết kế

1 Thiết kế phải thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.

2 Cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình thẩm định hồ sơ thiết kế theo quy định của Quy chuẩn này.

1.1.3 Các cơ sở chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu

1 Phải có đủ năng lực, bao gồm cả trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu.

2 Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật khi chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu và tuân thủ thiết kế đã được thẩm định.

3 Chịu sự kiểm tra giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng, an toàn kỹ thuật của tàu.

1.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1.2.1 Thẩm định thiết kế, giám sát

Bố trí các Đăng kiểm viên có năng lực, đủ tiêu chuẩn để thực hiện thẩm định thiết kế, giám sát trong chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác tàu phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Quy chuẩn này.



1.2.2 Hướng dẫn thực hiện/áp dụng

Hướng dẫn thực hiện các quy định của Quy chuẩn này đối với các chủ tàu, công ty khai thác tàu, cơ sở thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu, các đơn vị đăng kiểm thuộc hệ thống Đăng kiểm Việt Nam trong phạm vi cả nước.



1.2.3 Rà soát và cập nhật Quy chuẩn

Căn cứ yêu cầu thực tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm báo cáo và kiến nghị Bộ

Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này theo định kỳ hàng năm.

1.3 Kiểm tra thực hiện của Bộ Giao thông vận tải

Bộ Giao thông vận tải (Vụ Khoa học - Công nghệ) có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ Quy chuẩn này của các đơn vị có hoạt động liên quan.



V TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.1 Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát kỹ thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật du thuyền. Tổ chức in ấn, phổ biến Quy chuẩn này cho các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện/áp dụng.

1.2 Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến tàu thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.

1.3 Trong trường hợp các tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo nội dung đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có hiệu lực của tài liệu đó.

1.4 Quy chuẩn này và các bổ sung, sửa đổi của nó được áp dụng đối với các tàu trong giai đoạn đầu của quá trình đóng mới và các tàu thực hiện hoán cải lớn vào hoặc sau ngày các thông tư ban hành chúng có hiệu lực.
PHỤ LỤC A

CÁC KIỂU CHẤT DẺO CỐT SỢI THỦY TINH NÊN SỬ DỤNG



1 Nên sử dụng 8 kiểu chất dẻo cốt sợi thủy tinh sau đây đối với kết cấu của tàu và xuồng cứu sinh:

Loại I: Chất dẻo được gia cường bằng tấm vải băm, mà có thể được bọc ở mặt ngoài hoặc ở cả hai mặt với một hoặc hai lớp lưới thủy tinh hoặc vải thủy tinh nhằm làm tăng độ nhẵn của bề mặt một cách tốt hơn (ký hiệu là X);

Loại II: Chất dẻo được gia cường bằng vải sợi thô được dệt kiểu đơn giản và có hướng song song, ví dụ: tất cả các lớp vải được đặt sao cho thớ vải nằm theo một hướng (ký hiệu là P);

Loại III: Chất dẻo được gia cường bằng vải thủy tinh dệt kiểu sa tanh với hướng song song (ký hiệu là T);

Loại IV: Chất dẻo được gia cường bằng vải thủy tinh hoặc lưới thủy tinh dệt kiểu đơn giản với hướng song song (ký hiệu là T hoặc C);

Loại V: Chất dẻo được gia cường bằng cả vải sợi băm và vải sợi thô có hướng song song, mỗi loại chiếm đến 50% chiều dày, các lớp vải sợi băm và vải sợi thô được đặt xen kẽ nhau trên toàn bộ chiều dày của tấm;

Loại VI: Chất dẻo với tỷ lệ gia cường theo chiều dày giống như đối với loại V, nhưng mà vải sợi băm tập trung ở giữa và vải sợi thô được đặt ở mặt ngoài và mặt trong và chiếm 1/4 chiều dày ở mỗi phía;

Loại VII: Chất dẻo được gia cường bằng vải sợi thô có hướng song song và hướng chéo góc +45o và -45o, trong đó thì lớp vải có thớ đặt song song chiếm tới một nửa chiều dày của tấm, trong khi đó các lớp kia đặt chéo góc +45o và -45o so với lớp có thớ song song và mỗi loại chiếm tới 1/4 chiều dày của tấm, các lớp mà có thớ song song với nhau thì được đặt xen kẽ trên toàn bộ chiều dày của tấm;

Loại VIII: Các lớp mà được bố trí chéo nhau phải nằm ở phần giữa của chiều dày tấm trong khi các lớp có thớ song song phải nằm ở mặt trong và mặt ngoài của tấm (bố trí kiểu gói);

Chất dẻo cốt sợi thủy tinh loại II, V, VI, VII và VIII phải được phủ lên cả hai mặt của tấm với một hoặc hai lớp vải hoặc lưới thủy tinh.



2 Sơ đồ gia cường của các loại chất dẻo nói trên được chỉ ra trong Hình A/1.


Vật liệu gia cường:

X- Vải sợi băm;

P- Vải sợi thô (dệt đơn giản), hướng song song của các lớp: sợi dệt thô, đặt chéo +45o hoặc -45o; T hoặc C- vải thủy tinh hoặc lưới thủy tinh, các lớp đặt hướng song song.

Các kiểu chất dẻo cốt sợi thủy tinh (tỷ lệ tính theo phần trăm của vật liệu gia cường):



Loại

X

P

T hoặc C

I

100%







II




100%




III và IV







100%

V và VI

50%

50%




VII và VIII




0o - 50%

+45o - 25%

-45o - 25%





Hình A/1 Sơ đồ gia cường
PHỤ LỤC B

CƠ LÝ TÍNH CỦA CHẤT DẺO CỐT SỢI THỦY TINH

Cơ lý tính của chất dẻo cốt sợi thủy tinh phụ thuộc vào sơ đồ gia cường nêu trong Phụ lục A phải phù hợp với giá trị quy định ở Bảng B/1 đến B/6 dưới đây.

Đối với mỗi loại chất dẻo, tùy thuộc vào tỷ lệ phần trăm về khối lượng của vải thủy tinh thì Bảng đưa ra các giá trị tương ứng về cơ lý tính của chất dẻo.

Các giá trị cơ lý tính như là thành phần thủy tinh theo thể tích, tỷ khối trung bình, mô đun chống cắt, hệ số Poisson và độ bền cắt trong mặt phẳng của tấm được xác định chỉ trong quá trình thử kiểm tra một loại chất dẻo riêng biệt.

Bảng B/1 Cơ lý tính của chất dẻo cốt sợi thủy tinh gia cường bằng vải sợi băm và chất kết dính là polyester (loại I). Thử trong trạng thái khô tại 20oC

STT

Kiểu

Thành phần thủy tinh, %

Tỷ khối trung bình, kg/m3

Hệ số đàn hồi Young, MPa

Mô đun chống cắt trong mặt phẳng của tấm, MPa

Hệ số Poisson

Độ bền kéo, MPa

Độ bền nén, MPa

Độ bền cắt trong mặt phẳng tấm, MPa

Theo khối lượng

Theo thể tích

1

I1

25

15

1,45

0,60 × 104

0,22 × 104

0,35

80,0

110,0

40,0

2

I2

30

18

1,50

0,70 × 104

0,26 × 104

0,35

90,0

120,0

50,0

Chú ý:

1. Thành phần thủy tinh theo thể tích và tỷ khối trung bình của chất dẻo cốt sợi thủy tinh là tính đối với tỷ khối trung bình của thủy tinh bằng 2550 tới 2600 kg/m3 và tỷ khối trung bình của chất kết dính sau khi khô là 1200 tới 1250 kg/m3;

2. Hệ số đàn hồi Young là tính cho kéo và nén;

3. Đối với tấm có chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 4 mm thì độ bền kéo giảm 20% so với giá trị trong Bảng.




tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương