PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


I.4.2. Mục tiêu đến năm 2020



tải về 2.2 Mb.
trang4/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

I.4.2. Mục tiêu đến năm 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Phát huy lợi thế, duy trì nhịp độ phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội – môi trường đi đôi với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, xây dựng Đồng Nai cơ bản thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và tỉnh công nghiệp có nền tảng kinh tế - văn hóa – xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vào năm 2020, hướng đến trở thành 01 trong 05 trung tâm kinh tế, đô thị lớn có sức thu hút và lan tỏa mạnh của cả nước vào năm 2025-2030.



2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm trong các giai đoạn: Giai đoạn 2011 – 2015 đạt 13% - 13,5%; Giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12,5% - 13%.

- GDP bình quân đầu người (tính theo giá hiện hành) vào năm 2015 đạt 2.900-3.000 USD và đến năm 2020 đạt 6.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cụ thể: Đến năm 2015: công nghiệp 56% - dịch vụ 38% - nông nghiệp 6%; Đến năm 2020: công nghiệp 56,5% - dịch vụ 39,3% - nông nghiệp 4,2%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong nền kinh tế chiếm 21,5-22% vào năm 2015 và 13-14% vào năm 2020.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 14-14,5% giai đoạn 2011-2015 và tăng 9-10% giai đoạn 2016-2020.

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 15,5 - 16%/năm giai đoạn 2011- 2020.

b) Mục tiêu phát triển về lĩnh vực văn hóa – xã hội

- Qui mô dân số: năm 2015 khoảng 2,8 – 2,9 triệu người và năm 2020 khoảng 3,1- 3,2 triệu người; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 xuống còn 1,5% và năm 2020 xuống còn 1,1%.

- Thu nhập thực tế bình quân đầu người của dân cư tăng lên gấp 1,8-2 lần sau mỗi giai đoạn kế hoạch 5 năm, bình quân đạt 3 - 3,3 triệu đồng người/tháng vào năm 2015 và 6 - 6,3 triệu đồng người/tháng vào năm 2020.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt trên 65% và đến năm 2020 đạt trên 75%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 45% năm 2015 và 55% năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh giảm xuống hàng năm 1,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 12,5% vào năm 2015 và 7,5% năm 2020; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 80% và 97%, đến trường THPT đạt 65% và trên 85% vào năm 2015 và 2020.

- Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia đạt 50% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.

- Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn xã, phường văn hoá đạt 75% vào năm 2020; giai đoạn 2015-2020 có bình quân 30 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2015 cơ bản đạt 100%; Tỷ lệ hộ dùng điện đến năm 2015 đạt trên 99%.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn xã nông thôn mới chiếm 25% vào năm 2015 và trên 60% năm 2020, tỉnh đạt tiêu chí tỉnh nông thôn mới vào năm 2020.



c) Mục tiêu về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng lâm nghiệp đạt trên 30% vào năm 2015-2020; Tỷ lệ thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường các loại rác thải nguy hại đạt 100% vào năm 2015; thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn đạt trên 85%, 75% vào năm 2015 và trên 95%, 90% năm 2020.



- Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải theo quy định môi trương đạt 100% vào năm 2020.

I.4.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

  • Huy động các nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng giao thông đường tỉnh, đường huyện, đường trục đô thị kết nối đồng bộ với các tuyến quốc lộ, cao tốc.

  • Phát huy toàn xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực toàn diện các mặt giáo dục, đào tạo, thể chất, nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp, đột phá trước khâu đào tạo và thu hút đội ngũ chuyên gia đầu ngành, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung, cao cấp, đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân lực cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

  • Tiếp tục phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành sản phẩm có mức độ tích hợp cao, hàm lượng giá trị gia tăng lớn, hình thành một số phân khu chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp. Phát triển khu, cụm công nghiệp đi đôi với đầu tư xây dựng các khu dịch vụ - đô thị, khu nhà ở cho người lao động.

  • Tạo đột phá phát triển các ngành dịch vụ thông qua đẩy mạnh huy động đầu tư, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng dịch vụ thương mại, phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn, gồm: dịch vụ vận chuyển – kho cảng – logistics, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính – ngân hàng và du lịch trở thành các ngành kinh tế đóng góp lớn vào giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) của tỉnh. Đến năm 2020, đưa tỉnh trở thành trung tâm đầu mối dịch vụ, thương mại trong nước và quốc tế, trung chuyển và thu, phát các luồng hàng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

  • Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Triển khai xây dựng các xã nông thôn mới kết hợp với phát triển làng nghề, ngành nghề phi nông nghiệp tại chỗ. Trong sản xuất nông nghiệp, tập trung xây dựng và phát triển các mô hình, các vùng sản xuất tập trung, áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP,...), để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đi kèm với việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp.

  • Lồng ghép các chương trình mục tiêu và dự án đầu tư để thực hiện chương trình, chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm cho người trong tuổi lao động. Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất các xã còn nhiều hộ nghèo, xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc.

  • Bảo vệ và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Tăng cường biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản trong các lưu vực sông Đồng Nai, sông Thị Vải, thực hiện tốt việc ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

  • Rà soát, bổ sung môi trường chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, để huy động các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội.

I.4.4. Hợp tác kinh tế giữa các địa phương trong vùng và cả nước

  1. Phối hợp giữa các địa phương Vùng KTTĐPN chuyển dịch các ngành công nghiệp trong vùng, nhất là trong công tác quy hoạch phát triển và phân bố các ngành công nghiệp giữa các địa phương, nguyên liệu ngành công nghiệp,... cho phù hợp với lợi thế từng địa phương về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội,… để xây dựng chính sách thu hút đầu tư.

  2. Tổ chức công khai hoá công tác quy hoạch phát triển ngành, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp của các địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tư vấn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, trên cơ sở các danh mục ngành nghề, sản phẩm ưu tiên đầu tư.

  3. Tăng cường công tác triển khai thực hiện quy hoạch ngành công nghiệp đến 2020 của các địa phương trong Vùng đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo cho ngành công nghiệp phát triển đúng định hướng; không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản l‎ý nhà nước đối với ngành công nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản l‎ý trong việc theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp.

  4. Chú trọng công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng kết nối giữa các khu công nghiệp với các trung tâm đô thị và các khu dân cư, cụm công nghiệp. Xây dựng các khu công nghiệp đa ngành, chuyên ngành, nhất là các khu công nghiệp chuyên ngành mũi nhọn, phân khu chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp, nhằm xây dựng chính sách ưu đãi riêng cho từng chuyên ngành và hạn chế những ảnh hưởng về môi trường trong việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành.

  5. Tăng cường, phối hợp phát triển nguồn nhân lực: Những năm gần đây, ngoài việc thiếu đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ thuật thì đã xuất hiện tình trạng thiếu cục bộ lao động phổ thông ở một số ngành thu hút nhiều lao động như may mặc, giày dép, chế biến gỗ... ở các địa phương trong Vùng, đây cũng là một trong những thách thức cho ngành công nghiệp tr­ước tiến trình hội nhập. Để đáp ứng nhu cầu lao động, cần có chính sách tác động mạnh nâng cao trình độ dân trí và năng suất lao động trong nông nghiệp để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang đáp ứng nhu cầu lao động công nghiệp thông qua các ch­ương trình khuyến nông, khuyến công,...

PHẦN II:

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2001-2010

II.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2001-2010

II.1.1. Số lượng cơ sở sản xuất và tăng trưởng công nghiệp

Toàn ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai hiện có 13.214 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 5.610 cơ sở so với năm 2000. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN tỉnh Đồng Nai đạt 19%/năm, cao hơn so bình quân Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng đạt 14,7%/năm). Trong đó: tốc độ tăng bình quân GTSXCN giai đoạn 2001-2005 đạt 18,8%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt 19,2%/năm. Chi tiết được thể hiện qua biểu số liệu sau:



GTSXCN

Giá CĐ 1994
(Tỷ đồng)


Năm

Tốc độ bình quân (%)

2000

2005

2010

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


1. GTSXCN toàn ngành

17.992

42.534

102.513

18,8

19,2

19,0

Quốc doanh

5.482

8.659

12.238

9,6

7,2

8,4

Ngoài quốc doanh

1.873

5.347

13.441

23,3

20,2

21,8

Đầu tư nước ngoài

10.637

28.528

76.834

21,8

21,9

21,9

2. Cơ cấu (%)

100

100

100

 

 

 

- Quốc doanh

30,5

20,4

11,9

 

 

 

- Ngoài quốc doanh

10,4

12,6

13,1

 

 

 

- Đầu tư nước ngoài

59,1

67,1

75,0

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

  1. Khu vực quốc doanh

Số cơ sở sản xuất công nghiệp của khu vực này hiện nay là 40 cơ sở, giảm 24 cơ sở so năm 2000, nguyên nhân giảm do giai đoạn này thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa theo chủ trương chung của tỉnh, có tỷ trọng giảm từ 0,8% năm 2000, xuống còn 0,3% năm 2010.

GTSXCN năm 2010 đạt 12.238 tỷ đồng, tỷ trọng GTSXCN có xu hướng giảm dần, từ chiếm 30,5% năm 2000 giảm xuống còn 20,4% năm 2005 và năm 2010 giảm đáng kể, chỉ còn chiếm 11,9%. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân giai đoạn 2001-2010 là 8,4%/năm, trong đó: giai đoạn 2006-2010 đạt 7,2%/năm, thấp hơn so giai đoạn 2001-2005 đạt 9,6%/năm, và hiện đang nắm giữ vai trò chủ đạo đối với ngành công nghiệp điện nước, có tỷ trọng giảm từ 98,3% năm 2000 xuống còn 91% năm 2010.



  1. Khu vực ngoài quốc doanh

Khu vực này đã phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng, số cơ sở sản xuất khu vực này hiện nay là 12.432 cơ sở, tăng 5.054 cơ sở so với năm 2000 (tăng gấp 1,7 lần so với năm 2000). Tuy nhiên, có tỷ trọng giảm dần từ 97% năm 2000 giảm xuống còn chiếm 94,1% năm 2010, do số doanh nghiệp khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Khu vực này có tỷ trọng GTSXCN tăng dần qua các năm, tuy không đáng kể, từ chiếm 10,4% năm 2000 tăng lên 12,6% năm 2005 và 13,1% năm 2010 trong tổng GTSXCN toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 21,8%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 20,2%/năm và giai đoạn 2001-2005 đạt 23,3%/năm, đều cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành tương ứng mỗi giai đoạn. Đây là khu vực kinh tế có lực lượng lớn, là động lực tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh, do vậy cần có chính sách hỗ trợ để phát triển khu vực này.



  1. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Kể từ khi Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Hiện khu vực này có 742 doanh nghiệp, tăng 580 doanh nghiệp, gấp 4,6 lần so với năm 2000, thể hiện vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá tỉnh Đồng Nai.

GTSXCN khu vực này chiếm cao nhất trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh và tăng dần qua các năm, từ 59,1% năm 2000 lên 67,1% năm 2005 và 75% năm 2010. Tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức cao và ổn định, giai đoạn 2001-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,9%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 đạt 21,9%/năm, giai đoạn 2001-2005 đạt 21,8%/năm.



II.1.2. Nguồn nhân lực

Lao động ngành công nghiệp đến năm 2010 là 520.159 người, trong đó đầu tư nước ngoài chiếm 72,4%, khu vực trong nước chiếm 27,6%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2010 là 13,3%/năm, trong đó: khu vực quốc doanh tăng thấp (0,4%/năm), ngoài quốc doanh tăng 10,5%/năm; khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục thu hút nhiều lao động nên tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 khá cao, đạt 16,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân lao động toàn ngành. Chi tiết theo biểu số liệu sau:



Danh mục

2000

2005

2010

Tốc độ tăng BQ (%)

LĐ (người)

CC (%)

LĐ (người)

CC (%)

LĐ (người)

CC (%)

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


Toàn ngành CN

149.247

100

316.546

100

520.159

100

16,2

10,4

13,3

Quốc doanh

25.565

17,1

25.491

8,1

26.598

5,1

-0,1

0,9

0,4

Ngoài quốc doanh

37.382

25,0

72.373

22,9

101.114

19,4

14,1

6,9

10,5

Đầu tư nước ngoài

86.300

57,8

218.682

69,1

392.447

75,4

20,4

12,4

16,4

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

Công nghiệp Đồng Nai hiện vẫn đang phát triển các ngành thu hút nhiều lao động như Dệt may, giày dép (năm 2010 lao động của ngành chiếm 47,3% lao động toàn ngành); Chế biến và sản xuất đồ gỗ (lao động của ngành chiếm 14,4% lao động toàn ngành); Cơ khí (lao động của ngành chiếm 9,6% lao động toàn ngành) và Chế biến nông sản thực phẩm (lao động của ngành chiếm 8,7% lao động toàn ngành).

Năng suất lao động ngành công nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2010 cũng đã có những chuyển biến theo xu hướng ngày càng tăng, nhưng còn chậm. Năng suất lao động năm 2005 là 78,2 triệu đồng/lao động thì đến năm 2010 là 125,7 triệu đồng/lao động. Trong đó có 02 ngành mặc dù có cơ cấu lao động chiếm cao nhưng năng suất lao động khá thấp (thấp nhất là ngành Chế biến gỗ, năng suất lao động của ngành từ đạt 31,6 triệu đồng/người năm 2005 tăng lên 50,7 triệu đồng/người năm 2009; kế đến là ngành dệt may, giày dép, năng suất lao động của ngành từ đạt 35,5 triệu đồng/người năm 2005 tăng lên 64,8 triệu đồng/người năm 2009). Đây là một hạn chế lớn đối với sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chủ yếu khai thác lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh…chưa tập trung vào yếu tố tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp.

Trình độ nguồn nhân lực ngành công nghiệp nhìn chung còn thấp, theo số liệu thống kê, lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 3,5% lao động công nghiệp toàn tỉnh và lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 32,9% lao động công nghiệp toàn tỉnh. Đây cũng là một hạn chế của tỉnh trong giai đoạn tới, là giai đoạn tập trung phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.



II.1.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 16,6%/năm, trong đó: kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,6%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 17,5%/năm, giá trị xuất nhập khẩu chủ yếu tập trung vào khu vực đầu tư nước ngoài, luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần qua các năm (năm 2005 tỷ trọng xuất khẩu chiếm 98,4% tăng lên 98,6% năm 2010). Khu vực công nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng không đáng kể (trong đó xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản sơ chế như hạt điều, cà phê, tiêu, lạc nhân, mật ong...). Đây cũng là một trong những vấn đề thể hiện khả năng vươn tới thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn trong nước còn nhiều hạn chế. Chi tiết được thể hiện qua biểu số liệu sau:



Kim ngạch XNK
(1.000 USD)


Năm

Tốc độ tăng BQ (%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

Tổng kim ngạch XNK

2.994

5.606

13.932

13,4

20,0

16,6

Kim ngạch XK

1.428

2.627

6.110

13,0

18,4

15,6

Kim ngạch NK

1.566

2.979

7.822

13,7

21,3

17,5

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương