PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


I.3. VỊ TRÍ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Vùng KTTĐPN)



tải về 2.2 Mb.
trang3/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

I.3. VỊ TRÍ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Vùng KTTĐPN)

Vùng KTTĐPN đang là vùng kinh tế phát triển sôi động, giá trị tổng sản phẩm hiện chiếm 40,5% GDP của cả nước, giai đoạn 2001- 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân 10,7%; GDP bình quân đầu người/năm xấp xỉ gần 1.300 USD. Đây là khu vực tập trung nhiều nhất các khu công nghiệp, đồng thời là trung tâm đô thị lớn nhất, tỷ lệ dân số đô thị chiếm gần 50%. Thời gian tới, vùng KTTĐPN với xuất phát điểm đã đi trước một bước so với nhiều vùng khác trong nước, được dự báo sẽ tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đạt trên 10% trong từng giai đoạn từ nay đến 2020, trong đó Đồng Nai nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng KTTĐPN kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên, có thể giao thương trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không (khi sân bay Long Thành được xây dựng) Đồng Nai có điều kiện vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội và mở rộng giao lưu thương mại.



I.3.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân 10,7%/năm, tăng cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, tăng 7,2%/năm. Trong đó, Đồng Nai có mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 13,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân chung của Vùng KTTĐPN, trong đó tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2010, tăng 13,5%/năm; giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 12,9%/năm. Cụ thể theo biểu số liệu sau:



Đvt: tỷ đồng

Danh mục

(theo giá CĐ 1994)

Năm

Tốc độ tăng bình quân

2000

2005

2010

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


GDP Cả nước

273.666

393.031

549.468

7,5

6,9

7,2

GDP Vùng KTTĐPN

104.357

175.518

287.287

11,0

10,4

10,7

GDP Đồng Nai

10.473

19.180

36.198

12,9

13,5

13,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê và QHKTXH

Quy mô GDP theo giá thực tế Vùng KTTĐPN năm 2010 đạt 782.086 tỷ đồng, chiếm 40,5% so với GDP cả nước. So với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai xếp thứ ba về quy mô GDP, đứng sau TP.HCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2010, GDP tỉnh Đồng Nai đóng góp vào GDP vùng là 9,6%, đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,4 lần 2005, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 là 29,65 triệu đồng (tương đương 1.629 USD).



GDP (giá thực tế)

ĐVT

2000

2005

2010

Cả nước

Tỷ đồng

441.646

839.211

1.931.299

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

"

161.579

354.211

782.086

Đồng Nai

"

13.615

30.897

75.137

GDP Đồng Nai/GDP cả nước

%

3,1

3,7

3,9

GDP Đồng Nai/GDP vùng

"

8,4

8,7

9,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê và QHKTXH

Năm 2010, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, chiếm từ 37% đến trên 52%. Các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, cơ cấu kinh tế công nghiệp đã định hình rõ nét hơn, chiếm trên 60%. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, cơ cấu kinh tế dịch vụ đóng vai trò chủ đạo: dịch vụ 54,72%, công nghiệp xây dựng: 43,98%.



I.3.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu

a) Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của Vùng KTTĐPN chiếm khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, năm 2010 chiếm 76,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Vùng là 16%, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước là 12,2%. So với các tỉnh thành trong vùng, Đồng Nai đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu (7.546 triệu USD), sau TP.HCM (22.458 triệu USD), Bình Dương (8.372 triệu USD).


Kim ngạch xuất khẩu
(Triệu USD)


Năm

Tốc độ tăng bình quân

2000

2005

2010

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


Cả nước

14.483

32.442

62.000

17,5

13,8

15,7

Vùng KTTĐPN

13.178

28.205

47.182

16,4

10,8

13,6

Đồng Nai

1.481

3.186

7.546

16,6

18,8

17,7

Tỷ lệ Đồng Nai/Cả nước

10,2

9,8

12,2

 

 

 

Tỷ Đồng Nai/Vùng

11,2

11,3

16,0

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê và QHKTXH

Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu Vùng KTTĐPN giai đoạn 2001-2010 là 13,6%/năm, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (15,7%/năm), do ảnh hưởng suy giảm kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế thế giới, thấp nhất là năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của vùng chỉ đạt 42.325 triệu USD, so với năm 2008 có mức tăng trưởng âm 16,8%, năm 2010 có mức tăng trưởng chậm, tăng 11,5%.

Đồng Nai có mức tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 tăng cao hơn Vùng KTTĐPN và cả nước, với tốc độ tăng 17,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 5 năm 2006-2010 của Đồng Nai là 18,8%, cao hơn mức tăng của giai đoạn 5 năm 2001-2005 (tăng bình quân là 16,6%/năm).

b) Kim ngạch nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu của Vùng KTTĐPN chiếm khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, năm 2010 chiếm 47% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Trong đó, Đồng Nai đóng góp vào kim ngạch nhập khẩu của Vùng là 25,6%, cả nước là 12,1%. Nguyên nhân Đồng Nai có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao trong Vùng là do một số nguyên liệu trong nước không sản xuất được phải nhập khẩu, một số nguyên liệu trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhập nguyên phụ liệu về phân phối lại cho các địa phương trong Vùng

Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu của Vùng KTTĐPN giai đoạn 2001-2010 là 16,2%/năm, thấp hơn cả nước (17,1%). Tốc độ tăng trưởng bình quân của Đồng Nai cao hơn Vùng KTTĐPN và cả nước, với mức tăng là 19,5%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng cao 22%, đoạn 2006 - 2010 tăng thấp hơn, tăng 17%/năm, do ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu, nhất là trong năm 2008-2009. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thuốc y tế, phân bón, hóa chất công nghiệp, máy móc thiết bị cho sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Chi tiết theo biểu số liệu sau:



Kim ngạch nhập khẩu
(Triệu USD)


Năm

Tốc độ tăng bình quân

2000

2005

2010

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


Cả nước

15.637

36.978

76.000

18,8

15,5

17,1

Vùng KTTĐPN

7.971

19.037

35.754

19,0

13,4

16,2

Đồng Nai

1.550

4.183

9.167

22,0

17,0

19,5

Tỷ lệ Đồng Nai/Cả nước

9,9

11,3

12,1

 

 

 

Tỷ Đồng Nai/Vùng

19,4

22,0

25,6

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê và QHKTXH

I.3.3. Thu hút đầu tư

Trong giai đoạn 2006-2010, tổng vốn huy động đầu tư phát triển toàn xã hội Vùng KTTĐPN đạt 1.074.177 tỷ đồng, chiếm 34,7% tổng vốn đầu tư phát triển cả nước. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Vùng bình quân 22%/năm.



Vốn đầu tư phát triển
(Tỷ đồng)


Năm

Tốc độ tăng bình quân

2000

2005

2010

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


Cả nước (giá TT)

151.183

343.135

830.278

17,8

19,3

18,6

Vùng KTTĐPN

36.356

111.018

300.303

25,0

22,0

23,5

Đồng Nai

3.547

12.947

31.339

29,6

19,3

24,3

Tỷ lệ Đồng Nai/Cả nước

2,3

3,8

3,8

 

 

 

Tỷ Đồng Nai/Vùng

9,8

11,7

10,4

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê và QHKTXH

Đồng Nai có tỷ lệ vốn đầu tư phát triển chiếm 10,4% tổng vốn đầu tư phát triển của Vùng và chiếm 3,8% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước. Tính đến 31/12/2010, tổng số dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực của Vùng là 7.377 dự án, chiếm 59,2% tổng số dự án của cả nước (cả nước thu hút được 12.463 dự án), với tổng vốn đầu tư 88,61 tỷ USD, chiếm 45,5% tổng vốn thu hút đầu tư FDI cả nước (tổng vốn đầu tư FDI cả nước 194,57 tỷ USD).



I.3.4. Nguồn nhân lực

Tỷ lệ dân số tự nhiên của Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân là 3%/năm, tính đến tháng 12/2010, tổng dân số Vùng KTTĐPN là 17,69 triệu người, chiếm 20,3% tổng dân số cả nước, trong đó tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 56,1% tổng dân số tự nhiên của Vùng. Đây là Vùng có nguồn nhân lực khá dồi dào, phần lớn là lao động trẻ từ mọi miền đất nước hội tụ về làm việc và sinh sống, đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Vùng. Trong đó, Đồng Nai có tỷ lệ dân số chiếm 14,3% tổng dân số tự nhiên trong Vùng, với tỷ lệ 67,4% dân số đang trong độ tuổi lao động, đây là những điều kiện và tiền đề rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện tại cũng như trong tương lai.



I.3.5. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp

Công nghiệp Vùng KTTĐPN luôn giữ được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao, bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 15,7%/năm, cao hơn so với cả nước (tăng 14,7%/năm). GTSXCN toàn vùng ngày càng tăng cao, năm 2010 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2005, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2000. Tỷ trọng GTSXCN của Vùng chiếm khoảng 66,2% cơ cấu GTSXCN cả nước. Vùng KTTĐPN ngày càng khẳng định vai trò động lực trong phát triển công nghiệp theo cơ chế thị trường với nhiều loại hình kinh tế phát triển đa dạng. Cụ thể các địa phương trong Vùng như sau:



GTSXCN
(Giá CĐ 94)
(Tỷ đồng)


Năm

Tăng bình quân (%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

Cả nước

198.326,1

416.612,8

780.495

16,0

13,4

14,7

Vùng KTTĐPN

120.294,0

267.299,3

516.405

17,3

14,1

15,7

TP Hồ Chí Minh

57.599,0

116.463,4

197.444

15,1

11,1

13,1

Bình Dương

9.282,1

42.577,6

104.900,5

35,6

19,8

27,4

Đồng Nai

17.991,6

42.534,4

102.513

18,8

19,2

19,0

Bà Rịa - Vũng Tàu

29.609,0

51.074

71.383

11,5

6,9

9,2

Long An

2.556,2

6.782,9

19.880

21,6

24,0

22,8

Tiền Giang

1.181,5

2.626,6

8.520

17,3

26,5

21,8

Tây Ninh

1.577

3.580,9

7.465

17,8

15,8

16,8

Bình Phước

497,3

1.659,4

4.300

27,3

21,0

24,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Website Tổng Cục thống kê, Bộ Công Thương

  • Tp Hồ Chí Minh: Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh những năm qua luôn giữ được vai trò đầu tàu của ngành công nghiệp Vùng KTTĐPN và cả nước. Đến nay, tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố chiếm 38,2% giá trị của vùng và 25,3% giá trị công nghiệp của cả nước. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân đạt 13,1%/năm.

  • Bà Rịa-Vũng Tàu: Công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có vị trí quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước, là địa phương có ngành công nghiệp dầu khí và điện năng phát triển mạnh, góp phần phát triển công nghiệp chung cho toàn vùng. Đến nay, tổng giá trị sản xuất công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 9,1% giá trị của cả nước và 13,8% giá trị của Vùng. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân 9,2%/năm.

  • Bình Dương: Công nghiệp Bình Dương trong những năm gần đây đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần đáng kể vào phát triển công nghiệp chung của Vùng và cả nước. Đến nay, tổng giá trị sản xuất công nghiệp Bình Dương chiếm 13,4% giá trị của cả nước và 20,3% giá trị của Vùng. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 27,4%/năm.

  • Tây Ninh: Công nghiệp Tây Ninh chiếm tỷ trọng GTSXCN không lớn, so với toàn Vùng chỉ chiếm 1,4% và so với cả nước chiếm 1%. Giai đoạn 2001-2010, GTSXCN của tỉnh Tây Ninh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16,8%/năm.

  • Bình Phước: Công nghiệp Bình Phước chiếm tỷ trọng GTSXCN 0,8% so với toàn vùng và 0,6% so với cả nước, giai đoạn 2001-2010, GTSXCN tăng trưởng bình quân đạt 24,1%/năm.

  • Long An: Công nghiệp Long An chiếm tỷ trọng GTSXCN 3,8% so với toàn vùng và 2,5% so với cả nước, giai đoạn 2001-2010, GTSXCN tăng trưởng bình quân đạt 22,8%/năm.

  • Tiền Giang: Công nghiệp Tiền Giang chiếm tỷ trọng GTSXCN 1,6% so với toàn vùng và 1,1% so với cả nước, giai đoạn 2001-2010, GTSXCN tăng trưởng bình quân đạt 21,8%/năm.

I.4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020

I.4.1. Quan điểm

- Phát huy lợi thế và xuất phát điểm phát triển, kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài, chủ động hội nhập, duy trì nhịp độ phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội, sớm hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát huy vai trò đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội miền Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tạo đột phá phát triển thông qua đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cơ chế, chính sách quản lý, phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, phát huy truyền thống, ý chí năng động, sáng tạo của con người Đồng Nai, huy động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước một bước, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Phát triển kinh tế đi kèm với tiến bộ xã hội, nâng nhanh mức sống của tầng lớp nhân dân, nhất là người lao động, bồi đắp truyền thống văn hiến, cách mạng cho thế hệ trẻ, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường, xây dựng đô thị và nông thôn khang trang, văn minh, hiện đại.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quá trình phát triển chung của Vùng Đông Nam bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phối hợp với các địa phương thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực và nâng cao tiềm lực khoa học – công nghệ của tỉnh.

- Phát triển kinh tế gắn với quốc phòng – an ninh, dành nguồn lực xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững trật tự an toàn và ổn định chính trị xã hội trên địa bàn.



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương