PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


PHẦN III DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH



tải về 2.2 Mb.
trang14/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22

PHẦN III

DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

III.1. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Nước ta đã chính thức là thành viên thứ 151 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 01/2007. Đây là cơ hội tốt cho ngành công nghiệp nước ta và tỉnh Đồng Nai tiếp cận với thị trường rộng lớn trên thế giới.

Dự báo đến năm 2025, sẽ có những biến đổi lớn trong khoa học và công nghệ trên 11 lĩnh vực cơ bản: Năng lượng, môi trường, nông nghiệp và thực phẩm, công nghệ thông tin, chế tạo cơ khí và chế tạo người máy, vật liệu mới, y học, vũ trụ và giao thông vận tải. Trong bối cảnh nước ta mở cửa, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế với các quốc gia trong khu vực và thế giới, tỉnh Đồng Nai cùng các tỉnh thành khác trong cả nước đã và đang có những bước đi chủ động trong việc thiết lập và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với nhiều địa phương nước ngoài trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ…

Hiện nay, Đồng Nai đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với Vùng Rhône-Alpes (Pháp), Tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), thành phố Tương Đàm (tỉnh Hồ Nam- Trung Quốc), tỉnh Kyongsangnam - Do và thành phố KimHae (Hàn Quốc), tỉnh Gyeongnam (Hàn Quốc), tỉnh Ternopol (Ucraina), Chon Buri (Thái Lan), tỉnh Karatié (Campuchia). Quan hệ giữa Đồng Nai với các địa phương nước ngoài trên nhiều mặt như: kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.



III.2. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG

1. Thị trường trong nước

  • Hiện dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 86 triệu người, trong đó 75% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Do đó, sự chuyển dịch dân cư vào các trung tâm đô thị lớn là tất yếu và sẽ ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm tới. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản (nước đang có số dân giảm) và đứng thứ tư châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tỷ lệ phát triển dân số sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng.

  • Trong vòng 10 năm tới, một tầng lớp mới có thu nhập cao (hiện chỉ khoảng gần 1% dân số) sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Vào năm 2016, tầng lớp này sẽ chiếm ít nhất 10% trong tổng số dân, dự báo tầng lớp này sẽ là lực lượng thúc đẩy sự tăng trưởng các mặt hàng xa xỉ phẩm.

2. Thị trường Quốc tế

Trước tình hình thị trường thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay, giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu liên tục tăng cao… kinh tế Việt Nam đang phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia hội nhập, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ thế giới, cơ cấu hàng hoá trao đổi trên thế giới sẽ chuyển biến theo hướng giảm mạnh tỷ trọng giá trị các sản phẩm sơ chế, sản phẩm có hàm lượng lao động giản đơn cao, tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến, đặc biệt là các sản phẩm có chứa hàm lượng chất xám cao cũng như dịch vụ, kinh doanh tiền tệ ngày càng lớn. Các phương thức kinh doanh mới trong đó có thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ tạo thuận lợi việc mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hóa với thuế suất thấp và ít bị hàng rào phi thuế quan ngăn cản, đồng thời hàng hóa nước ta cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trước mắt là việc Trung Quốc vốn có sức mạnh cạnh tranh cao gia nhập tổ chức thương mại thế giới với những ưu đãi của cơ chế trong tổ chức WTO.



  • Thị trường Châu Á: Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), khu vực Châu Á là khu vực có mức tăng trưởng cao nhất trong các khu vực kinh tế khác của thế giới. Về lâu dài, Việt Nam vẫn coi Châu Á là thị trường trọng điểm. Châu Á luôn là thị trường lớn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như của Đồng Nai. Thị trường trọng điểm của khu vực này là Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan,…

    • Thị trường Nhật Bản: Với thế mạnh của mình, tỉnh Đồng Nai có thể tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, dệt may, rau quả, thực phẩm chế biến, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Các mặt hàng mà Đồng Nai và cả nước có thể nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ cao, các linh kiện điện tử-tin học, cơ khí, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép và phân bón, thuốc trừ sâu…

    • Thị trường Trung Quốc: Việt Nam có thể nhập từ Trung Quốc các loại hàng hóa chủ yếu như: hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, bông, sắt thép, máy móc, thiết bị và phụ tùng, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc… Với tiềm năng của mình, Đồng Nai có khả năng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc với các mặt hàng có thế mạnh như: cao su, hạt điều nhân… Ngoài ra Đồng Nai cần đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng mới như: mía đường và một số mặt hàng bánh kẹo, đồ uống, xà phòng bột, chất tẩy rửa…

    • Thị trường Hàn Quốc: Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu vào Hàn Quốc các mặt hàng chủ yếu như: dệt may, thủy sản, than, giày dép, rau hoa quả, dừa và các sản phẩm từ dừa… Đồng thời có thể nhập khẩu phân bón, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, sắt thép, tân dược, linh kiện điện tử-tin học… Đồng Nai cần mở rộng nghiên cứu thị trường này để cùng hợp tác buôn bán và đầu tư.

    • Thị trường Đài Loan: Những mặt hàng mà Đồng Nai có thể xuất khẩu sang Đài Loan là: sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép, sản phẩm cơ khí, điện gia dụng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Đồng Nai có thể nhập khẩu từ Đài Loan linh kiện điện tử, vi tính, cơ khí, máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da, sắt thép… Ngoài ra có thể tranh thủ vốn của thị trường này đối với các hình thức liên doanh liên kết và đầu tư.

    • Thị trường Thái Lan: Hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan chủ yếu là cà phê, cao su, hải sản, giày dép, dệt may, rau quả các loại. Ngoài những mặt hàng trên còn có những mặt hàng có kim ngạch nhỏ và không thường xuyên như giấy báo, granite, tơ tằm, đay… Hàng Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là: phân bón, sắt thép, hạt nhựa PE, PVC, hóa chất và nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp nhất là chất dẻo, thuốc nhuộm, lưới đánh cá, vỏ nhộng tân dược, sơn… Đồng Nai có thể tăng cường hợp tác xuất nhập khẩu hàng hóa với Thái Lan để phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

    • Thị trường Singapore: Việt Nam xuất sang thị trường này chủ yếu là các nguyên liệu hoặc sản phẩm thô để từ đó sơ chế tái xuất sang các thị trường khác như: dầu thô, gạo, đậu các loại, hải sản, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, chè, đồ gỗ, đồ gốm, quần áo may sẵn… Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Singapore là máy móc thiết bị, xăng dầu thành phẩm, nhựa đường, các hóa chất cơ bản, hạt nhựa, giấy làm vỏ bao xi măng, hàng điện tử, xe máy, bột mì, nguyên phụ liệu thuốc lá, đồ uống, máy thông tin, thuốc tân dược, xăm lốp, nhôm, máy lạnh…

    • Thị trường Campuchia, Lào, Myanmar: Đây là thị trường của những nước có trình độ công nghiệp hóa thấp, vì vậy định hướng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường này trong giai đoạn tới cần tập trung vào các hàng hóa công nghiệp chế biến và vật phẩm tiêu dùng, nhất là khi Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh như có chung biên giới và khoảng cách địa lý gần với các nước này.

  • Thị trường CHLB Nga, các nước SNG: Đây là thị trường rộng lớn có nhiều tiềm năng và không quá khó tính như một số thị trường khác. CHLB Nga cũng như các nước trong khu vực này có nhu cầu nhập khẩu cao với nhiều mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu như: gạo, cà phê, cao su, thủy hải sản, hàng dệt may, giày dép. Hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này là: thiết bị năng lượng, thiết bị mỏ, hàng quốc phòng, phân bón, sắt thép, phương tiện vận tải, lúa mì và tân dược. Trong những năm tới, Đồng Nai có thể xúc tiến tìm hiểu thêm thị trường này để tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê, cao su, dệt may, giày dép.

  • Thị trường EU: Đối với Đồng Nai và cả nước, thị trường EU là một thị trường xuất khẩu rất quan trọng. Đây là thị trường có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, vệ sinh hàng hóa và có các hàng rào hạn chế nhập khẩu khá nhiều như hạn ngạch, mẫu mã, bao bì… mặc dù thuế của EU thấp và có xu hướng giảm dần nhưng nhìn chung đây là thị trường được bảo hộ tương đối chặt chẽ.

  • Thị trường Mỹ: Quan hệ thương mại Việt - Mỹ đã tăng lên đáng kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam cũng như của Đồng Nai sẽ là sản phẩm nông sản chế biến, cà phê, hạt tiêu, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, hải sản, hàng dệt may. Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ các mặt hàng: máy móc, thiết bị công nghệ cao, phân bón, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, tân dược, lúa mì, phương tiện vận tải, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc… Trong đó máy móc thiết bị chiếm phần lớn kim ngạch nhập khẩu với tỷ trọng trên dưới 50%.

  • Thị trường Tây Nam Á, Châu Phi và Trung cận Đông: Tại khu vực Nam Á, thị trường trọng điểm sẽ là Ấn Độ. Trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục cải thiện mối quan hệ thương mại với Ấn Độ thông qua biện pháp gắn nhập khẩu với xuất khẩu, tự cân bằng cán cân thương mại để hạn chế nhập siêu. Hàng hóa trọng tâm của thị trường này là dệt may, giày dép, cà phê, gạo. Đối với thị trường Trung cận Đông cần chú ý đến tập tục Hồi giáo để chọn mặt hàng, mẫu mã thích hợp. Việt Nam nhập khẩu một số hàng hóa từ khu vực này như sắt thép xây dựng (Thổ Nhĩ Kỳ); bông (Pakistan); máy móc thiết bị, nhà máy đường, thuốc, dược liệu (Ấn Độ) và các sản phẩm dầu mỏ của KuWait.

III.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN VÙNG

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam (KTTĐPN) đang là vùng kinh tế phát triển năng động, giá trị tổng sản phẩm hiện chiếm 40,5% GDP của cả nước. Đây là trung tâm công nghiệp tập trung nhiều nhất các KCN đồng thời là trung tâm đô thị lớn nhất trong nước, tỷ lệ dân số đô thị chiếm gần 50%. Định hướng phát triển công nghiệp Vùng KTTĐPN đến năm 2015, có xét đến năm 2020 tại Quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17/7/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 là:



  • Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng về tài nguyên (khai thác và chế biến dầu khí, phát điện, chế biến nông, lâm, hải sản); có lợi thế so sánh về nguồn nhân lực chất lượng cao (cơ khí chế tạo, cơ điện tử, điện tử, hoá chất), công nghiệp phục vụ xuất khẩu (dệt may, da giầy chế biến nông, lâm, hải sản), công nghiệp luyện kim và công nghiệp hỗ trợ.

  • Tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng trí thức cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và chuyển dần các ngành sử dụng nhiều lao động, đất đai, có nhu cầu vận tải lớn từ các khu vực trung tâm thành phố ra các địa bàn lân cận.

Do đó, xác định trong thời gian tới đến năm 2025: Đồng Nai có nhiều tiềm năng cơ hội phát triển thành Trung tâm công nghiệp lớn và hiện đại về công nghiệp cơ khí chế tạo, điện - điện tử và hoá chất của khu vực Phía Nam và cả nước. Sản phẩm cơ khí chính xác và chế tạo máy, điện tử viễn thông và công nghệ thông tin, hoá chất hiện trong nước chưa sản xuất được hoặc mới sản xuất được rất ít, hầu hết phải nhập khẩu, thị trường trong nước đối với các mặt hàng này có nhu cầu ngày một tăng lên. Các công ty xuyên quốc gia đầu tư các sản phẩm này đang thăm dò thị trường trong nước và có xu hướng mở rộng hoặc chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam để giảm chi phí sản xuất.

Đồng Nai có lợi thế nằm trong vùng KTTĐPN gần khu vực khai thác dầu khí Vũng Tàu, giáp kề trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao là TP.Hồ Chí Minh, điều kiện mặt bằng không gian rộng rãi thuận lợi để phát triển các nhà máy lớn, công nghiệp cơ khí - điện tử - hoá chất trên địa bàn có quá trình hình thành, phát triển lâu dài và hiện đang là một trung tâm sản xuất trong vùng, hướng ưu tiên phát triển công nghiệp của vùng KTTĐPN cũng nhằm vào các sản phẩm này. Tỉnh có điều kiện lợi thế và cơ hội để phát triển thành trung tâm công nghiệp nặng ở khu vực phía Nam với các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành và liên hợp về cơ khí đóng tàu, chế tạo máy, sản xuất ô tô, sản xuất thiết bị điện lực, viễn thông và hoá chất trong thời kỳ tới.



III.4. DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SXCN

  1. Giai đoạn 2011- 2015

Giai đoạn 2011- 2015, kinh tế - xã hội đạt ở mức cao hơn so với giai đoạn trước, với điểm xuất phát mới, có GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.629 USD, trình độ phát triển kinh tế, xã hội đạt ở mức cao hơn so với giai đoạn trước (GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 865 USD) và mức độ hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng sâu rộng hơn (vượt qua giai đoạn ban đầu hội nhập vào WTO). Khả năng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này có thể đạt 13 – 13,5%, dự báo khả năng tăng trưởng GDP công nghiệp trong giai đoạn này có thể đạt 13,5-14%.

Để đạt mức tăng trưởng GDP công nghiệp đạt 13-13,5%, GTSXCN đến năm 2015 cần đạt 226.210 tỷ đồng, GTSXCN tăng thêm trong giai đoạn này là 123.697 tỷ đồng, tăng bình quân 17,2%/năm.



  1. Giai đoạn 2016- 2020

Nền kinh tế của tỉnh có điểm xuất phát vượt khá xa so với hiện nay về qui mô và trình độ sản xuất, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm do qui mô GDP của nền kinh tế đã khá lớn (GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD). Điều kiện phát triển của tỉnh trong giai đoạn này có đột phá là sân bay Long Thành được xây dựng và đi vào hoạt động. Do đó, dự báo khả năng tăng trưởng GDP công nghiệp trong giai đoạn này có thể duy trì 12,5-13%.

Để đạt mức tăng trưởng GDP công nghiệp có thể đạt 12,5-13%, GTSXCN đến năm 2020 cần đạt 475.118 tỷ đồng, GTSXCN tăng thêm trong giai đoạn này là 248.908 tỷ đồng, tăng bình quân 16%/năm.



  1. Giai đoạn 2021- 2025

Giai đoạn 2021-2025, qui mô GDP của nền kinh tế đã khá lớn (GDP bình quân đầu người đạt khoảng 6.000 USD), dự báo khả năng tăng trưởng GDP công nghiệp trong giai đoạn này có thể đạt 11,5-12%.

Để đạt mức tăng trưởng GDP công nghiệp 12,5-13%, GTSXCN đến năm 2025 cần đạt 955.633 tỷ đồng, GTSXCN tăng thêm trong giai đoạn này là 480.514 tỷ đồng, tăng bình quân 15%/năm.



III.5. DỰ BÁO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

  1. Nhu cầu vốn đầu tư vào ngành công nghiệp

Căn cứ vào định hướng phát triển các ngành công nghiệp, dự báo hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR sẽ có xu hướng tăng như sau: hệ số ICOR giai đoạn 2011 – 2015 là: 3,4 (thấp hơn giai đoạn 2006 – 2010); giai đoạn 2016 – 2020 là: 3,6 (tăng 0,2 so giai đoạn 2011 – 2015); giai đoạn 2021 – 2025 là: 3,7 (tương đương giai đoạn 2006 – 2010).

Theo tính toán hệ số ICOR cho từng giai đoạn (theo GDPCN tăng thêm và GTSXCN tăng thêm), nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 – 2025 khoảng 1.439.999 tỷ đồng, tương đương 73,8 tỷ USD (giá 2010), bình quân mỗi năm hơn 96.000 tỷ đồng, tương đương 4,9 tỷ USD. Trong đó: Giai đoạn 2011 – 2015, nhu cầu về vốn đầu tư là 199.151 tỷ đồng, tương đương 10,2 tỷ USD (giá 2010); Giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu về vốn đầu tư là 479.342 tỷ đồng, tương đương 24,6 tỷ USD (giá 2010); Giai đoạn 2021 – 2025, nhu cầu về vốn đầu tư là 761.506 tỷ đồng, tương đương 39 tỷ USD (giá 2010). Chi tiết được thể hiện qua biểu số liệu sau:



Khoản mục

(ĐVT: Tỷ đồng)



2006-2010

2011-2015

2016-2020

2021-2025

- GDPCN tăng thêm

11799

21.403

38.285

63.459

- Hệ số ICOR

3,7

3,2

3,25

3,3

- Nhu cầu vốn (giá 94)

43.576

68.490

124.426

190.377

- Nhu cầu vốn (giá TT)

72.813

199.151

479.342

761.506

Tổng cộng (lũy kế)

72.813

199.151

678.493

1.439.999



  1. Nguồn vốn

Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp chủ yếu từ nước ngoài, thông qua thu hút đầu tư trực tiếp. Giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 81,1%. Dự báo thời gian tới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp Đồng Nai, cụ thể cơ cấu nguồn vốn như sau:

  • Giai đoạn 2011 – 2015, nhu cầu vốn đầu tư trong nước khoảng 41.623 tỷ đồng, tương đương 2,1 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 427 triệu USD. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 157.528 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 1,6 tỷ USD.

  • Giai đoạn 2016 – 2020, nhu cầu vốn đầu tư trong nước khoảng 109.769 tỷ đồng, tương đương 5,6 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 1,1 triệu USD. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 369.573 tỷ đồng, tương đương 18,95 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 3,8 tỷ USD.

  • Giai đoạn 2021 – 2025, nhu cầu vốn đầu tư trong nước khoảng 189.615 tỷ đồng, tương đương 9,7 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 1,9 tỷ USD. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 571.891 tỷ đồng, tương đương 29,3 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 5,8 tỷ USD.

Khoản mục

(ĐVT: Tỷ đồng)

Giai đoạn

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2021-2025

Nhu cầu vốn (giá TT)

72.813

199.151

479.342

761.506

- Đầu tư trong nước

13.762

41.623

109.769

189.615

- Đầu tư nước ngoài

59.052

157.528

369.573

571.891

Cơ cấu (%)

100

100

100

100

- Đầu tư trong nước

18,9

20,9

22,9

24,9

- Đầu tư nước ngoài

81,1

79,1

77,1

75,1

III.6. DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG

Với định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghệ hiện đại, công nghệ cao, các ngành nghề sử dụng nhiều vốn... sẽ thúc đẩy năng suất lao động ngành công nghiệp tăng cao, dự báo tốc độ tăng năng suất đạt bình quân 11,3%/năm. Do đó, quy mô lao động đến năm 2025 khoảng 945.880 người, tăng bình quân 4,3%/năm, chiếm khoảng 44% (gần ½) trong cơ cấu lao động toàn tỉnh, và chiếm khoảng 25,9% (hơn ¼) tổng dân số toàn tỉnh. Cụ thể từng giai đoạn như sau:



  • Giai đoạn 2011 – 2015, dự báo năng suất lao động ngành công nghiệp tăng bình quân 10,6%/năm, nhu cầu lao động cho phát triển sản xuất công nghiệp khoảng 675.880 người, tăng bình quân 6%/năm, chiếm khoảng 39,8% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh (năm 2010 chiếm 36,2%) và chiếm khoảng 22,9% dân số toàn tỉnh (năm 2010 chiếm 19,7%).

  • Giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục phát huy máy móc thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất hiện có, thúc đẩy phát triển nhanh các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, hiện đại, sẽ thúc đẩy năng suất lao động ngành công nghiệp tăng cao, dự báo tốc độ tăng năng suất đạt bình quân 11,4%/năm. Do đó, quy mô lao động đến 2020 là 825.880 người, tăng bình quân 4,1%/năm, chiếm khoảng 43,5% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh và chiếm khoảng 25% dân số toàn tỉnh.

  • Giai đoạn 2021 – 2025, dự báo năng suất lao động ngành công nghiệp tăng bình quân 11,9%/năm, quy mô lao động đến 2025 là 945.880 người, tăng bình quân 2,8%/năm, chiếm khoảng 44% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh và chiếm khoảng 25,9% dân số toàn tỉnh.

Với định hướng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám, kỹ thuật cao, sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động có tay nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, giày dép, chế biến gỗ, chế biến nông sản thực phẩm vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp, tiếp tục là các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động.

Với tiến trình công nghiệp hóa ở các địa phương trong cả nước, tình hình thiếu hụt lao động phổ thông ngày càng nhiều, nhu cầu lao động có trình đô chuyên môn kỹ thuật cao ngày càng tăng, do vậy từ nay đến năm 2025 phải có những chính sách thích hợp để thu hút lao động, ổn định việc làm cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời phải có kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các ngành công nghiệp trong tương lai.



III.7. NHU CẦU ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

  1. Phương pháp dự báo nhu cầu đất đai cho phát triển công nghiệp

Định hướng phát triển công nhiệp đến 2025 là tập trung lấp đầy diện tích cho thuê tại các khu công nghiệp hiện có và các khu công nghiệp dự kiến mở rộng, hạn chế phát triển thêm khu, cụm công nghiệp mới và không phát triển công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp. Có nhiều phương pháp để dự báo, như: xác định dựa trên nhu cầu phát triển các dự án (theo phương pháp thống kê); hoặc dùng các phương pháp nội suy theo vốn đầu tư, theo giá trị gia tăng hoặc giá trị sản xuất công nghiệp… Trong quy hoạch này sử dụng phương pháp nội suy từ giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) để dự báo.

Phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới chủ yếu tập trung vào thu hút các dự án đầu tư mới sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, khai thác năng lực các dự án mới đi vào đầu tư của các khu công nghiệp và tập trung đầu tư chiều sâu để tăng năng suất sản xuất là chính. Do đó, việc chọn 1 KCN để làm phương pháp tính thì chưa phù hợp nên trong giai đoạn đầu, tỉnh tiếp tục thu hút đầu tư các dự án mới để lấp đầy diện tích khu, cụm công nghiệp, nên chọn KCN Loteco là khu đã lấp đầy diện tích cho thuê và có tỷ lệ GTSXCN/ha diện tích đất cho thuê nằm trong khoảng trung bình làm phương pháp tính bình quân chung cho toàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, sau năm 2015, sẽ chọn khu công nghiệp Biên Hòa II làm phương pháp tính. Như vậy, đến năm 2025 tỉnh Đồng Nai cần khoảng 13.000 ha diện tích đất cho thuê, chiếm 2,2% diện tích đất tự nhiên.



  1. Каталог: Dost VanBan
    Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
    Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
    Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
    Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
    Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
    Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
    Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
    Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
    Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

    tải về 2.2 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương