PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH



tải về 2.2 Mb.
trang5/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hiện nay của ngành công nghiệp Đồng Nai chủ yếu là công nghiệp dệt may, giày dép chiếm 52,4%; công nghiệp điện, điện tử chiếm 15%; cơ khí chiếm 10,3%; công nghiệp hoá chất chiếm 9,6%; chế biến gỗ và hàng mộc xuất khẩu chiếm 6,7%. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp chủ yếu các nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...), Châu Âu (EU) và Mỹ. Nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và gia công hàng xuất khẩu.



II.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ

Theo số liệu báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ về hiện trạng trình độ công nghệ của Đồng Nai, thì trình độ công nghệ các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh được đánh giá thông qua các hệ số thành phần: Kỹ thuật – Technoware (T), Con người – Humanware (H), Thông tin – Inforware (I), Tổ chức – Orgaware (O) và hệ số năng lực công nghệ (TTC). Trong các ngành công nghiệp, so với hệ số năng lực công nghệ trung bình của tỉnh thì chỉ có 4 ngành điện, điện tử; cơ khí; chế biến thực phẩm và hóa chất là có hệ số năng lực công nghệ tương đối cao, trong 4 ngành này đều có các hệ số T, H, I, O đều cao hơn so với mức bình quân chung của toàn tỉnh. Còn lại thì các ngành khai thác mỏ, dệt may và sản xuất vật liệu xây dựng đều có hệ số năng lực xấp xỉ hoặc thấp hơn mức trung bình của tỉnh Đồng Nai, thể hiện qua biểu số liệu sau:



Năng lực công nghệ

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Hệ số TCC toàn tỉnh

0,6833

0,6917

0,7106

0,7102

0,7423

0,6915

- Ngành điện tử

0,7332

0,7436

0,7422

0,7010

0,6926

0,7274

- Ngành cơ khí

0,6974

0,7059

0,7042

0,6736

0,6853

0,6971

- Ngành chế biến thực phẩm

0,7054

0,7131

0,7131

0,6546

0,6641

0,6990

- Ngành hóa chất

0,7031

0,7116

0,7113

0,6530

0,6421

0,6940

- Ngành dệt, may

0,6632

0,6704

0,6699

0,6251

0,6284

0,6680

- Ngành khai thác mỏ

0,6049

0,6161

0,6161

0,6161

0,6161

0,6067

- Ngành SXVLXD

0,6279

0,6328

0,6329

0,6329

0,6739

0,6321

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ

Qua số liệu trên cho thấy trình độ công nghệ của tỉnh Đồng Nai có chuyển biến qua từng năm ở các yếu tố con người, tổ chức và thông tin. Trong đó vấn đề cần quan tâm là yếu tố kỹ thuật mặc dù vẫn còn ở trình độ tiên tiến nhưng giảm dần qua các năm do yếu tố kỹ thuật trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm. Kết quả cho thấy năng lực công nghệ của 805 doanh nghiệp năm 2009 chỉ có 141 (17,57%) doanh nghiệp đạt mức tiên tiến; chủ yếu là mức trung bình (571 doanh nghiệp. 70,93%); 93 doanh nghiệp có năng lực công nghệ lạc hậu (chiếm 11,5%).



II.1.5. Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, qua tính toán và phân tích hiệu quả đầu tư ngành công nghiệp thông qua hệ số ICOR, chỉ số này phản ảnh vốn đầu tư xây dựng cho ngành công nghiệp hàng năm để làm tăng thêm giá trị gia tăng (phản ánh để đạt được 1 đồng giá trị tăng thêm thì cần bao nhiêu đồng vốn theo giá quy đổi 1994), cụ thể chỉ số này như sau:

ICOR = (I/GDP)/Tốc độ tăng GDP = I/GDP

Trong đó: I: Đầu tư; GDP: Tổng sản phẩm quốc nội; GDP: GDP tăng thêm. Qua tính toán chúng ta có hệ số ICOR qua các thời kỳ như sau: Hệ số ICOR giai đoạn 2001 – 2005: 4,3; giai đoạn 2006 – 2010: 3,7; giai đoạn 2001 – 2010: 3,9.

Từ kết quả trên cho thấy, giai đoạn 2001 – 2010 hiệu quả đầu tư vào ngành công nghiệp có xu hướng tăng, nếu như giai đoạn 2001 – 2005 với 4,3 đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ làm tăng thêm 1 đồng giá trị gia tăng thì sang giai đoạn 2006 – 2010 chỉ đầu tư 3,7 đồng vốn để tạo ra 1 đồng giá trị gia tăng. Qua số liệu trên cho thấy tiềm năng đầu tư công nghiệp được tích luỹ trước đây cũng đã được khai thác và phát huy hiệu quả.

Nếu tính theo sự tăng thêm về giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN), thì hệ số ICOR phản ánh để tăng thêm 1 đồng GTSXCN phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn (theo giá quy đổi 1994), qua đó chúng ta cũng sẽ thấy sự phân tích đánh giá hệ số ICOR theo giá trị gia tăng công nghiệp ở trên là phù hợp với tình hình hiện nay, cụ thể: Hệ số ICOR giai đoạn 2001 – 2005: 1,07; giai đoạn 2006 – 2010: 0,73; giai đoạn 2001 – 2010: 0,83.

Qua tính toán hệ số ICOR cho giai đoạn 2001 – 2010 cho ta thấy, giai đoạn 2001 – 2005 để tạo thêm 1 đồng GTSXCN cần phải tốn 1,07 đồng vốn đầu tư. Sang giai đoạn 2006 – 2010 để tạo ra 1 đồng GTSXCN chỉ cần đầu tư 0,73 đồng vốn. Như vậy là quá trình đầu tư đã phát huy hiệu quả đầu tư của giai đoạn trước. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư ngành công nghiệp trong thời gian qua còn thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:


Danh mục

Vốn SX-KD 31/12/2009
(Tr.đ)


Tỷ lệ
VA/GO
(%)


Năng suất
(VA/LĐ)


(Tr.đ)

Vốn/LĐ

(Tr.đ)

LN/Vốn
(%)


Tổng số

137.877.752

26,1

125,7

304,7

6,0

- Quốc doanh

11.853.164

34,7

254,3

493,2

7,1

- Ngoài quốc doanh

14.232.720

26,6

47,6

140,8

6,6

- Đầu tư­ n­ước ngoài

111.791.868

25,2

140,3

341,5

5,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn ngành chưa cao, lợi nhuận/vốn chỉ đạt 6%, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ suất lợi nhuận/vốn thấp nhất, đạt 5,8%, nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn hiện nay có nhiều dự án đầu tư mới đi vào hoạt động, chưa phát huy hết công suất, nên hiệu quả chưa cao, lĩnh vực sản xuất còn mang hình thức gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ giá trị gia tăng/giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) theo giá hiện hành cũng mới đạt 26,1%. Điều này thể hiện công nghiệp Đồng Nai chưa đầu tư vào những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.



II.1.6. Tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường

Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường.

Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn), trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường, những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”; Thông tư liên tịch của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường số 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT ngày 04/11/2009 hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công Thương với Sở Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực công thương.

Tại Đồng Nai, công tác quản lý, bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, đã triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải ở các khu công nghiệp tập trung. Đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 19/21 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải, còn 2/21 khu công nghiệp chưa xây dựng được do vướng mắc giải phóng mặt bằng là khu công nghiệp Thạnh Phú và Ông Kèo. Tỷ lệ đấu nối, tiếp nhận xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường tại các khu công nghiệp cũng tăng lên đáng kể, trung bình đạt 80%.

Đối với 9 khu công nghiệp chưa có dự án đầu tư đều đã có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó có 3 khu công nghiệp đã xây dựng. Ngoài ra, trong 14 cụm công nghiệp (CCN) đã có dự án đầu tư có 4 CCN đã đánh giá tác động môi trường. Các CCN đang hoạt động hầu hết chưa đầu tư các hạng mục công trình xử lý nước thải.

Công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng được tăng cường, nhất là bảo vệ môi trường đối với lưu vực sông Thị Vải, lưu vực sông Đồng Nai. Các địa phương trong tỉnh đều được đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải sinh hoạt; đến nay đã thu gom và xử lý 80% rác thải sinh hoạt, 100% rác thải y tế và 60% chất thải nguy hại.



Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiều điều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường: Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải song hành với việc thường xuyên nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường.

II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

II.2.1. Ngành công nghiệp cơ khí

  1. Quy mô và năng lực sản xuất

  1. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp ngành cơ khí

Tính đến năm 2010, ngành cơ khí có 2.863 cơ sở sản xuất, tăng 1.901 cơ sở so với năm 2000. Trong đó: Quốc doanh 4 doanh nghiệp, giảm 4; khu vực FDI tăng 152 doanh nghiệp; ngoài quốc doanh tăng 1.753 cơ sở.

Cơ sở sản xuất
(cơ sở)


Năm

Tăng (+)/Giảm (-)

2000

2005

2010

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


Ngành CN tỉnh

7.604

10.122

13.214

2.518

3.092

5.610

Ngành cơ khí

962

2.173

2.863

1.211

690

1.901

Quốc doanh

8

7

4

-1

-3

-4

Ngoài quốc doanh

913

2.069

2.666

1.156

597

1.753

ĐTNN

41

97

193

56

96

152

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

Giai đoạn 2001-2010, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp là 24,7%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 23,5% và giai đoạn 2006-2010 là 25,8%. Nhìn chung ngành công nghiệp cơ khí Đồng Nai tăng trưởng tương đối cao và ổn định, những năm gần đây, tình hình đầu tư vào ngành cơ khí có chiều hướng tăng rõ rệt, nhất là lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy tăng nhanh (công nghiệp hỗ trợ), do đó cơ cấu của ngành cũng có xu hướng tăng từ 8,67% năm 2000 lên 13,8% năm 2010.



GTSXCN
(Tỷ đồng)


2000

2005

2010

Tăng BQ (%)

Giá
trị


CC
(%)


Giá
trị


CC
(%)


Giá
trị


CC
(%)


2001-2005

2006-2010

2001-2010

Ngành CN tỉnh

17.992

 

42.534

 

102.513

 

18,8

19,2

19,0

Ngành cơ khí

1.560

8,7

4.485

10,5

14.133

13,8

23,5

25,8

24,7

- Quốc doanh

491

31,5

592

13,2

1.242

8,8

3,8

16,0

9,7

- NQD

131

8,4

723

16,1

1.851

13,1

40,7

20,7

30,3

- ĐTNN

938

60,1

3.169

70,7

11.041

78,1

27,6

28,4

28,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

  1. Quy mô vốn

Tổng vốn sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp cơ khí tính đến 31/12/2009 là 24.322 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng vốn SXKD ngành công nghiệp; trong đó: quốc doanh 883 tỷ, chiếm 3,6%; ngoài quốc doanh 1.070 tỷ đồng, chiếm 4,4%; đầu tư nước ngoài 22.369 tỷ đồng, chiếm 92%.

Quy mô vốn trên 01 lao động ngành cơ khí là 568 triệu đồng/người, cao hơn so với trung bình của ngành công nghiệp; trong đó khu vực ngoài quốc doanh có mức vốn bình quân thấp nhất là 87 triệu đồng/người và khu vực đầu tư nước ngoài cao nhất 775 triệu đồng/người, thể hiện trong bảng sau:



Danh mục

Vốn SX_KD
31/12/2009


Lao động

Vốn/LĐ
(trđ/người)


Triệu đồng

CC (%)

Người

CC (%)

Toàn ngành CN

137.877.752

 

452.457

 

305

Ngành cơ khí

24.322.071

17,6

42.813

9,5

568

- Quốc doanh

883.331

3,6

1.697

4,0

521

- Ngoài quốc doanh

1.069.857

4,4

12.252

28,6

87

- Đầu tư nước ngoài

22.368.883

92,0

28.864

67,4

775

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương