PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH



tải về 2.2 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

  1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cơ khí

- Ngành công nghiệp cơ khí là ngành đạt hiệu quả tương đối cao trong các ngành công nghiệp chủ yếu, bình quân lợi nhuận/vốn toàn ngành đạt 5,8% (sau ngành chế biến NSTP; hóa chất, cao su, plastic; điện, điện tử), việc đầu tư vào các sản phẩm cơ khí hỗ trợ thời gian qua có hiệu quả (nhất là phục vụ sản xuất ô tô, xe máy).

- Tổng giá trị gia tăng (VA) của ngành 6.907 tỷ đồng. Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) là 23,79%, thấp hơn so với bình quân chung toàn ngành, điều này cho thấy sản xuất vẫn mang nặng tính gia công, lắp ráp nhiều. Năng suất lao động tính theo giá trị VA đạt mức 161,3 triệu đồng/lao động, gấp 1,3 lần năng suất lao động chung toàn ngành công nghiệp.



  1. Thị trường tiêu thụ

Năm 2010, doanh thu ngành công nghiệp cơ khí đạt 34.015 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 tăng 20,6%/năm (trong đó: giai đoạn 2001-2005 tăng 22,6%, giai đoạn 2006-2010 tăng 18,6%). Trong đó, cơ cấu thị trường nội địa có xu hướng thu hẹp dần, có tỷ trọng giảm từ 91,1% năm 2000 xuống còn 82,7% năm 2005, và tiếp tục giảm xuống còn 61,1% năm 2010; doanh thu xuất khẩu có xu hướng tăng từ 8,9% năm 2000 lên 17,3% năm 2005 và tiếp tục tăng cao lên mức 30,9% năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu của ngành có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001– 2010 đạt 32,2%/năm, chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn ngành nhưng cơ cấu cũng từng bước được cải thiện, năm 2000 tỷ trọng chỉ chiếm 2,3% đến năm 2005 tăng lên 6% và năm 2010 là 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu máy nổ các loại, bồn áp lực, nồi chảo inox, máy giặt, tủ lạnh...

  1. Trình độ công nghệ

Theo số liệu báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ về hiện trạng trình độ công nghệ của Đồng Nai, hệ số năng lực công nghệ của ngành cơ khí được đánh giá khá cao so với mức bình quân chung của tỉnh. Chi tiết được thể hiện qua biểu số liệu sau:

Hệ số TCC

2004

2005

2006

2007

2008

2009

CN toàn tỉnh

0,6833

0,6917

0,7106

0,7102

0,742

0,6915

Ngành cơ khí

0,6974

0,7059

0,7042

0,6736

0,6853

0.6971

- Kỹ thuật

0,7744

0,7748

0,7727

0,7564

0,7020

0.7774

- Con người

0,5585

0,5827

0,5813

0,5616

0,6581

0.5581

- Thông tin

0,7699

0,7701

0,7685

0,7059

0,6242

0.767

- Tổ chức

0,7659

0,7659

0,7641

0,7205

0,6844

0.7636

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ

Qua bảng số liệu trên cho thấy mức độ đầu tư công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp ngành cơ khí tương đối cân bằng và có tiềm lực. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực còn thấp, chưa đủ khả năng để nắm bắt và tiếp thu được những công nghệ mới và đó cũng chính là một phần nguyên nhân làm cho doanh nghiệp không dám mạnh dạn trong việc đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.



  1. Nguồn nhân lực

Đến năm 2010, ngành cơ khí có 63.377 lao động, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 18,7%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng từ 7,6% năm 2000 lên 9,3 năm 2005 và 12,2% năm 2010.

Danh mục

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Tăng BQ (%)


(người)


CC

(%)


(người)


CC

(%)


(người)


CC

(%)

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


CN toàn tỉnh

149.247

 

316.546

 

520.159

 

16,2

10,4

13,3

Ngành cơ khí

11.394

7,6

29.520

9,3

63.377

12,2

21,0

16,5

18,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

Nhìn chung, trình độ nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, đây cũng là hạn chế, khó khăn trong việc phát triển ngành trong thời gian tới, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu chung của tỉnh “Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào năm 2015”.



  1. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Giai đoạn 2001 – 2010, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp cơ khí có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 26,6%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp cơ khí (ngành cơ khí tăng bình quân 24,7%/năm). Điều này cho thấy CNHT ngành công nghiệp cơ khí thời gian qua tăng trưởng nhanh và đây cũng là một trong những thành tựu đạt được của ngành công nghiệp cơ khí Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010. Tình hình tăng trưởng CNHT ngành cơ khí giai đoạn 2001 – 2010 như sau:

GTSXCN
(Tỷ đồng)


Năm

Tăng trưởng BQ (%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

Toàn ngành CN

17.992

42.534

102.513

18,8

19,2

19,0

Ngành cơ khí

1.560

4.485

14.133

23,5

25,8

24,7

CNHT ngành cơ khí

484

2.037

5.135

33,3

20,3

26,6

Cơ cấu (%)

31,0

45,4

36,3

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

  1. CNHT cơ khí ô tô

Năm 2010, GTSX CNHT cơ khí ô tô đạt 710 tỷ đồng (giá CĐ 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 đạt 72,8%/năm, là một trong những lĩnh vực có tốc tộ tăng trưởng nhanh nhất trong các nhóm sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp. CNHT cơ khí ô tô có tốc độ tăng trưởng nhanh là do xuất phát điểm của ngành quá thấp, năm 2000 GTSX CNHT ô tô chỉ mới đạt 3 tỷ đồng (giá CĐ 1994).

GTSXCN
(Tỷ đồng)


Năm

Tăng trưởng BQ (%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

CNHT ngành cơ khí

484

2.037

5.135

33,3

20,3

26,6

CNHT ô tô

3

223

710

136,8

26

72,8

Cơ cấu (%)

0,6

10,9

13,8

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

Cơ cấu CNHT ô tô trong CNHT ngành cơ khí năm 2000 là 0,6%, đến năm 2010 chiếm 13,8%. Nhìn chung tỷ trọng CNHT ô tô trong CNHT ngành cơ khí của Đồng Nai đã có sự chuyển dịch đáng kể, tuy nhiên vẫn còn khiêm tốn, mặc dù thời gian qua ngành ô tô Việt Nam đã có sự phát triển.



  1. CNHT cơ khí xe máy

Giá trị sản xuất CNHT ngành xe máy năm 2010 của Đồng Nai đạt 1.472 tỷ đồng (giá CĐ 1994), tăng gần 10 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng CNHT xe máy giai đoạn 2001 – 2010 đạt bình quân 25,4%/năm. Đây cũng là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. CNHT xe máy của Đồng Nai phát triển nhanh nhờ thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất phụ tùng, linh kiện xe máy (chủ yếu Đài Loan), sản xuất nhiều chi tiết tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Cơ cấu CNHT xe máy trong tổng CNHT ngành cơ khí năm 2000 là 31,6%, và đến năm 2010 là 28,7%, và là một trong những nhóm sản phẩm CNHT có tỷ trọng lớn thứ 2 sau CNHT cơ khí xây dựng. Tuy nhiên, so với CNHT cơ khí xây dựng thì CNHT xe máy có tính chất kỹ thuật chế tạo (công nghệ chế tạo) nhiều hơn, còn đối với CNHT xây dựng thì chủ yếu là công nghệ vật liệu, do đó GTSXCN lớn.



GTSXCN
(Tỷ đồng)


Năm

Tăng trưởng BQ (%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

CNHT ngành cơ khí

484

2.037

5.135

33,3

20,3

26,6

CNHT xe máy

153

786

1.472

38,7

13,4

25,4

Cơ cấu (%)

31,6

38,6

28,7

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

  1. CNHT cơ khí xây dựng

CNHT cơ khí xây dựng cũng là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng GTSXCN giai đoạn 2001 – 2010 đạt bình quân 22,8%/năm. Năm 2010, GTSX CNHT cơ khí xây dựng đạt 2.431 tỷ đồng (giá CĐ 1994), tăng gần 8 lần so với năm 2000. Nhìn chung CNHT cơ khí xây dựng chủ yếu tập trung vào công nghệ vật liệu (sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm phục vụ ngành cơ khí xây dựng) và tập trung quy mô lớn ở doanh nghiệp ĐTNN.

CNHT ngành cơ khí xây dựng chiếm 64,3% năm 2000 và giảm xuống còn 47,3% vào năm 2010, do CNHT các ngành công nghiệp ô tô, xe máy tăng nhanh. Tuy nhiên, hiện tại CNHT ngành cơ khí xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu CNHT ngành cơ khí.



GTSXCN
(Tỷ đồng)


Năm

Tăng trưởng BQ (%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

CNHT ngành cơ khí

484

2.037

5.135

33,3

20,3

26,6

CNHT cơ khí xây dựng

311

887

2.431

23,3

22,3

22,8

Cơ cấu (%)

64,3

43,5

47,3

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

  1. CNHT cơ khí tiêu dùng

CNHT cơ khí tiêu dùng năm 2010 đạt 443 tỷ đồng (giá CĐ 1994), có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 khá cao, đạt 51,4%/năm, nguyên nhân tăng nhanh do xuất phát điểm quá thấp, năm 2000 GTSX CNHT cơ khí tiêu dùng chỉ đạt 7 tỷ đồng. CNHT cơ khí tiêu dùng của Đồng Nai cũng chủ yếu tập trung các doanh nghiệp ĐTNN, với các sản phẩm đơn giản như lon, thùng thiếc, dao kéo, khung bàn ghế.

GTSXCN
(Tỷ đồng)


Năm

Tăng trưởng BQ (%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

CNHT ngành cơ khí

484

2.037

5.135

33,3

20,3

26,6

CNHT cơ khí tiêu dùng

7

109

443

73,1

32,4

51,4

Cơ cấu (%)

1,4

5,4

8,6

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê

Cơ cấu CNHT cơ khí tiêu dùng trong CNHT toàn ngành cơ khí năm 2010 là 8,6% (năm 2000 là 1,4%). Nhìn chung CNHT cơ khí tiêu dùng của Đồng Nai tuy phát triển nhanh nhưng tỷ trọng còn quá nhỏ trong cơ cấu CNHT ngành cơ khí.



  1. CNHT cơ khí chế tạo

Ngoài những lĩnh vực trên, CNHT cơ khí chế tạo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế tạo linh kiện, phụ tùng máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác. Năm 2010, GTSX CNHT cơ khí chế tạo đạt 79 tỷ đồng (giá CĐ 1994), gấp 8 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 đạt 22,9%/năm. CNHT cơ khí chế tạo chủ yếu tập trung ở khu vực ĐTNN sản xuất các loại khuôn mẫu phục vụ các ngành công nghiệp như giày dép, cơ khí... Các doanh nghiệp trong nước chưa phát triển do hiện nay sản xuất sản phẩm máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp chủ yếu sản xuất mang tính khép kín (có mua một số chi tiết phôi đúc gang, chi tiết nhưng rất ít) theo kiểu sản xuất tích hợp.

Cơ cấu CNHT cơ khí chế tạo trong CNHT ngành cơ khí có xu hướng giảm từ 2,1% năm 2000, xuống còn 1,5% năm 2010, do CNHT của các lĩnh vực ô tô, xe máy, cơ khí xây dựng tăng nhanh. Nhìn chung, CNHT cơ khí chế tạo của Đồng Nai còn quá nhỏ bé, chưa phát triển để phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp khác.



GTSXCN
(Tỷ đồng)


Năm

Tăng trưởng BQ (%)

2000

2005

2010

2001-2005

2006-2010

2001-2010

CNHT ngành cơ khí

484

2.037

5.135

33,3

20,3

26,6

CNHT cơ khí chế tạo

10

32

79

25,9

20

22,9

Cơ cấu (%)

2,1

1,6

1,5

 

 

 

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương