PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH



tải về 2.2 Mb.
trang2/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê và QHKTXH

  1. Công nghiệp - xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) tăng bình quân 5 năm (2006-2010) là 19,2%/năm; cao hơn mức tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 (18,8%/năm), đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 (18%-20%/năm). Các ngành công nghiệp chủ lực tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng GDP. Trong 9 ngành công nghiệp chủ lực, có 4 ngành có mức tăng trưởng bình quân cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành (trong đó ngành công nghiệp chế biến gỗ có mức tăng trưởng bình quân cao nhất 31,7,8%/năm), 4 ngành có mức tăng trưởng bình quân thấp hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành (thấp nhất là ngành công nghiệp giấy, tăng bình quân 13,6%/năm) và 1 ngành có mức tăng trưởng âm 3,2% là ngành công nghiệp điện, nước.

  1. Thương mại – dịch vụ

- Lĩnh vực thương mại

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ: tăng bình quân 5 năm (2006-2010) là 26,5%; trong đó khu vực thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng trên 80% tổng mức bán lẻ.

+ Kim ngạch xuất, nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 5 năm là 17,2%, cao hơn mức tăng của giai đoạn 5 năm 2001-2005 (tăng bình quân là 16,5%/năm). Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1996-2000 bình quân tăng 46,5%/năm, giai đoạn 2001-2005 bình quân tăng 16,48%/năm. So với năm 1995 kim ngạch nhập khẩu năm 2005 tăng 14,48 lần (năm 1995 là 288,824 triệu USD; năm 2005 đạt 4.183,3 triệu USD).

- Lĩnh vực dịch v

Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng bình quân 5 năm là 14,9%/năm; đặc biệt trong năm 2008, có tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ là 17,7%, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Đến năm 2010 tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 34,1% trong cơ cấu GDP.


  1. Nông – lâm – ngư nghiệp

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá cố định 1994) tăng bình quân 5 năm (2006-2010) là 5,42%; cao hơn tăng bình quân giai đoạn 2001-2005, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (chỉ tiêu Nghị quyết tăng 5-5,5%), vượt chỉ tiêu đề ra trong định hướng quy hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 (tăng bình quân 5,25%), trong đó nông nghiệp tăng bình quân 4,89%/năm, lâm nghiệp tăng 11,47%/năm, vượt so với chỉ tiêu quy hoạch (3,02%) và thuỷ sản tăng 11,67%/năm, vượt so với chỉ tiêu quy hoạch (7,01%/năm).

Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006-2010 chuyển dịch đúng hướng so với chỉ tiêu quy hoạch. Đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 90,11%, giảm so với chỉ tiêu quy hoạch (91,95%); thuỷ sản chiếm 8,58%, vượt so với chỉ tiêu quy hoạch (7,14%), và lâm nghiệp chiếm 1,39% tăng so với chỉ tiêu quy hoạch. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng: tỷ trọng trồng trọt giảm dần từ 68,36 năm 2006 còn 65,01% năm 2010; chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tăng từ chiếm 27,36% năm 2006 lên 30,85% năm 2010, phù hợp với định hướng quy hoạch ngành nông nghiệp.



I.2.2. Hiện trạng phát triển các thành phần kinh tế

Chính sách phát triền kinh tế nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong tỉnh phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu thanh phần kinh tế, cụ thể:



- Khu vực Quốc doanh: GDP khu vực quốc doanh trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 6.358 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 6%/năm. Một số doanh nghiệp phát triển mạnh trong thời gian qua là Công ty thuốc lá Đồng Nai, Công ty May Đồng Tiến, Công ty Xây dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa… Về cơ cấu năm 2000 là 30,4% đến năm 2005 giảm còn 24,7%, đến năm 2010 chiếm 18,9% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Tuy giảm về tỷ trọng song vẫn nắm giữ những lĩnh vực quan trọng, then chốt của công nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp điện, nước.

- Ngoài quốc doanh: Trong những năm qua nhờ cải thiện môi trường đầu tư, quan tâm đẩy mạnh chính sách thu hút các dự án và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư sản xuất, nhiều doanh nghiệp dân doanh ở Đồng Nai đã phát triển mạnh, số lượng doanh nghiệp đăng ký ngày càng nhiều, GDP khu vực ngoài quốc doanh tăng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 12,4%/năm. Về cơ cấu năm 2005 là 36,1% đến năm 2010 tăng lên thành 38,1%.

- Kinh tế có vốn ĐTNN: bắt đầu hình thành từ những năm 1990 sau khi Nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài, song đây là khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất so với các khu vực kinh tế khác trên địa bàn, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, công nghệ, tăng trưởng xuất khẩu, góp phần tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đổi mới cơ chế quản lý, bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 18,3%/năm. Với tỷ trọng chiếm 39,2% năm 2005 và tăng lên 42,9% năm 2010, khu vực có vốn ĐTNN tiếp tục quyết định tốc độ tăng trưởng trên địa bàn. Chi tiết được thể hiện qua biểu số liệu sau:

Chỉ tiêu

(Giá CĐ)

Thực hiện (Tỷ đồng)

Tăng bình quân (%)

2000

2005

2010

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


GDP toàn tỉnh

10.473

19.180

36.198

12,9

13,5

13,2

Khu vực trong nước:

7.542

11.639

18.695

9,1

9,9

9,5

- Quốc doanh

3.233

4.753

6.358

8,0

6,0

7,0

- Ngoài quốc doanh

4.309

6.886

12.338

9,8

12,4

11,1

Đầu tư nước ngoài

2.932

7.541

17.503

20,8

18,3

19,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê và QHKTXH

I.2.3. Thu hút đầu tư

Trong giai đoạn 2006-2010, tổng vốn huy động đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 121.800 tỷ đồng (tương đương 7,12 tỷ USD), tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,3%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch (106 ngàn tỷ đồng). Trong đó: Vốn đầu tư trong nước chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện cả giai đoạn chiếm 51,1% tổng vốn đầu tư trên địa bàn.



1. Thu hút đầu tư nước ngoài

Giai đoạn 2006-2010, toàn tỉnh thu hút được 428 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 8,35 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 5,15 tỷ USD (cao hơn gần gấp đôi với giai đoạn 2001-2005), đạt 61,7%. Cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư đúng định hướng: ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ trên 80% vốn đăng ký, công nghiệp kỹ thuật cao chiếm tỷ lệ trên 5%, còn lại chủ yếu là các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất chi tiết máy móc thiết bị, một số dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Trong giai đoạn 2006-2010 thu hút được nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, giảm dần các dự án có tính chất gia công sử dụng nhiều lao động. Một số dự án công nghệ cao đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh mở ra hướng mới trong thu hút đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực. Số lượng dự án của nước ngoài đầu tư vào địa bàn ngày càng tăng, cụ thể tính đến cuối năm 1995 cả tỉnh chỉ có 115 dự án do nước ngoài đầu tư, với tổng vốn đầu tư 3,37 tỷ USD, đến cuối năm 2005 toàn tỉnh đã thu hút được 703 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư là 7,95 tỷ USD, trong đó tổng vốn thực hiện là 4,45 tỷ USD. Đến cuối năm 2010 tổng số dự án đầu tư trên địa bàn Đồng Nai còn hiệu lực là 981 dự án, vốn đăng ký 18,37 tỷ USD, tổng vốn thực hiện ước đạt 8,85 tỷ USD, đạt 48,17% tổng vốn đăng ký.

2. Thu hút đầu tư trong nước

Trong 5 năm 2006-2010, vốn đầu tư trong nước 59.551 tỷ đồng, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn, trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 9.049 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4% tổng vốn; vốn tín dụng là 18.017 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,8%; vốn đầu tư các doanh nghiệp nhà nước là 4.114 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,4%; vốn dân cư, tư nhân là 26.412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,7%; các nguồn vốn khác trong nước là 1.960 tỷ đồng, chiếm 1,6%. Luỹ kế đến năm 2010, toàn tỉnh có trên 6.363 doanh nghiệp đang hoạt động và 109.893 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, với tổng vốn đăng ký trên 94.877 tỷ đồng.



I.2.4. Hiện trạng hạ tầng kinh tế - xã hội

1. Hệ thống giao thông

a) Mạng lưới đường bộ

Tính đến cuối năm 2010, tổng chiều dài mạng lưới đường bộ hiện có 6.877 km đường, bao gồm:

- Quốc lộ: có 5 tuyến QL chạy qua với tổng chiều dài 244,5 km gồm QL1A (đoạn nằm trên địa bàn dài 102,45 km), QL20 (75,4 km), QL 51 (42,65 km), QL 56 (18 km) và QL 1K (5,72 km), nhựa hóa 100%, đây là những tuyến đường trục Bắc - Nam và Đông - Tây kết nối lưu thông giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh.

- Đường tỉnh: có 20 tuyến với tổng chiều dài 511 km, nhựa hóa 100%, tuy nhiên trong năm 2010 do nhận bàn giao theo quy hoạch điều chỉnh, một số tuyến huyện về tỉnh quản lý, trên tuyến có đoạn chưa được nhựa hóa, nên tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường tỉnh đến nay giảm và đạt hơn 90%.

- Đường đô thị, đường huyện: có gần 300 tuyến với tổng chiều dài là 1.491 km, hoàn thành nhựa hóa 60% so với 39,6% năm 2005, còn lại một số đường huyện là bê tông, đường cấp phối, đường rải đá.

- Đường xã, phường: có tổng chiều dài 4.143 km, tỷ lệ nhựa hóa tăng từ 10,6% năm 2005 lên 30% năm 2010, đường đất còn chiếm khoảng hơn 40%, còn lại là đường bê tông, đường cấp phối, đường rải đá.

- Đường chuyên dùng: có 487 km do các đơn vị kinh tế trong tỉnh trực tiếp quản lý, chủ yếu là đường nhựa, đường cấp phối.

- Hệ thống bến bãi phục vụ vận tải đường bộ, hiện có 15 bến xe khách và 12 trạm xe buýt có tổng diện tích 116.798 m2, gồm 3 bến xe khách liên tỉnh đang hoạt động ở TP. Biên Hoà và 12 bến xe khách ở các thị trấn, thị xã trong tỉnh.



b) Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh có chiều dài 87,5 km gồm 8 ga là tuyến lưu thông hàng hoá, hành khách quan trọng giữa tỉnh với các khu vực Duyên hải miền Trung và khu vực phía Bắc, ga Biên Hoà là ga chính hiện đã trang bị hệ thống thông tin tín hiệu chạy tàu bán tự động trên toàn tuyến đường sắt Bắc- Nam.



c) Đường thủy

Tổng chiều dài các tuyến đường sông do các cấp quản lý có 532 km trong đó Trung ương quản lý 6 tuyến tổng chiều dài 169 km; huyện, thành phố, tỉnh quản lý 18 tuyến tổng chiều dài 262 km; đơn vị cơ sở khác quản lý 61 tuyến kênh rạch tổng chiều dài 101 km. Tổng chiều dài sông hiện đang khai thác vận tải 205/679 km sông rạch (chiếm 31% tổng chiều dài sông trong tỉnh) gồm 8 tuyến chính trên các sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh, sông Cái, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Gò Gia và sông La Ngà. Trong đó quan trọng nhất là các tuyến trên sông như:



- Tuyến đường thủy theo Sông Đồng Nai: dài 162 km là tuyến vận tải đường thuỷ huyết mạch trong tỉnh và từ nội địa tỉnh đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, có luồng tàu biển ra vào cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu (Tp. HCM) và các cảng thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm:

+ Cảng tổng hợp Đồng Nai: diện tích 7,5 ha, tiếp nhận 5.000 DTW, khối lượng hàng thông qua cảng khoảng 600.000 tấn/năm

+ Các cảng chuyên dụng hàng lỏng: gồm cảng SCTGas và cảng VT.Gas (tại phường Long Bình Tân - TP.Biên Hòa) là các cảng gas tiếp nhận tàu trọng tải 1.000 DWT.

+ Cảng tổng hợp Phú Hữu II: hiện đang được triển khai xây dựng nằm đối diện cảng Cát Lái (TP.HCM), theo quy hoạch chiều dài bến 2.000m, sâu vào bờ 500m, quy mô tiếp nhận tàu 20.000 DTW.



- Các cảng sông trung chuyển container: có 02 bến cảng gồm bến trung chuyển container Tín Nghĩa (IDC Biên Hòa) qui mô cho sà lan 1.000 tấn và bến cảng trung chuyển container Long Tân (Nhơn Trạch) có 3 bến cho sà lan 1.000 tấn và 3 bến cho sà lan 3.000 tấn.

- Các cảng sông chuyên dụng: gốm có bến COGIDO của công ty giấy Đồng Nai sử dụng cho sà lan 500 tấn, bến Nhà máy thức ăn gia súc Con cò cho sà lan 500-1000 tấn; bến Nhà máy bột ngọt Ajinomoto cho sà lan đến 500 tấn; bến cảng của công ty vận tải sông biển cho sà lan 500-1000 tấn.

- Tuyến đường thủy theo sông Nhà Bè: dài 8,5 km và tuyến theo sông Lòng Tàu dài 9km (thuộc hệ thống sông Đồng Nai) có luồng tàu biển ra vào khu cảng Sài Gòn (TP.HCM) và các cảng thuộc tỉnh gồm:

+ Cảng gỗ mãnh Phú Đông: cảng chuyên dụng đang khai thác cho cỡ tàu 25.000 DWT phục vụ bốc xếp gỗ mảnh xuất khẩu của Công ty liên doanh Phú Đông.

+ Cảng xăng dầu Phước Khánh: cảng chuyên dụng kế tiếp phía hạ lưu cảng Phú Đông, đang khai thác quy mô cho tàu 25.000 DWT phục vụ bốc dỡ xăng dầu của Công ty xăng dầu Đồng Tháp.

+ Cảng nhà máy đóng tàu 76: cảng chuyên dùng phục vụ Nhà máy đóng tàu 76, chiều dài bờ sông 950m, hiện đang xây dựng, quy mô đóng mới và sửa chữa tàu 50.000DTW.

+ Cảng tổng hợp Phú Hữu I: bến cảng tổng hợp và hệ thống kho bãi với chiều dài bờ sông 750m, sâu vào bờ 500 m, diện tích 37,5 ha, tiếp nhận tàu 20.000 DWT, Công ty vận tải dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng.

+ Cảng cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Nhơn Trạch: cảng chuyên dùng do Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đồng Nai đầu tư, chiều dài bờ sông 519 m, diện tích 21,395 ha thuộc khu công nghiệp Ông Kèo, quy mô cho tàu 20.000 DWT.

+ Cảng dầu nhờn Trâm Anh: cảng chuyên dụng chiều dài bờ sông 300 m, diện tích 6 ha do nhà máy dầu nhờn Trâm Anh đầu tư xây dựng quy mô cho tàu 2.000-5.000 DWT.

+ Cảng VIKOWOCHIMEX: cảng chuyên dùng hiện đang hoạt động bốc xếp hàng gỗ dăm mãnh xuất khẩu của Công ty xuất khẩu dăm gỗ mảnh VIKOWOCHIMEX quy mô cho tàu 15000DWT.

+ Cảng Sun Steel-China Himent: cảng chuyên dụng diện tích 12 ha do công ty China Himent (Đài Loan) và Công ty Sun Steel xây dựng, phục vụ cho hai công ty nhập nguyên liệu và sản xuất sản phẩm xi măng cường độ cao, sản phẩm thép. Dự kiến đây là cảng cuối cùng phía hạ lưu của khu cảng trên sông Nhà Bè - Lòng Tàu.

- Tuyến đường thủy theo sông Thị Vải: có luồng tàu biển ra vào cảng Cái Mép, cảng Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và các cảng thuộc tỉnh bao gồm:

+ Cảng Phước Thái (cảng VEDAN): cảng chuyên dụng gồm 2 bến chiều dài bến 340 m gồm 01 bến cho tàu hàng khô trọng tải 10.000 DWT và 01 bến cho tàu hàng lỏng trọng tải 12.000 DWT.

+ Cảng tổng hợp Gò Dầu A: Đang khai thác cho tàu 2.000 DWT với chiều dài 30 m, đang xây dựng tiếp để có bến dài 350m, tiếp nhận tàu 5.000-10.000 DWT.

+ Cảng tổng hợp Gò Dầu B: hiện có 02 khu bến gồm khu bến số 1 đã đưa vào khai thác một phần dài 60 m tiếp nhận tàu 6.5000DWT, dự kiến xây dựng tiếp để có bến dài 870m cho tàu đến 15.000 DWT; khu bến số 2 gồm 01 bến tàu 120m cho tàu trọng tải đến 12.000 DWT và 01 bến sà lan dài 20 m cho sà lan 300 tấn.

+ Cảng Super Photphat Long Thành: cảng chuyên dụng gồm 1 bến tàu dài 50m cho tàu 3.000 DWT và 01 bến sà lan dài 20m cho sà lan 300 tấn.

+ Cảng nhà máy Unique Gas: cảng chuyên dụng có một bến hàng lỏng cho tàu 6.500 DWT với chiều dài bến 130m.

+ Cảng tổng hợp Phước An: theo quy định xây dựng cảng tiếp nhận tàu 30.000 DWT, tổng chiều dài các bến 3.050 m, sâu vào bờ 500 m, diện tích 152,2 ha. Cảng bao gồm khu cảng Container 30.000 DWT (05 bến dài 1.352m), khu cảng tổng hợp 30.000 DWT (02 bến dài 600m), khu cảng Container 20.000 DWT (03 bến dài 658m), khu cảng tổng hợp 20.000 DWT (02 bến dài 440m).

Những năm gần đây, tỉnh đã huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng từng bước một số cảng biển, cảng sông như cảng Đồng Nai, Cảng Gò Dầu A, Cảng Gò Dầu B, Cảng Phước An. Tăng khối lượng thông qua hệ thống cảng biển, cảng sông của tỉnh từ 3,5 triệu tấn/năm (2005 lên khoảng 5,2 triệu tấn/năm 2010).



2. Hệ thống cung cấp điện

Nguồn cấp điện cho tỉnh được lấy chủ yếu từ nhà máy điện Trị An công suất 4x100MW, nhà máy điện FORMOSA công suất 150MW, nhà máy điện Hàm Thuận công suất 2x150MW, nhà máy điện Phú Mỹ và nhà máy điện Nhơn Trạch 1 công suất 462,8MW.

Hệ thống lưới điện gồm các cấp điện áp 110kV, 35kV, 22kV và 6kV với tổng chiều dài mạng lưới đường dây truyền tải điện hơn 6.000 km, trong đó đường dây 220 KV có 302 km, đường dây 110KV có 434,5 km, đường dây 35 KV có 1.986,7 km. Hệ thống trạm biến áp có 5.362 trạm, trong đó có 3 trạm 220KV, 20 trạm 110 KV, 1.786 trạm trung thế (35/6kV, 35/0,4kV, 22/0,4kV), còn lại là các trạm hạ thế (10/4,4kV, 6/0,4kV). Hệ thống lưới điện đã được kéo phủ khắp toàn tỉnh đến 100% số xã, cung cấp điện khá ổn định phục vụ các KCN, đô thị và hầu hết các khu vực nông thôn trong tỉnh.

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ gia tăng tiêu dùng điện thương phẩm hàng năm của tỉnh ở mức rất cao, bình quân gần 15%/năm, từ 3.306 triểu kwh tăng lên gần 6.100 triệu kwh, trong đó gần 70% là tiêu dùng điện của các khu công nghiệp. Công suất cực đại của mạng lưới 1.029MW nhưng mức phân bổ công suất điện từ trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam cho tỉnh Đồng Nai vào các giờ cao điểm chỉ khoảng 950MW nên đáp ứng khoảng 90% nhu cầu tiêu dùng điện thực tế, chưa đảm bảo an toàn phụ tải cho sản xuất nhất là ở các khu công nghiệp.



3. Hệ thống cấp nước

Đến nay, toàn tỉnh có 19 nhà máy nước phân bố ở thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các trung tâm huyện và một số khu công nghiệp, tổng công suất đạt khoảng 310.000m3/ngày, cơ bản đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu nước máy phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư đô thị, cấp nước cho các khu công nghiệp và một số điểm dân cư nông thôn, hiện nay các nhà máy nước trong tỉnh đều lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai. Trong đó, có 5 nhà máy nước lớn, gồm: nhà máy nước Thiện Tân công suất 120.000m3/ngày, nhà máy nước Biên Hòa công suất 36.000m3/ngày, nhà máy nước Long Bình công suất 30.000m3/ngày, nhà máy nước Nhơn Trạch I công suất 10.000m3/ngày, nhà máy nước Long Khánh công suất 7.000m3/ngày.

Trong năm 2012, dự kiến đưa nhà máy nước Nhơn Trạch II công suất 100.000 m3/ngày đi vào hoạt động, đây là nguồn cấp nước bổ sung quan trọng cho khu vực đô thị, các khu công nghiệp ở Nhơn Trạch và dọc QL51. Nhà máy này đã được khởi công xây dựng từ năm 2007 đến nay đang trong giai đoạn hoàn thành.

Bên cạnh đó, Đồng Nai có nguồn nước mặt khá dồi dào để cấp nước sinh hoạt và phát triển sản xuất do mạng lưới dòng chảy sông, suối tương đối dày, trung bình 0,5-1,2 km/km2 và có sông Đồng Nai dài 220 km, sông La Ngà dài 70 km. Sông Đồng Nai ngoài cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt còn là tuyến đường thuỷ quan trọng trong tỉnh. Nguồn nước ngầm có thể phục vụ cho khai thác nước công nghiệp. Khu vực có khả năng khai thác lớn nhất tập trung ở Nam Long Thành và Bắc Biên Hoà, khả năng khai thác có thể đạt trên 10.000 m3/ngày. Nước khoáng nóng phát hiện được ở 5 điểm trong đó điểm suối Nho có trữ lượng 10.000 m3/ngày.



4. Hệ thống bưu chính viễn thông

- Phát triển mạng lưới Bưu chính: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 631 điểm phục vụ (trong đó có: 54 bưu cục, 75 điểm Bưu điện Văn hoá xã, 411 đại lý bưu điện và 91 thùng thư), với bán kính phục vụ là 1,72 km/điểm và mật độ phục vụ là 4.016 người/điểm. Hiện 100% số xã đã có điểm phục vụ, các chỉ tiêu về bưu chính đều đạt so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích (QCVN 1 : 2008/BTTTT) và Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Quản lý Internet, tần số: Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có trên 100.000 thuê bao Internet, hơn 1.000 đại lý Internet và dịch vụ này hiện đang tiếp tục phát triển rất mạnh. Đồng Nai hiện có 258 tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tần số.

- Mạng viễn thông: có 170 tổng đài chuyển mạch các loại (trong đó có 6 Host và 164 vệ tinh); 30% tổng đài được thay thế bằng công nghệ NGN (Next Generation Networks: Mạng thế hệ mới); tỷ lệ thuê bao băng rộng đạt 98,85%. Tổng chiều dài mạng truyền dẫn cáp quang trên 2.400 km, với tổng dung lượng trên 7,5 Gb (Giga bit), tương ứng trên 112.500 kênh được triển khai đến 100% các xã, phường, mạng truyền dẫn được mở rộng từ trung tâm tỉnh đến các trung tâm huyện, thị xã và từ trung tâm huyện, thị xã đến trung tâm xã. Hiện 100% xã vùng nông thôn (133/133 xã) đã được cáp quang hóa, cung cấp dịch vụ thông tin di động, dịch vụ Internet băng rộng, truyền số liệu tốc độ cao. Mạng Internet (DSLAM): 172 trạm. Đặc biệt là dịch vụ IPTV (Internet Protocal Tivi: truyền hình Internet) hiện đã được VNPT, FPT triển khai trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đã có 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G là: Vinaphone, Mobifone, Viettel; EVN Telecom đang hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị.

I.2.3. Nguồn nhân lực

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,27% năm 2005 xuống còn 1,12% năm 2010, vượt mục tiêu Nghị quyết (Mục tiêu Nghị quyết: Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 là 1,15%). Quy mô dân số năm 2010 là 2.534.000 người (Mục tiêu Nghị quyết quy mô dân số là 2,4 triệu người), trong đó tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 67,4% tổng dân số, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm 79,2% dân số trong độ tuổi lao động và chiếm 53,4% tổng dân số tự nhiên.

Bình quân mỗi năm tăng thêm 4 trường ngoài công lập, nâng tỷ lệ học sinh ngoài công lập đến năm 2010 ở nhà trẻ đạt 45%, mẫu giáo 50%, tiểu học 1,5%, trung học cơ sở 3,5%, trung học phổ thông 35%. Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng; số lượng cơ sở đào tạo (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học), số lượng mã ngành đào tạo tăng; thực hiện nhiều phương thức đào tạo và mở rộng hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội. Đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp và 80 cơ sở dạy nghề, với năng lực đào tạo trên 58 ngàn học viên.

Giai đoạn 2006-2010 có 30 cơ sở dạy nghề thành lập mới, 20 cơ sở dạy nghề giải thể do không đủ khả năng cạnh tranh hoặc không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị hoạt động. Đến cuối năm 2010, có 80 cơ sở, đơn vị dạy nghề hoạt động trên địa bàn tỉnh bảo đảm được nhiệm vụ, hoàn thành chỉ tiêu số lượng và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2006 là 34,02%, năm 2007 là 36%, năm 2008 là 37,68%, năm 2009 là 39,09%, ước năm 2010 là 40%. Tính đến năm 2010 có 2.500 giáo viên dạy nghề, trong đó: có 2.075 giáo viên dạy nghề có trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 83% (252 giáo viên sau đại học, có 120 giáo viên cơ hữu). 



Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương