Phân lập và tuyển chọn VI khuẩn có khả NĂng phân hủy protein và cellulose từ CÁc nguồn rác thải hữu cơ


Hình thái của VK có khả năng tiết enzyme



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu23.09.2022
Kích0.53 Mb.
#53285
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13
4126-Bài báo-6321-1-10-20211229

Hình thái của VK có khả năng tiết enzyme 
cellulase: Mười hai dòng VK tiết enzyme cellulase 
được phân lập có 88% khuẩn lạc có hình tròn, 12% 
có dạng không đều. Màu sắc của các dòng VK phân 
lập gồm 75% khuẩn lạc có màu trắng đục và 25% 
trắng trong. Dạng bìa chủ yếu là bìa nguyên (75%), 
bìa chia thùy chiếm 16,7% và còn lại là bìa răng cưa. 
Độ nổi của khuẩn lạc ở mức độ lài chiếm 83,3% và 
còn lại là dạng mô. Khi quan sát dưới kính hiển vi 
hình dạng tế bào VK chủ yếu là hình que, chiếm 
91,7% còn lại là hình cầu. 
3.1.2. Kết quả đánh giá khả năng phân hủy rác 
thải hữu cơ của các dòng VK được tuyển 
chọn 
Nhóm VK phân hủy protein: Kết quả đánh giá 
khả năng phân huỷ thịt vụn của 10 dòng VK cho 
thấy các dòng VK đều có khả năng phân huỷ thịt vụn 
ở các nồng độ khác nhau và khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,01) so với nghiệm thức đối chứng. 
Khả năng phân hủy thịt vụn của các dòng VK có xu 
hướng giảm dần khi tăng khối lượng thịt vụn từ 10- 
30% trong nghiên cứu này. Ở 3 mức nồng độ thịt 
vụn thì dòng pAT3, pTVC3, pPT1 và pHL2 thể hiện 
hiệu quả phân hủy thịt vụn cao dao động trong 
khoảng 55- 82,5% tùy nồng độ của mẫu thịt, đối với 
nghiệm thức đối chứng tỉ lệ phân hủy thịt vụn đạt 
dao động từ 12 đến 27% sau 15 ngày ủ (Hình 1). Kết 
qủa thí nghiệm cho thấy tại thời điểm kết thúc thí 
nghiệm, các mẫu thịt vụn có màu trắng và mùi của 
mẫu thịt thay đổi tùy thuộc vào dòng VK được 
chủng cho thí nghiệm (Bảng 2) và các nghiệm thức 
được chủng với dòng pAT3, pTVC3, pPT1 mẫu thịt 
vụn có mùi chấp nhận nhưng nghiệm thức được 
chủng với dòng pHL2 có mùi hôi không chấp nhận 
(Bảng 3).
Đối với mẫu cá vụn, bốn dòng VK pAT3, 
pTVC3, pPT1 và pHL2 có triển vọng phân hủy thịt 
vụn đều thể hiện hiệu quả phân hủy mẫu cá vụn với 
tỉ lệ phân hủy cá vụn dao động trong khoảng 64,34 
- 78,96% và khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê (p < 
0,05) so với nghiệm thức đối chứng (34%) tại thời 
điểm kết thúc thí nghiệm. Kết quả này cho thấy khi 
chủng các dòng VK pAT3, pTVC3, pPT1 và pHL2 
giúp gia tăng tỉ lệ phân hủy gấp đôi so với nghiệm 
thức đối chứng không chủng VK. Các mẫu cá vụn 
có màu trắng tại thời điểm kết thúc thí nghiệm 
nhưng nghiệm thức được chủng với dòng pTVC3, 
mẫu cá vụn có màu xanh (Bảng 2). Bốn nghiệm thức 
này có mùi chấp nhận được so với nghiệm thức đối 
chứng có mùi hôi (Bảng 3). 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Tập 57, Số Chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí hậu (2021)(1): 34-41 
38 

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương