PHẦn I. ĐỊa lý Khái quát


PHẦN VIII. THƯƠNG MẠI ITALIA – VIỆT NAM



tải về 0.67 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích0.67 Mb.
#33891
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

PHẦN VIII. THƯƠNG MẠI ITALIA – VIỆT NAM

Chính sách thương mại của Italia với Việt Nam gắn liền với chính sách thương mại chung của EU. Bên cạnh đó, hai bên đã có các văn bản thỏa thuận cấp nhà nước nhằm phát triển hợp tác kinh tế. Trong những dịp viếng thăm của các đoàn cấp cao, việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại thường là một trong những nội dung quan trọng nhât của đoàn

Đặc điểm kinh tế của Italia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nên tảng, đóng góp tới 2/3 GDP. Các doanh nghiệp này tuy năng động hiệu qua nhưng phần lớn không đủ sức mạnh vươn ra nước ngoài. Một đặc điểm đáng kể nữa là các doanh nghiệp Italia phân bố trên toàn bộ 20 vùng lãnh thổ, mỗi vùng đều có Phòng thương mại và các tổ chức xúc tiến thương mại theo ngành. Không có tài liệu nào nêu được toàn bộ số doanh nghiệp của Italia, tuy nhiên theo các cơ quan Bạn, toàn nước Italia có khoảng 1 triệu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp có hoạt động trực tiếp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Italia phần lớn ưa mua bán ngay, ngại bỏ vốn lâu dài để đầu tư vào những thị trường xa xôi, khác xa địa lý, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp đã tỏ ra mạnh dạn hơn, do vieecj hình thành EU 25 và nhất là do nhu cầu thoát khỏi sự trì trệ kinh tế trong nước, do sự hấp dẫn ngày càng tăng của các thị trường vùng Châu Á – Thái Bình Dương, cũng là kết quả của các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ song phương từ cả 2 phía

Bảng 7. Trao đổi thương mại Italia – Việt Nam các năm 2000 đến 2006 theo số liệu chính thức của Italia và Eu



Đơn vị: triệu Euro

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng KN XNK so với năm trước

520

656

+26.2%


696

+6.1%


724

+4%


687

-5.1%


692

+0.7%


913

+31.9%



VN Xuất khẩu so với năm trước

338


374

+10.7%


395

+5.6%


397

+0.5%



403

+1.5%


474

+17.6%


611

+28.9%



VN Nhập khẩu so với năm trước

182


282

+54.9%


301

+6.7%




327

8.6%


284

-13.2%


218

-23.2%


302

+38.5%




Phần IX. XUÂT KHẨU VÀO ITALIA


Trước đây thuế nhập khẩu vào EU, trong đó có Itali luôn là rào cản thương mại chính, và là trọng tâm trong cuộc đàm phán nhằm tự do hóa thị trường. Nhưng trọng tâm này đã được chuyển sang các rào cản khác như chống bán phá giá và hạn ngạch

1.Chống bán phá giá


Chức năng chống bán phá giá của Italia thuộc Bộ phận quản lí Công cụ Bảo vệ Thương mại (Unità Gestione degli strumenti di Difesa Commercial) của Bộ Thương mại, phù hợp với luật lệ của EU, nhằm mục tiêu loại trừ việc nhập khẩu phá giá, bị cho là cạnh tranh không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nội địa. Chống phá giá là biện pháp phổ biến nhất trong bộ ba công cụ bảo vệ thương mại bình đẳng: chống phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Thông thường việc phá giá được coi là có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa giá quá thấp hoặc dưới giá thành sản xuất, nhưng thực chất của vấn đề phức tạp hơn. Qui chế chống bán phá giá số 384/96 năm 1996 của EU đưa ra các qui định áp thuế chống bán phá giá nhưng chỉ khi nào có đầy đủ các điều kiện :

    • Phát hiện có bán phá giá: Giá bán của nước xuất khẩu sang nước khác dưới mức giá bán tại nội địa nước đó

    • Thiệt hại vật chất cho sản xuất công nghiệp của Cộng đồng. Việc nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa của công nghiệp, như mất thị phần, buộc các nhà sản xuất sở tại phải giảm giá hàng và gây sức ép cho sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, năng suất của ngành đó ở nước sở tại

    • Lợi ích của Cộng đồng: các chi phí của Cộng đồng bỏ ra nhằm áp dụng các biện pháp phải không bất cân đối với lợi ích

Khi một ngành công nghiệp trong Cộng đồng thấy rằng việc nhập khẩu hàng bán phá giá từ những nước ngoài EU làm thiệt hại đối với ngành công nghiệp đó của mình, họ có thể khiếu nại trực tiếp lên EC hoặc thông qua chính phủ của mình. Sau đó EC sẽ có 45 ngày để kiểm tra khiếu nại, tham vấn các nước thành viên (có đại diện tại Ủy ban Tư vấn) và quyết định xem có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra chính thức hay không. Việc khiếu nại sẽ bị bác bỏ nếu không đại diện tối thiểu 25% toàn bộ sản phẩm đó cua EU

Việc điều tra của Ủy ban sẽ là xác định có việc bán phá giá hay không, đó là một sự tính toán phức tạp, và cũng phải xem liệu việc nhập khẩu hàng bán phá giá đó ảnh hưởng đến ngành công nghiệp của nước đó hoặc ngành công nghiệp của nước đó ngành công nghiệp của Cộng đồng hay không. Các biện pháp cũng có thể được đặt ra nếu việc nhập khẩu có dấu hiệu dẫn đến thành lập một ngành công nghiệp mới trong phạm vi Cộng đồng, hoặc có sự đe dọa ro ràng và lộ rõ sự thiệt hại vật chất. Việc điều tra thông thường kéo dài không quá 1 năm và trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải hoàn thành trong 15 tháng

Những biện pháp chống bán phá giá sẽ chỉ được tiến hành nếu nó được thể hiện là thuộc phạm vi quyền lợi rộng lớn của Cộng đồng. Những nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, người sử dụng và người tiêu dùng có thể trình bày ý kiến của mình. Các nước thành viên phải được tham khảo ý kiến, và rồi trong vòng 60 ngày đến 9 tháng. Ủy ban có thể đưa ra mức thuế tạm thời. Thuế này không được vượt quá mưc hạ giá (chênh lệch giữa giá thị trường nội địa nước xuất khẩu và giá tính ở thị trường EU). Thuế này có thể kéo dài từ 6 đến 9 tháng. Sau đó Ủy ban đã hoàn thành toàn bộ việc điều tra có thể đặt ra mức thuế cuối cùng sau khi tham khảo thêm các nước thành viên. Chỉ hội đồng Bộ trưởng mới có quyền quyết định về vấn đề này. Mức thuế cuối cùng có giá trị trong 5 năm trước khi hết hạn. Tuy nhiên, nếu những nhà sản xuất của Cộng đồng cho rằng việc bỏ thuế rất có khả năng dẫn đến việc áp mức thuế mới thuế hoặc lại bán phá giá. Ủy ban có thể lại phải mở cuộc điều tra. Điều này có thể xảy ra nếu việc đặt ra mức thuế không có những tác dụng như mong muốn là loại bỏ thiệt hại, ví dụ: vì nhà xuất khẩu đã chịu các chi phí quá mức, hoặc cách thức thương mại đã thay đổi, .v.v. ..Điều này sẽ dẫn đến thay đổi mức thuế. Một Qui chế áp thuế chống phá giá có thể bị yêu cầu xét xử ngay ở Tòa án Châu Âu và (ở đó) thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên WTO


Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương