PHẦn I. ĐỊa lý Khái quát



tải về 0.67 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích0.67 Mb.
#33891
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Phần IV. KINH TẾ


Chính sách kinh tế đối ngoại của Italia hiện nay gắn với chính sách kinh tế chung của EU, trong đó Italia tăng cường quan hệ và củng cố vị trí của mình trong Liên minh. Quan hệ kinh tế của Italia chủ yếu với EU, châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó Italia cũng đang rất chú ý phát triên quan hệ với các nước Châu Á – Thái Bình Dương

Mặc dù có một số tài nguyên và khoáng sản như đã nêu ở trên, nói chung Italia không phải là một nước giàu tài nguyên. Để bù lại, Italia đã xây dựng được một nền công nghiệp phát triển đa dạng với các ngành chủ chốt là: Hóa chất, chế tạo máy, sản xuất phương tiện vận tải, khai thác và chế biến dầu lửa, luyện kim, sản xuất hàng công nghiệp gia dụng, gốm sứ xây dựng, cơ khí quốc phòng, thủy sản đồ da, may mặc thiết kế thời trang. Tuy nhiên diện tích đất canh tác không nhiều nhưng khí hậu ôn hòa và áp dụng kỹ thuật cao, Italia cũng có một nền nông nghiệp phát triển với các sản phẩm chủ yếu: trái cây, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu tương, lúa mỳ, ô liu, rượu vang, thịt bò và sản phẩm sữa

Nền kinh tế của Italia đứng thứ 7 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Đức, Anh và Pháp, với GDP 2006 là 1,73 nghìn tỷ USD tính theo so sánh sức mua của đồng tiền PPP. Italia có nền kinh tế công nghiệp đa dạng với tổng sản lượng và tính trên đầu người gần bằng Pháp và Anh. Nền kinh tế tư bản này bị phân chia thành 2 khu vực: miền Bắc có nền công nghiệp phát triển kém hơn, chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào phúc lợi xã hội và với tỉ lệ thất nghiệp cao nhất nước. Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2006 là 7%. Italia phải nhâp khẩu đại đa số nguyên liệu thô cần cho công nghiệp và hơn 75% nhu cầu năng lượng. Suốt một thập kỷ qua Italia đã theo đuổi một chính sách chặt chẽ về tài chính để thỏa mãn những yêu cầu của Liên minh tiền tệ và Kinh tế Châu Âu và đã thu được kết quả tăng trưởng rất chậm từ sau năm 2000, với mức tăng GDP năm 2005 chỉ 0,1% so với năm 2004, với thâm hụt ngân sách vượt quá mức trần 3% của EU qui định. Hiện năm 2006 là 1,9%, mức cao nhất kể từ năm 2001 và được dự báo sẽ tiếp tục đạt mức này trong năm 2007

Nói chung đầu tư của Italia ra nước ngoài tập trung vào các nước EU, sau đó là Mỹ, Đông Âu và Bắc Phi. Đầu tư của Italia tại châu Á ít hơn và chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước châu Á – Thái Bình Dương ba năm qua đến nay đã thúc đẩy các nhà đầu tư Italia trở nên tích cực hơn đối với khu vực này, Italia đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới Việt Nam – một nước ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á với tăng trưởng kinh tế cao, chính trị ổn định, nhân công rẻ và có chính sách thu hút đầu tư cởi mở. Tính đến cuối năm 2006 Italia mới chỉ đứng ở giữa danh sách gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, và với vốn đầu tư chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên đã có nhiều động thái cho thấy đầu tư vào Việt Nam từ năm 2007 trở đi sẽ đạt được bước tiến đáng kể, và sẽ sớm cải thiện vị trí của Italia trong danh sách trên



Một số chỉ số về kinh tế

  • GDP: 1,73 tỷ USD (2006), bình quân đầu người 29.700 USD tính theo sức mua của đồng USD ở nội địa, viết tắt PPP (nếu tính theo cách này thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2006 là 3100 USD, Thái Lan là 9100 USD, Nhật 33100 USD, Mỹ 43500 USD

  • Tăng trưởng GDP: 1,9% (2006)

  • Đóng góp vào tổng giá trị GDP (2006): nông/lâm/ngư nghiệp 2%, công nghiệp 29%, dịch vụ 69%

  • Lực lượng lao động: 24,63 triệu người (2006), trong đó nông/lâm/ngư nghiệp sử dụng 5%, công nghiệp 32% và dịch vụ 63%. Tỷ lệ thất nghiệp 7% (2006)

  • Các sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp chính: trái cây, rau, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu tương, ngũ cốc, quả ô liu, thịt bò, sản phẩm sữa, thủy sản

  • Sản phẩm dịch vụ chính: du lịch

  • Các sản phẩm công nghiệp chính: Máy móc thiết bị, thép, hóa chất, thực phẩm chế biến, dệt may, phương tiện giao thông vận tải, giày dép, đồ gốm sứ

  • Tỷ lệ lạm phát: 2,3% (chỉ số tăng giá tiêu dùng 2006)

  • Nợ công cộng: 107,8% GDP (2006)

Phần V. HẠ TẦNG CƠ SỞ




1.Đường bộ


Mạng lưới đường bộ của Italia gồm 480 nghìn km, toàn bộ trải nhựa, trong đó có 6500km đường cao tốc nối liền các thành phố lớn và xuyên châu Âu. Luật giao thông ở Italia cho phép ô tô du lịch chạy tốc độ tối đa 130km/giờ

2. Đường bộ


Italia có 19.500km đường sắt trong đó 18000km có chiều rộng tiêu chuẩn (1,435m). Trong số này 11.000km được điện khí hóa. Đường tàu cao tốc nối liền các thành phố lớn của Italia và Italia với Châu Âu cho phép tàu “Euro Star” chạy với tốc độ trung bình 200km/giờ

3. Cảng biển


Italia có 8 cảng biển quốc tế lớn là các cảng Augusta, Genova, Livorno (Leghorn), Melilli Oil Termina, Ravenna, Taranto, Trieste, Venezia (Venise)

4.Cảng hàng không


Italia có 133 sân bay lớn nhỏ. Các thành phố lớn đều có sân bay quốc tế. Các sân bay thường ở ngoại vi thành phố, tuy nhiên việc đi lại giữa mỗi sân bay và thành phố đều thuận tiện với các phương tiện cá nhân và công cộng (xe bus, taxi, tàu hỏa, tàu điện)

5. Điện, điện thoại, viễn thông


Mạng lưới dân dụng tại Italia dùng 220Volt/60Hz

Toàn nước Italia có khoảng 30 triệu thuê bao điện thoại cố định và hơn 70 triệu máy điện thoại di động đang sử dụng

Italia có 1,7 triệu khách thuê bao và 29 triệu người sử dụng Internet

Phần VI. TIỀN TỆ

Ngày 1/1/1999 Liên minh tiền tệ Châu Âu gồm 11 quốc gia đã thông qua việc đồng Euro sẽ là đồng tiền chung của các nước thành viên EU. Đồng Euro bắt đầu được chính thức sử dụng từ ngày 1/1/2002 ở Italia và 11 nước EU là Áo, Hy Lạp, Hà Lan, Bỉ, Ái Nhĩ Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Lúc Xăm Bua, Tây Ban Nha và Đức, trong đó Hy Lạp không thuộc liên minh Tiền tệ châu Âu nhưng đã tham gia đồng Euro từ ngày 1/1/2001

Từ viết tắt chính thức của đồng Euro là EUR, đã được đăng ký với tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và được sử dụng cho mục đích thương mại và tài chính. Mỗi Euro được chia ra làm 100 cent. Tiền giấy Euro gồm các tờ bạc mệnh giá 5, 10, 50, 100 và 500 cent, 1 và 2 Euro. Tỷ giá trung bình hiện tại (đầu năm 2007): 1Euro hơn 1,3 USD


Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương