Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang51/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 4 
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 
Sinh viên có cái nhìn tổng quan về văn học thiếu nhi nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt 
tiểu học. Những kiến thức liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật của 
một số tác giả tác phẩm tiêu biểu như: Anđécxen và truyện cổ của Anđécxen, Hecto Malot và tiểu 
thuyết Không gia đình, Edmondo de Amici và Những tấm lòng cao cả, Lép Tônxtôi với Kiến và chim 
bồ câu, Tetsuko Kuroyanagi với tác phẩm Totochan, cô bé bên cửa sổ là kiến thức cơ bản của chương 
mà sinh viên cần nắm. 
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 
1. Phân tích những giá trị nội dung cơ bản của văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt 
tiểu học hiện hành. 
2. Bằng ví dụ cụ thể, hãy làm sáng rõ vai trò của văn học thiếu nhi nước ngoài đối với thiếu nhi 
Việt Nam. 
3. Giá trị nhân văn của truyện Người mẹ (Anđecxen, Tiếng Việt 3, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2004).
4. Nghệ thuật tương phản trong tiểu thuyết Không gia đình của Hecto Malot. 
5. Phân tích truyện Chó sói và cừu non để làm sáng rõ những đặc trưng nghệ thuật truyện ngụ 
ngôn của Lép Tônxtôi. 
Chó sói và cừu non 
Chó sói nhìn thấy một chú cừu non uống nước bên sông. Chó sói muốn ăn thịt cừu non, thế 
là nó hoạnh họe cừu: 
- Mày làm đục dòng nước, vì thế mà tao không uống được. 
Chú cừu con cãi lại: 
- Ông sói ơi, cháu làm sao có thể làm đục nước của ông? Bởi vì cháu đứng ở cuối dòng 
nước, hơn nữa lại chỉ chúm miệng uống nước bằng đầu môi mà thôi. 
Nhưng sói lại nói: 
- Được, thế tại sao mùa hè năm ngoái mày chửi bố tao? 
Cừu non đáp: 


192 
- Thưa ông sói, mùa hè năm ngoái cháu còn chưa ra đời. 
Sói nổi cáu nói át: 
- Không cần lí sự với mày nữa. Tao đang đói bụng đây, vì thế mà tao sẽ ăn thịt mày. 
6. Nhân vật Totochan trong tác phẩm Totochan, cô bé bên cửa sổ của Tetsuko Kuroyanagi. 
7. Phương pháp giáo dục đặc biệt của thầy Kôbayasi trong tác phẩm Toto chan, cô bé bên cửa sổ của 
Tetsuko Kuroyanagi. 
8. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Những tấm lòng cao cả của Edmondo de Amixi. 
III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP 
1. Sinh viên nêu và lấy ví dụ phù hợp để làm rõ những nội dung lớn mà của văn học thiếu nhi 
nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt tiểu học: lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, đề 
cao trí tuệ con người, ca ngợi lòng dũng cảm và những phạm trù đạo đức khác… 
2. Trình bày khái quát vai trò của văn học thiếu nhi nước ngoài với học sinh tiểu học. Lựa chọn 
tác phẩm tiêu biểu để phân tích, làm sáng rõ những vai trò ấy. 
3. Gợi ý: 
- Trình bày khái quát những biểu hiện của tính nhân văn trong truyện của Anđecxen. Tính 
nhân văn thường được biểu hiện bằng những triết lí nhẹ nhàng pha lẫn chút buồn thương nhưng 
thâm trầm có khi trở thành châm ngôn, phép đối nhân xử thế, gần gũi với người lao động. Đặc 
biệt, truyện Andersen thường hướng đến ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Phân tích truyện Người mẹ để làm rõ những biểu hiện cơ bản đó. 
4. Lưu ý đến những tương phản cơ bản sau trong tiểu thuyết Không gia đình của Hecto Malot: 
- Tương phản giữa không gian sống của người thượng lưu và người bình dân 
- Tương phản nội tại trong mỗi một nhân vật: tương phản giữa thân phận và phẩm chất, 
tương phản giữa hành động và tâm lí… 
- Tương phản về giọng điệu 
5. Phân tích truyện Chó sói và cừu non để làm rõ lý thuyết về nghệ thuật truyện ngụ ngôn của Lép 
Tônxtôi. Chú ý đến một số phương diện cơ bản: nhân vật trung tâm, nghệ thuật xây dựng nhân vật, 
kết cấu của truyện ngụ ngôn… 
6. Totochan, cô bé bên cửa sổ của Tetsuko Kuroyanagi là một tác phẩm có tính tự truyện. Mức 
độ chân thực của chi tiết trong tác phẩm rất cao. Nhân vật Totochan là hình ảnh của nhà văn 
trong quá khứ. Kết nối các chương truyện, lấy ví dụ tiêu biểu để làm rõ đặc điểm tâm lí, tính cách 
của nhân vật này (sự ngây thơ, hồn nhiên; tâm hồn giàu xúc cảm, nhân hậu; cá tính; tò mò, thích 
khám phá thế giới…). 
7. Tác phẩm Totochan, cô bé bên cửa sổ của Tetsuko Kuroyanagi được xem là bản cáo trạng về 
nền giáo dục Nhật Bản đương thời. Tác giả đặc biệt thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng vọng với thầy 
hiệu trưởng Kôbayasi. Đọc kĩ các chương Thức ăn của biển và đất, Nhai cho kĩ, Dọn đi cho sạch, 


193 
Bể bơi, Kì nghỉ hè bắt đầu, Thử thách lòng dũng cảm, Em thật là một cô bé ngoan… để làm rõ 
phương pháp giáo dục đặc biệt mà thầy hiệu trưởng này đã áp dụng ở trường tiểu học Tômôe. 
8. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tấm lòng cao cả của Edmondo de A mici rất đông đúc nhưng có 
thể hệ thống hóa theo hai tuyến: tuyến nhân vật người lớn và tuyến nhân vật trẻ con. Quan điểm 
chung của nhà văn là luôn đi tìm những “hạt ngọc” đang ẩn giấu đằng sau mỗi một con người. 
Chú ý đến nghệ thuật miêu tả của nhà văn, một thủ pháp có hiệu quả lớn trong việc tạo ra nét 
điển hình cho từng nhân vật. 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Thị Lanh (Chủ biên) (2002), SGK Tiếng Việt 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2. Lã Thị Bắc Lý (2003), Giáo trình Văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
3. Lê Thị Hoài Nam (2004), Bài giảng Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
4. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), SGK Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003, 
2004, 2005, 2006. 
5. Cao Đức Tiến (1997), Văn học thiếu nhi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương