Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang46/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

4.2.3.2. Tác phẩm Không gia đình 
Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết là cậu bé Rêmi. Rêmi bị bỏ rơi từ nhỏ và được bà Bácbơ 
ranh, một nông dân ở làng Savanông đem về nuôi. Khi gia đình má Bácbơranh lâm vào cảnh túng 
thiếu, người bố nuôi đã bán Rêmi cho một gánh xiếc. Mới 8 tuổi nhưng Rêmi đã cùng với cụ 
Vitali (chủ gánh xiếc), con khỉ Giôlicơ đi biểu diễn khắp nơi để kiếm sống. Là một người từng 
trải, đạo đức, cụ Vitali đã yêu thương và dạy cho Rêmi nhiều điều hay lẽ phải. Nhưng rồi, cụ 
Vitali, hai con chó và đàn khỉ lần lượt bị bão tuyết, sói rừng, bệnh tật cướp đi, chỉ còn lại Rêmi và 
chú chó Capi. Cả hai may mắn được gia đình bác Acanh cưu mang. Nhưng một trận mưa đá ập 
đến làm vỡ tan những khung kính lồng hoa. Gia đình bác Acanh bị phá sản. Không có tiền trả nợ, 
bác Acanh bị ngồi tù. Rêmi cùng với con chó Capi và cây đàn lại quay về với nghề hát rong. Trải 
qua rất nhiều gian nan, nguy hiểm, Rêmi đã tìm được gia đình đích thực của mình, đó chính là bà 
Miligơn – người phụ nữ nhân hậu mà em đã gặp trên thuyền Thiên Nga ngày trước. Đứa bé 
không gia đình, nhiều đêm ngủ trong vựa cỏ, bên chuồng bò hay ở giữa trời tại một xó rừng nào 
đó đã được về với ngôi nhà của ông cha, được sống những ngày êm đẹp giữa gia đình. 
Theo bước chân phiêu lưu của cậu bé Rêmi, bức tranh hiện thực của xã hội tư bản Pháp nửa 
cuối thế kỉ XIX hiện ra chân thực và sống động. Hecto Malot đã phản ánh nhiều cảnh đời vào 
trong tiểu thuyết của mình. Cụ Vitali, Rêmi… đại diện cho số phận những người hát rong, những 
nghệ sĩ đường phố. Họ phải đối diện với trời mưa lạnh dầm dề, có khi gặp bão tuyết phải ngủ lại 
giữa rừng với cái lạnh thấu xương, với cái dạ dày rỗng tuyếch cứ réo lên ầm ĩ. Cuộc sống bấp 
bênh của người nông dân làm nghề trồng hoa thể hiện rõ ở biến cố của gia đình bác Ácanh. Họ 
phải vay tiền mua vườn và phải trả góp trong vòng mười năm. Nếu họ trả không đúng kỳ hạn thì 
chủ nợ chỉ chờ có thế mà lấy luôn vườn, nhà, công cụ của họ. Thủ đoạn làm tiền của bọn chủ nợ 
đẩy những người nông dân như bác Ácanh đến những nỗi lo sợ thường trực. Họ đã tốn bao công 


183 
sức, mồ hôi; họ đã cần mẫn chăm chút từng gốc cúc đại đóa, lục lạc, trúc đào… Họ thức dậy 
trước khi mặt trời mọc và đi ngủ sau khi mặt trời lặn rất lâu. Họ làm việc không ngừng tay, không 
để cho đất nghỉ. Nhưng chỉ một cơn mưa đá đường đột, chóng vánh là thảm họa đã đến. Cả vườn 
hoa sắp đến ngày thu hoạch tan hoang. Đứng trước cảnh tượng ấy, bác Ácanh đã ôm con gái khóc 
sướt mướt còn Lidơ cũng nước mắt lưng tròng.
Số phận những người thợ ở mỏ than Vácxa cũng không khá hơn. Những vụ sụt hầm, những 
vụ nổ, những trận lụt và những tai nạn lao động luôn đe dọa họ. Rêmi đã nhìn thấy bàn tay phải 
của Alơxi bị giập vì bị một tảng than to đè lên. Em đã đi vào những đường hầm âm u, buồn tẻ. 
“Chiếc đèn tay le lói, tiếng ù ù xa xôi của xe goong lăn trên đường sắt, tiếng róc rách của dòng 
nước, thỉnh thoảng tiếng mìn nổ lại xé toang sự lặng lẽ cõi âm này và làm cho nó càng nặng nề, 
càng ảm đạm thêm”. Không chỉ thế, chính Rêmi cũng đã trải qua mười bốn ngày kinh hoàng bị 
kẹt trong ngách ngược, bị cái lạnh, bóng tối và cái đói hành hạ. “Cái đói càng ngày càng hành hạ 
da diết đến nỗi đã có lúc chúng tôi thử nhấm cả gỗ mục mủn ra trong nước. Thằng Carôry háu đói 
nhất, đã cắt nhỏ chiếc ủng còn lại của nó và luôn miệng nhá những mẩu da ủng”.
Bên cạnh những kiếp người nhọc nhằn để mưu sinh như thế, Hecto Malot còn vẽ ra cảnh 
sống giàu sang của những gia đình quý tộc. Gia đình bà Miligơn là một ví dụ. Tiện nghi của chiếc 
thuyền Thiên Nga thể hiện sự sung túc của người phụ nữ người Anh này. “Tôi chưa bao giờ được 
trông thấy cái gì vừa xinh đẹp vừa sạch sẽ như thế. Tất cả đều lát ván thông quét dầu. Trên nền 
ván có một tấm vải sơn kẻ ô đen trắng. Nhưng không phải chỉ có con mắt là say mê mà thôi đâu. 
Khi tôi cởi ảo ngả lưng trên giường, tôi có một cảm giác khoan khoái quả là mới lạ. Đây là lần 
đầu tiên những tấm vải lót giường mơn trớn chứ không phải cào xát da thịt tôi”. Chiếc thuyền 
chữa bệnh cho Actơ quả là chiếc tàu thủy mỹ lệ nhất, kỳ lạ nhất mà Rêmi thấy. Những tấm vải lót 
giường mềm mại, thơm tho là một sự tương phản rất lớn với những tấm vải lót dệt bằng sợi gai 
cồm cộm và xù xì ở nhà má Bácbơranh, với những đống rơm hay đống cỏ khô không có vải lót 
mà Rêmi thường ngủ trên con đường phiêu lưu.
Trong tiểu thuyết Không gia đình, thủ pháp đối lập đã góp phần làm bật nổi những thân 
phận, những tính cách không tương đồng. Có những nhân vật rất đẹp (má Bácbơranh, cụ Vitali, 
bà Miligơn, gia đình bác Áccanh, anh Bốp…) và cũng có những nhân vật đáng bị lên án (ông 
Bácbơranh, ông chú Giem Miligơn, Garôphôli, gã tuần phiên…). Bà má nông dân Bácbơranh có 
một tấm lòng rất đỗi nhân hậu. Bà âu yếm, dịu dàng với Rêmi như là con đẻ. “Mỗi khi tôi khóc 
thì luôn luôn có một người đàn bà dịu dàng ôm tôi vào lòng, âu yếm ru, khiến cho nước mắt tôi 
ngừng chảy. Mỗi khi tôi lên giường ngủ, cũng có một người đàn bà đến hôn tôi. Và khi gió rét 
tháng chạp trát những bông tuyết vào cửa kính trắng xóa, bà ấy vừa ấp ủ chân tôi trong đôi bàn 
tay trìu mến của bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà giờ đây tôi vẫn còn nhớ điệu và lõm 
bõm vài lời ca. Khi tôi chăn con bò sữa ở ven đường đầy cỏ, hoặc ở những đám cây hoang, lá dại 
mà gặp một trận mưa dông bất ngờ đổ xuống, thì bà chạy đến đón tôi, bắt tôi núp trong chiếc váy 
len của bà và túm váy lên che đầu, che vai cho tôi cẩn thận”.


184 
Trong số những nhân vật chính diện thì Rêmi là một nhân vật mà nhà văn đặc biệt nâng 
niu, trân trọng hơn cả. “Nó có tình, có nghĩa, đó là dấu hiệu tốt”, đó là cảm nhận ban đầu của cụ 
Vitali về em. Và quả thực, Rêmi đã sống đúng với những cảm nhận của người thầy, người bạn, 
người cha ngay thẳng, trung thực, tự trọng, nhân từ và rất giàu nghị lực ấy. Trên bước đường lưu 
lạc, Rêmi luôn nhớ ơn những người đã cưu mang mình trong cảnh cơ hàn. Em đã dùng số tiền mà 
mình nhọc nhằn kiếm được để mua một con bò sữa đưa về làng Savanông nghèo khó tặng má 
nuôi.

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương