Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam


 Tetsuko Kuroyanagi với Totochan, cô bé bên cửa sổ



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang49/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

4.2.5. Tetsuko Kuroyanagi với Totochan, cô bé bên cửa sổ 
4.2.5.1. Tác giả 
Tetsuko Kuroyanagi sinh ngày 09 tháng 08 năm 1933 tại Noghisaka, Tokyo, Nhật Bản. Cô 
có người cha là nghệ sĩ Violon ấy vốn rất mơ mộng và giàu xúc cảm. Cái nôi của truyền thống 
gia đình đã ảnh hưởng không nhỏ đến những bước đi trong cuộc đời Tetsuko. Từng là học sinh 
trường tiểu học Tômôe, là sinh viên trường Cao đẳng Âm nhạc Tokyo, chuyên ngành Opera 
nhưng sau khi tốt nghiệp, chị lại tham gia diễn xuất và tràn trề hứng thú bước vào ngành công 


188 
nghiệp giải trí. Tetsuko được huấn luyện thành nghệ sĩ sân khấu tại nhà hát Bungakuza, Tokyo và 
Mary Tarcai Stuđio ở NewYok, Mỹ. Sau khi đóng vai Penelope trong loạt chương trình 
Thunderbirds trên truyền hình, Kuroyanagi bắt đầu với chương trình Tetsuko’s Room chuyên bàn 
luận các chủ đề xã hội, chính trị, thể thao. Chương trình được phát vào buổi chiều trên kênh 
truyền hInh tư nhân Television Asahi và được coi là một “hiện tượng” ở Nhật Bản thời điểm đó. 
Chân dung của người phụ nữ Nhật nhu mì được thay thế bởi một hình ảnh mới đầy năng động và 
sáng tạo. Chính chất giọng truyền cảm, ấm áp, phong cách thân thiện cũng như nghệ thuật phỏng 
vấn khéo léo đã khiến cho chương trình này sống được trong lòng khán giả. Cho đến đầu những 
năm 1990, chị đã phỏng vấn trên 2000 người Nhật Bản và du khách nước ngoài, đem đến cho 
Tetsuko’s Room một sự sinh động và kênh thông tin đa dạng. Giải thưởng văn hóa Đài Phát 
thanh (Cultural Broadcasting Award) chính là sự tôn vinh cao nhất trong lĩnh vực truyền hình mà 
Tetsuko’s Room và cả Kuroyanagi nhận được sau những nỗ lực lao động. Chị còn được bầu là 
nghệ sĩ hạng nhất của truyền hình Nhật Bản tất cả 14 lần.
Khán giả Nhật Bản rất quen thuộc với hình ảnh Tetsuko trong trò chơi truyền hình World 
Mysteries (Những bí ẩn của thế giới). Sau những vai diễn, sau những thành công ở những chương 
trình truyền hình, chị còn là một nhà từ thiện tích cực, là người sáng lập quỹ Totto Foundation 
chuyên huấn luyện các nghệ sĩ câm điếc. Và sau diễn viên Mỹ Đanni Kaye, diễn viên Anh Peter 
Ustinôp, diễn viên Nauy Lip Ulmas, Tetsuko Kuroyanagi trở thành đại sứ thiện chí của UNICEF 
năm 1984. Chị là người Châu Á đầu tiên nắm giữ cương vị này. Trong vai trò của một sứ giả 
thiện chí, chị đã đến thăm nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, giúp đỡ trẻ em bệnh 
tật và nạn nhân chiến tranh. Việt Nam là một trong những điểm dừng chân của chị. Dấu vết chiến 
tranh còn hằn in trên từng cơ thể trẻ thơ, những nơi mà chị đến khiến trái tim Tetsuko thêm một 
lần nhức nhối. Kuroyanagi đã đánh động nhận thức của thế giới về tình trạng trẻ em ở các nước 
nghèo đói và gửi thông điệp yêu thương ấy qua chiếc dịch toàn cầu Say Yes For Children của 
UNICEF. Với tất cả những cống hiến và tâm huyết của mình cho trẻ em, chị được UNICEF – lần 
đầu tiên trong lịch sử - vinh danh các việc làm phi thường của nữ đại sứ thiện chí bằng giải 
thưởng Leadership for children. Ngày 12 tháng 5 năm 2003, Nhật Bản cũng đã trao các huân 
chương The Order of the Sacred Treasure, Gold Rays with Neck Ribbon cho con người đã “hết 
lòng phụng sự cho trẻ em” ấy. Chị còn nhận được giải thưởng đặc biệt nhân ngày lễ vinh danh 
Người khuyết tật toàn cầu ở Nhật Bản vì những đóng góp lớn lao của mình. 
Tetsuko Kuroyanagi là người phụ nữ đa tài, mang “bản tính nghệ sĩ”. Trong cuốn sách 
Japanese portraits: Pictures of different people (Nhật Bản, những khuôn mặt khác) xuất bản năm 
2006, chị được tác giả Donald Richie giới thiệu như một “người phụ nữ Nhật Bản được ngưỡng 
mộ và biết đến rộng rãi nhất”. Hành trình đến với văn học thiếu nhi của Kuroyanagi dẫu chỉ như 
sự tìm về với hồi ức của ấu thơ nhưng nó thực sự đã mang lại những cảm nhận trong trẻo, đáng 
yêu về một cô bé đầy cá tính trong một không gian của “những giá trị giáo dục xa lạ”: trường tiểu 
học Tômôe Gakuer Kobayashi. Chỉ với một tác phẩm, Tetsuko đã được cả thế giới biết đến như 
một nhà văn của thế kỷ XX và sức ngân hưởng của tác phẩm này, đến nay vẫn còn vang vọng 
mãi. 


189 
Tetsuko Kuroyanagi đến với văn học thiếu nhi như một cái duyên thầm lặng. Những tác 
phẩm của chị mang đậm tính chất của những “hồi ức”, những hoài niệm ngọt ngào. Trong số các 
tác phẩm của Tetsuko có thể kể đến Từ NewYork trở về mang theo tình yêu (năm 1972), Gấu 
Padan và tôi, Tottochan, cô bé bên cửa sổ… Từ New York trở về mang theo tình yêu là những kí 
ức ngọt ngào ghi lại thời gian Kuroyanagi học ở NewYork trong khi Gấu Padan và tôi lại là 
thông điệp thấm đẫm tình yêu đối với thiên nhiên. Tetsuko Kuroyanagi là người nhiều năm gắn 
bó với các hoạt động bảo vệ gấu trúc – một loại gấu đẹp, hiếm. Chị là giám đốc Quỹ quốc tế bảo 
vệ thiên nhiên sống của Nhật Bản. Mỗi tác phẩm của Tetsuko Kuroyanagi đều ghi dấu những 
chặng đường đã qua, đều rất đỗi chân thật. Trong thế giới “bé nhỏ và đáng yêu” ấy, văn học thiếu 
nhi là một nốt lặng nhưng sức ngân hưởng của nó lại là mãi mãi. 
Tetsuko từng nói: “Trẻ thơ cho tôi sức mạnh”, “Tôi là Tetsuko Kuroyanagi và tôi tin rằng 
tất cả trẻ em đều có quyền sống và được sống, được bảo vệ sức khỏe, hòa bình và nhân phẩm”. 
Tại một điểm dừng chân trong chặng hành trình của UNICEF, chị nói: “Mang đến tình yêu mến 
là quan trọng hơn chỉ xây dựng một căn nhà tiện nghi cho các em”. Sáng tác không nhiều và 
những tác phẩm dành cho thiếu nhi cũng rất khiêm tốn song văn học thiếu nhi là mảng màu 
không thể mờ phai trong hành trình văn học của Kuroyanagi. Giải thưởng của Thư viện hòn đá 
bên lề đường hay sự tôn vinh của báo chí các nước, nơi mà Tottochan đặt chân đến sẽ không thể 
nào sánh được những yêu thương mà thiếu nhi thế giới dành cho tác giả của một trong số các tác 
phẩm tuyệt vời nhất viết cho trẻ em: Tottochan, cô bé bên cửa sổ. Đây là cuốn sách đưa Tetsuko 
Kuroyanagi đến với công chúng văn học, đặc biệt là trẻ em. Chị đã rất hạnh phúc khi một bé trai 
trường tiểu học ở Mỹ viết cho mình những dòng thân thương: “Tottochan, bạn có phải là một bạn 
gái xinh đẹp không? Nếu xinh đẹp bạn có thể tới nhà tôi ăn cơm tối”. Một số chương trong 
Tottochan, cô bé bên cửa sổ như Ông giáo nhà nông (Thầy giáo nông nghiệp) và Ngôi trường cũ 
đổ nát đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa lớp Ba và sách giáo khoa đạo đức luân lý 
lớp 4 ở Nhật Bản. 
Sau Tottochan, cô bé bên cửa sổ, gần đây nhất, chị đã hoàn thành tác phẩm Tottochan’s 
children: A goodwill journey to the children of the world (Tottochan của trẻ thơ: một hành trình 
thiện chí cho trẻ em trên thế giới). Cuốn sách là những kinh nghiệm được đúc kết qua các chuyến 
đi của UNICEF. 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương