Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang50/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

4.2.5.2. Tác phẩm Tottochan, cô bé bên cửa sổ 
Không thể trở thành cô giáo của Tômôe như lời hứa năm xưa, Tetsuko Kuroyanagi quay trở 
lại không gian ấy bằng một cuốn tự truyện có tên: Tottochan, The Litter Girl at the window 
(Tottochan, cô bé bên cửa sổ). Tác phẩm được khởi thảo từ tháng 2 năm 1979 và hoàn thành vào 
tháng 12 năm 1980. Đây là một cuốn tự truyện về chuỗi kí ức thời thơ ấu của Tottochan Tetsuko 
Kuroyanagi . Chị đã từng nói: “Tôi không hư cấu một tình tiết nào cả. Tất cả đều là những sự 
kiện đã diễn ra”. Bằng những mẩu chuyện nhỏ có thật, tác giả đã làm sống lại hình ảnh một ngôi 
trường tiểu học xưa – nơi có những người mà chị yêu quý với bao kỷ niệm ngọt ngào, đáng trân 
trọng. Trong hồi ức đó còn có hình ảnh gia đình thân thuộc gắn bó với Tottochan, có hình ảnh 


190 
của những gương mặt em bất chợt gặp trên đường hay bất kỳ nơi nào. Tất cả ùa về trong những 
trang truyện. Tetsuko Kuroyanagi luyến tiếc miền kí ức dịu ngọt ấy. Dẫu biết mảnh đất xưa 
chẳng để lại dấu tích trường cũ, ở đó hiện là siêu thị Pêaxốc và bến đỗ xe, nhưng chị vẫn đi theo 
sự thúc giục của trái tim để tìm lại tuổi thơ ngày nào.
Ở tác phẩm này, Tetsuko Kuroyanagi đã kể lại những ngày tháng êm đềm và hạnh phúc ở 
mái trường cấp một – nơi tác giả “mãi mãi yêu thích nhất”. Cô bé đã khóc, đã cười, đã tỏ ra mình 
là người lớn. Những câu chuyện thường ngày trong nhà, ngoài phố và ở trường của một cô bé sáu 
tuổi sao mà vui nhộn đến thế. Các chi tiết hài hước lúc ăn cơm, khi vui đùa, trong giờ học, kể cả 
lúc đi vệ sinh đều được Tetsuko khắc chạm một cách tài hoa. Tâm điểm của kỉ niệm, nơi lưu giữ 
những kỉ niệm ngọt ngào, nơi chắp cánh cho những ước mơ của cô bé Tottochan ngày nào là 
trường tiểu học Tômôe. Ở đó có người thầy hiệu trưởng Kobayashi – người có ảnh hưởng và để 
lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đối với cô học trò đầy cá tính. Ở đó Tottochan đã tự do phát triển 
cá tính, tâm hồn. Nỗi buồn vì bị lạnh lùng, xa lánh, bị đẩy ra ngoài cửa sổ ngay năm học đầu tiên 
của cuộc đời ở trường Tiểu học cũ đã bay đi, chỉ còn lại một không gian hồn nhiên, trong trẻo, 
ấm áp tình thân. Xuất hiện trong hồi ức của nhà văn, tuổi thơ của cô bé Tottochan đến với người 
đọc thật dễ thương, dễ nhớ. Độc giả thích thú với hình ảnh một cô bé hay tò mò, có thói quen 
nhìn vào hầm chứa phân sau khi đi vệ sinh; một cô bé luôn rách quần áo với trò chơi “Xin lỗi, 
cho phép tôi vào chứ”; một cô bé không ngần ngại vay thầy hiệu trưởng hai mươi xu để mua vỏ 
cây đoán sức khỏe cho mọi người…
Tuy nhiên, tác phẩm Tottochan, cô bé bên cửa sổ không chỉ gợi lại kỉ niệm riêng Tetsuko 
mà ta còn bắt gặp ở đó những gì hạnh phúc, đáng nhớ, đáng trân trọng của tất cả những cô, cậu 
từng may mắn là học sinh Tômôe. Những người học trò năm xưa giờ đã xấp xỉ 40, 50 tuổi, nhưng 
cứ đến ngày mồng 3 tháng 11, một ngày trong chương trình Những ngày thể thao tuyệt diệu lại 
kéo nhau về, để gọi nhau bằng những cái tên cúng cơm thân mật thuở nào, để ôn lại những kỉ 
niệm đã qua. Và mỗi học sinh xem đó là di sản lớn nhất, quý giá nhất mà người thầy kính yêu 
Kobayashi đã gửi lại trong miền nhớ. 
Tác giả viết cuốn sách để làm sống lại những kỉ niệm trong trái tim những ai từng là học 
sinh Tômôe. Và để cho tất cả mọi người được lạc vào chuỗi hồi ức, được cảm nhận hạnh phúc, sự 
tuyệt diệu của trường Tômôe – nơi mà họ có thể chưa một lần đặt chân đến. Hình ảnh về một 
ngôi trường bé nhỏ thấp thoáng trong dòng kí ức, để rồi một lúc nào đó dường như đang hiện hữu 
trước mắt Tottochan “khờ dại”, “ngốc nghếch” và “đáng yêu” của ngày xưa. Viết về Tômôe là 
viết về một phần của kỉ niệm, nơi bóng dáng thân thương của thầy hiệu trưởng luôn mang lại 
những nét khắc chạm đằm sâu trong nỗi nhớ. Người thầy ấy đã tin rằng “tất cả trẻ em bẩm sinh 
vốn tốt đẹp”, người luôn mong muốn “khám phá bản chất” của các em và phát triển nó, để giúp 
các em trở thành những con người với những phẩm chất riêng. Đó cũng là người “đánh giá cao 
tính hồn nhiên và muốn để cho các đặc tính của trẻ em được phát triển càng tự nhiên càng tốt”. Người 
đọc ngỡ ngàng khi đọc các chương truyện như: Thức ăn của biển và đất, Nhai cho kĩ, Dọn đi cho 
sạch, Bể bơi, Kì nghỉ hè bắt đầu, Thử thách lòng dũng cảm, Em thật là một cô bé ngoan… Trí nhớ 


191 
tuyệt vời của Tetsuko Kuroyana gi đã giúp người đọc gặp gỡ được với một người thầy có phương 
pháp giáo dục rất đặc biệt, một điểm sáng của nền giáo dục Nhật Bản đương thời. Quả thực, là 
“bản cáo trạng thầm lặng về một nền giáo dục không có kết quả” (New York Times), Tottochan, 
cô bé bên cửa sổ ra đời và được đón nhận mạnh mẽ không chỉ bởi “lối viết kể chuyện làm rung 
động trái tim người đọc” mà còn bởi nó chứa đựng trong lòng những bài học về giáo dục. Một 
cách tự nhiên, chị đến với bạn đọc nhỏ tuổi, thổi một làn gió mát mẻ, trong lành vào thế giới tuổi 
thơ. Chị bỏ quên trên văn đàn một cái tên, để rồi nó lặng lẽ đi vào giấc ngủ của hàng triệu em bé 
ở những “địa chỉ” khác nhau: Tottochan.

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương