Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang44/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

Chó sói và bà cụ già là một câu chuyện như vậy. Trong truyện, Lép Tônxtôi đã sáng tạo ra một 
chi tiết rất hài hước. Trên đường đi kiếm mồi, vô tình sói nghe một bà cụ nói với cháu của mình: 
“Cháu mà không nín, bà sẽ đem cho sói ăn thịt đấy”. Thế là sói ta không đi kiếm mồi nữa mà 
nằm đợi người ta mang đứa bé đến cho mình. Qua chi tiết này, bản tính ngây ngô của con chó sói 
bật ra thật tự nhiên. Có thể nói, cái hài trong truyện của Lép Tônxtôi là cái cười thông tuệ, có khả 
năng làm cho con người minh mẫn hơn, sáng rõ hơn trong nhận thức.
Mỗi truyện ngụ ngôn của Lép Tônxtôi có kết cấu như một vở kịch ngắn. Mỗi một tác phẩm 
luôn vận động dựa trên một xung đột nào đó. Nhưng xung đột này không có tính quá trình. Chọn 
một lát cắt của đời sống, nơi mà mọi kịch tính chỉ diễn ra trong một thời gian rất chóng vánh là 
cách mà nhà văn đã thực hiện với những câu chuyện ngụ ngôn của mình. Xét đến cùng, xung đột 
trong truyện đều phản ánh xung đột xã hội. Đó là xung đột giữa người bị áp bức và những kẻ áp 
bức được thể hiện trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những nhân vật như sói, sư tử, cáo 
thường có ý nghĩa đại diện cho giai cấp thống trị. Trong khi đó, những con vật như kiến, ve, cừu, 
thỏ lại gợi về hình ảnh những người nông dân hiền lành bé nhỏ trong xã hội. Trong truyện Sói và 
sếu, Sếu đã làm ơn lấy xương cho sói, sói không những không biết ơn mà còn muốn ăn thịt sếu. 
Hay như truyện Sư tử, cáo và lừa, chú lừa thật thà tốt bụng khi đi săn về chia làm ba phần bằng 
nhau liền bị sư tử vồ lấy ăn thịt, cáo gian mãnh nịnh nọt liền được sư tử khen ngợi chia phần. Các 
nhân vật gian mãnh đôi khi cũng ngốc nghếch, bất lực trước hoàn cảnh. Con cáo trong truyện 
Con cáo và chùm nho phải rút lui trong sự tiếc rẻ: “nho hãy còn xanh lắm !”. Ở truyện Cáo và 
sếu, cáo xảo trá khi mời sếu đến dùng bữa trưa nhưng lại bày canh ra đĩa. Sếu với chiếc mỏ dài 
không thể ăn chút gì. Nhưng dù cáo có xảo quyệt đến đâu cũng bị sếu trả đũa. Sếu đã mời cáo 
đến nhà và dọn bữa ăn bằng một cái bình cổ dài thế là cáo không thể ăn được. Những câu chuyện 
hóm hỉnh đó đều làm ta cười vui vẻ vì những sự bất công đã phải trả một cái giá xứng đáng, đồng 
thời cũng giúp các em tự điều chỉnh hành vi cho mình một cách hợp lý đối với bản thân và đối 
với người khác. 


181 
Như vậy, có thể nói, mỗi một câu chuyện ngụ ngôn của Lép Tônxtôi là một ẩn dụ lớn, dù 
ngắn gọn về dung lượng và ít tình tiết nhưng chứa đựng những ẩn ý sâu xa về cuộc sống. Các 
nhân vật loài vật trong truyện là những nhân vật chức năng đại diện cho một kiểu người, một lớp 
người trong xã hội. Với sự thông thái, nhà văn đã tạo nên phong vị triết lí cho tác phẩm. Lão tiều 
phu và thần chết gợi về ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Sói và cừu non khẳng 
định chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Chú cừu non đáng thương, tội nghiệp dẫu có đưa ra những 
lời giải thích rõ ràng, hợp lí thì cũng không bao giờ thoát khỏi kết thúc đau lòng là bị sói ăn thịt. 
Rõ ràng, những điều sói đưa ra để luận tội cừu đều là ngụy lý. Nhưng điều đó không có nghĩa là 
chú cừu sẽ tự giải thoát mình bằng những lí lẽ chân xác. “Không cần lý sự với mày nữa. Tao 
đang đói bụng đây, vì thế mà tao sẽ ăn thịt mày”. Phát ngôn của sói càng khẳng định sức mạnh 
không thể ngăn cản của bọn chủ nô, thống trị trong xã hội.
Bằng ngòi bút tài hoa và bằng tình yêu thương các em thiếu nhi sâu sắc, Lép Tônxtôi đã 
góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục trên thế giới. Truyện viết cho thiếu nhi của ông 
tràn đầy tư tưởng nhân văn và ý nghĩa giáo dục. Mỗi câu chuyện không chỉ giúp chúng ta nhận 
biết được một khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà còn ẩn chứa một bài học hay một thông 
điệp ý nghĩa: đoàn kết yêu thương nhau thì không lo bị kẻ xấu hãm hại (Ếch, chuột và diều hâu
Người cha và các con trai...) ; không nên kiêu ngạo tự phụ, phải tự lượng sức mình (Muỗi và sư 
tửĐại bàng và con chim sẻĐại bàng, quạ và người chăn cừu, Hai chú gà trống và đại bàng…); 
không nên tham lam (Mụ đàn bà và con gà mái, Gà mái và những quả trứng vàng, Đôi bạn 
đường, Chú chuột tham lam…); sống phải lạc quan yêu đời, nên tự dựa vào sức mình, chấp nhận 
cuộc sống hiện tại, không nên trông chờ vào phép màu hay may mắn (Thỏ và ếch, Đắm thuyền, 
Chuột đồng và chuột nhà...) ; sống trung thực, không nên dối trá nếu không sẽ phải trả một cái 
giá đắt (Chú bé chăn cừu...) ; thông minh, tỉnh táo trước những âm mưu quỷ quyệt, không để lòng 
tốt bị lợi dụng (Rắn nước và nhím...)… Điều đó cho thấy sự thông thái và tình cảm yêu mến của 
nhà văn đối với thế giới loài vật và đối với trẻ thơ. 
Nhận diện được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Lép Tônxtôi, các nhà 
biên soạn sách giáo khoa đã đưa vào chương trình tiểu học một số tác phẩm của nhà văn như Nói 
dối hại thân trong chương trình lớp 1; Lừa và ngựa, Người thợ săn và con vượn trong chương 
trình Tiếng Việt lớp 3… 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương