Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam


 EdmondodeAmixi với Những tấm lòng cao cả



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang47/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

4.2.4. EdmondodeAmixi với Những tấm lòng cao cả 
4.2.4.1. Tác giả 
Edmondo de Amixi sinh ngày 31 tháng 10 năm 1846 ở xứ Liguria, trên bờ biển tây bắc bán đảo 
Ý. Ngày 24 tháng 6 năm 1866, Amici gia nhập quân đội Ý, chiến đấu dưới lá cờ ba màu. Nước nhà độc 
lập, ông từ giã quân ngũ và đi du lịch nhiều nước trên thế giới. Năm 1891, Amixi tham gia Đảng xã hội 
Ý, đấu tranh không ngừng cho công bằng xã hội, cho người dân lao động nghèo. Trong những 
năm tháng cuối đời của mình, ông gặp những khó khăn trong đời sống tinh thần. Cái chết của 
người mẹ gây nên cú sốc trong ông, tình trạng cãi vã liên miên với vợ, việc người con thứ 2 tự 
tử... Vì vậy, thời kì này ông sống biệt lập với bên ngoài cho đến khi mất. De Amixi qua đời ở 
Boocdighêra tỉnh Giênôva vào ngày 12 tháng 3 năm 1908. 
Edmondo de Amixi không phải là người chuyên viết sách về trẻ em, cho trẻ em. Tác phẩm 
đầu tay của nhà văn là Cuộc đời quân ngũ. Sau đó, cây bút của ông phiêu lưu cùng thể du kí để 
cho ra đời các tác phẩm như: Tây Ban Nha, Hà Lan, Ma rốc... Ông quan tâm đến những vấn đề 
lớn trong đời sống nước Ý sau khi thống nhất như vấn đề di dân. Trên đại dương, Truyện một 
người chủ ra đời từ mối quan tâm ấy. Như vậy là trong hơn bốn mươi năm cầm bút, Edmondo de 
Amixi dành một nửa thời gian cho thể du kí và phê bình văn học, một nửa thời gian viết về các 
chủ đề chính trị xã hội. Nhưng ông chỉ thực sự nổi tiếng với hai tác phẩm dành cho trẻ em dẫu hai 
tác phẩm này nhà văn không dành thật nhiều công phu. Đó là Những người bạn dí dỏm  Những 
tấm lòng cao cả. 
4.2.4.2. Tác phẩm Những tấm lòng cao cả 
Những tấm lòng cao cả ra đời vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Xuất bản ngày 17 
tháng 10 năm 1886 - ngày tựu trường ở Italia, tác phẩm đã là một hiện tượng và chỉ sau vài tuần 
đã có gần 40 phiên bản tiếng Ý. Cho đến nay, tác phẩm đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Có 
thể nói, danh tiếng của Edmondo de Amixi trong sáng tác nghệ thuật gắn liền với tác phẩm này. 
Với Những tấm lòng cao cả, tên tuổi của nhà văn bước ra khỏi phạm vi một đất nước và đi sâu 
vào trí nhớ, tình yêu của rất nhiều độc giả trên thế giới. 
Những tấm lòng cao cả là cuốn nhật ký của một cậu bé người Ý, Enricô Bôttini. Qua ghi 
chép của cậu học trò nhỏ này, những sự kiện lớn nhỏ diễn ra trong mười tháng của năm học (từ 
ngày khai trường tháng Mười đến ngày từ biệt trường vào tháng Bảy) đã hiện lên một cách chân 
thực và cảm động. Hệ thống nhân vật đông đảo của truyện có thể được chia thành hai tuyến: nhân 


185 
vật trẻ con và nhân vật người lớn. Hai tuyến nhân vật ấy có mặt trong cả ba không gian truyện: 
truyện kể về những sự việc hằng ngày, truyện đọc hằng tháng, những bức thư. Điểm hòa kết của 
ba mảng truyện ấy chính là cái nhìn nhân văn, ấm áp về con người. Cậu học trò nhỏ đã nhìn đời 
với cái nhìn tin cậy, yêu thương và luôn lưu giữ những gương mặt đẹp trên những dòng nhật kí 
của mình.
Trong số những người bạn của mình, Enricô rất thích Garônê, con của một thợ máy xe lửa. 
Người khác nhìn Garônê cũng có thể “chế” cậu một tí vì cậu này lớn và khỏe nhưng cái áo, cái 
quần, ống tay, ống chân lại chật quá, ngắn quá; đôi giày thì lại to tướng và chiếc cà vạt quấn 
quanh cổ thì như sợi dây thừng. Nhưng với Enricô, những điều ấy có sá gì. “Chỉ cần trông thấy 
cậu là đã yêu cậu ngay rồi… Tôi yêu bạn Garônê lắm! Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to 
tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, 
cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn”. Ngay cả giọng nói hơi cộc của bạn, Enricô cũng 
cho rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp. Và thực tế thì Garônê đã 
sống đúng như cảm nhận của chủ nhân trang nhật kí. Em là một trong rất nhiều hình tượng đẹp 
của thiên truyện này đủ sức “chinh phục tất cả mọi tấm lòng”. 
Xây dựng nhân vật theo hướng lí tưởng hóa là lối đi của tác giả Những tấm lòng cao cả
Không lưu giữ lâu những mâu thuẫn, xung đột, các trang nhật kí đẩy những mặt trái của cuộc 
sống qua rất nhanh, chỉ để vẻ đẹp tâm hồn người lắng đọng lại. Thầy Pecbôni là một điểm lắng 
như thế, rất đẹp, rất thơ của trang nhật kí. Người thầy giáo già này có lúc rất nghiêm khắc trước 
trò nghịch dại của học trò, khi đã nói với các em những lời: “Các cậu đã lăng mạ một người bạn 
không hề gây sự với mình, các cậu đã nhạo báng một người tàn tật, các cậu đã tấn công một em 
bé yếu đuối không có sức chống cự. Các cậu đã làm một việc hèn hạ nhất và nhục nhã nhất, có 
thể bôi nhọ lương tâm con người: các cậu là kẻ hèn nhát!”. Thế nhưng, để tạo niềm vui cho các 
em, chính người thầy tóc hoa râm và không bao giờ cười ấy đã làm bộ trượt chân, phải bám vào 
tường cho khỏi ngã. Thấu hiểu hành động đó, Enricô đã cẩn trọng ghi vào trí nhớ: “Phải chăng đó 
là cái phút vui độc nhất của thầy? Một sự đền bù cho chín tháng trời yêu thương, kiên nhẫn và 
phiền muộn nữa”. 
Lí tưởng hóa nhân vật không đồng nghĩa với việc chỉ tạo ra bức tranh một màu cho tác 
phẩm. Một số dư luận cho rằng điểm yếu của tác phẩm là tính cách nhân vật chỉ một chiều, tác 
giả sa vào cách điệu hóa nên thành ra sơ lược. Kì thực, vẫn tìm thấy cái nhìn ngược sáng của nhà 
văn trong tác phẩm. Ông vẫn tìm về với những cuộc cãi vã, những trò đùa con trẻ có khả năng 
làm tổn thương tâm hồn người khác. Ông vẫn kể về tai nạn thương tâm trên đường phố của một 
em bé lớp vỡ lòng. Trong truyện vẫn vang lên những câu nói nhức nhối: “Bố mày chỉ là quân khố 
rách áo ôm”. Trong tác phẩm vẫn có những nhân vật khiến chúng ta không muốn đến gần. 
Phranti là một ví dụ. “Có cái gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn 
đục ấy mà nó che giấu dưới cái mũ có lưỡi trai bằng vải dầu của nó”. Nó nói những lời tục tĩu, 
hành hạ nhạo báng bạn và khi đánh nhau thì rất hăng máu với những miếng hiểm độc… Viết về 
những điều đó, nghĩa là nhà văn vẫn muốn trả lại cho hiện thực tính khách quan vốn có của nó. 


186 
Tác phẩm vì thế mà không đơn điệu, một màu. Chỉ có điều như đã nói, những mảng màu buồn ấy 
chỉ thoáng qua rất nhanh để nhường chỗ cho sự tiếm vị của những màu sắc khác, tươi tắn và rạng 
rỡ.
Miêu tả tâm lí nhân vật là một thành công của tác giả. Ông đã đưa người đọc đi cùng nhân 
vật một đoạn đường, để nhìn thấu diễn trình tâm lí nhân vật. Khi bị những người bạn lấy thước, 
ném vỏ hạt dẻ vào đầu, gọi mình là con quỷ què…, Crôtxi rất sợ hãi. Em nghe và nhìn với đôi mắt 
van lan, cầu mong sự yên thân. Nhưng khi bọn chúng càng “làm già”, em đã run lên và mặt đỏ 
bừng vì tức giận. Và khi Phranti nhại hành động mẹ Crôtxi khi bà đón em ở cổng trường thì Crôtxi 
liền mất bình tĩnh, chộp lấy lọ mực và dùng hết sức ném vào Phranti. Cách phát triển tâm lí nhân 
vật như thế là rất thật, rất hợp lí, thể hiện khả năng quan sát cùng sự am hiểu đặc điểm tâm lí người 
của nhà văn. Với những điều đó, ở một số chương, De Amixi đã làm cho người đọc hồi hộp với 
từng bước chuyển của thế giới nội tâm nhân vật. 
Truyện kết cấu theo ba tuyến rất rõ ràng và đã có sự xê dịch của không gian nghệ thuật 
trong các tuyến truyện. Tuy nhiên, không gian trung tâm vẫn là trường học. Tác phẩm mở đầu 
bằng ngày khai trường và kết thúc với lời từ biệt không gian thân thuộc và nhiều kỉ niệm này. 
Nhân vật đã sống, đã hình thành và phát triển nhân cách từ chính ngôi trường. Ở đấy, Enricô đã 
có những cuộc hạnh ngộ với những tấm lòng cao cả của thầy cô, bè bạn, của những bậc phụ 
huynh. Ở đó, người thầy giáo tóc hoa râm và không bao giờ cười đã làm bộ trượt chân để tạo nên 
tiếng cười cho học sinh như một sự đền bù cho chín tháng trời yêu thương, kiên nhẫn và cả phiền 
muộn nữa. Ngày khai trường, Enricô vì mải nhớ thôn quê nên đến trường với tâm lí miễn cưỡng. 
Những ngày sống trong không gian này, Enricô đã có sự phát triển nhân cách theo chiều hướng 
tốt. Đã có lúc em cay đắng và gần như cay cú, sinh lòng đố kị trước sức học của Đêrôtxi. Đã có 
lúc em vô tâm trước cảnh ngộ của một con người và vô ý trong cách ứng xử. Nhưng khi thiên 
truyện khép lại thì chúng ta đã được gặp gỡ một cậu bé chín chắn trong nhận thức và suy nghĩ. 
Cậu cũng là một trong thế giới nhân vật cao cả ấy. Chính vì thế mà mẹ của Enricô đã tri ân với 
ngôi trường rằng: "Trường học là một bà mẹ hiền, Enricô ạ! Trường học đã nhận con từ hai tay 
mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ! Mẹ cầu 
chúc cho nhà trường, còn con, con không nên bao giờ quên nhà trường con ạ! Sau này con thành 
người lớn con sẽ đi vòng quanh thế giới, sẽ thấy những đô thị mênh mông, và những lâu đài tráng 
lệ, nhưng con sẽ nhớ mãi mãi cái ngôi nhà quét vôi trắng tầm thường ấy với những cửa chớp 
đóng kín, khu vườn rợp bóng cây, là nơi đã nảy đóa hoa đầu tiên của trí tuệ con; con sẽ nhìn thấy 
ngôi trường ấy cho đến ngày cuối cùng của đời con, cũng như mẹ đây, mẹ sẽ nhớ mãi ngôi nhà 
mà ở đấy nghe tiế ng nói đầu tiên của con vậy". 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương