Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học


II- Các định nghĩa khác nhau về tỷ lượng theo Logic học Phật giáo



tải về 402.24 Kb.
trang6/43
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích402.24 Kb.
#37897
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43
II- Các định nghĩa khác nhau về tỷ lượng theo Logic học Phật giáo
Nhận thức tỷ lượng là một nhận thức một sự vật, ngang qua dấu hiệu của nó (mark). Nguồn gốc của nhận thức tỷ lượng ở đây là cái dấu hiệu của sự vật bị che dấu. Cho nên, theo Dharmottara, định nghĩa trên đây không phải là định nghĩa về bản chất của tỷ lượng mà đúng hơn là về nguồn gốc của tỷ lượng.
Nhận thức tỷ lượng là nhận thức cái bị che dấu, cái không hiện hữu. Cái hiện hữu được nhận thức bằng hiện lượng. Khác với cái không hiện hữu, bị che dấu, được nhận thức bằng tỷ lượng. Một định nghĩa thứ ba nhấn mạnh mối liên hệ nhân quả tất yếu giữa cái nhân với sự vật được nhận thức tỷ lượng. Tức tỷ lượng là cái kết quả của nhận thức có mối liên hệ tất yếu giữa hai sự kiện (lửa và khói), bởi một người trước đây từng quan sát thấy có mối liên hệ tất yếu đó. Tất nhiên, không phải một người mà nhiều người từng quan sát và thấy như vậy. Một định nghĩa thứ tư là tỷ lượng nhận thức cái chung, cái khái quát còn hiện lượng nhận thức cái cá biệt. Định nghĩa tỷ lượng vừa rồi được các nhà Lôgic học Phật giáo đánh giá như là cơ bản, bởi lẽ theo Dignāga (Trần Na), chỉ có hai loại đối tượng. Đối tượng cá biệt do hiện lượng nắm bắt, và đối tượng chung, khái quát, do tỷ lượng nắm bắt.
 III- Giới hạn của thực nghiệm
Mọi thực nghiệm dù là khẳng định hay phủ định, theo Dharmakīrti, đều không thể tạo ra nhận thức về mối liên hệ tất yếu giữa hai sự vật. Vì sự liên hệ này nảy sinh từ hai luật tắc: luật tắc nhân quả và luật tắc đồng nhất (law of causality -  law of identity). Dharmakīrti muốn nói là thực nghiệm chỉ cung cấp dữ liệu cần thiết để tri thức tạo ra khái niệm, trong đó khái niệm về luật nhân quả và luật đồng nhất. Trí thức không những tạo ra khái niệm mà còn sắp xếp chúng, đem lại trật tự và hệ thống cho những khái niệm đó. Sự sắp xếp đó có thể tiến hành theo tuyến dọc, và chúng ta có luật nhân quả, hay là theo tuyến ngang và chúng ta có luật đồng nhất. Ở đây, Dhamakirti không nói tới luật mâu thuẫn (the law of contradiction), nhưng Dhamakirti từng nói luật mâu thuẫn là nguyên lý của mọi phán xét có tính phủ định.
Thí dụ:


tải về 402.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương