Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học


V- Định nghĩa tỷ lượng của Sankarasvamin



tải về 402.24 Kb.
trang9/43
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích402.24 Kb.
#37897
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   43
V- Định nghĩa tỷ lượng của Sankarasvamin
Vì cuốn sách của Sankarasvamin, “Nhân minh nhập chánh lý luận” có trong Đại Tạng kể cả bản sớ giải của Trí Húc, lại có bản Việt dịch của thầy Thiện Siêu, và thầy Nhất Hạnh cho nên chúng ta sẽ dẫn đầy đủ, để tiện đối chiếu với định nghĩa của Dharmakīrti: “Ngôn tỷ lượng giả, vị tạ chúng tướng nhi quán ư nghĩa. Tướng hữu tam chủng, như tiền dĩ thuyết, do bĩ vi nhân, ư sở tỷ nghĩa, hữu chánh trí sanh, liễu tri hữu hỏa, hoặc vô thường đẳng, thị danh tỷ lượng”. Dịch: Nói tỷ lượng là dựa vào các tướng mà quan sát nghĩa, tướng có ba loại, như trên đã nói. Do dựa vào các tướng đó làm nhân, so sánh đối chiếu với nghĩa mà có chánh trí sanh, biết là có lửa, hay là nghĩa vô thường. Đó gọi là tỷ lượng.
Bình: Trong Nhận thức tỷ lượng, sự vật không hiện hữu, nhưng các tướng của nó thì hiện hữu, vì chính nhờ quan sát các tướng này mà biết là nó hiện hữu.
Thí dụ, lửa không nhận thấy được trên đồi xa. Nhưng khói là một tướng của lửa thì hiện hữu, qua khói hiện hữu mà so sánh biết là lửa hiện hữu.
Một thí dụ khác, làm sao biết cái bình là vô thường? Vì nó có cái tướng bị làm ra, do nó có cái tướng bị làm ra, và tất cả mọi sự vật bị lảm ra đều vô thường cho nên biết cái bình là vô thường.
Trong đoạn văn trên có nhắc đến ba tướng, như trước đây đã nói. Đó là ba tướng của nhân là cái dấu hiệu Lôgic qua đó, chúng ta có thể Nhận thức tỷ lượng đối với đối tượng bị che dấu. Ba tướng đó, theo cách trình bày chữ Hán trong bộ luận của Sankarasvamin là:
1. Biến thị tôn pháp tánh
2. Đồng phẩm định hữu tánh
3. Dị phẩm biến vô tánh

Đó là ba tướng của Nhân theo cách diễn đạt chữ Hán của Sankarasvamin


Luận sư Dharmakīrti giải thích ba tướng của Nhân một cách đơn giản như sau:
- Tướng thứ nhất của Nhân (Biến thị tôn pháp tánh) là phải hiện hữu ở đối tượng được nắm bắt bằng tỷ lượng (tức là pháp ở trong tôn), (Its presence in the object cognized by inference)
- Tướng thứ hai của Nhân (Đồng phẩm định hữu tánh) là tất yếu hiện hữu ở mọi trường hợp Đồng phẩm, (Its presence only in similar cases).
- Tướng thứ ba của Nhân (Dị phẩm biến vô tánh) là nhất thiết vắng mặt trong trường hợp dị phẩm, (Its absolute absence in dissimilar cases is necessary).
Ví dụ:


tải về 402.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương