Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học


Tôn: Âm thanh là vô thường. Nhân



tải về 402.24 Kb.
trang10/43
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích402.24 Kb.
#37897
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   43
Tôn: Âm thanh là vô thường.
Nhân: Vì âm thanh là cái được làm ra.
Dụ Đồng phẩm: Cái ly sành.
Dụ Dị phẩm: Hư không
Trong ba trường hợp trên, thì chỉ có tướng thứ nhất của nhân là cách diễn đạt của Dharmakīrti và của Sankarasvamin có đôi chút khác nhau. Trong khi Dharmakīrti chỉ nhấn mạnh mối liên hệ giữa đối tượng được nắm bắt bằng tỷ lượng và cái nhân, thì trong cách diễn đạt của Sankarasvamin có nói tới tôn pháp, tức là chỉ có nghĩa là pháp của tôn, và như vậy cũng giống cách diễn đạt của Dharmakīrti xác định mối liên hệ giữa pháp, tức đối tượng được nắm bắt bằng tỷ lượng và nhân.
Lời giải của Trí Húc đối với tướng thứ nhất của nhân có thể gây hiểu lầm khi ông viết: “Tôn cập hữu pháp chi tánh”. Hữu pháp khác với pháp. Trong tướng thứ nhất của nhân, mối liên hệ chủ yếu là giữa nhân và pháp chứ không phải giữa nhân và hữu pháp.
Trong cuốn “Nhân minh nhập chánh lý luận” của Sankarasvamin, có sự phân tích ba tướng của Nhân: “Nhân hữu tam tướng. Vị biến thị Tôn pháp tánh. Đồng phẩm định hữu tánh. Dị phẩm biến vô tánh”Dịch: Nhân có ba tướng. Ba tướng đó là gì? Tức luôn luôn là thuộc tánh của pháp trong tôn. Nó luôn hiện hữu trong trường hợp Đồng phẩm. Nó bao giờ cũng vắng mặt trong trường hợp dị phẩm.
Bình: Nhân là dấu hiệu (Dharmakīrti dùng từ the mark, dấu hiệu) giúp phát hiện ra cái bị che dấu. Nếu chứng minh được cái nhân đó có thuộc tính không bao giờ tách rời đối tượng bị che dấu đó, thì rõ ràng cái nhân đó một khi được chứng minh là hiện hữu, thì vật bị che dấu đó tức khắc cũng hiện hữu. Đó là vai trò của tướng thứ nhất của Nhân: Biến thị tôn pháp tánh.
Tuy nhiên, Trí Húc lại giảng: “Nhất giả, tu yếu biến thị tôn cập hữu pháp chi tánh”. Dịch nghĩa: Một là đó phải thuộc tánh của khắp Tôn và Hữu pháp.
Bình: Hữu pháp và Pháp khác nhau. Giải thích như Trí Húc, Tôn pháp nghĩa là Tôn và Hữu pháp e không đúng nghĩa. Điều phải chứng minh là khói (Nhân) là thuộc tánh không tách rời của lửa (cái bị che dấu) trong Tôn: Trên đồi có lửa (cái bị che dấu); Nhân, vì có khói.
Nếu chứng minh được khói gắn liền không tách rời lửa là đủ. Có cần gì nói trên đồi tức hữu pháp.
Ngài Thái Hư trong bài giảng Logic học giải thích tướng thứ nhất của Nhân:
“Biến thị tôn pháp tánh giả, vị sở dụng nhân, kỳ tánh chất tất tu hoàn toàn thị tôn thượng hữu pháp sở hữu chi sai biệt nghĩa-pháp” (Thái Hư toàn tập – Bộ Pháp tướng Duy thức IV,trg 1100). Dịch: Biến thị tôn pháp tánh giả là cái Nhân được dùng phải có thuộc tánh của hữu pháp ở trong Tôn, tức là phải có cái nghĩa sai biệt của Hữu pháp, tức là Pháp.
Bình: Thuộc tánh của cái Nhân đó phải là thuộc tánh của Hữu pháp ở nơi tôn, mà thuộc tánh của Hữu pháp chính là Pháp. Nếu Nhân đó có thuộc tính của Pháp thì có thể kết luận Tôn lập ra là đúng. “Âm thanh” đúng là “vô thường” vì “âm thanh” là cái bị làm. Bên địch tuy ban đầu không công nhận “âm thanh” là “vô thường”, nhưng vì công nhận cái gì bị làm ra đều là “vô thường”, “âm thanh” cũng là cái bị làm ra cho nên cũng là “vô thường”.
Cũng như lập Tôn: Trên đồi có lửa. Vì trên đồi có khói.
Tuy bên địch luận lúc ban đầu không công nhận có lửa, nhưng bên lập chứng minh là trên đồi có khói, mà đã có khói là có lửa, cho nên bắt buộc thừa nhận là trên đồi có lửa. Về đặc điểm thứ nhất của Nhân, Dharmakīrti được Stcherbatsky dẫn chứng (xem Buddhist Logic,tr.244-255) có sự điều chỉnh và giải thích như sau: “Sự hiện hữu tất yếu của cái nhân trong toàn bộ chủ thể”
Câu tiếng Anh của Stcherbatsky như sau: “The necessary presence of the Reason in the subjects totality
Từ “Subjects” nên viết là “Subject’s” (sở hữu cách), để nói lên ý tứ là cái Nhân (the reason) phải là thuộc tính không phải của một bộ phận mà là toàn bộ chủ ngữ (subject), tức Tiền trần. Ví dụ sau đây cũng của Dharmakīrti cho thấy vì sao ông phải thêm từ “toàn bộ”. 
Những người thuộc đạo Jain lập Tôn:


tải về 402.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương